*



*

Một buổi xế trưa cộng hòa

Một người đàn ông gõ cửa với những ngón tay buồn
Một người đàn ông đi bộ với cái đầu nặng một gánh nặng
Một người đàn ông thở dài, tay cầm 1 con chim mynah
Một người đàn ông đau khổ, run rẩy, từ đầu đến ngón chân
Thì kệ cha hắn
Kẻ cảm ra rằng thì là,
Thở dài 1 phát mới sướng làm sao

Có gì ở đó, để hy vọng?
Để giải thích? Hay để ăn năn, sám hối, rũ tội?
Nhìn hay quên lãng sẽ gấp lại
Âu lo xốn xang sẽ giấu và hé lộ
Im lặng mai phục trong bí mật
Lá xoáy trên không, một điều bí ẩn 

Coi lại cái đầu của mi đi
Kệ mẹ thằng chả gõ cửa,
Đi bộ
Thở dài
Đau khổ
Mi cứ ngồi đó, im như thóc, 1 cục

Trong những bài thơ kế tiếp nhau mới đây nhất – như “Cuốn sách Tây Tạng”, “Quà Tặng” và Ghi chú từ thời Late Qing” – trong đó, chúng được lắp ghép theo kiểu lưỡng thê [tạm dịch từ “hybridize”] văn xuôi và thơ vần, cũng như nhiều giọng khác nhau, những tính nhạc [musicalities] những dòng tự sự, ông sử dụng những bảng đăng ký ngôn ngữ thay đổi [various linguistic registers]. Như thế nào, bằng cách nào, ông làm quen [relate] với 1 cấu trúc thơ đa tầng, những đáp ứng về mặt cảm xúc, và sự diễn tả của nó?

Bai Hua:           

Khi còn trẻ tôi đã mò tới cái ý tưởng thơ “dệt văn xuôi với thơ vần”, nghĩa là, “tất cả lẹo tẹo [mingle] thành một”, trộn tất cả những thể, giống, loại ngôn ngữ vào trong 1 cái lò cừ. Khi bắt đầu viết “An Immortal Companion to Watercolor” và “Historical Annals,” tôi khởi sự kiếm ra những cách, những đường hướng để cho giao hợp cả 1 lô, nào tiểu thuyết nào văn xuôi, nào kịch, và ngay cả thứ báo chí có tí ti thơ, và hoàn tất cái bản văn liên văn bản này, với tài năng, mánh mung [skill] và sự ung dung tự tại [ease].
Lẽ tất nhiên cú này đếch phải do tôi nghĩ ra, những kỹ thuật như thế không "din", original. Những thử nghiệm với âm thanh, sound, tiếng nói, voice, và sự hiện diện, presence, định nghĩa nhiều, thi học đương thời và tiền phong.
Như thế nào tôi làm được cái cú “lò cừ” này tôi cũng chẳng biết. Tôi làm, như thế đó, với chút cảm quan chung, và để mặc cho kỹ thuật, ở cái thế thượng phong nhất của nó, nhập cuộc.

Fiona Sze-Lorrain:
In your most recent sequenced poems - such as "The Book of Tibet," "Gift" and "Notes from the Late Qing'; - that hybridize prose with verse, as well as different voices, musicalities and narratives, you employ various linguistic registers. How do you relate to such a multi-layered poetic structure, its emotional responses and interpretation?
Bai Hua:
When I was young, I had already come up with this poetic ideal of "weaving prose with poetry," that is, "all mingled in one," mingling all linguistic genres into one melting pot. When I began to write "An Immortal Companion to Watercolor" and "Historical Annals," I started to find ways to hybridize the novel, prose, theatre, and even journalism with poetry, and to achieve this intertextuality with skill and ease. Of course, such techniques are not original. Experiments with sound, voice and presence define much of contemporary and avant-garde poetics. As to how I would blend all of these voices into a melting pot, I, too, don't quite know. I just do so with a little common sense, and let the technique function as it best can.

Do you see a poem as an experience or as an act?
One can't be separated from the other. "Poetry is experience" - this is a universally-known dictum from the German poet, Rilke. Even Nabokov who detested Rilke, also said, "Poetry is a distant past." But poetry must also be an act - in a modern sense, and even more so in a post-modern context. If I must choose between the two of them, an old poet like me would go for the former.

The One Who Disappeared

By Charles Simic

Now that it’s warm to sit on the porch at night
Someone happened to remember a neighbor,
Though it had been more than thirty years

Since she went for a little walk after dinner

And never came back to her husband and children.


No one present could recall much about her,

Except how she’d smile and grow thoughtful

All of a sudden and would not say what about,

When asked, as if she already carried a secret,

Or was heartbroken that she didn’t have one.


