và. dốc. phố.
lạ
tay tìm tay.
giữacon phố gạch. lót
lộc cộc tiếng.
chân ngựa
buổi trưa. hộc
nắng nghe. hiu quạnh
về. trong
cơn gió. thoảng
mùi hương lạ.
lẫn trong
tiếng chuông
nhà. thờ
tay. người
con gái. da chưa kịp sậm. màu nắng
mùa đông. đã
về
cũng những
con dốc. chúi đầu
những dáng
núi. xa xăm
thành phố
khác. ùn về kỹ niệm. cũ
níu vào. giấc
ngủ. muộn
tiếng nói mềm.
lang thang
những tên đường.
lạ hoắc
thất lạc. giữa
những tòa nhà. cổ kín
đường phố
vòng. quanh
mùa hè. chưa
bao giờ. trở lại
những bông
hoa. nở vội
trong bức
tranh. sơn dầu
em hỏi. nếu
tuyết đổ. kín thành phố
chúng ta. sẽ
ra sao
tuyết muộn.
vào mùa. hè
có thể nào.
như thế
rồi. chúng
ta sẽ. lạ nhau
trong bức
tranh. sơn dầu đó
có khác. giữa
những. con người
của hai
thành phố. một lạ
một quen.
tuyết. vẫn rơi
dẫn một vệt.
trắng. đi thật xa
Đài Sử
By Larry Levis
I told no
one, but the snows came, anyway.
They weren’t even serious about
it, at first.
Then, they seemed to say, if
nothing happened,
Snow could say that, &
almost perfectly.
The
village slept in the gunmetal of its
evening.
And there, through a thin dress
once, I
touched
A body so alive & eager I
thought it must
be
Someone else’s soul. And though
I was
mistaken,
And
though we parted, & the roads kept
thawing between snows
In the first spring sun, &
it was all,
like spring,
Irrevocable, irony has made me
thinner.
Someday, weeks
From now, I will wake alone. My
fate, I will
think,
Will be to have no fate. I will
feel suddenly
hungry.
The
morning will be bright,
& wrong.
Charles
Simic
You’ll see
cows grazing in a field
And perhaps a chicken or a turtle
Crossing the road in their
sweet time,
And a small lake where a boy
once
Threw a girl in who couldn’t
swim,
And
many large maple and oak
trees
Offering ample shade to lie in,
Their branches to hang yourself
from,
Should you so desire,
Some lazy afternoon or evening
When
something tells the birds to hush,
And the one streetlight in the
village
To keep a few moths company
And the large old house put up
for sale
With some of its windows broken.
Bạn sẽ thấy bò gặm cỏ trên
đồng
Và có lẽ,
một chú gà con, hay một con rùa
Băng qua
đường trong cái khoảng thời gian
Ui chao
thật là ngọt ngào của chúng
Và một hồ
nhỏ, nơi có lần một đấng con trai
Ném cô
gái của mình xuống đó
Cô gái,
tất nhiên, đếch biết bơi!
Hà, hà!
Và rất
nhiều cây phong to tổ bố, và sồi
Xoè
cái váy của chúng ra,
Là
cái bóng dâm rộng lùng thùng là những tầng lá
Để bạn
nằm lên đó
Còn
những cành cây, là để bạn treo tòng teng bạn lên
Thì
cứ giả như bạn đang thèm
Một
buổi xế trưa lười biếng hay,
Quá
tí nữa, 1 buổi chiều.
Khi
một
điều gì đó nói, bầy chim, im đi
Và
ngọn đèn đường độc nhất ở trong làng,
Giữ
mấy con bướm đêm làm bạn đường
Và
ngôi nhà thật rộng, cũ mèm, để biển bán
Với
mấy cửa sổ bể, gãy, tan hoang.
Bài thơ
có bề ngoài giống y chang 1 bài ca dao, thí dụ bài “Trèo lên cây bưởi
hái hoa”, ở đây, là lên đồi ngắm cảnh. Những “tỉ” những “hứng” có đủ
cả…
Nói theo
Kim Dung, thì chúng là những đòn gió, chỉ để bất thình lình ra đòn sau
cùng, đòn chí tử, là khổ thơ chót.
Đọc,
sao
mà thê lương chi đâu:
When
something tells the birds to hush,
And
the one streetlight in the village
To
keep a few moths company
And
the large old house put up for sale
With
some of its windows broken.
Quái làm
sao, câu thơ đầu,
“khi một điều gì đó nói lũ chim câm đi”, làm Gấu nhớ đến cái mail chót,
của 1 nữ thi sĩ, “mi làm phiền ta quá”… “kiếp trưóc mi đúng là con
đỉa”….
Hà hà!
Nhưng cái
mail kế chót thì thật là tuyệt vời.
Em
quả có tí thương [hại] Gấu!
Finding
the Words
In a
book-length elegy, the poet Edward Hirsch confronts the loss of his son.
Trong 1 bi khúc dài bằng
cả 1 cuốn sách, bố thi sĩ khóc ông con trai của mình
I did not
know the work of mourning
Is like
carrying a bag of cement
Up a
mountain at night
The
mountaintop is not in sight
Because
there is no mountaintop
Poor
Sisyphus grief
I did not
know I would struggle
Through a
ragged underbrush
Without an
upward path
And ends:
Look closely
and you will see
Almost
everyone carrying bags
Of cement on
their shoulders
That’s why
it takes courage
To get out
of bed in the morning
And climb
into the day.
Tôi không biết
cái việc khóc lóc, tưởng niệm thì
Giống như vác
bao xi măng lên núi
Vào ban đêm
Đâu nhìn thấy
đỉnh núi
Bởi là vì làm
đếch gì có đỉnh núi
Tội nghiệp
chàng Sisyphus [của Camus]
Phải tưởng tượng
chàng hạnh phúc!
Tôi không biết
là tôi sẽ phải chiến đấu
Với đám bụi gai dưới chân
Bởi vì làm đếch
gì có lối đi lên núi
…
Nhìn thật gần,
thì mọi người đều thế cả
Hầu như ai cũng
vác bao xi măng lên núi
Nhờ thế mà họ
có đủ can đảm
Rời cái giường vào buổi sáng
Để bò vô ngày
Autumn
Day
Robert Hass
SEPTEMBER 19
Rainer Maria Rilke: Herbsttag
Rainer Maria Rilke is one
of the great poets of the twentieth century. He's also one of the most
popular. He's been translated again and again, as if some ideal English
version of his German poems haunted so many minds that writers have had
to keep trying to find it. Here, for the time of year, are some
translations of a poem about the fall. He wrote it in Paris on
September 21, 1902.
Rilke là 1 trong những nhà
thơ lớn của thế kỷ 20. Ông cũng là 1 nhà thơ phổ thông. Ông được dịch
đi dịch lại, như thể, những bài thơ tiếng Đức của ông ám ảnh rất nhiều
cái đầu, và những nhà văn phải cố tìm cho thấy nó. Đây là bài thơ cho
mùa thu năm nay, với cả 1 lố bản dịch.
Ngày Thu
Chúa ơi: Đúng
là lúc này rồi. Hè mới bao la làm sao
Hãy trải cái
bóng của mi xuống sundials
Và cho gió
tung tăng trên cánh đồng.
Hãy biểu những
trái cây sau cùng, hãy chín mọng, cho kịp những chầu rượu;
Cho chúng thêm
hai ngày hè
Để có được cái
tuyệt hảo - như da thịt ngọt ngào của em - trộn hơi rượu nồng
Kẻ nào đếch
có nhà lúc này, thì đếch cần dựng nhà nữa
Kẻ nào sống
mình ên, thì xin cứ tiếp tục sống một mình
Vươn vai đứng
dậy, đọc, viết những lá thư dài, cho Hải Âu, thí dụ vậy
Lang thang,
lên xuống, những con phố
Đếch thèm nghỉ ngơi cái con mẹ gì,
giữa lá bay đầy trời, trong gió loạn.
THE FIRST
ELEGY
Who, if I cried out, would hear me among the
Angels?
Orders? and even if one of them pressed me
suddenly to his heart: I'd be consumed
in his more potent being. For beauty is nothing
but the beginning of terror, which we can still barely endure,
and while we stand in wonder it coolly disdains
to destroy us. Every Angel is terrifying.
Ai, nếu tôi kêu lớn, sẽ nghe, giữa những
Thiên Thần?
Những Thiên Sứ? và ngay cả
nếu một vị trong họ ôm chặt tôi vào tận tim:
Tôi sẽ bị đốt cháy trong
hiện hữu dữ dằn của Người.
Bởi là vì, cái đẹp chẳng là
gì, mà chỉ là khởi đầu của ghê rợn,
chúng ta vẫn có thể chịu
đựng, và trong khi chúng ta đứng ngẩn ngơ,
thì nó bèn khinh khi hủy
diệt chúng ta.
Mọi Thiên Thần thì đều đáng
sợ.
Với tôi người sở hữu
hạnh phúc, cuốn sách thanh nhã, mỏng manh, mua từ lâu, “Bi Khúc” tượng
trưng cho một khởi đầu của con đường dài đưa tới một quen biết tốt đẹp
hơn, với toàn bộ tác phẩm của Rilke. “Bi Khúc thứ nhất” - một lần nữa ở
đây: “Ai, nếu tôi la lớn - trở thành một chứng cớ hiển nhiên, sống
động, thơ ca chẳng hề mất quyền uy khủng khiếp của nó. Vào lúc đó, tôi
chưa biết thơ của Czeslaw Milosz, bị “VC Ba Lan”, thành công trong việc
tuyệt cấm, ở trường học, nhà sách, thư viện, - và tất nhiên, tuyệt cấm
với tôi. Một trong những nhà thơ cùng thời đầu tiên mà tôi đọc và cố
hiểu, là Tadeusz Rozewicz, cùng sống trong thành phố mà tôi sinh trưởng, (Gliwice), và, có thể chứng kiến, thì cứ giả dụ như vậy, cái
giây phút thần tiên liền theo sau, khi tôi mua được Duino Elegies,
bản dịch của Jastrun - chứng kiến hình ảnh một đứa bé đứng chết sững
trên hè đường, nơi con phố trung tâm thành phố, vào giờ cư dân của nó
thường đi dạo chơi, khi mặt trời xuống thấp, và cái thành phố kỹ nghệ
xám trở thành 1 bông hồng rực đỏ trong chừng 15 phút, cỡ đó – ui chao
cũng chẳng khác gì giây phút thần tiên Gấu đọc cọp cuốn “Bếp Lửa”, khi
nó được nhà xb đem ra bán xon trên lề đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn – Thơ
của Rozewicz như sinh ra từ tro than của một cuộc chiến khác, Đệ Nhị
Chiến, và chính chúng, những bài thơ, thì như là một thành phố của tro
than. Rozewicz tránh sử dụng ẩn dụ trong thơ của
mình, coi bất cứ thặng dư của tưởng tượng là 1 sỉ nhục hồi ức những nạn
nhân của cuộc chiến sau chót, một đe dọa tính xác thực về mặt đạo đức
của thơ ông: Chúng được coi như là những bản báo cáo, kéo, dứt, giựt ra
từ cơn kinh hoàng, tai họa lớn. Những bài thơ đầu của ông, viết trước
khi Adorno phang ra đòn chí tử, “thật là ghê tởm, man rợ khi còn làm
thơ sau Lò Thiêu”, thì đã hàm ngụ trong chúng, câu của Adorno rồi.
Adam Zagajewski
Note: Có
1 sự
trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ly kỳ thú vị, không chỉ về cái cảnh
Gấu chết sững
trong nắng Sài Gòn, khi đọc cọp – khám phá ra - Bếp Lửa, khi cuốn sách được nhà
xb Nguyễn Đình Vượng cho đem bán xon trên hè đường Phạm Ngũ Lão,
nhưng còn ở điều này:
Cuốn sách Bếp Lửa đã sống
lại, từ tro than, bụi đường Xề Gòn.
Gấu
đã viết như thế, về Bếp Lửa,
từ năm 1972
Giả
như nó
không được đem bán xon, liệu có tái sinh?
Quá
tí
nữa,
giả như không có cuộc phần thư 1975, liệu văn học Miền Nam vưỡn còn, và
được cả
nước nâng niu, trân trọng như bây giờ?
Một nền văn học bảnh tỏng như thế, mà có thằng ngu gọi nó là... bất
hạnh!
NYRB August
14, 2014
Bài thơ mới nhất của Adam
Zagajewski, trên số báo, trước SN/GCC 2 ngày!
Món quà SN
thật bất ngờ!
Thêm bài này nữa, cùng số
báo: Simic viết về Simic, tên tù của Lịch sử!
Bài thơ của
AZ, và bài viết của Simic, thì đều “not free”. Bài viết của Simic cực
tuyệt, vì
nó rất gần với chúng ta.
Sáu tuổi, ở Belgrade, Đồng Minh dội bom giết
Nazi, nhưng bom cứ giết
hụt Nazi, và nhè đúng con nít như ông, hay bà già:
Những con người vô
tội
là những nạn nhân lớn lao nhất của chiến tranh và cách mạng.
Trong khi chờ
bản tiếng Mít, mời độc giả "ăn tráng miệng", một bài thơ của Simic,
trong bài viết. Một trong
những bài thơ đầu, đa số được hủy bỏ, ông viết cách đây hơn 50 chục năm
tại
New York City
Cockroach
When I see a
cockroach
I don’t grow
violent like you
I stop as if
a friendly greeting
Had passed
between us.
This roach
is familiar to me.
We met here
and there,
In the
kitchen at midnight,
And now on
my pillow.
I can see it
has a couple
Of my black
hairs
Sticking out
of its head,
And who
knows what else?
It carries a
false passport-
Don't ask
me
how I know.
A false
passport, yes,
With my
baby
picture.
Con Dán
Khi nhìn
thấy một con dán
Tôi không sửng
cồ như bạn đâu
Tôi ngưng lại,
như thể có 1 cú “Hi, bồ tèo”,
Giữa hai chúng
tôi.
Con dán này trông
thật quen, không lẽ nói, bạn quí của tôi.
Chúng tôi gặp,
đâu đó
Trong nhà bếp,
vào ban đêm
Và bây giờ,
dưới gối.
Tôi có thể
nhìn thấy mấy sợi tóc đen của tôi
Thò ra khỏi đầu
con dán
Nào ai biết,
còn cái gì nữa?
Nó mang căn
cước giả -
Đừng hỏi, làm
sao tôi biết
Căn cước giả,
đúng như thế
Với bức hình
con nít của tôi.
Robert
Melancon
French, born
1947
AUGUST
I wander
beneath the serenity
of the moon as it withdraws
its stars from the night. A
shadow
goes with me in which I do not
know myself. Only these trees
nearest to me, the grass, the
washed darkness
exist. A cry
of a night jar, the murmur of
leaves.
Summer consents absently to the night.
Tháng Tám
Tớ lang
thang dưới vừng trăng thanh thản
Nó rút những
vì sao của nó ra khỏi đêm.
Một cái bóng
cùng đi với tớ, và tớ không làm sao phân biệt, tớ là bóng, hay bóng là
tớ.
Chỉ cây cối
cận sát tớ, cỏ, và bóng tối được rửa sạch, hiện hữu
Đêm, như cái
bình, kêu 1 phát,
Lá thì thầm
Mùa hè, bèn
bằng lòng, tự vắng mình trong đêm.
BLIND
PAINTER [XI]
January can
give this grove
the appearance of a colonnade.
The fall of the leaves creates
a felicitous labyrinth, an architecture
to which only the light comes.
But you should not linger
in this metaphorical palace
old as language. Here are trees
all waiting to be named.
None looks like any other.
They will not consent to be reduced
To the mere concept of a forest
Họa sĩ mù
Tháng giêng
có thể cho cái bụi, bề ngoài của một hàng cây
Lá rụng,
thành mê lộ thần tình,
một cấu
trúc mà chỉ có ánh sáng tới được.
Nhưng bạn
không
nên nấn ná
Trong cái
cung điện ẩn dụ,
Già như
ngôn
ngữ này
Ở đây,
cây,
tất cả bọn chúng, thì đều đợi để được đặt tên.
Chẳng cây
nào
giống cây nào
Chúng
đếch hài
lòng bị giản lược
Về cái ý
niệm
nghèo nàn, nhảm nhí, chúng tớ là một khu rừng.
The
Necessity of Loneliness
Son of Man
and Son of God
Tuesday,
July 29, 2014 4:11 PM
Thưa ông Gấu,
Xin góp ý với
ông Gấu về một đoạn thơ đã post trên trang Tinvan.
