Gửi một
người yêu
Cũ, cũ
càng, nghe có vẻ còn chút nghĩa.
Nhưng mà giữa chúng ta với nhau, tình thật, hình như đã rất ơ hờ cái độ
nói
xong lời chia tay. Tôi thấy nhẹ nửa mình. Anh thì có lẽ mừng rỡ lắm.
Thế mà lúc
ấy chúng ta chưa hề yêu một ai khác và sau đó cũng mãi chẳng yêu ai. Có
thể
chính vì thế chăng mà về nhà được một đôi ngày tôi đã rất thoải mái gọi
cho
anh. Nói đủ thứ chuyện ngày xưa, y như hai người bạn cũ. Chỉ không hỏi
thăm kĩ
càng gia cảnh của nhau. Hoàn toàn không. Mà để làm gì kia chứ. Thật ra,
chúng
ta gặp nhau là muốn tìm gặp lại cái người con trai con gái của một ngày
nào đã
tít mù tắp, xem từ đó họ đã biến thành một đàn ông/đàn bà thế nào. Thật
ra nữa,
chúng ta vẫn biết về nhau ít nhiều và đều biết rằng gặp lại cũng chả
phải bẽ bàng
gì cho cái mối tình tự tử.
Thì đây
là anh. Dáng không còn xương xương
nhưng cũng không đến độ bụng tấn công mông phòng ngự. Gương mặt vẫn
những đường
nét thanh thoát của một thời mê nhau (may thế). Không hiểu tại sao có
cả hai
mươi năm không gặp lại mà tôi vẫn tin phải là như thế, anh không thể có
gương
mặt đần đẫn, râu con kiến, mắt sụp mí, giọng cười khê khê và vẻ tự đắc
của
những kẻ gặp thời, mặc dù anh nhận may gặp thời. Cảm ơn, vì nhờ thế mà
những
phút ngoài chồng ngoài vợ của tôi trong hai mươi năm nói chung là hạnh
phúc sau
anh không đến nỗi nào.
Còn tôi!
Chắc phải
can đảm lắm, hoặc giả ngu ngốc lắm
thì một người đàn bà mới tin rằng tuổi nào mình cũng vẫn còn đẹp chán.
Đàn bà
cứ vượt qua cái ngưỡng ba mươi chưa yên thân với đời thì toàn tưởng bở
mình
đang thì con gái khịt mũi là đủ sức cạnh tranh nhan sắc với đám mới lớn
ngố dại
kia, mà yên phận chồng con rồi là tận dụng mọi cơ hội để nhắc nhớ về
một ngày
xưa của mình, cái ngày xưa chả còn ma nào muốn biết. Ngày xưa thanh
mảnh lắm.
Ngày xưa da trắng lắm. Ngày xưa rất đỗi mặn mà. Ngày xưa với chả ngày
nay! Đảm
bảo nếu mẹ nào cũng thật có một ngày xưa long lanh như thế thì mẹ ấy
bây giờ
nhất định đời khốn nạn. Trời phải có mắt chứ. Chứ không kẻ có một ngày
xưa u ám
như tôi đã tự ải quách cho rồi để khỏi phải kéo lê mình trong ngày
tháng nhiều
lúc chán đến không còn muốn chết này. Tôi không hiểu nổi họ mất công
làm duyên
làm dáng bằng ngày cũ để làm gì. Chẳng lẽ để thiên hạ khỏi phải khen
mình vẫn
còn hấp dẫn. Vẫn... Ôi chao! Không gì
thảm hơn câu này.
- Ngân
chả thay đổi gì.
- Thật
thế sao? Là đẹp hay là xấu?
- Nhưng
đừng tự tin. Năm mươi tuổi là không
ai còn muốn nhận ra chính mình đâu. Tuổi ấy không còn xa nữa.
- Đây mới
thật là Vĩnh! Cảm ơn! Kính anh bây
giờ mấy diop?
Suýt nữa
là tôi cười phá lên.