Note: Bài thơ này, Gấu nhớ là đã chôm, và đã dịch trên TV rồi, nhưng không làm sao kiếm ra bản tiếng Mít, chán thế!
Post lại, để mò sau, hà hà!
*

Trong số báo có bài thơ, Gấu tình cờ cầm lên, trong khi dọn dẹp mớ sách báo, còn bài viết, về cựu binh tìm ra giọng của mình, về thứ văn học chiến tranh, viết bởi chính những kẻ cầm súng. Gấu đọc lại số báo là vì bài viết này. Tác giả là George Packer. Ông phát giác, cái tinh thần hiện đại của văn học - chủ yếu là tiếu lâm, cà chớn, hài, irony, Kundera cũng chỉ ra điều này, trong Những Di Chúc Bị Phản Bội - là do những kẻ đếch cầm súng phịa ra:                                                                                                                

"Every war is ironic because every war is worse than expected," Paul Fussell wrote in 'The Great War and Modern Memory," his classic study of the English literature of the First World War. "But the Great War was more ironic than any before or since." The ancient verities of honor and glory were still standing in 1914 when England's soldier-poets marched off to fight in France. Those young men became modem through the experience of trench warfare, if not in the forms they used to describe it. It was Yeats, Pound, Eliot, Joyce, and Lawrence who invented literary modernism while sitting out the war. Robert Graves, Siegfried Sassoon, Edmund Blunden, Isaac Rosenberg, and Wilfred Owen-who all fought in the trenches and, in the last two cases, died there-remained tied to the conventions of the nineteenth century while trying to convey the unprecedented horror of industrial warfare, a condition of existence so murderous and absurd that a romantic or heroic attitude became impossible. The essence of modern understanding is irony, Fussell argued, and it was born on the Western Front.

Bài viết này, tuyệt lắm. The essence of modern understanding is irony, Fussell argued, and it was born on the Western Front: Cái yếu tính của sự hiểu biết hiện đại là... cà chớn!

Gửi Osip Mandelstam

Những người sống trong khùng điên
Họ còn sợ chi?
Sợ sự thuần khiết của trần truồng?
Không, sợ tiếng động
Cái tiếng động đá văng suy tư 

Nhà thơ trong giấc mộng tôi
Xuyên qua phương bắc nặng nề
Xuyên qua ấu thơ với ảo giác yếu đuối
Người đã buộc lòng đi đến cõi nhân gian 

Hôm nay, một ngày tôi nhẫn chịu sự kỳ cục của ông
Hôm nay, một ngày tôi nhẫn chịu sự ngây thơ của ông
Hôm nay, tôi làm nổi trội bi kịch của ông 

Im lặng đang chỉ rõ
Áng thơ đang đập nhịp, đang tiếc thương
Lưỡi rảnh rang nhuộm lên ngôn từ
Đây cũng là một ngày nào đó trong trí nhớ tôi 

Trâu bò đã ngưng cày bừa
Lưỡi hái đã từ bỏ mạng vong
Gió đang cưỡng lại hơi thở
A, lạnh lẽo, mi đang tranh thủ vận chuyển mùa đông 

Moscow hồi hộp
Mi siết chặt cây đại phong cầm động lòng người
Chào đón đầy trời hoa tuyết, ngẩng đầu chờ trông
Kìa, coi, nhà thơ đến rồi 

Một vong hồn đáng khóc thương nhất trong đám thi sĩ chúng ta
Ông đang bước tới phía tôi 

Tôi bắt đầu thuộc về nơi này
Tôi bắt đầu chui vô hình hài ông
Phối dựng lại thiên đường tàn khốc của ông
Tôi, một đứa trẻ không lớn nổi của xứ sở khác
Trước tất cả điều này
Những người bên đường chỉ có thể càng lẻ loi hơn.

Bai Hua

Bản của Dã Viên, từ nguyên tác

Là gì, kẻ sống trong nỗi sợ khùng điên?
Sự trinh khiết của một xác thân trần trụi?
Không! Những tiếng nói –
Những tiếng nói thoát khỏi tư tưởng

Nhà thơ trong mộng của tôi
Đi qua Xứ Bắc nặng nề
Tuổi thơ hão huyền yếu đuối
Kẻ buộc lòng đến với trần gian này

Hôm nay tôi sẽ cưu mang tính lập dị của ông
Vác lên vai sự ngây thơ của ông
Đẩy cao lên bi kịch của ông

Im lặng chỉ cho thấy -
Trái tim thơ đang đập, đang nức nở
Một cái lưỡi ngây thơ nhuộm ngôn từ

Đây cũng là ngày đáng nhớ

Trâu bò ngưng cày bừa
Những lưỡi hái từ bỏ công việc nặng nhọc
Gió kìm hơi thở của nó
Ôi lạnh lẽo, mi hối hả chuyển mùa đông đi xa

Moscow khắc khoải
Mi xiết chặt những cây đàn organs nhức nhối
Chờ đợi trước trời tuyết
A, coi kìa, ông ta đây rồi
Một hồn ma bi thương nhất giữa những nhà thơ chúng ta
Ông ta đang bước tới tôi

Tôi bắt đầu thuộc về đây
Tôi đi vô thân thể của ông
Thay thế thiên đàng độc ác của ông
Tôi - một đứa trẻ ngoại nhân chẳng bao giờ trưởng thành
Truớc những đám đông bên đường này
Chỉ cảm thấy càng thêm cô độc

NQT dịch từ bản tiếng Anh

A Republican Afternoon

A man knocks on the door with sad fingers
A man walks with a burdened mind
A man sighs, holding up a mynah bird
A man suffers, trembling from head to toe
Let him be so
Who senses who, what a relief