Nguyên tác:
Christ
speaks to her in turn:
“Whether
dead or alive
woman, it’s
all the same –
son or God,
I am thine
Theo tôi, nên
dịch như sau:
Christ bèn
trả lời:
Chết hay là
sống,
Thưa bà, thì
đều như nhau –
Con, hay
Chúa, ta là của bà
Best
regards,
DHQ
Phúc đáp:
Đa
tạ. Đúng là Gấu dịch trật, mà đúng là 1 câu quá quan trọng.
Tks again.
Best Regards
NQT
Tưởng
niệm
Quỳnh Giao
Thơ
Mỗi Ngày
Đọc Blog NL,
thấy có nhắc tới bản dịch thơ của Szymborska, của Tạ Minh Châu. Gấu
chưa từng
biết tới ông này. Bèn tò mò gõ Google,
ra bài này (1)
Đọc, thì thấy,
mấy đấng Mít đều tránh né, đếch dám viết thẳng về Bà, vì đụng tới nỗi
đau Mít.
Trên TV đã từng
giới thiệu Szymborska. Bà là người làm bài thơ thần sầu về xứ Mít,
"Vietnam", bài thơ chửi
bố bài "Bà Mẹ Gio Linh" của PD, bài hát mà mỗi lần Thái Thanh hát, là
không chỉ Thái
Thanh, mà cả nước, khóc, về 1 bà mẹ Mít, đẻ đứa con nào là biếu VC đứa
đó, để xây
dựng lên cái địa ngục Mít bi giờ!
Tribute
to Szymborska
Thơ Mít sau 30 Tháng Tư,
thay vì vinh danh, thì phải là tưởng niệm những người đã chết, ở cả hai
bên, ở cả thường dân lẫn những người cầm súng may mắn sống sót.
Cả 1 cõi thơ Mít, không
làm sao có nổi 1 bài thơ như bài “Việt Nam” của Szymborska. Không có ai
khóc, mà chỉ những tên khốn kiếp ăn mừng chiến thắng, ăn mừng nhận hàng
[Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng].
Nhận hết hàng Miền Nam, thì biến cả thế giới thành bãi đánh hàng!
Sở dĩ trên TV, chỉ có thơ
của Simic, Zagajewski, Milosz, Szymborska, vì thơ của họ đều là những
bài tưởng niệm cả 1 thời kỳ vừa qua.
Theo tinh thần đó, Helen
Vendler viết: Chẳng có bài học trực tiếp nào
mà những nhà thơ Mẽo học được từ Milosz. Họ có bao giờ nhìn bằng cặp
mắt của chính họ, chiến tranh, trên đất nước, xứ sở của chính họ. Chính
vì thế mà họ không làm sao nhập vào được giọng thơ của Milosz.
Chúng ta, Mít, chẳng những
chứng kiến, đau khổ vì cuộc chiến đến như thế, vậy mà đâu có đẻ ra được
1 thứ thơ như của Milosz, của Szymborksa.
Chính vì thế mà phải dịch, cho mọi người cùng đọc, để làm thay đổi hẳn
cõi thơ Mít.
Vietnam
(Wistawa Szymborska)
Szymborska thường viết, như
thể, về 1 đề tài được chỉ định - một
hạt cát, hay là bức hình đầu tiên của Hitler, hay một điều gì có tính
suy đoán
hơn, thí dụ, sự hiện hữu của linh hồn của chúng ta, hay là sự im lặng
của cây
cối quanh chúng ta. Rồi, tiếp đó, bà nghiên cứu, xem xét đề tài một
cách gần
gụi hơn. Trước tiên, bà miêu tả cái bà nhìn thấy, rồi bà nhớ lại những
gì bà và
những người khác biết về nó, và, yên chí lớn, độc giả theo kịp bà, cùng
với bà
đi tới mọi khúc rẽ, mọi bước ngoặt của cái đầu của bà, khi bà lần theo
tư tưởng
của mình, trên đường đi tới một kết luận ngỡ ngàng cho bài thơ, hoặc dí
dỏm,
hoặc tàn nhẫn, dã man, ác liệt.
Thơ như thế, có vẻ như là 1 cuộc triển khai, viết. Thì nó thế, thực.
Hơn hết thẩy những nhà thơ mà tôi biết, hay nghĩ tới, Szymborska không
chỉ sáng
tạo ra 1 tình trạng, một trạng thái [a state] thơ, ở nơi những độc giả
của bà,
nhưng còn nói cho họ biết, những điều họ chưa biết trước đó, và chẳng
bao giờ
nghĩ về những điều đó.
Charles Simic
Wislawa Szymborska's "Vermeer"
A poem against the
apocalypse
Một bài thơ chống lại Tận Thế
Aug 27th 2010, 16:53 by More
Intelligent Life, A.R. | NEW YORK
I HAPPENED upon this poem on
the New York Review of Books's
website, and was startled by how beautifully Wislawa Szymborska
captures the
dance between motion and stillness in Vermeer's "The Milkmaid"—a
moment frozen yet continually happening.
Vermeer
So long as that woman from the
Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.
I love the shape of the poem—it
thins like a stream of milk,
pouring itself out. I also love the tension she sets up between the
"W" and the "w", which appears hierarchical but is also
slippery.
"Vermeer", Wislawa Szymborska,
translated from the
Polish by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak
Note: Bài thơ này, TV đã post,
nay chỉ post thêm lời bình của tay
Prospero.
Bản tiếng Việt, của TV, cũng phân biệt ra hai từ "W", và
"w".
GNV cũng đọc nó trên tờ NYRB,
như Prospero.
Thế mới thú chứ!
Một khi mà người đàn bà ở trong
bức tranh ở viện bảo tàng
Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Source
I love the
shape of the poem—it
thins like a stream of milk,
pouring itself out. I also love the tension she sets up between the
"W" and the "w", which appears hierarchical but is also
slippery.
Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng
cần tới
ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra
đẳng cấp
nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.
Wislawa Szymborska 1
Late-night Whispers from Poland
Szymborska by Adam Gopnik
EXAMPLE
A gale
stripped all the leaves from the trees last night
except for one leaf
left
to sway solo on a naked branch.
With this example
Violence demonstrates
that yes of course-
it likes its little joke from time to time.
Wislawa Symborska: Here
Thí dụ
Một trận gió lạnh
Vặt trụ lá cây, tối hôm qua
Trừ 1 cái
Trơ cu lơ trên cành cây trần trụi
Với thí dụ này
Lịch sử Mít những ngày 1945
Bèn chứng tỏ rằng thì là,
Thì tất nhiên, đúng như thế rồi
Lâu lâu, thi thoảng, ta cũng khoái chuyện tiếu lâm của ta!
Ui chao, VC quả đã làm
thịt ông bố, nhưng chừa ông con
Để sau này làm nhạc chào mừng ngày 30 Tháng Tư 1975:
Như có Bác Hồ trong ngày
vui đại thắng!
Bạn có thể áp dụng bài thơ
trên, cho rất nhiều trường hợp,
Với những kẻ lịch sử tha chết để sau đó, làm 1 công việc, như trên!
Nào họ Trịnh hầu đờn Hồ
Tôn Hiến
Nào người tri kỷ của ông, hầu đờn Bắc Bộ Phủ.
Virtue, after all, is far
from being synonymous with survival;
duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót, nói cho cùng, là do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).
Đành phải cám ơn VC 1 phát!
Tựa hồn những năm xưa
Bông Hồng của
Coleridge
Khoảng 1938,
Paul Valery viết, lịch sử văn học đúng ra không nên là lịch sử của
những tác giả
và những tai nạn nghề nghiệp của họ, hay của tác phẩm của họ, nhưng nên
là lịch
sử Cái Tinh Anh, the history of the Spirit, như là kẻ sản xuất hay tiêu
thụ văn
chương. Ông viết thêm, một lịch sử như thế có thể được viết ra mà không
cần nhắc
tới một nhà văn đơn độc, a single writer. Không phải đây là lần đầu
tiên mà Cái
Tinh Anh phán như thế. Vào năm 1944, một trong những viên thư ký của nó
trong
Concord ghi nhận: Ta thì thật là khoái cái ý này, về văn học, đó là
[chỉ] một
người viết tất cả những cuốn sách… cái phẩm chất như thế, cái căn cước
như thế,
cả về phán đoán và quan điểm, trong tự sự, cho thấy, đây là tác phẩm
của một cái
nhìn-tất cả, nghe-tất cả, the work of all-seeing, all-hearing, của một
vì phong
nhã (Emerson, Essays: Second Series, “Nominalists
and Realist,” 1844).
Hai chục năm
sau Shelley diễn tả quan điểm, rằng tất cả những bài thơ của quá khứ,
hiện tại,
và tương lai thì là những chương, hồi (episode), hay những mẩu đoạn,
của một bài
thơ độc nhất, vô cùng, a single infinite poem, được viết bởi tất cả
những nhà
thơ trên thế gian.
Những nhận xét
(consideration) như thế thì làm dấy lên biết bao là lèm bèm, không thể
nào dứt được.
Tôi lôi chúng ra, như là 1 cái cớ, để trình bày 1 dự án khiêm tốn của
mình: vẽ lại
cái cuộc tiến hóa của 1 ý nghĩ, qua những bản văn hỗn tạp của ba tác
giả.
Tác giả đầu
tiên, là Coleridge. Tôi không chắc chắn, ông ta viết khi nào, vào cuối
thế kỷ 18,
hay đầu thế kỷ 19:
“Nếu một người
đàn ông có thể ghé Thiên Đàng, trong giấc mơ, và, thay vì hai trái đào
tiên mà
bướm thiên đàng dâng cho anh ta, thì là 1 bông hồng, như bằng chứng
linh hồn của
thằng chả quả thực đã ghé nhà thổ ở đó, và nếu, khi tỉnh giấc, thằng
chả thấy
trong tay mình cầm bông hồng, thì… sao nhỉ”
[Borges giải
thích], đằng sau ý tưởng của Coleridge, là một ý tưởng phổ thông, xa
xưa, của hàng
hàng thế hệ những kẻ yêu nhau, cầu một… BHD,
như là bằng chứng đời đời, muôn đời…. của
tình yêu của họ.
Hà, hà!
Lolita
vs BHD
We never
grow up - only older, then old-
Chúng ta chẳng
bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già.
In one of
Nabokov's works - this is another of my lost trouvailles - a character
tells of
someone losing something, a ring, I think it was, in a rock pool
somewhere on
the Riviera and returning a year later to the day and finding it again
in
exactly the spot where it was lost, but that kind of thing only happens
in the
Russian enchanter's magical version of our sullenly acquisitive world.
Trong 1
trong những tác phẩm của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những mất đi
tìm lại
được của tớ - một nhân vật kể về 1 tay nào đó, đánh mất một cái gì đó -
một cái
nhẫn. Hình như tại một cái ao, bên dưới 1 hòn đá, ở một nơi nào đó, ở
Riviera,
và một năm sau trở lại, vào ngày đó, và kiếm lại được cái nhẫn đúng tại
nơi đã
mất, nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra trong 1 ấn bản thần tiên của một tay
phù thuỷ
Nga....
Ui chao,
đúng là cái tình cảnh của GCC:
Như người
xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền,
chàng trở lại
chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng
vẫn còn
văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ
đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!
Nhưng tại
làm sao mà em ngộ ra rằng thì là, GCC chẳng bao giờ trưởng thành, cứ
yêu mãi 1
đứa con nít... là nàng, từ đời thuở nào?
Thơ
Mỗi Ngày
Louis de Bernières: Imagining
Alexandria
Nhà khác
Bạn phán, ta
sẽ tới một cái nhà khác, một chỗ khác
Cái này đếch
nhà ta. Ta bị chôn vùi trong bốn bức tường của nó.
Ta không thể
ở đây, ta đếch nhìn thấy cái mà ta chọn
Chẳng có cái
gì làm tươi rói mắt ta trở lại
Chẳng có cái
người mà ta mong ở với ta mọi ngày, mọi đời
Thời gian
thì cứ con lươn, con đỉa đúng hơn, tuồn ra khỏi kẽ tay của ta
Uổng cả đời
ta, hư cả đời ta, tàn tạ cả đời ta
Đếch phải
nhà của ta!
Làm đếch gì
có nhà khác, Gấu ngu ơi là ngu!
Những bức tường
sẽ theo mi. Vuỡn như Cẩn.
Bài “Ode” viết
năm 1966
Chẳng ai là
quê hương, đất mẹ, quê cha.
Ngay cả cái
tên kỵ mã
Sừng sững trong
rạng đông, trong cái ô vuông trống rỗng
Kẻ dẫn dắt
con chiến mã đồng qua thời gian
Cũng không,
là những kẻ từ mớ cẩm thạch, hoa cương nhìn ra
Cũng không,
là những kẻ hoang phí tro than chiến trận của họ
Trên những cánh
đồng Mỹ Châu
Hay để lại một
câu thơ, hay một kỳ công
Hay hồi ức của
một đời được hoàn tất
Bằng 1 thực
thi kỹ lưỡng, những bổn phận của họ
Chẳng ai là
quê nhà. Những biểu tượng cũng không.
Không ai là
quê nhà. Ngay cả thời gian
Chất đầy những
trận đánh, gươm đao, lưu vong tiếp theo lưu vong,
Và với những
con người, trải dần qua những vùng, miền
Vươn tới rạng
đông, vươn vào hoàng hôn
Và với những
bộ mặt cằn cỗi dần, già dần
Trong những
tấm gương tối dần
Và với những
cơn hấp hối vô danh kéo dài
Và với lưới
mưa đan
Trên những
khu vườn đen
Quê nhà, bạn
ơi, là một hành động liên tục
Như thế giới
liên tục ( Giả như Tên Khán Giả Vĩnh Viễn ngưng 1 khoảnh khắc
Để mơ tưởng
chúng ta, thì cái tia sáng bất thình lình trắng
Của niềm lãng
quên của hắn ta, sẽ đốt cháy bùng chúng ta.)
Chẳng ai là
nhà, nhưng tất cả chúng ta sẽ thật xứng đáng với lời thề xa xưa
Mà những tên
phong lưu, tài tử phong nhã, đã từng thề -
Trở thành một
điều gì chúng không biết, Trở thành Ác hen ti na;
Trở thành điều
họ sẽ là, bằng đạo hạnh
Lời Thề Thốt
đã được thốt ra trong căn nhà cũ này.
Chúng là tương
lai của những con người đó.
Sự chứng thực
của những kẻ đã chết đó.
Nhiệm vụ chúng
ta là 1 gánh nặng vinh quang
Để lại cho cái
bóng của chúng ta, nhờ những cái bóng đó;
Đó là của chúng
ta, để mà gìn giữ
Chẳng ai là
nhà – đó là cả chúng ta
Cầu sao cho ngọn
lửa sáng ngời, bí ẩn cháy
Không ngừng,
trong lồng ngực của ta và của bạn
J.L.
Borges
Death will
come and will find a body
whose silent peace will reflect death's
approach
like any woman's face
(Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới
gần
như gương mặt của một người đàn bà nào đó).
[Ai cho phép
anh là thi sĩ?]
Mấy dòng thơ
trên, của Brodsky, là ở trong bài thơ Tĩnh
Vật, Nature Morte. Ông là nhà thơ Ky Tô. Joseph, ở đây, là tên
thánh, như Joseph
Huỳnh Văn, thí dụ.
Vậy mà 1 nhà
thơ Mít cho rằng, thơ của ông có tính tôn giáo, nhưng là nói chung
chung vậy
thôi, không
phải Ky Tô giáo!
Ở
ý này, tôi rất tâm đắc với những điều mà Giáo sư Sture Allen đã thay
mặt Viện
Hàn Lâm Thụy Điển đọc diễn từ Tuyên dương Joseph Brodsky, nhà thơ Nga
có quốc tịch
Mỹ, tại lễ trao giải Nobel văn chương năm 1987: “…Chiều kích tôn giáo
mà ta nhất
định có thể tìm thấy trong tác phẩm của ông (J. Brodsky) không gắn liền
với một
tín điều cụ thể nào…”
Võ Chân Cửu (1)
Nhưng
mấy dòng sau, trong cùng 1 bài thơ, mới lạ:
Mary
nói với Christ:
Mi
là con ta? - hay là Chúa Trời?
Mi
bị đóng đinh thập tự.
Đâu
là con đường trở về quê hương của ta?
Mary now
speaks to Christ:
"Are you my son-or God?
You are nailed to the cross
Where lies my homeward road?
Can I pass throught my gate
not having understood:
Are you dead ? - or alive?
Are you my son - or God?