Tôi thì
không nhận ra anh ngay. Bởi vì nhìn
chung anh không đổi. Rõ ràng tôi vẫn biết phải thế khi anh hẹn tới đón,
nhưng
khi anh rời gốc cây trước cửa nhà cô bạn, tôi đã không để ý. Không dễ
gì tin
được vào thực tại, bởi vì thành phố của chúng mình đất nước của chúng
mình thay
đổi nhiều thế này. Đến nỗi sự ít đổi thay lại thành đáng ngờ vực nhất.
Nhưng mưa
thì vẫn như thế. Dịu dàng như hơi
thở con gái. Và ấm.
Tại sao
ngày xưa mưa chúng mình rét vậy! Thế
mà đi trên phố thấy chỗ nào cũng quá sáng, chả có vùng tối nào để ngả
vào nhau.
- Rét là
vì đói. Đói mà không còn thấy đói
là cái đói kinh niên. Bọn nhóc nhà mình bây giờ không khi nào thấy kêu
rét từ
ruột rét ra như bọn mình ngày trước đâu Ngân ạ. Chao, ngày đó sao mà
mình ghét
những buổi tập hợp ngoài sân trường vào những hôm mưa nhẹ như sương này
thế.
Răng khua trước đầu gối khua sau. Mà ông thầy bí thư đoàn trường mình
cứ gào
lên Tổ Quốc đang chờ. Thầy tên Châu. Bọn mình gọi nhại sau lưng là thầy
Trâu
Điên. Bố khỉ, chính ông thầy hồi trẻ thì lại tìm cách trốn phân công
công tác
lên Tây Bắc. Sau này mình không bao giờ đến thăm ông thầy ấy nữa, mặc
dù từng
có một năm học văn thầy ấy. Vì sao ấy à. Vì mình thấy thương cụ, đầu
tiên cụ
dối lòng, rồi dối bọn mình, rồi không còn khả năng đằng sau quay mà
nghĩ khác
ít nhiều. Nghĩ khác có nghĩa là tự phủ nhận ngần đấy năm đội trời đạp
đất còn
gì... Nói chung mình không chịu được sự thương hại… ngay cả khi nó là
một cái
quyền, thuộc về mình.
- Còn cả
cái gì ngoài lòng thương hại nữa
chứ. Ví dụ...
- Để mình
nói nốt. Ví dụ như là Ngân chứ gì?
Tôi không
cười nữa. Cũng phải có một lần để
biết thật ra vì sao ngày ấy hai đứa vui vẻ bỏ nhau để rồi mất đến hai
năm đứa
nào cũng phải một mình lang thang phố vắng cho hết những cuối tuần chứ
nhỉ. Hồi
đấy bạn bè không ai hiểu nổi. Tôi cũng dần dần không hiểu suốt hai mươi
năm
rồi. Thế mà tôi và anh đã yêu nhau biết bao. Hoặc giả là mọi người bảo
chúng ta
đã yêu nhau biết bao, theo một cách nào đó hay ho đến nỗi đã có mấy anh
chị nhìn
ngó chúng ta rồi quyết định từ bỏ quyết định không lấy chồng/vợ sau khi
thất
tình...
- Sao anh
Vĩnh vẫn nói đúng được ý nghĩ của
Ngân y như ngày xưa thế nhỉ? Được rồi, xin đồng chí cho biết tại sao
ngày ấy
đồng chí không thể chịu đựng được cô đây?
- Thế còn
em ngày ấy? – Anh đột nhiên đổi
cách xưng hô, cái cách xưng hô ngày xưa anh vận động mãi tôi cũng chỉ
áp dụng
được một nửa - Anh chưa quên em là người
nói lời tỏ tình trước, lời chia tay cũng trước nốt.
- Thật à?
Tôi cười,
không thèm biết cơ thể đã phì
nhiêu ra của mình có thể nổi sóng trong cơn cười. Sự thực này tôi đã
nghiêm
trang kể cho đương kim chồng tôi trước khi nhận lời tỏ tình gần như
nồng nàn
của anh. Hình như anh hơi choáng vì chuyện cô nàng anh chọn từng tự đi
thú nhận
với một gã trai khác là yêu gã. Hình như anh bằng lòng vì tôi là người
tự nói
lời chia tay. Hai cảm giác này tự hóa giải nhau trong anh và khả năng
này ở anh
có tính tự động, nó làm cho chồng tôi bao giờ cũng là một người chừng
mực, đáng
kính, đôi khi đến không thể nào chịu nổi.