What is there to hope for? To explain?
Gaze or oblivion will fold
Anxiety hides and veils
Silence ambushes in secret
Leaves sway in the air, an enigma

Make up your mind
Let that man go on knocking
go on walking
go on sighing
go on suffering
you will just sit here, motionless

Bai Hua

Một buổi xế trưa cộng hòa

Một người đàn ông gõ cửa với những ngón tay buồn
Một người đàn ông đi bộ với cái đầu nặng một gánh nặng
Một người đàn ông thở dài, tay cầm 1 con chim mynah
Một người đàn ông đau khổ, run rẩy, từ đầu đến ngón chân
Thì kệ cha hắn
Kẻ cảm ra rằng thì là,
Thở dài 1 phát mới sướng làm sao

Có gì ở đó, để hy vọng?
Để giải thích? Hay để ăn năn, sám hối, rũ tội?
Nhìn hay quên lãng sẽ gấp lại
Âu lo xốn xang sẽ giấu và hé lộ
Im lặng mai phục trong bí mật
Lá xoáy trên không, một điều bí ẩn 

Coi lại cái đầu của mi đi
Kệ mẹ thằng chả gõ cửa,
Đi bộ
Thở dài
Đau khổ
Mi cứ ngồi đó, im như thóc, 1 cục

Trong những bài thơ kế tiếp nhau mới đây nhất – như “Cuốn sách Tây Tạng”, “Quà Tặng” và Ghi chú từ thời Late Qing” – trong đó, chúng được lắp ghép theo kiểu lưỡng thê [tạm dịch từ “hybridize”] văn xuôi và thơ vần, cũng như nhiều giọng khác nhau, những tính nhạc [musicalities] những dòng tự sự, ông sử dụng những bảng đăng ký ngôn ngữ thay đổi [various linguistic registers]. Như thế nào, bằng cách nào, ông làm quen [relate] với 1 cấu trúc thơ đa tầng, những đáp ứng về mặt cảm xúc, và sự diễn tả của nó?

Bai Hua:           

Khi còn trẻ tôi đã mò tới cái ý tưởng thơ “dệt văn xuôi với thơ vần”, nghĩa là, “tất cả lẹo tẹo [mingle] thành một”, trộn tất cả những thể, giống, loại ngôn ngữ vào trong 1 cái lò cừ. Khi bắt đầu viết “An Immortal Companion to Watercolor” và “Historical Annals,” tôi khởi sự kiếm ra những cách, những đường hướng để cho giao hợp cả 1 lô, nào tiểu thuyết nào văn xuôi, nào kịch, và ngay cả thứ báo chí có tí ti thơ, và hoàn tất cái bản văn liên văn bản này, với tài năng, mánh mung [skill] và sự ung dung tự tại [ease].
Lẽ tất nhiên cú này đếch phải do tôi nghĩ ra, những kỹ thuật như thế không "din", original. Những thử nghiệm với âm thanh, sound, tiếng nói, voice, và sự hiện diện, presence, định nghĩa nhiều, thi học đương thời và tiền phong.
Như thế nào tôi làm được cái cú “lò cừ” này tôi cũng chẳng biết. Tôi làm, như thế đó, với chút cảm quan chung, và để mặc cho kỹ thuật, ở cái thế thượng phong nhất của nó, nhập cuộc.


IVAN V. LALÍC

[1931-1996]

Lalic started publishing in 1952 and his first book, A Child Once came out in 1955. Since then there have been many more books of poetry, all highly regarded) which have been translated into many languages, including English. Most of the poems here are taken from Roll Call of Mirrors, a selection of Lalic's poems published in 1988. He translated Holderlin, Whitman, Dickinson, and many other American poets.

Lalic khởi sự in thơ năm 1952, và tập thơ đầu tay của ông “Đứa bé, Một thời” ra lò năm 1955. Kể từ đó, nhiều tập thơ ra đời, tất cả đều được đánh giá cao, và được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong có tiếng Anh. Hầu hết những bài thơ ở đây là từ Roll Call of Mirrors [tạm dịch, Tiếng gọi cuộn tròn của những tấm gương], một tuyển tập chọn lọc những bài thơ của Lalic được xb năm 1988. Ông dịch Holderlin, Whitman, Dickison, và nhiều nhà thơ Mẽo khác.

 

Love in July

I

Open this evening like a letter,
Its handwriting spotted with blood of birds
Devoured in the bright lava of the afternoon. 

Open this evening like a rose,
1hat dust, that bronze, and that sweat on your skin,
1hat constellation that breathes.

Open this evening like a letter.
I'm hidden in its handwriting
Like a shadow in the still leaves of a cherry tree,
Or like noon in our blood.

Comes night grown over with rain and cherries,
And the wavering diamonds of sudden freshness.
Open this evening like a letter. 

The date is illegible, time without beginning,
But the signature is clear:
                                    I love.

II 

The taste of the storm in the stalk of the invisible rose
1hat you twirl absentmindedly between your fingers.
Summer golden and dark. 

But there's no wind, and the rain glitters
On your words like phosphorus
On the seams of the water.
Summer golden and dark.

The lightning that travels slower than memory
Will never again give us light in this place.

That lightning still buried in snows and flowers
In its journey around the year.
The taste of rain on your lips,
Summer golden and dark.