Christ
bèn trả lời:
Chết
hay là sống,
Đàn
bà, thì đều như nhau –
Con,
hay Chúa, ta là thine
Christ
speaks to her in turn:
“Whether
dead or alive
woman,
it’s all the same –
son
or God, I am thine
Son of Man
and Son of God
Tuesday,
July 29, 2014 4:11 PM
Thưa ông Gấu,
Xin góp ý với
ông Gấu về một đoạn thơ đã post trên trang Tinvan.
Nguyên tác:
Christ
speaks to her in turn:
“Whether
dead or alive
woman, it’s
all the same –
son or God,
I am thine
Theo tôi, nên
dịch như sau:
Christ bèn
trả lời:
Chết hay là
sống,
Thưa bà, thì
đều như nhau –
Con, hay
Chúa, ta là của bà
Best
regards,
DHQ
Phúc đáp:
Đa
tạ. Đúng là Gấu dịch trật, mà đúng là 1 câu quá quan trọng.
Tks again.
Best Regards
NQT
Khuya nức nở
những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy
sớm tiễn người đi
Không hiểu
sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn
trong đầu
óc Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải
giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi?
Hay ngọn
gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những
chiếc
phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã
lên… Gió
đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...
Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ
viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những
bài thơ nửa
tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng
không
hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng
mình vào
tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá.
Phải
chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và
đáy thời
gian.
Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ,
xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc
và nghe
tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái
tên lạ, nửa
Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.
Blog NXP
Hai câu thơ
của Joseph Huỳnh Văn [nửa Ta nửa Tây], “Khuya nức nở…”, Gấu nhớ thơ
bạn,
rồi viết
ra, trong lần nghe tin bạn mất, (1) chắc là từ tiềm thức bật ra, chưa
từng đăng báo.
Thơ của Joseph
HV như Gấu nhớ được, cũng chưa từng đăng báo nào khác, ngoài tờ Tập San
Văn Chương,
do anh làm tổng thư ký.
Tất nhiên, có
thể là Gấu nhớ lộn, nhưng JHV "kỹ" lắm, ít khi đăng báo thơ của anh,
cho đến khi
làm tờ TSVC.
Nguyễn Đạt
chắc là rành hơn Gấu, về những kỷ niệm này.
Mấy câu thơ
sau đây, của TTT, cũng là do Gấu đọc ở trên tường, kế bàn viết của ông,
trong phòng
riêng của ông, một lần Gấu lén vô:
Khi anh đi,
anh đi vào sương đen
Sương rất độc
tẩm vào người nỗi chết.
Nhớ, bài thơ
dán trên tường, khi ông sắp sửa trình diện nhập ngũ.
NQT
(1)
Ai chỉ
định anh là thi sĩ?
Thứ
Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi
sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel
văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the Divine, New York, có lẽ đã
đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người bạn của
ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the achievements, ngôn ngữ -
the language - của người quá cố:
Death will come and will find a body
whose silent peace will reflect death's approach
like any woman's face
(Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của một người đàn bà nào đó).
Tuy
sống lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả
nửa thế kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của
chúng ta" có được sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm,
cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông
sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng
Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì
quê hương của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám chặt lấy anh cho tới
hơi thở chót.
-Bao
giờ ông về?.
-Có thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về.
Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó.
-Đừng nói bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông
trên đường phố... tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa
trắng, nếu ông muốn.
-Đó là điều khiến tôi không muốn về. Tôi đâu cần ai ở đó.
Theo
Tatyana Tolstaya, nhà văn nữ người Nga hiện đang giảng dạy môn văn
chương Nga và viết văn, creative writing, tại Skidmore College, thoạt
đầu, ông rất muốn về, ít nhất cũng như vậy. Ông đã từng nổi giận về
những lời trách cứ. "Họ không cho phép tôi về dự đám tang ông già. Bà
già chết không có tôi ở bên. Tôi hỏi xin nhưng họ từ chối". Cho dù vậy,
lý do, theo Tolstaya, là ông không thể về. Ông sợ quá khứ, kỷ niệm, hồi
nhớ, những ngôi mộ bị đào bới. Sợ sự yếu đuối của ông. Sợ hủy diệt
những gì ông đã làm được, với quá khứ của ông, trong thi ca của ông.
Ông sợ mất nó như Orpheus đã từng vĩnh viễn mất Eurydice, khi ngoái cổ
nhìn lại.
Mỗi
lần từ Nga trở về, hành trang của Tolstaya chật cứng những bản thảo của
những thi sĩ, văn sĩ trẻ. "Cũng không nặng gì lắm đâu. Xin trao tận tay
thi sĩ. Nói ông ta đọc. Tôi chỉ cần ông ta đọc". Ông đã đọc, đã nhớ và
đã nói, thơ của họ tốt... Và ca ngợi điều may mắn. Và những nhà thơ trẻ
của chúng ta đã hất hất cái đầu, ra vẻ: "Thực sự, chỉ có hai nhà thơ
thứ thiệt tại Nga, Brodsky và chính tôi". Ông tạo nên một cảm tưởng
giả, ông là một thứ ‘Bố già văn nghệ’. Nhưng chỉ một số ít ỏi thi sĩ
trẻ đã từng nghe ông rên rỉ: Sau cái thứ này, tôi biết anh ta vẫn tiếp
tục viết, nhưng làm sao anh ta tiếp tục sống!
Ông không tới với nước Nga, nhưng nước Nga đến với ông. Nhà thơ Nga kỳ
cục không muốn bám rễ vào đất Nga.
Kỳ cục thật, bởi vì đã từ lâu, thế hệ lạc loài được Hemingway mô tả
trong Mặt Trời Vẫn Mọc, The Sun Also Rises vẫn luôn luôn là một ám ảnh
đối với những kẻ bị bứng ra khỏi đất. Nếu không trở nên điên điên,
khùng khùng thì cũng bị thương tật, (bất lực như nhân vật chính trong
Mặt Trời Vẫn Mọc), bị bệnh kín (La Mort dans l'Âme: Chết trong Tâm
hồn), và chỉ là những kẻ thất bại. Đám Cộng sản trong nước chẳng vẫn
thường dè bỉu một nền văn chương hải ngoại?
Nhưng
Brodsky là một ngoại lệ. Nước Nga đã đến với ông. Thơ ông được xuất
bản, đăng tải trên hầu hết các báo chí tại Nga. Trong một cuộc thăm dò
dư luận tại đường phố Moscow: "Ông có mong ước, hy vọng gì liên quan
đến cuộc bầu cử?", một người thợ mộc đã trả lời: "Tôi chỉ mong sống một
cuộc đời riêng tư. Như Joseph Brodsky".
-Ai
chỉ định anh là thi sĩ?
Đám
Cộng sản Liên-xô đã từng hét vào mặt ông như vậy tại phiên tòa. Họ
chẳng thèm để ý đến những tài liệu, giấy tờ chứng minh từng đồng kopech
ông có được qua việc sáng tác, dịch thuật thi ca.
-Tôi nghĩ có lẽ ông Trời.
Được thôi. Và tù đầy, lưu vong.
Neither
country nor churchyard will I choose
I'll come to Vasilevsky Island to die
(Xứ sở làm chi, phần mộ làm gì
Ta sẽ tới đảo kia để chết)
In
the dark I won't find your deep blue facade
I'll fall on the asphalt between the crossed lines.
(Trong đêm tối thấy đâu, gương mặt em thăm thẳm xanh, xưa
Ta gục xuống nhựa đường đen, giữa những lằn đan chéo).
Những lằn đan chéo, the crossed lines, hay rõ hơn, bờ ranh Nga Mỹ phân
biệt số phận hai mặt của một kẻ ăn đậu ở nhờ.
-Này
thi sĩ, nếu ông muốn về không ngựa trắng mà cũng chẳng cần đám đông reo
hò, ngưỡng mộ, tại sao ông không về theo kiểu giấu mặt?
-Giấu mặt?
Đột nhiên thi sĩ hết tức giận, và cũng bỏ lối nói chuyện khôi hài. Ông
chăm chú nghe.
-Thì cứ dán lên một bộ râu, một hàng ria mép, đại khái như vậy. Cần
nhất, đừng nói cho bất cứ một người nào. Và rồi ông sẽ dạo chơi giữa
phố, giữa người, thảnh thơi và chẳng ai nhận ra ông. Nếu thích thú, ông
có thể gọi điện thoại cho một người bạn từ một trạm công cộng, như thể
ông từ Mỹ gọi về. Hoặc gõ cửa nhà bạn: "Tớ đây này, nhớ cậu quá!"
Giấu mặt, tuyệt vời thật!
****
Joseph
Huỳnh Văn là một thi sĩ. Chúng tôi quen nhau những ngày làm Tập san Văn
chương. Có Nguyễn Tử Lộc, đã chết vì bệnh tại Sài-gòn ít lâu sau 75.
Phạm Hoán, Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Đạt, Nguyễn Tường Giang... Huỳnh Văn
là Thư ký Tòa soạn. Không có Phạm Kiều Tùng, tập san không có một ấn
loát tuyệt hảo. Nguyễn Đông Ngạc khi còn sống vẫn tự hào về cuốn Những
Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (Hai Mươi Năm Văn Học Miền
Nam) do anh xuất bản, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán lo in ấn, trình bày.
Bạn lấy đầu một cây kim chấm một đầu trang. Dấu chấm đó sẽ xuyên suốt
mọi đầu trang thường của cuốn sách. Không có Nguyễn Tường Giang thì
không đào đâu ra tiền và mối thiện cảm, độc giả, thân hữu quảng cáo
dành cho tập san. Những bài khảo luận của Nguyễn Tử Lộc và sở học của
anh chiết ra từ những dòng thác ngầm của nhân loại - dòng văn chương
Anglo-Saxon - làm ngỡ ngàng đám chúng tôi, những đứa chỉ mê đọc sách
Tây, một căn bệnh ấu trĩ nhằm tỏ sự khó chịu vì sự có mặt của những
quân nhân Hoa-kỳ tại Miền Nam.
Huỳnh
Văn với lối nói mi mi tau tau là chất keo mà một người Thư ký Tòa soạn
cần để kết hợp anh em. Bây giờ nghĩ lại chính thơ anh mới là tinh thần
Tập San Văn Chương. Đó là nơi xuất hiện Cầm Dương Xanh , những bài thơ
đầu mà có lẽ cũng là cuối của anh. Bởi vì sau đó, anh không đăng thơ
nữa, tuy chắc chắn vẫn làm thơ, hoặc tìm thấy thơ trên những vân gỗ,
khi anh làm nghề thợ mộc, những ngày sau 75, thay cho nghề bán cháo
phổi, những ngày trước đó.
"Mỗi
thời đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và
cái chết." (Sartre, Situations). Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tha nhân là
những người ở bên kia bờ địa ngục, và chiến tranh chỉ là một cuộc rong
chơi. Nguyễn Đức Sơn tìm thấy Cửa Thiền ở một nơi khác, ở Đêm Nguyệt
Động chẳng hạn. Thanh Tâm Tuyền muốn trút cơn đau của thơ vào thiên
nhiên:
Mùa
này gió biển thổi điên lên lục địa...
Còn
Huỳnh Văn, có vẻ như anh chẳng màng chi đến cuộc chiến, hoặc cuộc chiến
tránh né anh. Tinh thần mắt bão của thiên nhiên thời tiết, hay tinh
thần mắt nghe, l'oeil qui écoute, của Maurice Blanchot?
Ôi
khúc Cầm Dương sầu quí phái
Đàn ai xanh ngát Trời Tây Phương.
Thơ
anh là một ngạc nhiên, hồi đó.
Và tôi vẫn còn ngạc nhiên, bây giờ, khi được tin anh mất. (2)
Khi
liên tưởng đến câu thơ của một người bạn:
Hồn Đông Phương thất lạc buồn Phương Tây
(thơ TKA)
Tôi
không biết có phải Trời Tây Phương của anh lấy từ ý thơ cổ:
Vọng Mỹ Nhân hề, thiên nhất phương
(Có
thể mượn ý niệm "con người hoàn toàn" (l'homme total), hay giấc đại
mộng của Marx, làm nhịp cầu liên tưởng, để thấy rằng những Mỹ Nhân,
Đấng Quân Vương, Thánh Chúa... trong thi ca Đông Phương không hẳn chỉ
là những giấc mộng điên cuồng của thi sĩ):
Vọng
Mỹ nhân hề, thiên nhất phương
Vọng Mỹ nhân hề, vị lai
Đọc
trong nước, có vẻ như Thơ đang trên đường đi tìm một Mỹ nhân cho cả
ngôn ngữ lẫn cuộc đời.
Và
Buồn Phương Tây, có thể từ ý thơ Quang Dũng:
Mắt
em dìu dịu buồn Tây Phương
(Tây Phương trong thơ Quang Dũng là Tây Phương Cực Lạc của một cõi Chùa
Thầy, Sơn Tây, và cũng còn là vẻ đẹp của các cô thiếu nữ vùng này).
Hay
Tây Phương là cõi lưu đầy của lũ chúng tôi mà Joseph Huỳnh Văn đã nhìn
thấy từ bao năm trước:
Khuya
nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.
-Tau
đây này. Nhớ mi quá!
Nguyễn
Quốc Trụ
(2) Joseph
Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995
tại Sài Gòn.
Kỷ niệm với
nhà thơ.
Hai bạn Nga
& Chất
Having
sampled two oceans as well as continents,
I
feel that I know what the globe itself must feel: there's no where to
go.
Elsewhere
is nothing more than a far-flung strew of
stars, burning away.
Đã
nếm trải hai đại dương cũng như hai lục địa
Tôi
cảm thấy rằng, tôi biết được, chính trái đất này phải cảm nhận như thế
nào:
Không
có nơi nào để mà thoát cả.
Bất
kỳ đâu đâu, có khác gì một chùm sao xa xăm tắt lịm dần.
Khi được hỏi
ông nghĩ gì về những năm tháng tù đầy, Brodsky nói cuối
cùng ông đã vui với nó. Ông vui với việc đi giầy ủng và làm việc trong
một nông trại tập thể, vui với chuyện đào xới. Biết rằng mọi người suốt
nước Nga hiện cũng đang đào xới "cứt đái", ông cảm thấy cái gọi là tình
tự dân tộc, tình máu mủ.
Brodsky
Thơ làm khi đi nuôi cá
Gánh
cỏ trên
vai thơ trong đầu
Trời chớm thu
hạ muờng tượng hồng au
Tung hê cỏ vụn
trên hồ vắng
Băm nát tình
si đều nhịp dao.
[Yên
Báy. Bắc
Việt]
Thanh Tâm Tuyền
Thu 2014
Comme la vie
est lente
Et comme
l'Espérance est violente (1)
How
violently flowers fade.
How awfully slow life is.
Lá thu
vàng
mới hung bạo làm sao
Đời lừng
khừng mới chán chường thế nào!
Robert
Melancon
French,
born 1947
AUGUST
I wander
beneath the serenity
of the moon
as it withdraws
its stars
from the night. A shadow
goes with me
in which I do not
know myself.
Only these trees
nearest to
me, the grass, the washed darkness
exist. A cry
of a night
jar, the murmur of leaves.
Summer
consents absently to the night.
BLIND
PAINTER [XI]
January can
give this grove
the
appearance of a colonnade.
The fall of
the leaves creates
a felicitous
labyrinth, an architecture
to which
only the light comes.
But you
should not linger
in this
metaphorical palace
old as
language. Here are trees
all waiting
to be named.
None looks
like any other.
They will
not consent to be reduced
To the mere
concept of a forest
THE LOVER
[IX]
As long as
the snow lights the winter
as long as
the day alternates
with the
night that pursues and flees it
as long as
the streets fill with sounds
and as long
as the Saint Lawrence flows between
its banks
without waiting for anything
with
Montreal passing upside down in
its mists I
will be yours.
But we will
pass like the snow
like the
light and the darkness
with this
city and its river
which will
flow long after us
as though we
had never been.
1990s
Translated
by
W.S. Merwin
Thơ
Mỗi Ngày
ODE WRITTEN
IN 1966
No one is
the homeland. Not even the rider
High in the
dawn in the empty square,
Who guides a
bronze steed through time,
Nor those
others who look out from marble,
Nor those
who squandered their martial ash
Over the
plains of America
Or left a
verse or an exploit
Or the
memory of a life fulfilled
In the
careful exercise of their duties.
No one is
the homeland. Nor are the symbols.
No one is
the homeland. Not even time
Laden with
battles, swords, exile after exile,
And with the
slow peopling of regions
Stretching
into the dawn and the sunset,
And with
faces growing older
In the
darkening mirrors,
And with
anonymous agonies endured
All night
until daybreak,
And with the
cobweb of rain
Over black
gardens.