Nhưng
người đàn ông đang mở cửa xe cho tôi
là người tôi đã từng tỏ tình.
- Anh
Vĩnh phát khiếp nhỉ? Đã đại gia chưa?
Cái xe này tới trăm ngàn đô không?
- Ngân
không biết ở nhà mình thuế xe ô tô là
bao nhiêu à?
- Anh làm
gì?
- Thế
Ngân bảo phải làm gì để sống được theo
kiểu này?
- Mười
năm trước Hoàng báo tin anh bỏ ra làm
cho bọn nào đầu tư vào Việt Nam.
- Đúng
đấy. Sắp lên vụ phó. Mà anh xin một cục, bỏ, đi chơi
chỗ khác. Đã nói
rồi, anh không chịu được sự thương hại, tự thương hại mình, người
thương hại
mình, hay là phải thương hại người khác cũng vậy. Cảm giác này làm tất
cả cứ
mềm nhũn ra kinh lắm. Hồi đấy, anh cứ hay mơ biến dần thành...
Sao lúc
đó anh lại im lặng? Anh cầm vô lăng
hờ hững. Trước, sau, bên trái, bên phải, xe máy ì ạch lách. Những người
đàn ông
béo gầy mặt mũi căng thẳng. Những người đàn bà, tôi không biết họ như
thế nào
đằng sau cái khăn to như cái tã trẻ sơ sinh quấn kín nửa mặt. Nhưng
hình như...
Mưa! Mưa phùn giăng giăng. Cái gạt nước uể oải lướt nửa vòng trên tấm
kính
trước mặt chúng ta, chẳng xua được cái gì, chỉ làm cho kính xe bám bụi
ẩm mờ
hơn. Trong cái hòm thép này người ta không còn cảm được chút gì của đất
trời.
Nhưng những con người đứng dưới trời khói bụi kia khéo đang mong chui
vào một
cái hòm như thế này để khỏi chết ngạt. Còn có mươi ngày nữa là tết. Tại
sao tôi
không thấy chút nôn nao quen thuộc nào của những ngày tháng này sau
ngần ấy năm
xa? Ngày xưa của tôi lang thang ở đâu trong thành phố sền sệt bụi và
bùn này?
- Ngày
xưa Ngân mơ mình biết bơi, biết cả
bay. May ngày ấy trông còn như cái thước kẻ chứ bụ bẫm như bây giờ mà
mơ vậy
thì... Mà nếu ngày xưa như hôm nay thì chắc cũng không thể có giấc mơ
kì cục
đó. Người thế này, xe gầm gào thế này, không cần bay trên biển cũng đủ
rã cánh
rơi cho người xe dày xéo.
- Giấc mơ
của anh thần kì như của em. Anh
thấy anh biến dần thành một con lợn, đàng hoàng đi hai chân. Và anh
phải thoát
ra khỏi giấc mơ đó nếu còn muốn sống bình thường. Thế là anh xin nghỉ,
đầu tiên
xin nghỉ không ăn lương, nộp bảo hiểm. Sau bỏ luôn, chạy qua làm cho
mấy thằng
tây. Chán, ra làm cho chính mình.
- Rồi sao?
- Rồi
quay lại đầu tư vào mấy thằng tây -
Người đàn ông mỉm cười, buồn bã - Có gì họ chịu thay mình.
- ???
- Chắc
bạn bè cũng kể em nghe rồi. Anh đã
từng vào tù. Hồi đó còn đang trẻ, tự tin vì cái thời đang đến như dành
cho
riêng mình. Nằm mấy tháng liền trong đó, rồi chính phía đối tác nước
ngoài vận
động mà anh được thả. Nhưng thời gian đó không vô ích. Nó làm cho anh
già đi và
khôn lên nhanh hơn bạn bè mình. Không phải là anh sợ. Nhưng anh hiểu ra rằng đã làm người Việt Nam vào cái
thời này thì không thể nào và không ai là hoàn toàn vô tội. Chẳng cứ
việc làm
ăn. Mình vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Vấn đề chỉ còn là kích cỡ
mỗi người
thôi.