Yêu trong Tháng Bẩy

I

Mở buổi chiều nay như lá thư
Chữ viết tay dính máu chim
Bị xâu xé bởi dung nham sáng ngời của buổi xế trưa

Mở buổi chiều nay như bông hồng
Bụi này, đồng này, và mồ hôi này trên da anh
Chòm sao này, thở

Mở chiều nay như tờ thư
Tôi giấu mình trong những hàng chữ viết tay của nó
Như cái bóng của những chiếc lá cây yên lặng trầm tư của một cây anh đào
Hay như buổi trưa trong máu của chúng ta.

Đêm tới, lớn dần lên cùng với mưa và anh đào
Và những viên kim cương chập chờn của cái mát lạnh bất thần
Mở chiều nay như lá thư

Ngày mấy, đọc không ra, thời gian không bắt đầu
Nhưng chữ ký thì thật rõ:
                                    Tôi yêu
II

Mùi vị của trận bão ở trong cái cuống của bông hồng vô hình
Em loay hoay, xoay xoay, một cách lơ đãng, trong những ngón tay của em
Mùa hạ, vàng, và tối.

Nhưng không có gió, và mưa lấp lánh
Trên những từ của em, như lân tinh
Trên những vệt nước
Hạ, vàng, và tối.

Ánh sáng, đi lang thang, với tốc độ chậm hơn hồi nhớ
Sẽ chẳng để cho chúng ta tí nào, ở nơi chốn này

Ánh sáng đó, vẫn bị lấp vùi trong tuyết và hoa
Trong chuyến lữ của nó trong năm
Vị mưa trên môi em
Hạ vàng và tối



Gió Nói

While working on "In the Qing Dynasty" and "Cloud Diviner," I came across a review essay entitled "Toward a Writerly Poetry" by Chinese critic and poet, Zang Di. A seminal study that situates post-Misty poets in the historical context of the modern Chinese poetry, it first appeared in 1993, a time when most attention was still centered around the Misty poetry aesthetics. In his observations about post-Misty poetry, Zang Di cited Bai Hua's work:

        On the subject of writing, post-Misty poets are conscious that, in all likelihood, they will never reach consensus on the issues of tradition and criticism. For this reason, they have adopted a nihilistic attitude in public, but in their writing they are in fact able to clearly delineate the tradition they face. (... )

       In Roland Barthes' words, as cited by Todorov: outstanding poetry is "that which possesses superior expression without entering the personal ... It is secret while being open." Based on this criterion, two important post-Misty poets are exemplary: Bai Hua and Zhai Yongming. They display a genius in handling the relationship between the special characteristic of the tradition without antecedents of writing modern poetry and traditional poetry. Their writing is not simply a product of a consciousness of style but manifests an even greater comprehension of the essence of modern poetry.

***

In his early twenties, Bai Hua felt enlightened by Baudelaire, who declared that Nature is a temple, and that any perceived world is a metaphor for the self. He read T.S. Eliot and Mandelstam voraciously, and saw poetry as a sacred duty. If a poet is indeed a priest, a seer, am I as courageous as Mandelstam? Conflicted with this question when working overnight on "To Osip Mandelstam," Bai Hua came close to a heartbreaking but earnest I am not.

***

Is summer far, as if free.
Once a memory this among many, wind gathers, a swallow
        will return.

Paris, July 2010

Fiona Sze-Lorrain: A Prelude to Bai Hua’s Lyricism

*

Nhà Thơ Già

Hành khúc mùa xuân, những tình cảm đồng quê
Trong 10 ngày anh trở về, trở thành năm bó

Anh nói vẫn còn một câu thơ hành hạ anh
Không phải, cái nút áo hành hạ anh

Tóc bù xù, như quê nhà
Phì lũ lại loay hoay với mặt bàn

Văn chương, văn chương uể oải
Quê nhà, quê nhà tài tử của anh ta

Tuy nhiên anh lầu bầu
Văn chương đơn giản, vì trần trụi
Chính vì thế quê nhà phải xuất cảng nó


*

Hồi ức

Ở bao lơn một buổi xuân sớm tôi nhớ
Đêm xuân 1986
Đi bộ với em trong con phố tĩnh
Tới rạng đông

Tôi mơ tưởng tương lai
Tôi đang viết một bài thơ cho em
Mớ tóc bồng bềnh của tôi mới mong manh làm sao
Gió làm ấm bộ mặt hoảng sợ của tôi
Bộ mặt này, một cảnh sắc ấm, mệt mỏi

Bạc vô dụng trong hồi ức
Số mệnh nhẹ, ngây thơ
Đêm xuân trắng của một năm nữa
Tôi quyết định buông xuôi
Tôi quyết định thoát

Trong khi loay hoay làm việc với "In the Qing Dynasty" và "Cloud Diviner," tôi vớ được 1 bài tiểu luận “Về thơ của nhà văn” - tạm dịch cái tít “Toward a Writerly Poetry” - của phê bình gia và thi sĩ Tẫu, Zang Di. Một nghiên cứu phôi thai nhắm xác định vị trí những nhà thơ hậu Hũ Nút, hậu-Sương mù trong nội dung lịch sử của thơ ca Tẫu hiện đại. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993, khi sự chú tâm nhất, dành cho trường phái thơ Sương Mù, là về tính mỹ học của nó.