The
homeland, friends, is a continuous act
As the world
is continuous. (If the Eternal
Spectator
were to cease for one instant
To dream us,
the white sudden lightning
Of his
oblivion would burn us up.)
No one is
the homeland, but we should all
Be worthy of
that ancient oath
Which those
gentlemen swore-
To be
something they didn't know, to be Argentines;
To be what
they would be by virtue
Of the oath
taken in that old house.
We are the
future of those men,
The
justification of those dead.
Our duty is
the glorious burden
Bequeathed
to our shadow by those shadows;
It is ours
to save.
No one is
the homeland-it is all of us.
May that
clear, mysterious fire burn
Without
ceasing, in my breast and yours.
J.L. Borges
[Translated
by W. S. Merwin]
Bài “Ode” viết
năm 1966
Chẳng ai là
quê hương, đất mẹ, quê cha.
Ngay cả cái
tên kỵ mã
Sừng sững trong
rạng đông, trong cái ô vuông trống rỗng
Kẻ dẫn dắt
con chiến mã đồng qua thời gian
Cũng không,
là những kẻ từ mớ cẩm thạch, hoa cương nhìn ra
Cũng không,
là những kẻ hoang phí tro than chiến trận của họ
Trên những cánh
đồng Mỹ Châu
Hay để lại một
câu thơ, hay một kỳ công
Hay hồi ức của
một đời được hoàn tất
Bằng 1 thực
thi kỹ lưỡng, những bổn phận của họ
Chẳng ai là
quê nhà. Những biểu tượng cũng không.
Không ai là
quê nhà. Ngay cả thời gian
Chất đầy những
trận đánh, gươm đao, lưu vong tiếp theo lưu vong,
Và với những
con người, trải dần qua những vùng, miền
Vươn tới rạng
đông, vươn vào hoàng hôn
Và với những
bộ mặt cằn cỗi dần, già dần
Trong những
tấm gương tối dần
Và với những
cơn hấp hối vô danh kéo dài
Và với lưới
mưa đan
Trên những
khu vườn đen
Quê nhà, bạn
ơi, là một hành động liên tục
Như thế giới
liên tục ( Giả như Tên Khán Giả Vĩnh Viễn ngưng 1 khoảnh khắc
Để mơ tưởng
chúng ta, thì cái tia sáng bất thình lình trắng
Của niềm lãng
quên của hắn ta, sẽ đốt cháy bùng chúng ta.)
Chẳng ai là
nhà, nhưng tất cả chúng ta sẽ thật xứng đáng với lời thề xa xưa
Mà những tên
phong lưu, tài tử phong nhã, đã từng thề -
Trở thành một
điều gì chúng không biết, Trở thành… Ác hen ti na.
THE ORTHODOX
LITURGY
Deep voices
beg insistently for mercy
and have no
self-defense
beyond their
own glorious singing-though no one
is here,
just a disc spinning
swiftly and
invisibly.
One soloist
recalls the voice
of Joseph
Brodsky reciting his poems
before
Americans, unconvinced
by any sort
of resurrection,
but glad
that somebody believed.
It's
enough-or so we think-
that someone
believes for us.
Low voices
still sing.
Have mercy
on us.
Have mercy
on me too,
unseen Lord.
Adam
Zagajewski: Eternal Enemy
Liturgy chính
thống giáo
Những giọng
sâu, không tự vệ, cầu nài khoan dung
Quá tiếng hát
chiến thắng của chính họ - Mặc dù,
Chẳng có ai ở đây
Chỉ là cái dĩa quay nhẹ
nhàng, vô hình.
Một giọng đơn,
làm nhớ giọng nhà thơ Joseph Brodsky
Đọc thơ của ông
Trước đám Mẽo,
đếch tin tưởng
Bất cứ thứ gì
được gọi là tái sinh
Nhưng hài lòng,
khi có một ai đó, tin.
Vậy là OK rồi
– thì chúng ta cứ nghĩ như thế cho tiện việc sổ sách
Rằng có kẻ nào
đó tin giùm cho chúng ta
Những giọng
thấp vưỡn hát
Hãy rủ lòng khoan
dung lên chúng tớ
Hãy rủ lòng khoan
dung
Lên cả Gấu Cà
Chớn nữa nhé,
Ui, những bạn
bè Ky Tô của Gấu!
Ui, Chúa Ky
Tô chẳng ai nhìn thấy!
IMPROVISATION
First you
take the world's whole weight on yourself
and make it
light, bearable.
Toss it on
your shoulders
like a
backpack and take to the road.
Best at
evening, in the spring, when
trees
breathe peacefully and the night promises
to be fine,
in the garden elm branches crackle.
The whole
weight? Blood and ugliness? Can't be done.
A taste of
bitterness always stays in the mouth
and the
contagious despair of the old woman
you saw
yesterday in the tram.
Why lie?
Rapture, after all,
lives only
in imagination and quickly vanishes.
Improvisation-always
just improvisation,
we know
nothing else, small or large-
in music,
when the jazz trumpet weeps gaily,
or when you
look at a white sheet of paper
or also when
you flee
from sorrow
and open a favorite book of poems,
the
telephone usually rings right then
and someone
asks, would you consider, sir or ma'am,
our latest
models? No, thank you.
Grayness and
monotony remain; mourning
that the
finest elegy can't heal.
Perhaps,
though, there are hidden things before us
and in them
sorrow blends with enthusiasm,
always,
daily, like the birth of dawn
on the
seashore, or no, hold on,
like the
happy laughter of the two little altar boys
in white
surplices, on the corner of Jan and Mark,
remember?
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Ứng Tác
Trước hết, bạn
để trọn sức nặng của thế giới lên chính bạn
Và làm cho nó
nhẹ, chịu đựng được
Quẳng nó lên
vai bạn
Như cái túi và
lên đường
Tốt nhất là
vào buổi chiều, mùa xuân, khi
Cây thở bình
an và đêm hứa hẹn rằng thì là
OK, có thể hơn
OK nữa đấy, ở ngoài vườn, cành lá lách tách, lách tách.
Trọn sức nặng?
Máu và sự xấu xí? Hơi bị khó đấy, không nổi đâu.
Một tí mùi vị
của cay đắng luôn đọng ở miệng
Và cái nỗi
chán ngán gây lây, làm nhiễm
Của bà
già bạn gặp hôm qua, trên xe điện
Tại sao
phải nói dối cơ chứ? Nỗi mê ly, sảng khoái, cái cực bảnh, nói cho cùng
Thì chuồn
nhanh lắm
Và luôn cư
ngụ ở miền tưởng tượng.
Ứng tác – Luôn
luôn chỉ là ứng tác
Chúng ta đâu
biết gì hơn, nhỏ hay lớn –
Trong âm nhạc,
khi cây kèn Jazz khóc vui,
Hay là khi bạn
nhìn tờ giấy trắng
Hay là khi bạn
bỏ chạy
Khỏi nỗi buồn
và mở ra 1 tập thơ
Điện thoại bèn
reo, đúng vào lúc đó
Và một người
nào đó nói, nè, có kiểu xịp mới tinh nè, có tính coi không?
Không, cám ơn
bà!
Xám xịt và
buồn tênh dài dài 1 điệu, cứ còn hoài,
Than thở rằng
Bi khúc bảnh
nhất thì cũng không thể nào chữa lành.
Có lẽ, tuy
nhiên có những điều ẩn giấu trước chúng ta
Và trong chúng,
nỗi buồn dính lẹo với hào hứng
Luôn luôn, hàng
ngày, như rạng đông nở ra
Ở bờ biển,
hay là, không, chờ chút, giữ máy
Như tiếng cười
hạnh phúc của hai chú bé giúp lễ
Trong áo tế
thụng, trắng, ở góc Jan và Mark,
Nhớ chứ?
22/01/2010
Tôi được đọc
bài thơ "Biển" của ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng
ông hình của "tôi" bên bờ biển, như một lời chào.
Trang Tin
Văn của ông thật bổ ích và thú vị. Chỉ có điều tôi không biết cái
index, map của
website Tin Văn như thế nào, vì trong "Nhật Ký" chỉ lưu từ 2003 đến
2007, mong ông chỉ cho. Tôi nhiều khi bị lạc vì các ngã ba ngã tư trong
bài,
nhưng lại bắt gặp thêm nhiều kỳ thú.
Chân thành cảm
ơn ông.
H/A
Mới
đó mà 4 niên rồi!
Take Care
Biển
Buổi
chiều
đứng
trên bãi Wasaga
Nhìn hồ
Georgian
Cứ
nghĩ thềm
bên kia là quê nhà.
Sóng
đẩy
biển
lên cao, khi xuống
kéo theo mặt
trời
Không gian bỗng
đỏ
rực
rồi
đêm tối
trùm lên tất
cả
Cát
ở
đây được
con người
chở
từ
đâu tới
Còn ta bị
quê hương
ruồng
bỏ
nên phải
đứng
ở
chốn
này
Số
phận
còn thua hạt
cát.
Hàng
cây trong công viên bên đường
nhớ
rừng
Cùng thi nhau vươn
cao như
muốn
trút hết
nỗi
buồn
lên trời
Chỉ
còn ta cô đơn
lẫn
vào đêm
Như
con hải
âu già
Giấu
chút tình sầu
Vào
lời
thì thầm
của
biển...
Thơ
Mỗi Ngày
ODE WRITTEN
IN 1966
No one is
the homeland. Not even the rider
High in the
dawn in the empty square,
Who guides a
bronze steed through time,
Nor those
others who look out from marble,
Nor those
who squandered their martial ash
Over the
plains of America
Or left a
verse or an exploit
Or the
memory of a life fulfilled
In the
careful exercise of their duties.
No one is
the homeland. Nor are the symbols.
No one is
the homeland. Not even time
Laden with
battles, swords, exile after exile,
And with the
slow peopling of regions
Stretching
into the dawn and the sunset,
And with
faces growing older
In the
darkening mirrors,
And with
anonymous agonies endured
All night
until daybreak,
And with the
cobweb of rain
Over black
gardens.
The
homeland, friends, is a continuous act
As the world
is continuous. (If the Eternal
Spectator
were to cease for one instant
To dream us,
the white sudden lightning
Of his
oblivion would burn us up.)
No one is
the homeland, but we should all
Be worthy of
that ancient oath
Which those
gentlemen swore-
To be
something they didn't know, to be Argentines;
To be what
they would be by virtue
Of the oath
taken in that old house.
We are the
future of those men,
The
justification of those dead.
Our duty is
the glorious burden
Bequeathed
to our shadow by those shadows;
It is ours
to save.
No one is
the homeland-it is all of us.
May that
clear, mysterious fire burn
Without
ceasing, in my breast and yours.
J.L. Borges
[Translated
by W. S. Merwin]
THE ORTHODOX
LITURGY
Deep voices
beg insistently for mercy
and have no
self-defense
beyond their
own glorious singing-though no one
is here,
just a disc spinning
swiftly and
invisibly.
One soloist
recalls the voice
of Joseph
Brodsky reciting his poems
before
Americans, unconvinced
by any sort
of resurrection,
but glad
that somebody believed.
It's
enough-or so we think-
that someone
believes for us.
Low voices
still sing.
Have mercy
on us.
Have mercy
on me too,
unseen Lord.
Adam
Zagajewski: Eternal Enemy
Note: Lâu lắm
mới vớ được 1 bài của Adam Zagajewski, hình như chưa dịch.
Tuyệt!
WAR
Old age in
the towns.
The heart
without an owner.
Love without
any object.
Grass, dust,
crow.
And the
young ones?
In the
coffins.
The tree
alone and dry.
Women like a
stick
of widowhood
across the bed.
Hatred there
is no cure for.
And the
young ones?
In the
coffins.
MIGUEL
HERNANDEZ
translated by Hardie St.
Martin
The Rag and Bone Shop of
the Heart:
A Poetry Anthology
Robert Bly,
James Hillman, and Michael Meade Editors
Chiến Tranh
Tuổi già
trong thành phố
Trái tim không
có chủ
Êu không đối
tượng
Cỏ, bụi, quạ
Thanh niên đâu
rồi?
Ở trong hòm
Cây trơ, khô
Đờn bà như cây
gậy
Của góa phụ,
bên kia giường
Thù hận làm
gì có thuốc trị
Thanh niên đâu?
Trong quan tài.
FAITH
The word Faith means when
someone sees
A dew-drop or a floating leaf, and knows
That they are, because they have to be.
And even if you dreamed, or closed your
eyes
And wished, the world would still be
what it was,
And the leaf would still be carried down
the river.
It means that when someone's
foot is
hurt
By a sharp rock, he also knows that
rocks
Are here so they can hurt our feet.
Look, see the long shadow cast by the
tree;
And flowers and people throw shadows on
the earth:
What has no shadow has no strength to
live.
CZESLAW MILOSZ
translated by Robert Hass
and Robert Pinsky with Renata Gorczynski
Niềm tin
Cái từ Niềm
Tin này thì có nghĩa
Khi kẻ nào đó
nhìn thấy một hạt sương rơi hay một cái lá bay la đà
Thì bèn phán
rằng, chúng thế đó, bởi là vì chúng phải như thế đó.
Và ngay cả nếu
bạn nằm mơ, hay nhắm mắt
Và ước muốn,
thế này, thế nọ, thì thế giới sẽ vưỡn cứ là thế giới
Và cái lá sẽ
trôi theo giòng nước, về nơi cuối trời!
Nó có nghĩa,
Khi chân bạn
bị đau,
Bởi một hòn đá,
Bạn biết liền
tù tì là hòn đá có đó là để chơi cho bạn 1 phát!
Coi kìa, cây đổ xuống thành cái bóng dài
Hoa & Em thả bóng xuống mặt đường
Cái gì không
có bóng thì đếch có sức lực để mà sống.
Gấu đọc bài thơ trên, thì bèn
nhớ ra bài
viết dưới đây:
Người Về
Câu thơ "Muời năm còn quen
ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ trong
nhóm
Nhân Văn, [không nhớ là
ai, NMG có nhắc tới trong một số
Văn
Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành
một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của
người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao.
FAITH
The word Faith means when
someone sees
A dew-drop or a floating leaf, and knows
That they are, because they have to be.
And even if you dreamed, or closed your
eyes
And wished, the world would still be
what it was,
And the leaf would still be carried down
the river.
It means that when someone's
foot is
hurt
By a sharp rock, he also knows that
rocks
Are here so they can hurt our feet.
Look, see the long shadow cast by the
tree;
And flowers and people throw shadows on
the earth:
What has no shadow has no strength to
live.
CZESLAW MILOSZ
translated by Robert Hass
and Robert Pinsky with Renata Gorczynski
Gấu đọc bài thơ trên, thì bèn
nhớ ra bài
viết dưới đây:
Người Về
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một
đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn
giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con
thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân
trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình,
một cái vỗ vai
Hoàng Hưng
Gấu nhớ, trong Gulag, có một đoạn Solz tả, về cái cảm giác giữa những
người đã
từng ở Gulag, và sau đó, được trả về đời. Họ nhận ra nhau ngay, giữa
phố đông
người. Chỉ ánh mắt gặp nhau, là biết liền đằng ấy và tớ đã từng ở trong
đó.
Gấu mê nhất, câu "Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui".
Nhưng cũng lạ nhất, tò mò nhất, là cái thời gian "một năm sau".
*
Bài thơ của Hoàng Hưng, như được biết, là một trong 100 bài thơ hay.
Không hiểu
thi sĩ có tiên tri ra được cái sự bí nhiệm của con số hay không, nhưng
có vẻ
như ông rất quan tâm đến nó, chỉ để "đếm" thời gian: vợ khóc 'một'
đêm. con lạ 'một' ngày. Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui, hai năm
sau còn
toát mồ hôi. Năm năm, muời năm... một hôm, một đêm...
Liệu tất cả những cân đo đong đếm đó, là để qui chiếu về câu: Nhất nhật
tại tù
thiên thu tại ngoại?
Câu này, lại trở thành một ẩn dụ, nếu so cảnh tại ngoại của ông, như
được miêu
tả trong bài thơ:
Có vẻ như cái cảnh trở về đời kia, vẫn chỉ là, tù trong tù.
Tuy nhiên, khi đọc như thế, có
vẻ như hạ thấp bài thơ.
Bài thơ Hoàng Hưng bảnh hơn
cách đọc đó nhiều. Có cái vẻ thanh thoát, vượt lên
trên tất cả của nhà thơ. Đây cũng là điều nhân loại tìm đọc Gulag của
Solz: Cái
thái độ đạo đức, nhân bản của tác phẩm và của tác giả, mới bảnh làm
sao. (1)
(1)
The book was also written as a
treatise on the subject of survival. The
tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One
Day in the
Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader).
