*
Notes


1
















Trường hợp Lê Công Định

Trên Điểm Sách London, số 23 July, 2009, trong Berlusconi ở Tehran, Slavoj Zizek viết:
Khi một chế độ quyền lực đi tới cú giẫy chết, ngay trước khi đó, bất thình lình, một cú gẫy đổ, thoái vị bí ẩn, a mysterious rupture, xuất hiện, và nhân dân của nó ngộ ra, xong rồi, tới lúc rồi: họ giản dị ngưng sợ, they simply cease to be afraid.
Không phải chế độ mất tính chính thống, its legitimacy: cái sự phô trương quyền lực của nó, vào lúc này, làm cho người ta nhận ra, đây là một hành động trong cơn hoảng hốt, a panic action, một hành động của sự bất lực.
Rysard Kapuscinski trong Shah of Shads, kể về cuộc cách mạng Khomeini, đã định vị một cách thật là rõ ràng, cái thời khắc bể vỡ, rồi thoái trào, này: Tại một ngã tư hay ngã ba, hay ngã sáu Tehran, một người biểu tình, chỉ một người, một cư dân của thành phố, hẳn thế, đếch chịu nhúc nhích khi một ông công an nhân dân ra lệnh, hãy đi chỗ khác chơi, và cái anh công an nhân dân bèn bứt rứt rút lui, and the embarrassed policeman withdrew!
Chỉ trong vài giờ đồng hồ, cả thành phố đều biết biến cố trên, và mặc dù cuộc chiến đấu trong đường phố còn tiếp tục trong nhiều tuần lễ tiếp theo, nhưng mọi người đều hiểu, xong rồi!
Liệu cái cú LCD, cái cú diễn đàn Bô Xịt, cái cú NTT, là những cánh chim báo bão, về cái cú ‘gẫy đổ, sụm bà chè bí ấn’ của nhà nước VC? Hình như ngài Bùi Tín có vẻ rất tin tưởng chuyện này, vì trước đó chưa hề có. Những LCD, NTT, những đứa trẻ của cách mạng 30 Tháng Tư 1975, đúng ra là phải ngồi vào chỗ của họ, ở trên đầu nhân dân, vậy mà không khứng ngồi, báo hiệu cái mysterious rupture mà Zizek nói tới.
Có thể lắm, bởi vì cái sự bắt giữ LCD, NTT... có gì hoảng loạn ở trong đó.

*
... that the devil lies not so much in the detail of what constitutes totalitariarism as in what enables the very designation totalitarian: the liberal-democratic consensus itself.
Slavoj Zizek [SZ]: Did somebody say totalitarianism? Ai nói chủ nghĩa toàn trị đó?
*
[Quỉ không hẳn nằm trong chi tiết tạo thành chủ nghĩa toàn trị cho bằng nằm trong chi tiết tạo thành chính cái chỉ danh toàn trị: sự đồng thuận tự do dân chủ, đích thị chính nó].
SZ là một trí thức hàng đầu trong những phong trào xã hội mới ở Trung và Đông Âu. Ông là nhà nghiên cứu cấp cao trong Học Viện Nghiên Cứu Xã Hội, Đại Học Ljubljana, Slovenia, thuộc Nam Tư cũ. Ông còn chuyên về phê bình phim ảnh, chính trị, văn học.

Nhật ký Tin Văn
Tại sao bần cố nông trong thời đẫm thơ?
 Cứ xem những người bị bắt. Lê Công Định rất trẻ, chưa va vấp thực tế. Nguyễn Tiến Trung 26 tuổi, cũng chưa bao giờ bị công an bắt bớ nặng nề như chúng tôi. Nhiều người trẻ khác, chúng tôi còn không biết họ đã hoạt động gì để đến nỗi bị bắt. Phần lớn những người bị bắt gần đây có chung đặc điểm là họ nhận định tình hình Việt Nam quá sơ sài. Theo ý kiến của tôi, phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương nổi công việc lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng Màu để chuyển đổi chế độ này sang đa nguyên đa đảng. Việt Nam khác hẳn Đông Âu. Công việc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo tình hình bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, và theo sự phân hóa nội bộ đảng cộng sản, buộc họ phải chuyển đổi để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nguyễn Khắc Toàn. BBC
Đây là điều tách biệt hẳn những LCD, NTT ra khỏi những cas xẩy ra trước đó, báo hiệu cái 'mysterious rupture'. Thường ra, VC sẽ kêu đám con nít này lên phường, bắt làm tờ tự kiểm, và sau đó cha mẹ, thân nhân lên lãnh các cháu về, cam kết trồng các cháu theo đúng như lời Bác dặn bảo! Bắt họ, chứng tỏ, đây là một hành động hoảng loạn, a panic action, như Zizek nói. Cứ nghe câu trả lời của NTT với cha mẹ, là thấy, “không con, thì ai?”, hách như thế, mà NKT coi là con nít, là nhận định quá sơ sài! Va vấp thực tế như NKT chắc là không thể nào phán hách như vậy được!