Zang Di trích dẫn Bai Hua:

Về đề tài viết, những nhà thơ hậu-Sương mù ý thức rằng, nói chung, họ không làm sao đạt được đồng thuận về những giải pháp của truyền thống và phê bình. Vì lý do đó, họ chọn một thái độ hư vô trong công chúng, nhưng trong cái viết của họ, thực sự mà nói, họ vờ truyền thống, đếch thèm để ý đến nó.

Trong từ ngữ của Roland Barthes, như Todorov trích dẫn, hiểu thơ là ‘sở hữu diễn đạt bảnh nhất mà không đi vào cá nhân… Nó là bí ẩn trong khi mở toang.” Nếu như thế, Bai Hua và Zhai Yongming đúng là hai khuôn mẫu. Họ là bậc thầy trong cách ứng xử liên hệ giữa tính cách đặc biệt của truyền thống không có tiền lệ, tiền thân – không có đàn anh, đếch cần sư phụ - trong làm thơ hiện đại, và thơ ca truyền thống. Thơ của họ không giản dị là sản phẩm của một ý thức về văn phong nhưng còn là tuyên ngôn của một cảm thông lớn lao hơn về yếu tính của thơ hiện đại


Gió Nói

Gấu đã từng đọc, và dịch thơ Bai Hua, vậy mà đếch nhớ, tếu thế.
Bài thơ còn được một vì thân hữu ban cho nó 1 vị trí thật xứng đáng trên trang của bà:

 

THƠ MỖI NGÀY

 

Bài “Vài Kỷ Niệm”, đọc lại, sao lại nhớ bữa ngồi với Hải Âu, cà phê Starbucks, Little Saigon, lạ thế.

Do you see a poem as an experience or as an act?

One can't be separated from the other. "Poetry is experience" - this is a universally-known dictum from the German poet, Rilke. Even Nabokov who detested Rilke, also said, "Poetry is a distant past." But poetry must also be an act - in a modern sense, and even more so in a post-modern context. If I must choose between the two of them, an old poet like me would go for the former.

Bạn coi một bài thơ, như là 1 kinh nghiệm hay như 1 hành động?

Khó mà tách ra được. “Thơ là kinh nghiệm”, Rilke phán. Ngay cả Nabokov, vốn ghét Rilke, cũng lầu bầu, “Thơ là quá khứ xa”. Nhưng thơ phải là 1 hành động – theo nghĩa hiện đại, và hơn thế nữa, trong nội dung hậu hiện đại. Nếu phải chọn giữa hai thứ đó, một tên thi sĩ già như tôi, sẽ chọn, kinh nghiệm.

*

Nhạt nhòa, nhạt nhòa….


Bầu trời chào đón chúng ta, Xuân sớm, Hè sớm
Vào lúc rạng đông, tòa nhà này, căn phòng này


Nàng
Không thể để một trái tim vui vô một bi khúc
Ngày, đêm, lâu lâu nàng hỏi:
Lúc em chết thì em sẽ như thế nào?


Trái tim thế giới là ngọn đèn trong kẽ gió, run rẩy trong tai ương - hơn cả con rùa bập bềnh trong nước


Ghi chú:
Một con sâu nhỏ nhìn ngón tay của bạn như một phong cảnh rộng


Nhạt nhòa, nhạt nhòa….
Hãy để trái tim của chúng ta ở trong ngôi đền


November 29, 2010


*

*

Gửi Osip Mandelstam

 

Những người sống trong khùng điên
Họ còn sợ chi?
Sợ sự thuần khiết của trần truồng?
Không, sợ tiếng động
Cái tiếng động đá văng suy tư 

Nhà thơ trong giấc mộng tôi
Xuyên qua phương bắc nặng nề
Xuyên qua ấu thơ với ảo giác yếu đuối
Người đã buộc lòng đi đến cõi nhân gian 

Hôm nay, một ngày tôi nhẫn chịu sự kỳ cục của ông
Hôm nay, một ngày tôi nhẫn chịu sự ngây thơ của ông
Hôm nay, tôi làm nổi trội bi kịch của ông 

Im lặng đang chỉ rõ
Áng thơ đang đập nhịp, đang tiếc thương
Lưỡi rảnh rang nhuộm lên ngôn từ
Đây cũng là một ngày nào đó trong trí nhớ tôi 

Trâu bò đã ngưng cày bừa
Lưỡi hái đã từ bỏ mạng vong
Gió đang cưỡng lại hơi thở
A, lạnh lẽo, mi đang tranh thủ vận chuyển mùa đông 

Moscow hồi hộp
Mi siết chặt cây đại phong cầm động lòng người
Chào đón đầy trời hoa tuyết, ngẩng đầu chờ trông
Kìa, coi, nhà thơ đến rồi 

Một vong hồn đáng khóc thương nhất trong đám thi sĩ chúng ta
Ông đang bước tới phía tôi 

Tôi bắt đầu thuộc về nơi này
Tôi bắt đầu chui vô hình hài ông
Phối dựng lại thiên đường tàn khốc của ông
Tôi, một đứa trẻ không lớn nổi của xứ sở khác
Trước tất cả điều này
Những người bên đường chỉ có thể càng lẻ loi hơn.