Unlike another
genius writing in this genre, Varlam Shalamov (a kind of Russian
Primo
Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man
is
stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a
moral fable
of the condemned soul seeking, in the grueling experience
of prison
life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope. This was
another
reason why his writing was such a huge success in the West.
Giọng kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy
tìm mong
sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già".(1)
Nó đem đến hy vọng.
(1) Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ.
[Đa tạ. NQT]
The Solz.
Reader
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một
chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có
nhắc tới
trong một số Văn Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên
tường, thành
một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của
người đó
in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn thấy nó, để
mà hỏi
thử, thời gian, khi nào xoá mờ!
THE GUEST
Everything's
just as it was: fine hard snow
beats
against the dining room windows,
and I myself
have not changed:
even so, a
man came to call.
I asked him:
"What do you want?"
He said,
"To be with you in hell."
I laughed:
"It seems you see
plenty of
trouble ahead for us both."
But lifting
his dry hand
he lightly
touched the flowers.
"Tell
me how they kiss you,
tell me how
you kiss."
And his
half-closed eyes
remained on
my ring.
Not even the
smallest muscle moved
in his
serenely angry face.
Oh, I know
it fills him with joy-
this hard
and passionate certainty
that there
is nothing he needs,
and nothing
I can keep from him.
1 January
1914
ANNA
AKHMATOVA
translated by Jane Kenyan
and Vera
Dunham
Người khách
Mọi thứ vũ
như cẩn: Tuyết nặng đẹp
Đập lên cửa sổ
phòng ăn
Và tôi, chính
tôi, chẳng thay đổi
Ngay cả thế,
chàng tới
Tôi hỏi: Chàng
muốn gì?
Ta muốn cùng
với em, ở địa ngục
Tôi cười: Có
vẻ như chàng nhìn ra
Đầy tai ương
trước đôi ta
Nâng bàn tay
khô
Chàng chạm
nhẹ những bông hoa,
Hãy nói cho
ta biết, chúng hôn em như thế nào
Và như thế nào,
em hôn
Và mắt chàng,
nhắm một nửa
Đọng trên nhẫn
của tôi
Không một thớ
thịt, dù nhỏ nhặt đến cỡ nào, cử động
Trên khuôn mặt
thanh thoát giận dữ
Ôi chao tôi
biết, nó làm chàng tràn đầy niềm vui –
Điều chân xác
đam mê, gay gắt
Rằng, chẳng
có gì, chàng cần
Và, chẳng có
gì tôi giữ được cho riêng mình, đối với chàng.
An
ủi
Ví thử luân
hồi là có thật
Ta về soi lại vạn kiếp xưa
Xem thử kiếp nào ta gây tội
Mà đeo nhau mãi đến bây giờ
Biết đâu ta
từng là bọ ngựa
Cắn cổ người tình lúc giao hoan
Kiếp này tạ tội ngàn đêm lẻ
Trả từ ngọn
tóc đến bàn chân
Hay trước ta
là tù giữ ngục
Hành nhau đến ma dại thân tàn
Kiếp này tha mãi từng sợi cỏ
Tự kết cho
mình chiếc lồng son
Thản hoặc
trước ta là con nhện
Chiều chiều sau ngõ cứ giăng tơ
Kiếp này gom
hết bao mầu sắc
Dệt cho người hạnh phúc như mơ
Hoặc giả ta
là sam thuở trước
Thảo nào thấy trông trống trên lưng
Nhìn quanh cả biển người trùng điệp
Chỉ lụy một người, có lạ không
Thôi thế kiếp
này ta tu nhé
Không hờn, không oán, chỉ cười vui
Đừng trách,
đừng buồn, đừng kể lể
Mai sau làm
mây trắng ven trời
Đặng Lệ
Khánh
Nancy Jane
Grandma laughing
on her deathbed.
Eternity,
the quiet one, listening in.
Like moths
around an oil lamp we were.
Like rag
dolls tucked away in the attic.
In walked a
cat with a mouthful of feathers.
(How about
that?)
A dark
little country store full of gravediggers' children
buying
candy.
(That's how
we looked that night.)
The young
man pumping gas spoke of his friends: the clouds
It was such
a sad story, it made everyone laugh.
A bird
called out of a tree, but received no answer.
The beauty
of that last moment
Like a red
sail on the bay at sunset,
Or like a
wheel breaking off a car
And roaming
the world on its own.
Charles Simic
Nancy Jane
Người bà cười khằng khặc trên
giường chết
Vĩnh cửu, thứ trầm lặng, xin nhập vô, cùng lắng nghe
Lũ chúng ta
Như bướm đêm xúm quanh cây đèn dầu
Như búp bế rách bị thẩy vô
căn gác xép
Dạo với chú mèo mồm đầy lông
[Thế là thế lào?]
Tiệm nhỏ, miền quê, tối thui,
đầy đám con nít của những người đào
mồ
Mua kẹo
(Đêm đó, chúng ta giống như lũ con nít đó)
Chàng thanh niên cây xăng tán
gẫu với bạn: Những đám mây
Một câu chuyện buồn, như thế đó, và nó làm mọi người cười
Chim ới cây
Cây đếch trả lời
Cái đẹp của khoảnh khắc sau
cùng đó
Như cánh buồm đỏ ra khơi vào lúc mặt trời lặn
Hay như cái bánh xe vuột ra
khỏi cái xe
Và dong chơi thế giới, mình ên.
NHÀ THƠ
Không nên
trách các nhà thơ là ngây thơ. Không ngây thơ, khó có ai có thể làm thơ
vào thời
buổi bây giờ, khi mọi người, nói chung, đều rất ít ngây thơ. Chức năng
của thơ
là để cứu rỗi, phần nào, sự ngây thơ ấy. Để tâm hồn con người, có thêm
chút hoa
và chút hương, đẹp hơn. — with Tuan Nguyen
FB Thầy Kuốc
Cần phải phân biệt, theo GCC, giữa thơ
và sự ngây thơ. Gấu
nghi là Thầy Kuốc coi giống nhau. Và có thể cũng nghĩ như thế,
cho nên Mít rất ghét thứ thơ gọi là thơ trí tuệ. Ngây thơ mà… trí tuệ sao được, hà hà!
Đọc thêm bài viết của THQ, gửi Thầy
Kuốc thì rõ ra vấn đề, cả
hai ông đều chưa từng làm thơ. Viết về thơ, dịch về thơ, có thể, nhưng
chưa từng
làm thơ.
Bạn phải làm thơ, thì mới hiểu được chức năng của nó, không
phải để cứu
rỗi, dù phần nào, sự ngây thơ. Làm thơ theo GCC là để thoả mãn cơn thèm
làm thơ
đến phát…. khóc lên được, sự tình có lẽ
chỉ giản dị như thế!
Gấu xuống phố,
trả phim, ghé sạp báo Tẩy, hoá ra là ngày cuối, mai dẹp. Thế là bèn bị
mấy anh
phóng viên & bộ sậu, đi một đường phỏng vấn… bằng tiếng Tẩy, tất
nhiên, mi
có thèm, có nhớ tiếng Tây không, một khi sạp dẹp!
Buồn, làm
sao không. Bèn chơi hai tờ chót, và bèn ghé tiệm sách Hồng Mao, Indigo,
chơi thêm
hai cuốn thơ.
Về.
Đọc lại cái
status của Thầy Kuốc, thấy Thầy delete bài của THQ [Trương Hồng Quang,
một tay
hay viết cho talawas ngày nào] mất rùi!
Chán thế.
Cái sự thèm làm
thơ đến phát khóc, một nữ thi sĩ đã
diễn tả bằng những dòng, “trong túi luôn có 1 bài thơ đang làm dở”, và
nếu như
thế, là để giải đáp liền tức thời, hứng thơ bất thình lình vọt ra!
Trong bài tưởng
niệm Mai Thảo, TTT đã lấy ý câu của Holderlin, “Tại sao thi sĩ, trong
thời điêu
linh khốn khổ”, để vinh danh bạn mình, và mình nữa tất nhiên [trong thơ
tôi có
thơ anh], điều này cho thấy, đây là 1 đề tài lớn – “tôi
như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ” - không phải chuyện đùa.
Viết về thơ vào thời điểm này, là bắt buộc phải viện tới hai câu khủng
nhất về
nó. Một, "Tại sao thi sĩ trong thời khốn kiếp", của Holderlin, mà
Heidegger dùng làm tựa đề cho bài viết thần sầu của ông về thơ và về
Rilke, mà
ông coi là thi sĩ của Đêm Đen [Đêm Thiêng]. Và câu của Adorno, Làm thơ
sau Lò Thiêu
thì thật là Man Rợ.
Tin Văn sẽ đi bài này, để… ăn mừng SN của
GCC!
Hà, hà!
Trong Đất Trời Nhau....
Trong nhiều
năm anh viết văn, bằng lòng làm nhà văn, không làm thơ. Trên Sáng Tạo
chỉ một lần anh đăng hai bài thơ ngắn – Nghe Đất, Ý Thức – cũng ký tên
Nhị. Cả ba bài thơ của thời trẻ này được giữ lại trong tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền gồm
những bài thơ anh làm sau ngày anh bắt buộc phải lìa bỏ Sàigòn. Chẳng
rõ anh Khánh có tìm thấy những trang thảo để lại trên bàn viết của Anh
bài thơ nào sót không? Câu thơ trích làm nhan cho bài viết này lấy từ
một bài thơ anh gửi tôi khi tôi còn ở nhà sau chuyến đi Bắc.
Ở Người Việt rồi Sáng Tạo, anh viết truyện ngắn, tùy
bút, lý luận… Những bài tùy bút như Phương
Sao, Tiếng Còi Trên Sông Hồng đánh dấu một bước mới mẻ của câu
văn Việt. Tuy nhiên, đối với tôi, anh lúc nào cũng là một thi sĩ cho dù
anh không làm thơ.
Đầu năm 78,
ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi
viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như
người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ.
Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất
và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày
gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của
anh.
*
Như mọi thi
sĩ của một thời điêu đứng, anh chạy trốn thơ cho đến lúc không thể trốn
được nữa...
What are
poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
Bài
viết này, bạn NXH chọn đúng
ngày 22, Tháng Ba, 2010,
là ngày cách đây 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta,
để đăng
trên VOA, như là một tưởng nhớ của tất cả chúng ta,
trong lúc cùng tưởng nhớ sự
ra đi của nhà thơ Hữu Loan, ở trong nước.
*
Ngày 22
tháng 3 năm nay,
2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về
thơ của
ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải
được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra
thế giới
bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta
khó cảm
hay yêu thơ của ông.”
Và, nhận xét của D.M. Thomas,
trong cuốn tiểu sử nhà văn Solzhenitsyn, ["Alexander Solzhenitsyn: A
Century in his Life" By D. M. Thomas, St. Martin's Press], về sự ra đi
của
nhà thơ Pasternak, có thể áp dụng vào trường hợp nhà thơ Thanh Tâm
Tuyền, nếu
chúng ta nhớ lại, tình cảm sửng sốt, bàng hoàng của đồng bào hải ngoại,
khi
được tin ông mất:
“Nỗi đau của dân Nga khi nhà
thơ Pasternak qua đời vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô
Viết.”
The explosion of grief and
celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in
Soviet
history.
*
Nhân dịp tưởng nhớ nhà thơ
năm nay, chúng ta tìm hỏi ý nghĩa của sự chọn lựa, “Tôi là kẻ sống sót,
nhưng
tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn”, của ông, sau
khi ra
khỏi trại tù.
Liệu đây có nghĩa là, từ chối
viết? (1)
Như rất nhiều tác giả khác,
cũng như ông, thí dụ như một Melville, nhà văn nổi tiếng Mỹ, qua nhân
vật nổi
tiếng của ông, Bartleby, với câu nói nổi tiếng: I would prefer not to:
Tôi chọn
đừng.
Báo Văn
học Pháp, Le Magazine
Littéraire, số đặc biệt về Văn chương và những trại tù [La littérature
et les
camps], trong bài viết mở đầu, Thư gửi độc giả, Lettre aux lecteur,
dưới nhan
đề Hội chứng Bartleby, Jean-Louis Hue viết:
Nghĩ đến chuyện từ bỏ viết,
Melville tưởng tượng ra nhân vật Bartleby, thách đố câm lặng và hư vô,
đã chọn
lựa một giải pháp là tự nhốt mình trong văn phòng, vắng mặt trước những
kẻ
khác, và trước chính mình. “Tôi chọn lựa đừng” [I would prefer not to,
khi được
dịch sang tiếng Pháp, là, “Je préférais ne pas le faire”, và mới nhất,
“Je
préférais pas”].
Trong số những nhà văn “Tôi
chọn lựa đừng” này, có, kể sơ sơ, Rimbaud, Robert Walser, J.D.
Salinger… và nhà
thơ Celan, sống sót Lò Thiêu, sau tự sát.
Liệu thái độ “Tôi chọn lựa
đừng” này, là cũng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sau trại tù cải tạo?
(1)
Après ma libération, sur le
chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier
et
écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je
ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis
toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au
camp: «II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe,
comme si
rien n'était modifié.»
Et maintenant je me dis:
«Quand serai-je capable d'une telle chose?» Pour re-écrire.
THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et
le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại
tù
Propos recueillis et traduits
par Le Huu Khoa
Khi ra
khỏi trại tù, trên
đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ
lưu giữ
trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi
chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ,
khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy
ra,
chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi:
"Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?”
Thanh Tâm Tuyền
*
La poésie entre la guerre
et
le camp
Thơ giữa chiến tranh và
trại
tù
Văn chương và những trại tù
La litérature et les camps
Trại Cải Tạo vs Lò Thiêu
Hai cái tít nói lên tất cả!
[NQT]
*
Bài
viết thực ra, chỉ là một
cái dàn bài, bạn NXH cần bài gấp quá, cho đúng dịp tưởng nhớ ngày nhà
thơ từ giã
chúng ta; tuy nhiên “luận điểm” (1) của bài viết thì đã đưa ra
được rồi.
Rằng,
cái sự từ chối không làm
nhà văn nữa của TTT, nó liên can đến Lò Cải Tạo. Nó liên can đến câu
phán của
Adorno:
Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ
thì thật là dã man.
Nói một cách khác, sau 30 Tháng
Tư 1975, giả như còn văn học Mít, thì nó bắt buộc phải trả lời cho được
câu hỏi:
Tại sao Lò Cải Tạo?
(1)
Phạm
Gia Thanh (Việt Nam)
Ở bài này ông Nguyễn Quốc Trụ
chỉ góp nhặt linh tinh rồi chép lại chứ không có một luận điểm gì cả.
Dàn bài
cũng tùy tiện. Tôi không hiểu tại sao nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng lại
chọn đăng
và VOA lại đồng ý cho đăng. Nản quá ạ.
Độc giả VOA
Cám ơn
đã góp ý.
Bài này tôi định viết ngay sau khi nhà thơ TTT mất, nhưng ngại, sẽ có
người cho
rằng dựa hơi cái chết của nhà thơ đế đánh bóng mình.
Bây giờ, 5 năm qua đi,
viết, thoải mái hơn.
NQT
On Poetry
Thơ
Mỗi Ngày
Strange
Feast
It makes my
heart glad to hear one of these
Chirpy
little birds just back from Mexico-
Or wherever
it is they spend their winters-
Come and sit
in a tree outside my window.
I want to
stay in bed all morning
Listening to
the returning ones greet the friends
They left
behind, since in their rapture
At being
together, I find my own joy.
As if a
festive table was being set in the garden
By two
composed and somber women
Clad in
dresses too light for this time of year,
Mindful
every glass and fork is in its proper place,
Leaving me
uncertain whether to close my eyes,
Or to hurry
in shorts over the old snow
And make
sure the dishes they've laid out
Are truly
there to be savored by one like me.
Tiệc lạ
Nó làm tim Gấu
vui
Khi nghe một
trong những chú chim nhỏ chip chip, khi vừa từ Mexico -
Hay là từ chốn viễn du
nào đó,
Nơi chúng trải
qua mùa đông –
Trở về và đậu
trên 1 cái cây ở bên ngoài cửa sổ
Sáng nay Gấu
muốn ngủ nướng, nằm ì trên giường
Nghe lũ chim
ríu rít
Những con mới
trở về hàn huyên với đám chim ở lại
Gấu bèn tìm
thấy nguồn vui của riêng mình
Như thể bàn
tiệc được đặt để ở ngoài vườn
Bởi hai người
đàn bà, điềm tĩnh và buồn rười rượi
Ăn mặc hơi bị
nhẹ quá, vào cái thời gian này của năm
Săm soi từng
cái ly, muỗng, nĩa, ở vào đúng chỗ của chúng, trên bàn tiệc
Ba thứ lẩm cẩm
như thế đó khiến Gấu
Không biết nên
Nhắm mắt lại
Hay là, mặc
xà lỏn chạy băng qua tuyết cũ (1)
Chắc,
một điều,
Những dĩa ăn được bầy ra đấy,
Là thực sự dành cho
Một tên như Gấu thưởng thức.