Cùng lắm, nếu muốn an ủi, có thể nhìn vào tổng số người đầu hàng thực sự rất nhỏ, so với số người đã hi sinh.
Tôn Vân Anh & Huyền Trang talawas.
Một nhận định như vậy, là “làm nhục” những người ‘đầu hàng’.
Con số người đã hy sinh, tác giả có biết là bao nhiêu không?
Tất cả những người đã hy sinh, trong cuộc chiến, ở cả hai bên, là 3 triệu người, theo một bài viết trên tờ Time.
Số người hy sinh sau đó. Chắc cũng không thua, và có thể còn hơn.
Chẳng lẽ tác giả vẫn muốn có những người hy sinh?
*
Chúng ta phải đặt vấn đề ngược lại. Chính nhà nước VC đầu hàng những cá nhân được nêu ra trong bài.
Khi đẩy những công dân có nhiệt huyết phải làm điều trái ý họ, bằng cách đe dọa, là nhà nước VC đã đầu hàng họ.
Và những con người đầu hàng đó, họ cũng chỉ cần có một lần nói lên được điều họ muốn nói, là đủ.
Và sau đó, nhà nước và kẻ đầu hàng cùng "phát tán" "trò hề" youtube trước thế giới.
Ai nhục?
Toàn dân Mít nhục!
*
Cho tới khi xuất hiện những LCD, NTT thì cuộc chiến đấu giành dân chủ đã biến chuyển theo một đường hướng khác hẳn trước đó, [nên nhớ, họ là... con đẻ của cách mạng 30 Tháng Tư 1975, những đứa trẻ ngày nào Víp Va Ka nhìn vầng trán của họ mà nhìn ra tương lai của đất nước] và do đó, không thể nào dùng những cách nhìn cũ để mà xét đoán họ, và cũng không thể nào so sánh, để họ kế bên những vị có sạn CS ở trong đầu được!
Cái mà chúng ta thiếu, là những tác phẩm văn học, thí dụ như của Cao Hành Kiện, Ma Jian, Yiyun Li...  đi kèm với những cá nhân kể trên, chính vì thế mà họ bị những phần tử 'ác ôn côn đồ còn hơn cả VC', như Đông A, thí dụ, bôi bẩn, hay những người, trước công kênh, sau thất vọng, và hạ bệ! Sự xuất hiện của họ, tiên đoán cái cú "mysterious rupture" mà Zizek đã nói tới. (1)
(1) Khi một chế độ quyền lực đi tới giẫy chết, ngay trước khi đó, bất thình lình, một cú gẫy đổ, thoái vị bí ẩn, a mysterious rupture, xuất hiện, và nhân dân của nó ngộ ra, xong rồi, tới lúc rồi: họ giản dị ngưng sợ, they simply cease to be afraid.
Không phải chế độ mất tính chính thống, its legitimacy: cái sự phô trương quyền lực của nó, vào lúc này, làm cho người ta nhận ra, đây là một hành động trong cơn hoảng hốt, a panic action, một hành động của sự bất lực.
Rysard Kapuscinski trong Shah of Shads, kể về cuộc cách mạng Khomeini, đã định vị một cách thật là rõ ràng, cái thời khắc bể vỡ, rồi thoái trào, này: Tại một ngã tư hay ngã ba, hay ngã sáu Tehran, một người biểu tình, chỉ một người, một cư dân của thành phố, hẳn thế, đếch chịu nhúc nhích khi một ông công an nhân dân ra lệnh, hãy đi chỗ khác chơi, và cái anh công an nhân dân bèn bứt rứt rút lui, and the embarrassed policeman withdrew!
Chỉ trong vài giờ đồng hồ, cả thành phố đều biết biến cố trên, và mặc dù cuộc chiến đấu trong đường phố còn tiếp tục trong nhiều tuần lễ tiếp theo, nhưng mọi người đều hiểu, xong rồi!
Liệu cái cú LCD, cái cú diễn đàn Bô Xịt, cái cú NTT, là những cánh chim báo bão, về cái cú ‘gẫy đổ, sụm bà chè bí ấn’ của nhà nước VC? Hình như ngài Bùi Tín có vẻ rất tin tưởng chuyện này, vì trước đó chưa hề có. Những LCD, NTT, những đứa trẻ của cách mạng 30 Tháng Tư 1975, đúng ra là phải ngồi vào chỗ của họ, ở trên đầu nhân dân, vậy mà không khứng, chỉ muốn làm ‘đầy tớ của nhân dân’!

SURVIVORMAN
Here's a fact: Some people want to live more
Than others do. Some can withstand any horror
While others will easily surrender
To thirst, hunger, and extremes of weather.
In Utah, one man carried another
Man on his back like a conjoined brother
And crossed twenty-five miles of desert
To safety. Can you imagine the hurt?
Do you think you could be that good and strong?
Yes, yes, you think, but you're probably wrong.
-Sherman Alexie
The New Yorker, June 8 &15, 2009
Kẻ sống sót
Đây là sự kiện:
Một số người muốn sống dai hơn những người khác.
Một số người chịu đựng được bất cứ điều ghê rợn.
Trong khi những người khác dễ dàng đầu hàng
Trước đói khát và những thái quá về thời tiết.
Utah có một người, cõng một người
Suốt 25 dặm sa mạc. Tới nơi an toàn.
Bạn tưởng tượng nổi cái đau cái mệt?
Bạn nghĩ bạn có thể bảnh như thế, mạnh như thế?
Được, được, bạn nghĩ, nhưng chắc là bạn lầm