Bai Hua

Bản của Dã Viên, từ nguyên tác

Là gì, kẻ sống trong nỗi sợ khùng điên?
Sự trinh khiết của một xác thân trần trụi?
Không! Những tiếng nói –
Những tiếng nói thoát khỏi tư tưởng

Nhà thơ trong mộng của tôi
Đi qua Xứ Bắc nặng nề
Tuổi thơ hão huyền yếu đuối
Kẻ buộc lòng đến với trần gian này

Hôm nay tôi sẽ cưu mang tính lập dị của ông
Vác lên vai sự ngây thơ của ông
Đẩy cao lên bi kịch của ông

Im lặng chỉ cho thấy -
Trái tim thơ đang đập, đang nức nở
Một cái lưỡi ngây thơ nhuộm ngôn từ

Đây cũng là ngày đáng nhớ

Trâu bò ngưng cày bừa
Những lưỡi hái từ bỏ công việc nặng nhọc
Gió kìm hơi thở của nó
Ôi lạnh lẽo, mi hối hả chuyển mùa đông đi xa

Moscow khắc khoải
Mi xiết chặt những cây đàn organs nhức nhối
Chờ đợi trước trời tuyết
A, coi kìa, ông ta đây rồi
Một hồn ma bi thương nhất giữa những nhà thơ chúng ta
Ông ta đang bước tới tôi

Tôi bắt đầu thuộc về đây
Tôi đi vô thân thể của ông
Thay thế thiên đàng độc ác của ông
Tôi - một đứa trẻ ngoại nhân chẳng bao giờ trưởng thành
Truớc những đám đông bên đường này
Chỉ cảm thấy càng thêm cô độc

NQT dịch từ bản tiếng Anh

In one of his essays Brodsky calls Mandelstam a poet of culture. Brodsky was himself a poet of culture, and most likely that is why he created in harmony with the deepest current of his century, in which man, threatened with extinction, discovered his past as a never-ending labyrinth. Penetrating into the bowels of the labyrinth, we discover that whatever has survived from the past is the result of the principle of differentiation based on hierarchy. Mandelstam in the Gulag, insane and looking for food in a garbage pile, is the reality of tyranny and degradation condemned to extinction. Mandelstam reciting his poetry to a couple of his fellow prisoners is a lofty moment, which endures.
Milosz

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là nhà thơ văn hóa. Brodsky, chính ông, cũng là một nhà thơ văn hóa, và có thể chính vì thế mà ông trước tác hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám phá ra quá khứ của nó, như là một mê cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê cung, chúng ta khám phá ra một điều, là, bất cứ cái chi, nếu mà sống sót từ quá khứ, thì đều là hệ quả của nguyên lý ‘mày khác tao, tao khác nó, nó khác mày’, tức nguyên lý dựa trên đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa đầu hay nâng bi ông tiên chỉ, ông Trùm văn nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.
Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt. Nhà thơ đọc thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.


*

Gió Nói.
Tác giả: Bá Hoa.
Gấu chưa từng biết đến nhà thơ này. Nhưng cầm nó lên 1 phát, đọc loáng thoáng, đây là nhà thơ đại diện cho trường phái hậu –Hũ nút của thập niên 1980, [the central figure of the post-Obcure (or post-“Misty”) poetry movement, nhà thơ ảnh hưởng nhất đương thời Tẫu, sư phụ là Osip Mandelstam, thì quá đỗi ngỡ ngàng, bèn bệ về.

**

As a representative figure of the post-"Misty" poets, what are your thoughts about the tides of poetry and artistic search in the present-day China?
Là người đại diện cho dòng thơ hậu-Sương Mù, ông nghĩ gì về những ngọn triều thơ ca, và cái sự tìm tòi nghệ thuật, ngày này ở TQ?

When a tide is over, one will become a tradition. When one becomes a tradition, he or she will also open up a new tide. This dialectic simply means: the more you pursue the art that impassions you, the more you will find yourself right at the source of a tide.
Khi ngọn triều qua đi, thi sĩ trở thành truyền thống. Khi đó, anh ta lại mở ra một con nước mới
.

The question of gendering in poetics - particularly in a masculine broth such as the contemporary Chinese poetry scene - can be a delicate and complex issue. How does the poet's gender politicize his or her work?

It will be quite an effort for me to explain my thoughts about "men who are overly feminine and women who are overly masculine" ... Life always carries a pure yearning that resists death. Poetry begins from this intense yearning. Its value is defined by the lofty yet irreplaceable luxury of ideals; it nourishes highly neuropathic but beautiful souls. In general, I am a little dubious as to whether the real masculine sex can truly and fully understand poetry, though I have never doubted if women or men with feminine qualities can do so. (Most male poets possess feminine traits. Brodsky once said, "I am even more feminine than Tsvetaeva.") Coupled with their solitude, idleness, frailness and sensitivities, women indulge naturally in poetry.