(1) Tuyết
cũ: Neige d'antan?
K diễn
tả khúc trên, qua thơ xuôi, thật tuyệt, và
làm bật ra cái ý “tuyết xưa”:
Thời gian trong bài thơ này rõ ràng là vào đầu
xuân, khi đàn chim di trốn mùa đông, trở về ríu rít gọi bạn, trời còn
lạnh,
nhưng tuyết đã không còn mới.
Còn làm rõ ra cái hình ảnh "mặc nhẹ", ở khúc sau.
Tks. Many Tks
NQT
Thơ
Mỗi Ngày
Ventriloquist
Convention
For those
troubled in mind
Afraid to
remain alone
With their
own thoughts,
Who quiz
every sound
The night
makes around them,
A discreet
tap on the door,
A whispered
invitation
To where
they have all gathered
In a room
down the hall
Ready to
entertain you
In a voice
of your parents,
The pretty
girl you knew once,
One or two
dead friends
All pressing
close to you
As if
wishing to share a secret,
The one with
slick black hair
Leaning into
your face,
Eyes popping
out of his head,
His mouth
hanging down
Like a
butcher's bloody scale.
Charles
Simic: New Poems
Đại Hội Nói
Bằng Bụng
Dành cho những
kẻ cái đầu loạng quạng
Sợ chẳng có
ai ở kế bên
Ngoài mớ ý
nghĩ của riêng họ
Những kẻ chỉ
nội nghe bất cứ một tiếng động trong đêm
Là đã vãi linh
hồn
Một tiếng gõ
kín đáo ở cửa
Một lời mời
thì thầm
Tới một nơi
tất cả bọn tụ tập
Một căn phòng
ở cuối hành lang
Sẵn sàng giải
trí bạn
Trong giọng ông
via bà via bạn
Một cô gái
xinh đẹp có lần bạn quen,
Một hay hai người
bạn đã ngỏm
Tất cả áp sát bạn
Như thể muốn
san sẻ một bí mật
Một kẻ, tóc đen,
bóng mượt
Ghé vô tận mặt
anh
Hai con mắt
như muốn bật ra khỏi hai cái lỗ
Miệng trễ xuống
Như cái dĩa
cân máu me của tên đồ tể.
Lingering Ghosts
Give me a long dark night
and no sleep,
And I'll visit every place I have ever lived,
Starting with the house where I was born.
I'll sit in my parents' dimmed bedroom
Straining to hear the tick of their clock.
I'll roam the old
neighborhood hunting for friends,
Enter junk-filled backyards where trees
Look like war cripples on crutches,
Stop by a tree stump where Grandma
Made roosters and hens walk around headless.
A black cat will slip out
of the shadows
And rub herself against my leg
To let me know she'll be my guide tonight
On this street with its missing buildings,
Missing faces and few lingering ghosts.
Charles Simic: New
Poems
Những hồn ma dai dẳng.
Cho tớ 1 đêm đen dài và
đếch làm sao ngủ được
Và tớ sẽ về thăm mọi chỗ tớ đã từng sống
Bắt đầu bằng ngôi nhà tớ sinh ra
Tớ sẽ ngồi trong căn phòng lù mù của ông bà già
Cố nghe cho được tiếng tích tắc của cái đồng hồ ngày nào của họ
Tớ sẽ đảo qua đảo lại khu
lối xóm
Săn tìm lũ bạn cũ
Đi vô những sân sau tạp nhạp
Cây, như những thương binh què quặt
Đi ngang một gốc cây
Nơi Bà tớ thường dẫn đàn gà,
Không đầu đi dạo
Một con mèo đen từ trong
những bóng đêm vọt ra
Cọ cọ vào chân tớ
Như muốn nói, ta sẽ là kẻ dẫn đường cho mi
Về thăm lại quê hương cũ đêm nay
Trên con phố với những tòa
nhà thèm nhớ,
Những khuôn mặt thèm nhớ
Và những hồn ma dai dẳng.
*
….. Nói đến
thơ, có nhiều bài anh dịch đang hay, tự nhiên chêm thêm vài chữ hoặc
một câu
THNM, làm người đọc là K đây đang bay bon bon bỗng nhiên bị hẫng . Ví
dụ :
Lửa
Có lẽ tôi là
1 con người bình thường, trung lưu,
Tin vào quyền
cá nhân của con người,
Cái từ “tự
do” thì đơn giản đối với tôi,
Nó không có
nghĩa tự do của giai cấp đặc biệt nào đó.
Ngây thơ về
mặt chính trị, với chút học vấn tàm tạm
(những khoảnh
khắc ngắn ngủi của một cái nhìn sáng suốt là thức ăn chính của nó),
Tôi nhớ lại
ngọn lửa hung bạo, cháy bừng bừng trên môi đám đông, đốt sách chất
thành đống,
Truy sát tới
tận da thành phố, tôi vốn đã từng hát những bài ca vào thời kỳ
này, Và biết
được, lớn lao làm sao, vĩ đại như thế nào được chạy cùng những người
khác;
Sau đó, với
vị tro than trong miệng tôi nghe ra giọng tiếu lâm, báng nhạo của lời
nói dối,
Và bài đồng
ca cả nước than khóc, cái gì gì nối vòng tay nhớn
Và khi tôi sờ
vô đầu của mình, tôi cảm cái đau của cả xứ sở tôi,
Cái mép bờ
huỷ diệt của nó.
Tks
Khúc chót,
quả là THNM!
Đang dịch
ngon trớn, bỗng nhớ bữa 30 tháng Tư, nghe “Nối Vòng Tay Lớn” trên Đài
Phát
Thanh Sài Gòn....
Long Time No
Mail from both of U
Take Care
NQT
Thơ
Mỗi Ngày
Fire
Probably I
am an ordinary middle-class
believer in
individual rights, the word
"freedom"
is simple to me, it doesn't mean
the freedom
of any class in particular.
Politically
naive, with an average
education
(brief moments of clear vision
are its main
nourishment), I remember
the blazing
appeal of that fire which parches
the lips of
the thirsty crowd and burns
books and
chars the skin of cities. I used to sing
those songs
and I know how great it is
to run with
others; later, by myself,
with the
taste of ashes in my mouth, I heard
the lie's
ironic voice and the choir screaming
and when I
touched my head I could feel
the arched
skull of my country, its hard edge.
Adam Zagajewski
Translated
by Renata Gorczynski
Adam
Zagajewski was born in Lvov, Poland, in 1945; as an infant he was
relocated with
his family to western Poland. He lived in Berlin for a couple of years,
moved
to France in 1982, and has taught at universities in the United States,
including the University of Houston and the University of Chicago.
Zagajewski
writes in Polish; many of his books of poetry and essays have been
translated
into English.
Zagajewski
was considered one of the "Generation of '68" or "New Wave"
writers in Poland; his early work was protest poetry, though he has
moved away
from that emphasis in his later work. The reviewer Joachim T. Baer
noted in World
Literature Today that Zagajewski's themes "are the night, dreams,
history
and time, infinity and eternity, silence and death." The titles of his
collections of poetry suggest some of these concerns: Tremor (1985),
Mysticism for
Beginners (1997), and World Without End: New and Selected Poems (2002).
Writing of
Zagajewski's 1991 collection of poems, Canvas, poet and reviewer Robert
Pinsky
commented that the poems are "about the presence of the past in
ordinary
life: history not as chronicle of the dead, or an anima to be
illuminated by
some doctrine, but as an immense, sometimes subtle force inhering in
what
people see and feel every day-and in the ways we see and feel."
AZ sinh tại
Lvov, Ba Lan, năm 1945; khi còn còn nhỏ đã cùng gia đình dời tới vùng
Ba Lan phía
Tây. Sống tại Bá Linh vài năm, dời qua Pháp, năm 1982, và dạy tại Đại
học Mẽo.
Viết bằng tiếng Ba Lan, nhiều sách của ông được dịch qua tiếng Anh.
Được coi thuộc
“Thế hệ 68” hay “Làn Sóng Mới”, thơ đầu
tay của ông được coi là thơ phản đối, tuy nhiên, sau đó né cái tên có
tính cường
điệu này. Tay điểm sách Joachim T. Baer, trong World Literature Today,
nhận xét,
đề tài của Az là “đêm, mơ, lịch sử, thời gian, vô cùng và vĩnh viễn, im
lặng và
cái chết”. Tên 1 số tác phẩm của ông cũng gợi ra những đề tài này.
Nhà thơ Robert
Pinsky phán, những bài thơ của ông là về “sự có mặt của quá khứ trong
ngày thường,
đời thường: lịch sử không như là ký sự của những người chết… nhưng là 1
sức mạnh
bao la, đôi khi tế vi, gắn vào cái mà chúng nhìn và cảm mỗi ngày – và
trong những
đường hướng chúng ta nhìn và cảm.”
Lửa
Có lẽ tôi là
1 con người bình thường, trung lưu,
Tin vào quyền cá nhân của con người,
Cái từ
“tự do” thì đơn giản đối với tôi,
Nó không có nghĩa tự do của giai cấp đặc biệt
nào đó.
Ngây thơ về
mặt chính trị, với chút học vấn tàm tạm
(những khoảnh khắc ngắn ngủi của một cái
nhìn sáng suốt là thức ăn chính của nó),
Tôi nhớ lại
ngọn lửa hung bạo, cháy bừng bừng trên môi đám
đông, đốt sách chất thành đống,
Truy sát tới tận da thành phố,
tôi vốn đã từng hát những bài ca vào thời kỳ này,
Và biết được, lớn lao làm
sao, vĩ đại như thế nào được chạy cùng những người khác;
Sau đó, với vị tro
than trong miệng tôi nghe ra giọng tiếu lâm, báng nhạo của lời nói dối,
Và bài
đồng ca cả nước than khóc, cái gì gì nối vòng tay nhớn
Và khi tôi sờ vô đầu của
mình, tôi cảm cái đau của
cả xứ sở tôi,
Cái mép bờ huỷ diệt của nó.
Writing in
Polish
Viết bằng tiếng Ba Lan
People
sometimes ask me: "Why don't you write in English?" Or - if I'm in
France- why not in French? They clearly assume that I'd benefit, that
I'd do
better using some universal language instead of my provincial Polish.
And I
agree in principle; it would certainly be easier to write in some more
important
language (if I could pull it off!). It reminds me of a story about
George
Bernard Shaw, who supposedly confessed in a letter to Henryk
Sienkiewicz that
he couldn't understand why the Poles didn't simply switch to Russian.
The Irish
had, after all, mastered English and were managing beautifully! Really.
Writing
in Polish-in the nineteenth century, after the partitions-was an act of
patriotism. The Polish language was in grave danger, especially in the
Russian
sector. Today it's no longer a question. Even if he remembers his
city's
past-and such remembrance is in fashion these days-a young poet born in
Gdansk
won't hesitate in choosing which language to use. He only knows one,
after all.
Only someone like myself, who's lived abroad for years, meets up with
the-naive?-question of picking his language.....
Two Cities AZ
Vài thằng
ngu hỏi Gấu, tại làm sao mi không viết “luận văn” bằng tiếng Anh?
Thi lấy cái
bằng tiến sĩ của tụi mũi lõ?
Mi không biết
tiếng Anh, thì muớn 1 thằng, rồi ký tên, là của mi?
Hà, hà!
Ui chao, 1 câu tiếng Anh đếch dịch được, bèn phịa ra nó, vậy mà có tác
phẩm triết học viết bằng tiếng Hồng Mao!
Simic's Poems 2
The Future
It must have
a reason for concealing
Its many
surprises from us,
And that
reason must have something to do
With either
compassion or malice.
I know that
most of us fear it,
And that
surely is the explanation
We've never
been properly introduced,
Though we
are neighbors
Who run into
each other often
By accident
and then stand there
Speechless
and embarrassed,
Before
pretending to be distracted
By some
children walking to school,
A pigeon
pecking at a pizza crust
Next to a
hearse filled with flowers
Parked in
front of a small, gray church.
Charles
Simic: New Poems [in New and Selected
Poems]
Tương lai
Hẳn phải có
lý do giấu chúng ta nhiều ngạc nhiên của nó
Và lý do này
phải mắc mớ tới
Hoặc, cảm thông
[giao lưu, hòa giải, quên hết hận thù… ]
Hoặc, láu cá
chó
Gấu biết hầu
như hết đám Mít chúng ta sợ nó
Và rõ ràng đây
là lời giải thích, rằng,
Chúng ta chưa
từng được giới thiệu cho ra hồn mí nhau
Dù là hàng xóm
lá tỏi
Ra vào, tối
lửa tắt đèn, đụng nhau
Tình cờ, như
lúc này
Thế là bèn ná
thở, câm như thóc, quê ơi là quê
Trước khi giả
đò lơ đãng nhìn
Mấy đứa học
trò đi bộ tới trường
Hay con
bồ câu
túc túc mẩu bánh mì
Kế bên
cái
xe nhà đòn chất hoa, cườm
Đằng
trước
ngôi nhà thờ nhỏ, màu xám
For the Very
Soul of Me
At the close
of a sweltering night,
I found him
at the entrance
Of a bank
building made of blue glass,
Crumpled on
his side, naked,
Shielding
his crotch with both hands,
The missing
one, missed by no one,
As all the
truly destitute are,
His rags
rolled up into a pillow,
His mouth
open as if he were dead,
Or recalling
some debauchery.
Insomnia and
the heat drove me out early,
Made me turn
down one street
Instead of
another and saw him
Stretched
there, crusted with dirt,
His feet
bruised and swollen.
The lone
yellow cab idled at the light
With windows
down, the sleepy driver
Threw him a
glance, shook his head
And drove
down the deserted avenue
The rising
sun had made beautiful.
Charles
Simic [from Night Pinic]
Cho
linh hồn rất linh hồn của GCC
Vào một đêm
ngột ngạt, cận sáng
Gấu kiếm thấy
nó ở lối vô
Một tòa nhà
ngân hàng làm bằng kiếng màu xanh
Méo mó, trần
truồng
Hai tay che
cái chạc
Kẻ thiếu nhớ
chẳng ai thèm thiếu nhớ
Như mọi điều
đáng thiếu nhớ
Mớ rẻ rách
quần áo, xoắn lại làm cái gối
Miệng toác
hoác như chết rồi
Hay nhớ lại
một sa đọa, trụy lạc nào đó
Mất ngủ và cái
nóng khiến Gấu mò ra đường sớm
Thay vì chọn
con phố này, thì con phố kia
Và thế là, Gấu
nhìn thấy nó, cái rất linh hồn tội nghiệp của Gấu Cà Chớn
Nằm 1 đống, bụi
đường nghẹt họng
Chân thâm tím,
sưng phồng
Cái tắc xi màu
vàng, đơn độc, ngồi rồi, dưới ánh đèn
Cửa kính kéo
xuống, anh tài xế buồn ngủ
Ném 1 cái nhìn,
lắc 1 cái đầu
Rồi chạy xuống
con phố hoang
Mặt trời lên,
con phố mới đẹp làm sao.
Thơ
Mỗi Ngày
Pedro
Salinas
Spanish
1892-1951
THE DEAD
The first
thing I forgot was your voice.
Now if you
were to
speak here
at my side
I would ask,
"Who is that?"
After that I
forgot your footstep.
If a shadow
were to gutter
in the wind
of flesh
I would not
be sure it was you.
One by one
all your leaves fell
before a
winter: the smile,
the glance,
the color of your clothes, the size
of your
shoes.
Even then
your leaves went on falling:
your flesh
fell from you, your body.
I was left
with your name, seven letters of you.
And you
living,
desperately
dying
in them,
body and soul.
Your
skeleton, its shape,
your voice,
your laugh, seven letters, those letters.
And
repeating them was your only life, your body.
I forgot
your name.
The seven
letters move about, unconnected,
unknown to
each other.
They form
advertisements in streetcars; letters
burn at
night in colors,
they travel
in envelopes shaping
other names.
There,
everywhere, you go too,
all in
pieces by now, dismantled, impossible.
There goes
your name everywhere, which was you,
risen
toward
various stupid heavens
in an
abstract alphabetical glory.