- ???
- Bây giờ
thì anh an phận, làm công ăn lương
cho một liên doanh, đầu tư đâu đó khi thấy được. Cũng khá, vì họ trả
cho như ở
xứ họ. Còn phần mình tự xoay xỏa nữa. Công việc cho phép anh đi nhiều,
biết
nhiều. Nhưng đôi khi tiếc, tiếc thắt lòng, tiếc cho mình, tiếc cho...
Em nhớ
không, hồi đó mình hăm hở và kiêu hãnh thế. Bao nhiêu công ăn học, bao
nhiêu
mong muốn, toàn mong muốn kiểu ... phải
sống sao cho khỏi sống hoài sống phí... Bao nhiêu đứa thời mình hì
hục chép
cái câu của anh chàng Paven ấy vào bất kể cuốn sổ nào có trong tay, mà cuốn nào cũng bìa đỏ nhỉ! Đến là
ngộ. Mỗi chúng mình thì không, nhưng không thể bảo là mình không tự
định hướng
theo câu nói đó. Anh có cảm giác tuổi mình ngày ấy vô tư hơn bọn trẻ
bây giờ.
Nhưng kết cục thì... liệu có khác gì nhau không? Cả em nữa...
Tôi không
thể nào tìm ra giọng của mình.
Chúng ta đã rất thành thật khi nói lời chia tay ngày ấy. Nhưng tôi suốt
hai
mươi năm qua hoang mang không biết mình có hiểu chính mình không. Anh
không bao
giờ biết điều đó, cũng như không bao giờ biết hạnh phúc của tôi buồn bã
đến thế
nào. Phải không?
- Sao
ngày ấy chẳng cãi vã gì mà chúng ta
lại đùng đùng chia tay nhỉ?
- Tự tin
quá liều... Mình tự tin đến nỗi
thành sẵn lòng tôn trọng nhau, sẵn sàng quăng lại cho nhau khoảng đời
riêng
buồn vui riêng. Mà cũng chẳng hẳn là thế. Anh không hiểu... Hồi đó anh
rất sốt
ruột khi nhìn mấy thằng bạn chạy theo chiều chuộng mấy cô nàng của
chúng nó.
Nhưng khi chỉ có chúng mình với nhau anh lại mong ...
- Mong là
Ngân cũng thế chứ gì. Cũng phải
đỏng đảnh một tí, nhõng nhẽo một tí, ghen vớ ghen vẩn một tí, thỉnh
thoảng mếu
sao cho đủ xinh...
- Hay
thật, đến tận giờ em vẫn đọc đúng vị
anh... Em biết vậy mà sao ngày đó em không bao giờ làm thế?
- Anh có
cho Ngân một cơ hội nào để như thế
đâu. Mà cũng có thể là...
- Mình
quá giống nhau. Ngân có thấy vậy không? Mình quá kiêu ngạo, mà cũng lại
quá
nhát để nói với nhau điều mình muốn. Thật tiếc là bây giờ anh không còn
tư cách
gì để chiều Ngân.
- Mà cũng không
phải e ngại khi đi với Ngân
đúng không nào? Ngân đã đi xa lâu đến nỗi không còn ai nhớ nếu Ngân
không báo
tin mình về. Vả lại... như anh nói lúc nãy đấy... cũng đã đến tuổi nhìn
gương
không muốn nhận đấy là mình rồi. Còn ai biết mình là ai.
- Có chứ.
Em biết hơn về em cũng như anh
biết hơn về anh. Thật buồn cười là anh không quên được. Ngày tháng xưa
có nhau
cứ buộc anh phải... Nói thế nào nhỉ, anh không thể nào thành yêu tinh
hoàn toàn
được mặc dù muốn. Anh sợ một lúc nào đó Ngân nhớ và bẽ bàng cho chính
mình bởi
một điều gì nghe nói về anh. Thật đấy Ngân ạ. Khi anh bị bắt, vợ anh
chạy vạy
khắp nơi, hết mình vì anh mặc dù dạo đó bọn anh đã li thân. Anh biết ơn
cô ấy,
nhưng thật ra cái giúp anh sống được lại là ý nghĩ ở bên ấy có thể em
đã biết,
đau đớn vì anh và có khi vẫn tin anh. Có thể nói anh không thành công
hẳn là
bởi vì anh không từ bỏ được cái phần lẩm cẩm dấm dớ ngày xưa của bọn
mình...