Hoàng hôn

Cho tôi khu rừng tôi đi qua
Cho tôi cuốn sử
Cái chết tới và đi, trơ trọi
Quyền năng của nó, khảm trong tôi

Tiếng tim đập chạy qua những cái bóng chậm
Một con chim vô tư
Bay lên bầu trời vô tư
Gió có một lối đi lang thang

Thịt nhạt nhòa, rã ra theo cùng với ngày và đêm
Một vài cái tên lại trẻ lại
Mùa hè trong mộng bắt đầu tàn úa
Một cái tai im lặng lắng nghe một nhân vật

Sống 1 thế kỷ như là 1 ngày
Vĩnh cửu hóa khoảnh khắc này
Làm ơn cho tôi khu rừng tôi đi qua
Cho tôi cuốn sử học

Khi thơ tự do mới ra đời, bị coi là hũ nút. Như 1 tiếng thở, đi trước thời của mình, những năm tháng chiến tranh sau đó, làm cho nó rõ ra, GCC đã từng viết về thơ của ông, từ những năm 1970.
Có gì đó tương tự giữa ông, và Bá Hoa, như những dòng sau đây cho thấy.

Fiona Sze-Lorrain [người dịch thơ của Bá Hoa qua tiếng Anh): Ông được biết rộng rãi như là 1 nhà thơ trữ tình, a lyrical poet, và đã coi (claimed) cái bí hiểm, the mysterious, và cái không thể giải thích, the inexplicable, như 1 là hiện hữu sống động, a vital presence, trong thơ. Liệu ông có cảm thấy rằng, sự chân thực tình cảm có thể hòa giải với hàm hồ [Do you feel that emotional honesty should and can be compromise for ambiguity]?

Bá Hoa:Với câu hỏi này, tôi cũng có những ý nghĩ hàm hồ [I have mixed feelings about this question]. Liệu có thể sự chân thực đơn giản được hoà gải bằng sự hàm hồ? [Can sincere honesty be compromised by ambiguity?] Tôi nghĩ đến Ezra Pound, “Kỹ thuật là thử nghiệm của sự thành thực”, “Technique is the test of sincerity”. Tôi tin tưởng, chừng nào nhà thơ còn làm chủ kỹ thuật thơ của mình, thì sự thành thực tình cảm của anh ta sẽ không thể bị hòa giải bởi biểu hiện, diễn đạt. I believe as long as a poet maters his poetic techniques well, his emotional honesty will not be compromised by expression. Một bài thơ tốt sẽ chứa đựng cả hai, sự thành thực tình cảm và sự làm chủ kỹ thuật.

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Tôi nhận được thư của một người bạn yêu thơ - vừa thương vừa giận tôi lắm - trách móc và đòi tôi ít nhất hãy tự giảng lấy một bài thơ của mình để độc giả có thể theo dõi nổi mình. Hằng ngày tôi bắt gặp những câu hỏi tương tự như: “Thơ viết cái gì? Đọc không làm sao hiểu nổi”, ở những người bạn mới gặp lần đầu, những học sinh rất thân của tôi.

Tất nhiên là tôi không thể nào chối một phần cái sự “tối tăm” của thơ tự do. Vì như tôi đã có dịp trình bày: bản vị của một bài thơ tự do không nằm trên mỗi câu như ở thơ cũ (chữ cũ gồm cả cho thơ mới) mà đặt trên mỗi từ khúc. Đừng tìm ý nghĩa và tiết điệu của bài thơ theo mỗi câu mà hãy nắm trọn từng từ khúc một. Mỗi từ khúc là một toàn thể về ý nghĩa cũng như tiết điệu ở đấy người làm thơ liên kết những lớp hình ảnh xô đến - để diễn một ý lớn và một điệu trọn vẹn. Chính ở chỗ này - người làm thơ mở cửa tâm hồn tiếp đón rất nhiều hình ảnh cho một từ khúc - khiến thoáng ngó người đọc cảm thấy ý tưởng bị ngắt quãng vì những hình ảnh đứng bên nhau với cái lướt mắt sơ sài tưởng không liên lạc gì với nhau. Cho nên người đọc phải tìm được sự thống nhất khăng khít của những hình ảnh ấy.
Nguyên tắc chính của thơ tự do là tránh giảng giải phân trần, bài thơ tự nói bằng hình ảnh.
Tôi nhớ rằng trong một buổi nói chuyện về thơ tự do tại Câu Lạc Bộ Văn Nghệ năm kia, tôi đã trình bày “sự khó hiểu” trong thi văn không có gì mới lạ và đặc sắc. Có những câu thơ cổ đã rất quen với mọi người - ai cũng tưởng hiểu - nhưng khi cần giảng rõ thì thật là vất vả. Thói quen đã làm cho những câu thơ ấy thâm nhập với chúng ta. Thơ tự do cũng đòi hỏi cái thời gian được làm quen cần thiết.

Cũng trong buổi nói chuyện ấy, tôi có nhắc đến những câu ca dao sau này:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay! 

để chứng tỏ trong vài trường hợp, ca dao cũng liên kết những hình ảnh theo cách “tự do”. Trong bốn câu thơ ấy, ý tưởng như đứt quãng chỉ câu thứ 4 rõ nghĩa còn ba câu trên mơ hồ gần như không liên lạc với câu dưới.