1966
W.S. Merwin
[translated]
Những người
đã chết
Anh quên đầu
tiên, là giọng nói
Và giả như bi giờ, em có thì thầm bên tai
Thì anh cũng
bèn hỏi, giọng ai đấy?
Liền sau đó,
là bước chân của em
Nếu có cái bóng nào
Rung rinh trong gió, vương mùi thịt ấm ngày
nào
[Cái gì gì bàn chân em rất nhẹ, tựa hồn những
năm xưa]
Anh cũng đếch tin là, tiếng chân em!
Từng chiếc
lá [lá tre, lá cỏ, lá khô vì đợi chờ… ]
Tất cả những
chiếc lá của em rớt xuống
Trước mùa đông: nụ cười,
Cú liếc, màu quần, màu áo,
Khổ giầy em mang.
Ngay cả
khi đó, lá của em
vưỡn
tiếp tục rớt lả tả:
Thịt, thơm
như múi mít, rớt ra khỏi em, cơ thể của em
Em chỉ còn lại
ở nơi em một cái tên với bảy con chữ
Và em, sống,
Tuyệt vọng
chết
Trong chúng,
cơ thể và linh hồn
Bộ xương của
em, cái bộ vó của nó
Giọng nói của
em, cái cười của em, bẩy con chữ, những con chữ này.
Và lập lại
chúng, là cuộc đời độc nhất của em, cơ thể của em.
Anh quên tên
của em
Mấy con chữ đi
lòng vòng, không dính vào nhau, không quen biết nhau
Chúng tạo thành
biển quảng cáo ở xe điện; những con chữ màu sắc cháy sáng ban đêm.
Chúng du lịch
trong những chiếc phong bì tạo thành những cái tên khác
Chúng ở khắp
nơi, em cũng thế,
Tất cả biến thành những mảnh, mẩu, rã rời, bất khả.
Tên của em
như thế là ở mọi nơi
Nó là em
Vươn cao mãi
lên, tới những thiên đàng ngu si này nọ,
Trong cái vinh quang abc trừu tượng.
Solitude in
Hotels
Where you
went to hide from everyone
In a city
people visit for other reasons,
In a room
with a Don't Disturb sign
Left on the
door day and night,
While you
sat around in your underwear
Staring at
the dead TV screen for hours,
Waiting for
after midnight to sneak
Past the
desk clerk in the lobby and visit
Some ill-lit
dive in the neighborhood
For a beer
or two and a bite to eat
Then a walk
along dark, deserted streets
In no hurry
and no direction in mind,
Slipping
back into bed toward daybreak
To lie awake
listening to the rain,
While the
leaves outside the window
Turn the
color of fire, the one you read
Was started
by some boy in church
To impress
his pale and silent girlfriend.
Charles
Simic: New Poems [in New and Selected Poems]
Cô đơn ở Khách
sạn
Nơi bạn tới
để trốn mọi người
Trong một thành
phố người ta thăm viếng vì những lý do khác
Trong 1 căn
phòng với tấm biển nhỏ, “Đừng quấy rầy”
Ở cửa phòng,
ngày và đêm,
Trong lúc bạn
mặc quần xà lỏn
Ngồi coi TV
Màn hình chết
Hàng giờ đồng
hồ
Đợi quá nửa đêm,
bèn bò ra
Qua tên ngồi
ở cái bàn ở hành lang
Thăm một nơi
chốn tối đèn ở lối xóm
Để chơi một,
hay hai chai bia, và đợp một cái gì đó
Rồi lang
thang trên những con phố âm u, hoang phế
Chẳng có tí
hối hả, hay phương này hướng nọ
Trở lại cái
giường vào lúc gần sáng
Nằm, mắt
thô
lố, nghe mưa rơi
Trong lúc
những
chiếc lá bên ngoài cửa sổ
Đổi thành
màu
lửa, thứ anh đọc
Do một
cậu ở
nhà thờ châm lên
Để gây ấn
tượng
nơi cô bạn gái,
Mặt mày
lợt
lạt, câm như hến.
Roque Dalton
Spanish
1935-1975
THE
CONCEITED
I'd be
wonderful at being dead.
Then my
vices would shine like ancient jewels
with those
delicious colors of poison.
There'd be
flowers of every scent on my tomb
and the
adolescents would imitate my expressions of joy,
my occult
words of anguish.
Maybe
somebody'd say I was loyal and good.
But you'd be
the only one who'd remember
the way I
looked into eyes.
1971
W.S Merwin
[translated]
Gấu Cà Chớn,
Tên Phách Lối
Gấu sẽ tuyệt
vời, vào lúc ngỏm
Vào lúc đó,
bao nhiêu cái xấu, cái cà chớn, cái phách lối.... của Gấu sẽ biến
thành… Đỉnh Cao Thời
Đại,
The Zenith, hay cái con mẹ gì gì đó
Giống nữ
trang xưa, quí
Với những màu
sắc tuyệt vời của thuốc độc
Sẽ có hoa với
mọi mùi vị, hương thơm… ở mồ Gấu
Và đám trẻ,
hậu huệ, đệ tử, cái con mẹ gì đó, của Gấu
Sẽ bắt chước
biểu hiện vui mừng của Gấu, cái gì gì, cười như…. Phật,
Hay như thằng ngố, thằng cù lần!
Hay những từ
ngữ thần bí của nỗi đau thương, cũng của Gấu
Có thể có một nguời nào
đó,
nói, thằng khốn đó “nhân hậu và cảm động”!
Nhưng chính
kẻ nói như thế, sẽ nhớ hoài, cách mà Gấu nhìn vô mắt,
Lần gặp độc nhất,
ở Tiểu
Sài Gòn!
Ấy là bởi vì sau đó, Gấu
tính đi xa thật!
Hà, hà!
16.8.2009
SN/GCC
AMERICAN
POETRY
Whatever it
is, it must have
A stomach
that can digest
Rubber,
coal, uranium, moons, poems.
Like the
shark, it contains a shoe.
It must swim
for miles through the desert
Uttering
cries that are almost human.
LOUIS
SIMPSON
Thơ
Mẽo
Là cái gì thì cũng được, nhưng
phải có dạ dày thật là bảnh
Tiêu hóa nổi, nào… áo mưa,
nào than, nào uranium, nào mặt trăng, nào những bài thơ
Như cá mập, nó có một chiếc giầy
Phải bơi hàng ngàn dặm qua sa mạc
Hú lên như - hầu như- tiếng người
Charles Simic: 3 Poems
October 28, 2013 at 7:37am
If only I had a dog, these
crows congregating
In my yard would not hear the end of it.
If only the mailman would stop by my mailbox,
I'd stand in the road reading a letter
So all you who went by could envy me.
If only I had a car that ran well,
I'd drive out to the beach one winter day
And sit watching the waves
Trying to hurt the big rocks
Then scatter like mice after each try.
If only I had a woman to cook for me
Some hot soup on cold nights
And maybe bake a chocolate cake
A slice of which we'd take to our bed
And share after we've done loving.
If only these eyes of mine would see better,
I could read about birds migrating,
The vast oceans and deserts they cross
And their need to return to this shithole
After visiting many warm and exotic countries.
Bầy Chim Bỏ Xứ
Chỉ cần một chú chó
là đám quạ ở sân nhà tớ
sẽ hiểu liền tù tì,
tận thế là đây có nghĩa là gì!
Chỉ một ông đưa thư ngưng lại ở cái hộp thư của tớ
Là tớ sẽ đứng ngay giữa đường đọc thư
Và các bồ đi ngang thì sẽ khóc thét lên
vì ghen tức và thèm được như là Gấu.
Giả như là tớ có một cái xế thật bảnh, chạy thật ngon lành, nhỉ.
Tớ sẽ chạy ra bờ biển vào một ngày đông
Ngồi nhìn sóng
Cố đụng mấy cục đá lớn
Và sau đó, chạy tứ lung tung như lũ chuột, sau mỗi cú thử.
Giả như tớ có một bà đầu bếp,
Nấu cho tớ tô cháo nóng vào những đêm lạnh lẽo
Hay nướng bánh xô cô la
Và một miếng bánh như thế, bà mang vô giường
Chia với Gấu, sau khi iêu Gấu.
Giả như cặp mắt già của Gấu sáng ra lại một chút
Gấu sẽ đọc về những con chim di cư
Những biển rộng những sa mạc mà chúng vượt qua
Và cái sự chúng cần trở về cái hố kít này
Sau khi viếng thăm cả đống những xứ sở ấm áp, ướt át.
Eternities
A child lifted in his
mother's arms to see a parade
And that old man throwing breadcrumbs
To the pigeons crowding around him in the park,
Could they be the same person?
The blind woman who may know the answer recalls
Seeing a ship as big as a city block
All lit up in the night sail past their kitchen window
On its way to the dark and stormy Atlantic.
Vĩnh cửu
Ðứa trẻ được mẹ nhấc bổng để
nhìn cuộc diễn hành
Và ông già ném những mẩu bánh cho đàn bồ câu bâu quanh ông
Liệu có phải là cùng một người?
Người đàn bà mù có thể biết câu trả lời, nhớ lại
đã từng nhìn thấy một con tầu to bằng cả một dẫy phố
Cả con tầu, đèn đuốc sáng chưng, giương buồm vượt qua khung cửa sổ nhà
bếp,
Trên đường đi tới Ðại Tây Dương tối đen, bão bùng.
All Gone into the Dark
Where's the blind old street
preacher led by a little boy
Who said the world will end next Thursday at noon?
Where's the woman who walked down Madison Avenue
In the summer crowd, stark naked and proud of herself?
Where's the poet Delmore Schwartz I once saw sitting
In Washington Square Park gesturing theatrically to himself?
Where's the young man in a wheelchair pushed by his mother
Who kept shouting about wanting to kill more Vietnamese?
Mr Undertaker, sitting in a window of a coffee shop
Chewing on a buttered roll, you probably have a hunch-
Or are you, like the rest of us, equally in the dark
As you busy yourself around the newly arrived dead?
Rồi tất cả cũng đi vào đêm tối
Ông linh mục mù già đường
phố được một đứa bé dẫn dắt,
người rao giảng tận thế sẽ tới vào bữa trưa Thứ Năm,
ông ta đâu rồi nhỉ?
Ðâu rồi, người đàn bà đi xuống phố Madison Avenue
Giữa đám đông mùa hè, hoàn toàn khoả thân, và rất tự hào về mình?
Ðâu rồi, thi sĩ Delmore Schwartz, có lần tôi nhìn thấy ngồi ở
Washington Square Park, múa may quay cuồng về mình?
Ðâu rồi, anh thanh niên ngồi xe lăn, được mẹ đẩy
Miệng la bai bải hãy giết VC, giết nữa, giết nữa!
Tay nhà hòm, ngồi ở cửa sổ 1 tiệm cà phê
Nhai chả giò, bạn có thể có linh cảm –
Hay cũng như tất cả lũ chúng tôi, cùng trong bóng tối,
Bạn đang tự mình làm rộn mình, về những người chết mới tới?
LONDON REVIEW OF BOOKS 9 SEPTEMBER 2010
Duong Thanh Liem likes this.
Young
Poets,
Please Read Everything
Hỡi thi sỡi
trẻ, hãy đọc mọi thứ. Hãy đọc loạn cào cào!
Adam
Zagajewski
I sense at
least one danger here. By discussing ways of reading, or simply
sketching a
portrait of a "good reader," I may inadvertently give the impression
that I am myself a perfect reader. Nothing could be further from the
truth. I'm
a chaotic reader, and the holes in my education are more breathtaking
than the
Swiss Alps. My remarks should thus be seen as belonging to the realm of
dreams,
a kind of a personal utopia, rather than as describing one of my very
small
platoon of virtues.
Thơ
Mỗi Ngày
Softly
Lay the
knife and fork by your plate.
Here, where
it's always wartime,
It's prudent
to break bread unobserved,
Take small
sips of wine or beer
Sneaking
glances at your companions.
June
evening, how your birds worry me.
I can hear
them rejoicing in the trees
Oblivious of
the troubles that lie ahead.
The fly on
the table is more cautious
And so are
my bare feet under the table.
Hundreds of
bloody flags fleeing at sunset
Across the
darkening plains.
Some general
leading another army into defeat,
While you
pour honey over the walnuts,
And I wait
my turn to lick the spoon.
Charles Simic: New and selected Poems
Nhè nhẹ
Để con dao và
cái nĩa kế bên cái dĩa của bạn
Ở đây, nơi
luôn luôn là thời chiến
Nên thận trọng
bẻ mẩu bánh mì, đừng để ai nhìn thấy
Uống những
ngụm nho nhỏ, rượu chát, hay là bia
Lén đưa mắt
nhìn bạn quí cùng ngồi
Buổi chiều 30 Tháng
Tư,
Như thế nào mấy con chim của Cao Bồi làm Gấu tôi bừng bực
Chúng
vui mừng ở trên cây
Rõ ràng là đếch
thèm để ý đến những troubles của lũ Ngụy ở phía bên dưới
Con ruồi trên mặt bàn cũng thật là thận trọng
Và cũng thế,
là đôi bàn chân của Gấu ở dưới mặt bàn
Hàng trăm lá
cờ máu me, ba que, cà chớn… bỏ chạy vào
lúc hoàng hôn
Qua những cánh
đồng thẫm tối
Vài ông tướng
dẫn một binh đội khác vào thất trận
Trong lúc bạn
quí tưới mật ong lên cái bánh bông lan
Và Gấu thì đợi
đến lượt mình liếm cái muỗng!
THE FEAST
Dine in
style tonight
With your
misery, Adele.
Put on your
silver wig
And that
black dress
With plenty
of cleavage,
And
haughtily offer it a seat
At the head
of the table,
Leaving the
intimacies
That are
sure to follow
This feast
of empty plates
To your
neighbor's imagination.
Charles
Simic: The Paris Review, Summer 2014
Bữa tiệc
Ăn tối, đúng
điệu, tối nay
Với sự khốn
cùng của em, Adele.
Hãy đội mớ tóc
giả bạc
Mặc cái áo dài
đen
Thiếu vải,
khoe hàng
Và thật kiêu
căng,
Ban cho nó chỗ ngồi
Ở đầu bàn.
Bỏ mặc những
riêng tư
Thật dễ dàng
theo dõi
Bữa tiệc với
những cái dĩa không
Cho
sự tưởng tượng của lối xóm.
TO NOAH,
FROM WIFE
Gửi Noé,
from Bà Xã
Of course I
was the one who drowned the old
world. I'd
wanted it emptied-slash-
filled by an
element essential to life but, whoa,
fatal in
large quantity. I'd wanted less,
concentrated.
But here was the math of it: 2 +
idea = the
10K things. Hence
the box
built to float over what
I'd killed,
and everyone got in. If
"everyone"
= a representative sample of
the total
zoo, which rides with us now
full time.
Nights, the animals sleep and we
can grab a
drink up on deck under
the tarp.
It'll rain awhile yet.
The 2's turn
in their beds and the black bird
and the
white wait for their chance to bring a little
branched
something--evidence of else-
back before
never anymore coming home.
-Jean
Gallagher
The New
Yorker June 30, 2014
Note:
Đọc,
thì bèn nghĩ tới…. Gấu Cái, đã từng được
NTaV
ban cho cái nick “Quỉ Kiến Sầu”!
Thơ
Mỗi Ngày
Thơ
Mỗi Ngày
Alexander
Blok
Russian
1880-1921
Beyond the
mountains beyond the forests
beyond the
dust of the roads
beyond the
grave mounds
under other
skies you flower
Whiteness
will spread on the mountain
but spring
will come back to the valley
and I will
recall with an older sadness
my past as
though it were yesterday
In the grief
of my dreams I will know you
and I will
seize in my palms
your gentle
hand that has borne miracles
and repeat
the distance in your name
September 30,
1915
1968, translated
with Olga
Carlisle
W.S. Merwin
Quá núi, quá
rừng
Quá bụi đường
Quá gò đống
nặng nề
Dưới những bầu
trời khác, em nở hoa
Màu trắng sẽ
trải dài triền núi
Nhưng mùa
xuân sẽ trở lại thung lũng
Và ta sẽ nhớ
lại với nỗi buồn già cằn
Quá khứ của
ta, như đó là ngày hôm qua
Trong nỗi mơ
đau, ta sẽ biết em
Ta sẽ cầm
trong lòng bàn tay
Bàn tay dịu
dàng của em, nở ra những phép lạ
Và lập lại
khoảng cách trong tên em
Sept 30,
1915
1968, dịch,
với Olga Carlisle
You’ve
been
paying visits
To that
hunchbacked tailor
In his
long-torn-down shop,
Hoping to
catch a glimpse
Of yourself
in his mirror
As he sticks
steel pins
And makes
chalk marks
On a small
child’s black suit
Last seen
with its pants
Dangling
from a high beam
In your
grandmother’s attic.