- ...
- Cảm ơn!
Tại sao? Anh nắm lấy bàn tay tôi. Hơi ấm
của hai mươi
năm bao phủ lấy tôi. Và tôi buồn bã hiểu ra rằng chúng ta vẫn không đổi
khác. Nếu chúng ta không nói với nhau những điều
vừa nói, có lẽ tôi đã có thể buông thả mình, để sống với thành phố này,
với
anh, như ngày xưa, trong thời gian tạm trú này. Nhưng, vẫn hệt ngày
xưa, trong
chúng ta nguyên vẹn nỗi sợ phải thất vọng vì nhau, nỗi sợ phải đối diện
với
chính mình trong cảm giác khốn khổ ấy. Đấy là gánh nặng không kham nổi
của tuổi
trẻ chúng mình. Có phải vì thế mà chúng mình chỉ mãi mãi là người yêu
cũ. Như
thế này nữa ư? Hai mươi năm nữa?
Sau bữa
ăn mà đứa nào cũng động đũa làm vì,
anh đưa tôi ra xe. Hình như mưa mỏng đi. Hàng cây cơm nguội lá phập
phồng sắc
đỏ hài nhi, nhưng tôi nhớ chỉ vài ba hôm nữa sẽ trở màu xanh bình tĩnh
lại. Anh
mở cửa xe cho tôi, sải chân bước tới mấy hàng hoa dạo đầu góc phố.
Trong ánh
sáng ẩm ướt của buổi chiều rớt, màu hoa hồng nhung sẫm lại, đỏ bầm, như
những
giọt máu lớn. Nhưng mẹt cúc của đứa con gái gầy gầy thì vẫn bừng sáng,
kiêu
hãnh vàng.
Anh trở
lại, tay khư khư một bó gì to tướng
gói lá dong, đặt vào lòng tôi. Vòng lạt bung ra. Những bông hồng non
dại gầy
guộc của thời xưa, lá nhiều hơn hoa, phả vào tôi mùi hương nồng nàn,
ướt át.
Hôm về, tôi đã theo bà mẹ chồng ra chợ, dừng chân mua một gói hoa cúng,
trong
có mấy bông hồng đúng như thế này.
- Hoa
hồng bây giờ đẹp, cành thẳng, lá dày,
nụ lớn. Và không hương. Ở châu Âu em không lạ gì. Những bông hoa này
bây giờ...
Ngày xưa bọn mình hay mua cho nhau, em còn nhớ không?
Còn nhớ
không ư? Tôi ngước nhìn anh. Bóng tối. Mưa. Tôi không
thấy gì nữa cả. Bó
hồng lớn trong lòng tôi toả mùi hương cũ, bàng hoàng. Thời gian chết
rồi. Cái
chết có thể nồng nàn vậy sao?
Và chúng ta lại chia tay. Không một lời hẹn.
Không cho nhau địa chỉ. Tôi
nghĩ tới bó hoa cúng to vật vã tôi đã nhận từ anh buổi chiều ấy. Tôi
nghĩ tới
những hạt bụi của tinh cầu này và sức hút của chúng. Ngẫu nhiên hay là
dĩ
nhiên? Tôi kinh ngạc vì tôi, hoàn toàn bình tĩnh khi nghĩ về anh, không
nhớ
nữa, nhưng có gì như âu yếm.
Chúng mình đã chân thành đến không thể nào
hơn được. Nên có cần những
gặp lại nữa không? Một năm là 365 ngày. Ngày nhớ ngày thương không nên
nhiều
quá. Còn làm ăn gì được nữa, còn sống sao được nữa nếu ngày nào cũng
phải gặp
lại mình trong cái phần đời trống trải mà trong vắt kia?
PS:
Cuối năm nay tôi lại về.
18. 1. 2006
Berlin