Tôi được một thính giả góp ý kiến rằng bài ca dao ấy chẳng có gì lạ, nó thuộc thể hứng. Hứng chỉ là một tên gọi không giảng được ý nghĩa nào. Ngoài hai thể phú và tỉ rõ ràng, người ta sẽ gọi là những những bài ca dao không tìm thấy sự liên lạc giữa các phần tử của bài. Phần thừa ấy gọi là hứng:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
 

Hứng: câu trả lời thật tiện lợi và lười biếng.

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!
- Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Tôi không chịu đứng lại ở chữ hứng vô nghĩa. Tôi tìm giải nghĩa cái hứng ấy của mọi bài ca dao - sự liên kết hình ảnh - cũng như mỗi bài thơ tự đo [sic] có ý nghĩa của nó không phải chắp nối bậy bạ tùy “hứng” mà thành. 

*

Lần thứ nhất tôi mang bài ca dao này giảng ở một lớp học đông và ồn ào giữa đường phố Sài gòn - cái lớp học tôi đã gọi là “giấc mơ của tôi” vì mỗi lần bước ra khỏi lớp, tôi như vừa thoát khỏi giấc ngủ mệt nhọc và không ngó nhận được một khuôn mặt học sinh nào. Vận dụng hết sức cái trực giác sáng tạo, tôi chỉ mơ hồ cảm rằng hình như ba câu thơ đầu ám chỉ vẻ đẹp của người đàn bà:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…

Hoa bưởi trắng gợi đến mớ tóc xõa dài thơm đang hong nắng. Nụ tầm xuân đã nở còn xanh như duyên dáng người gái vừa trở thành thiếu phụ.

Rồi tôi mang bài ca dao ra khỏi thành phố, ở trong một căn lớp gỗ, cửa sổ mở dài trên con lạch đầy nước, bờ bên kia nhà ẩn sau những lớp cây hoang. Vào một buổi sáng mát, không khí êm tĩnh, tiếng nước đổ ào ào bên kia bờ - người ta tắm về sớm - tiếng búa gõ trên sắt của công việc, chỉ có tiếng nói của tôi, tôi khám phá được một bài thơ.

Trước hết trở về với ý toàn bài: câu chuyện trao đổi giữa một người con trai chưa vợ và một người con gái đã có chồng. Chúng ta hãy đặt câu hỏi này: câu chuyện như thế phải xảy ra ở chỗ nào? Ở nơi có mặt người thứ ba hẳn là không thể được. Bởi vậy không gian của câu chuyện tâm tình không thể là trên con đường làng hoặc ngoài đồng vắng, ý vị câu chuyện sẽ thô tục bao nhiêu.

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Ấn định khung cảnh cho cuộc gặp gỡ thoáng qua này. Đó là hai người hàng xóm cạnh nhau hai khoảng vườn nhà cách nhau bằng hàng dậu thưa. Người con trai trèo lên cây để ngắt hoa bưởi - cử chỉ bâng quơ những trữ tình - để tiện ngó sang vườn bên ở đấy thoáng bóng người ao ước. Rồi chàng bước xuống tiến đến bên dậu hái nụ tầm xuân - cử chỉ bâng quơ thứ hai vẫn chẳng kém trữ tình - và cất tiếng:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!
Người hàng xóm cũ đã lấy chồng, được ngày về thăm mẹ - phải hiểu như thế để giữ cái thanh sạch thơ mộng của mối tình - trả lời:

Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Nghĩa là còn con gái, nàng cũng đã để mắt xanh vào người hàng xóm mà thuở ấy chàng vô tình. Bây giờ chàng biết đến thì đã muộn.
Nỗi trắc trở chua xót ngừng lại giữa chừng:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Hai câu bảy cuối cùng lửng lơ, câu chuyện bỏ dở. Có lẽ thoáng đâu nàng sợ bóng người thứ ba. Nàng trở vào nhà chưa kịp hết lời, nhưng mối tình ngang trái đã chấm hết. Vì chiều nay hay mai nàng đã quay về nhà mình - nhà chồng - ở làng xa, cách những “bốn quả đồi” những “ba ngọn suối” những “đôi cánh rừng” và biết bao nhiêu cánh đồng.

Bao giờ người con trai gặp được cô hàng xóm về thăm nhà lần nữa? Và rồi chàng quên dần câu chuyện cũ dù hoa bưởi thơm nở trắng và nụ tầm xuân xanh biếc còn kia.

*

Tôi muốn xin các bạn một thái độ thưởng ngoạn nghệ thuật cần thiết: tâm hồn mở rộng, hoàn toàn tự do, tránh bỏ mọi thiên kiến. Tôi muốn mời các bạn quay trở về với những gì quen thuộc nhất để tìm thấy những điều chứa dấu [sic] mới lạ và tìm vào những nơi lạ lùng để bắt gặp những điều gần gũi thân mật.
 

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng. 

Phải chăng người con trai đã nhìn vào đôi mắt trong suốt của người đẹp phân biệt mầu mây trời, để ao ước… có phải đôi mắt ấy đẹp quá - đẹp muốn chết người - không các bạn? 

Chớ rửa lông mày chết cá ao anh 

Mọi thế giới nghệ thuật đều mở cửa với các bạn những người đi vào bằng tất cả tâm hồn tự do trong sáng. 

(tạp chí Sáng Tạo số 7, tháng Tư 1956, tr. 21-24)



*




*