Ôi, Hồi ức
Mi làm những
cú viếng thăm
Tên thợ may
gù
Ở cái tiệm
may tàn tạ
Hy vọng tóm
lại được cái bóng của mi
Trong tấm gương
Trong lúc
anh thợ may gù đính mấy cái đinh
Đánh mấy cái
dấu phấn
Lên bộ đồ màu
đen của 1 đứa con nít
Được nhìn thấy
lần cuối
Trong cái quần
dài
Lắc lư, sáng
ngời
Nơi căn gác
xép
Của bà nội/ngoại
của mi
THE ESCAPEE
The name
of
a girl I once loved
Flew off the
tip of my tongue
In the
street today,
Like a pet
fly
Kept in a
matchbox by a madman-
Gone!
Making my
mouth fall open
Vĩnh Biệt
Tên cô gái Gấu từng
yêu
Bật ra khỏi đầu lưỡi
Giữa con phố, bữa nay
Như một con ruồi thân thương
Bị nhốt trong hộp quẹt
Bởi 1 tên khùng
Nàng bỏ đi
Mi đâu có thương yêu gì ta…
Gấu, mặt chảy dài, cái miệng
méo xệu, trễ xuống
Hà, hà!
je voudrais
que mon amour meure
qu' il
pleuve sur le cimetière
et les
ruelles où je vais
pleuvant
celle qui crut m'aimer
Samuel
Beckett
Gấu muốn
tình Gấu chết,
Và mưa rơi
trên nghĩa địa,
Trên đường
phố Sài Gòn,
Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc,
Người G[D]ấu
Yêu.
Le
domicile est suspendu au
cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Quán, nơi tụ tập của những
đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài,
giống như
sự trừng phạt.
Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...
Như người
xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền,
chàng trở lại
chốn xưa, tìm lại dấu giầy trên phấn bụi,
và tiếng cười của nàng vẫn còn văng
vẳng
đâu đây
The
Improbable
There may be
words left
On the
blackboard
In that gray
schoolhouse
Shut for the
winter break.
Someone was
called upon
To wipe them
off
And then the
bell rang,
The eraser
stayed where it was
Next to the
chalk.
None of them
knew
You'd be
passing by this morning
With your
eyes raised
As if
recollecting
With a
thrill of appreciation
Something improbable
That alone
makes us possible
As it makes
you possible
In this
fleeting moment
Before the
lights change.
Charles
Simic
Nghi
Hoặc
Có thể trên một tấm bảng
Ở nơi trường Gia Long ngày nào
Vưỡn còn những chữ BHD đã từng
viết
Khi ngôi trường lọt vô tay lũ VC
Một cô bạn của em được gọi lên
để xóa bảng
Đúng lúc đó, có tiếng chuông hết giờ học
Chữ vưỡn còn, như cái giẻ lau bảng chưa kịp đụng tới
Đếch ai biết
Rằng thì là
Gấu đã từng mò tới nhìn tấm bảng
Có tí bùi ngùi, hài lòng
Một tí nghi,
một tị hoặc
Như thế đó
Làm cho đời đôi ta trở nên có ý nghĩa
Đúng vào cái khoảnh khắc thiên thu bỏ chạy đó
[Bèn ghi dấu nơi mạn thuyền]
Trước khi đứt “phin”, đổi đời.
Mùa Hè 2014 ở
Viên Chẳng
Hai đấng cháu nội, thằng anh, thằng em, của GCC
On Losing
Charles
Simic
Chào Mừng World Cup
Giấc Mơ BHD
Tuổi thơ là một cơn mộng
không biết là cơn mộng.
Trong nhiều năm
nhiều năm, một giấc mơ trở đi
trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của
con phố
Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một
mình sau
ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận
banh. Cái
sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn
thiu, nét
đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời
hậu chiến.
Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một
lúc, một
phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ
như thể nó
là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản
công.
Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi
một phần
của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào
thiên tài
mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những
cú mơ
mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán
giả của
nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh
thoảng họ
còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng
nhỏ khốn
khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại
đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân vẫn cái
sân, vẫn
cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của
tôi,
những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, và
điều này
cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng thay,
tuyệt vời
thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi
cảm thấy
thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh thản, viên
mãn,
tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì
cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày được đặt trên
lên Nữu
Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới
Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực, cuộc đời
thực, và
đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’
làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi
được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi
đến một
khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra
khỏi va
li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những tòa
nhà chọc
trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên
ấn định sẽ
gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở
giữa giấc
mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn
vậy, vưỡn
thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ
của tôi, và
giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ có vậy. Chấm
hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong không gian,
vào
trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang
sướng mê
tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt xuất hiện. Tôi
nhoài
ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu Manhattan… vưỡn
thế là
vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi
để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc
đi vào
giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh
tại một
cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất
trong đời
tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi khám phá ra
rằng, ma
thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu
Ước. Huyền
thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là cái cơ sự, luôn luôn là một
đứa trẻ
chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng bát ngát
chin
phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là
Giorgio
Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta,
sẽ xẩy
ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ
của căn
phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ
nào, vị
nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Và nàng nói, “Bây giờ H. hết
lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn luôn là, đối
với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ
thần của
riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc
Kỳ,
thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.
Theo Enrique
Vila-Matas
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ
của căn
phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ
nào, vị
nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Note: Bài thơ trong số mới
nhất của tờ The Paris Review, của Charles
Simic, hay bài Đời tôi, của thi sĩ Tẩy,
W.S dịch, và bài thơ của Gấu, cái gì gì, không phải tiếc cuộc đời đã
sống, mà
cuộc đời bỏ lỡ, nhớ hoài, cùng nói 1 chuyện.
THE
ESCAPEE
The name of a girl I once
loved
Flew off the tip of my tongue
In the street today,
Like a pet fly
Kept in a matchbox by a madman-
Gone!
Making my mouth fall open
Tên của cô gái mà tôi đã từng
yêu
Bật ra khỏi đầu lưỡi của tôi
Giữa con phố, bữa nay
Như một con ruồi thân thương
Bị nhốt trong hộp quẹt
Bởi 1 tên khùng
Nàng bỏ đi
Mi đâu có thương yêu gì ta…
Gấu, mặt chảy dài, cái miệng
méo xệu, trễ xuống
Hà, hà!
Gray Paris & Fall & French Open
Thơ
Mỗi Ngày
Four Poems
by Charles Simic
Oh, Memory
You’ve been
paying visits
To that
hunchbacked tailor
In his
long-torn-down shop,
Hoping to
catch a glimpse
Of yourself
in his mirror
As he sticks
steel pins
And makes
chalk marks
On a small
child’s black suit
Last seen
with its pants
Dangling
from a high beam
In your
grandmother’s attic.
THE ESCAPEE
The name of
a girl I once loved
Flew off the
tip of my tongue
In the
street today,
Like a pet
fly
Kept in a
matchbox by a madman-
Gone!
Making my
mouth fall open
THE FEAST
Dine in
style tonight
With your
misery, Adele.
Put on your
silver wig
And that
black dress
With plenty
of cleavage,
And
haughtily offer it a seat
At the head
of the table,
Leaving the
intimacies
That are
sure to follow
This feast
of empty plates
To your
neighbor's imagination.
SCRIBBLED IN
THE DARK
Sat up
Like a
firecracker
In bed,
Startled
By the
thought
Of my death.
*
Hotel of Bad
Dreams.
The night clerk
Deaf as a
shoe brush.
*
Body and
soul
Dressed up
As shadow
puppets,
Playing
their farces
And
tragedies
On the walls
of your room.
*
Oh, laggard
snowflake
Falling and
melting
On my dark
windowpane,
Eternity,
the voiceless,
Wants to
hear you
Make a sound
tonight
*
Softly now,
the fleas are awake.
Viết
… The magic
in a poem is always accidental. No poet would labor intensively upon
the
intricate craft of poetry unless he hoped that, suddenly, the accident
of magic
would occur. He has to agree with Chesterton that the
miraculous thing
about miracles is that they do sometimes happen. And the best
poem is
that whose worked-upon unmagical passages come closest, in texture and
intensity, to those moments of magical accident ....
Cái thần kỳ
trong 1 bài thơ thì luôn luôn tình cờ, giống như 1 tai nạn. Chẳng nhà
thơ nào,
khi tập luyện làm thơ trên… Facebook, như Thầy Kuốc, chẳng hạn-
tập luyện viết văn để có được cái gân guốc, cái chan chát- mà không
mong, bất thình lình, tai nạn xẩy ra, và cái thần kỳ xuất hiện!
Thì cũng đành thuổng Chesterton, mà phán rằng, mặc dù đời thì chó má -
cũng lại
thuổng Dylan Thomas, "Chân dung nghệ sĩ như con chó con" - lâu lâu, thi
thoảng,
tai
nạn [phép
lạ] xẩy ra.
Thí dụ, bữa
xém chết ở Phước Lộc Thọ!
Đúng vào lúc
xém chết, phép lạ xẩy ra thật, thoát chết, và gặp lại BHD, ở đời thứ
nhì.
Em phán, “Don’t
be sad.”
Và hứa, bữa
nào, hai đứa vẫy cái tắc xi qua... Chợ Lớn [Paris] như hồi còn
học Gia Long, nhe!
And
there's
this to be said, too. Poetry, to a poet, is the most rewarding work in
the world. A good poem is a contribution to reality. The world is never
the same once a good poem has been added to it. A good poem helps to
change the shape and significance of the
universe, helps to extend everyone's knowledge of himself and the world
around him. . . .
Thơ là món
quà thưởng bảnh nhất. Một bài thơ hay là 1 đóng góp cho thực tại.
Thế giới đếch
như cũ nữa, khi một bài thơ bảnh – thí dụ “Biển” của GGC - xuất hiện!
Note: Nhân "thần kỳ, phép lạ", như…. “Biển” của GCC, mời độc giả TV đọc bài này:
Sir Isaac Newton
Magician’s brain
The real Sir Isaac Newton
was not first king of reason, but last of the magicians:
Newton
đếch phải người đầu
tiên của lý lẽ - của "phản biện cái con khỉ gì đó" – mà là ảo
thuật gia cuối cùng. (1)
Thơ
Mỗi Ngày
Je voudrais
que mon amour meure
qu' il
pleuve sur le cimetière
et les
ruelles où je vais
pleuvant
celle qui crut m'aimer
Samuel
Beckett
Gấu muốn
tình Gấu chết,
Và mưa rơi
trên nghĩa địa,
Trên đường
phố Sài Gòn,
Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc,
Người G[D]ấu
Yêu.
Le
domicile est suspendu au
cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Quán, nơi tụ tập của những
đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài,
giống như
sự trừng phạt.
Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...
Như người
xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền,
chàng trở lại
chốn xưa, tìm lại dấu giầy trên phấn bụi,
và tiếng cười của nàng vẫn còn văng
vẳng
đâu đây (1)
The
Improbable
There may be
words left
On the
blackboard
In that gray
schoolhouse
Shut for the
winter break.
Someone was
called upon
To wipe them
off
And then the
bell rang,
The eraser
stayed where it was
Next to the
chalk.
None of them
knew
You'd be
passing by this morning
With your
eyes raised
As if
recollecting
With a
thrill of appreciation
Something improbable
That alone
makes us possible
As it makes
you possible
In this
fleeting moment
Before the
lights change.
Charles
Simic
Nghi
Hoặc
Có thể trên một tấm bảng
Ở nơi trường Gia Long ngày nào
Vưỡn còn những chữ BHD đã từng
viết
Khi ngôi trường lọt vô tay lũ VC
Một cô bạn của em được gọi lên
để xóa bảng
Đúng lúc đó, có tiếng chuông hết giờ học
Chữ vưỡn còn, như cái giẻ lau bảng chưa kịp đụng tới
Đếch ai biết
Rằng thì là
Gấu đã từng mò tới nhìn tấm bảng
Có tí bùi ngùi, hài lòng
Một tí nghi, một tị hoặc
Như thế đó
Làm cho đời đôi ta trở nên có ý nghĩa
Đúng vào cái khoảnh khắc thiên thu bỏ chạy đó
[Bèn ghi dấu nơi mạn thuyền]
Trước khi đứt “phin”, đổi đời
Wisława Szymborska
July 10,
2014 Issue
Nothingness
unseamed itself for me too.
It turned
itself wrong side out.
How on earth
did I end up here—
head to toe
among the planets,
without a
clue how I used not to be.
O you,
encountered here and loved here,
I can only
guess, my arm on yours,
how much
vacancy on that side went to make us,
how much
silence there for one lone cricket here,
how much
nonmeadow for a single sprig of sorrel,
and sun
after darknesses in a drop of dew
as
repayment—for what boundless droughts?
Starry
willy-nilly! Local in reverse!
Stretched
out in curvatures, weights, roughnesses, and motions!
Time out
from infinity for endless sky!
Relief from
nonspace in a shivering birch tree’s shape!
Now or never
wind will stir a cloud,
since wind
is exactly what won’t blow there.
And a beetle
hits the trail in a witness’s dark suit,
testifying
to the long wait for a short life.
And it so
happened that I’m here with you.
And I really
see nothing
usual in
that.
—Translated
from the Polish by Clare Cavanagh
LA PLUIE
Brusquement
s'éclaircit le ciel embarrassé :
II pleut enfin.
Le flot minutieux arrose
Ma rue. Ou
l'arrosa. La pluie est une chose
En quelque
sorte qui survient dans le passé.
Je l'écoute;
à sa voix, dans le soir remplacé,
Tout un
temps bienheureux s'entrouvre et se propose:
Le temps qui
m'enseigna le parfum de la rose
Et l'étrange
couleur du rouge courroucé.
La rafale
qui bat aux vitres aveuglées
Rejouira les
noirs raisins et les allées
Poudreuses
d'un jardin qui n'est plus, vers le bord
Indécis d'un
faubourg. A travers la durée,
L'heure humide
m'apporte une voix desirée :
Mon père est
là, qui revient et qui n'est pas mort.
J.L. Borges
Ibarra
Mưa
Bất thình lình bầu trời luộm
thuộm sáng lên
Mưa rơi.
Mưa đã rơi:
Mưa là một điều gì xẩy ra
trong quá khứ
[Have you ever seen the rain?]
Bất cứ người nào nghe mưa rơi
thì phải nhớ
Cái thời khắc mà, bằng một
cơ may thần kỳ,
Một bông hoa có tên là BHD
mở ra trước cái nhìn của mi
Mùi vị màu sắc mới lạ lùng làm
sao
Mưa tối mù cửa sổ
Rộn rã lối xóm,
Làm sao kiếm thấy nó, vào lúc
này?
Hơi mưa ấm làm mi thèm nghe
lại giọng nói BHD
Nàng đứng đó, nàng trở về,
và chưa hề vĩnh biệt.
Jules
Supervielle
French
1884-1960
THE TIP OF
THE FLAME
All through
his life
He had liked
to read
By a candle
And often he
passed
His hand
over the flame
To convince
himself
That he was
alive,
That he was
alive.
Since the
day he died
He has kept
beside him
A lighted
candle
But he hides
his hands.
1960
Ngọn lửa
Suốt cả một
đời
Hắn thích đọc
sách
Bằng đèn cầy
Và hắn thường
đưa tay lên ngọn lửa
Để thuyết phục
chính mình
Tớ vưỡn còn sống
Kể từ ngày hắn
ngỏm
Hắn để kế bên
Một ngọn đèn
cầy thắp sáng
Nhưng giấu
biệt, tay.
Federico
Garcia Lorca
Spanish
1898-1936
THE LITTLE
MUTE BOY
The little
boy was looking for his voice.
(The king of
the crickets had it.)
In a drop of
water
The little
boy was looking for his voice.
I do not want it for speaking with;
I will make
a ring of it
so that he
can wear my silence
on his
little finger.
In a
drop of
water
The little
boy was looking for his voice.
(The captive
voice, far away,
put on a
cricket's clothes.)
1954
Đứa bé câm
Thằng bé câm
kiếm tiếng nói của nó
(Ông dzua dzế có tiếng nói đó)
Trong giọt nước
Thằng bé câm kiếm tiếng nói của nó
Tớ
không kiếm giọt nước để nói;
Tớ sẽ làm một cái cà rá
Và thằng bé có thể đeo ở ngón tay
Sự im lặng của tớ.
Trong
giọt nước
Thằng bé kiếm tiếng nói của nó
(Tiếng nói bị giam cầm, xa thật xa,
Mặc bộ cánh của con dzế)