Author_image
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

GIAI THOẠI




Sấu & Thu & Hà Nội

Có phải em là mùa Thu Hà Nội
 Nghìn năm sau, ta níu áo em, về! (1)

[Note: bài này hiện đang Top Ten, theo server]

Nhưng bản nhạc "Hướng Về Hà Nội" mới ly kỳ, nhất là giai thoại về tác giả bài nhạc, Hoàng Dương (?)
Giai thoại này, do Ngô Mạnh Thu kể, cho nhà văn Nguyễn Chí Kham.
Ông HD này, làm bản nhạc, khi xa Hà Nội, những năm kháng chiến. Về thành, ông chạy vào Nam, năm 1954. Vô đến Sài Gòn rồi, nhớ Hà Nội quá, ông nghe thiên hạ hát bản nhạc của ông, thế là ông phát điên lên, bỏ về Hà Nội trở lại.
Trong bài nhạc của ông, có câu "thanh bình tiếng guốc reo vui" thật là tuyệt. Nhưng câu này có thể được gợi hứng từ câu "Về đây mặc áo the đi guốc mộc" của A Khuê, như trong bài của PAD đã dẫn ở trên.

Không biết ai mượn của ai.

Hai Lúa cũng có riêng cho mình, một ông bạn HD, theo nghĩa, đã vô Sài Gòn, chỉ để định cư cho mấy người bà con, rồi lại quay về Hà Nội. Anh bạn này là một trong những nguyên nhân xúi HL bỏ Hà Nội.
Nghe anh kể, là mắt Hai Lúa sáng bừng: Ở Sài Gòn có những rạp ciné thường trực, mày mua vé vào, là có quyền ngồi trong đó suốt ngày.

Với anh bạn này, GCC cũng có những kỷ niệm Hà Nội, thời gian cùng học lớp Đệ Thất trường Nguyễn Huệ, của mấy anh em Bùi Hữu Sủng, Bùi Hữu Đột, Bùi Hữu Ngự, ở con đường bờ sông Hà Nội. Vô Nam, lại mở trường, Gấu có lần theo Ngô Khánh Lãng tới học free, bữa đầu tiên, trường mở cours luyện thi. NKL nói, tụi tao - tụi đi học, có tiền học thêm cours riêng- gọi ba ông thầy, bằng 1 cái tên, chung, “Sủng Địt Ngựa”!

Gấu về Hà Nội trễ, học Đệ Thất trường Nguyễn Huệ. Thi Đệ Nhất Lục Cá Nguyệt, kỳ đầu, Gấu xếp hạng 24. Anh bạn hạng nhất. Kỳ sau, bạn bè thách, mày nói mày giỏi hơn nó, mà do lười, nên thứ 24. Nếu thực như thế, mày thử chiếm số 1 của nó coi. Gấu gật đầu. 
Và Gấu chiếm số 1, thiệt. Kỷ niệm này, hình như cũng đã lèm bèm rồi. Gấu nhớ là, cú tỷ đấu giữa Gấu và anh bạn gây rúng động toàn trường. Còn 1 bài thi, môn Địa Lý thì phải, thì anh bạn hơn Gấu nửa điểm. Cả lũ học trò Đệ Thất hồi hộp, lây qua các lớp khác, rồi tới mấy ông thầy. Khi trả bài, Gấu hơn anh bạn 1 điểm, như vậy tổng kết, Gấu hơn nửa điểm, về nhất. Ông thầy phán, hai bài thi y hệt nhau, vì cùng thuộc lòng bài trong sách in của thầy. Bài của Gấu chấm câu y chang trong sách, chữ viết cũng dễ coi hơn!
Cuối năm, khi trường quyết định chọn học sinh danh dự ra Nhà Hát Lớn Hà Nội lãnh phần thưởng, đám học trò bỏ phiếu cho Gấu, lấy lý do, thằng 24 lên số 1, bảnh hơn thằng kỳ đầu số 1, kỳ sau số 2. Mấy ông thầy lắc đầu, thằng nhất nhì, mới bảnh, vì nó học đều. Còn thằng kia, có hứng, có thích, thì mới học.

Bạn chọn thằng nào?
[Thuổng “xì tai” Thầy Cuốc].

Cuối năm - tức đầu niên học sau - Gấu thi vô Đệ Thất Nguyễn Trãi, mất không 1 năm học. Đậu dự khuyết, đâu cả tháng sau mới nhận giấy nhập học, thế chỗ 1 học sinh nào đó. Thế là đỡ khoản học phí.
Khoản ăn. Ở trọ nhà bà chị họ, Chị Giậu, vợ ông Nguyễn Hoạt, ở ô Bạch Mai. Mẹ đâu có tiền, chắc chỉ đóng được một, hai tháng đầu, chị không cằn nhằn ra miệng, nhưng bà chị chồng, Bá Thoả, bực ra mặt.
May quá bà cô, Cô Dung, Me Tây, nhắn, lên tao, tao nuôi.

Ui chao, mới đó, mà đã xong 1 đời.
Bỗng dưng thèm viết 1 cuốn tiểu thuyết, kể lại đời của Gấu, và tất nhiên, của Gấu Cái nữa. Chừng 200 trang thôi.
Cho Bả hài lòng, để cho Gấu thanh thản đi trước, "Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant"!

Hà Nội

Buổi sáng mùa đông ngây ngất, trưa còn xa.
Tôi nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất đẹp.
Bếp Lửa

Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa ông Chính và Tâm, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán, sửa soạn cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn tất  phần số của nó: Mưa.
Mưa Hà Nội.

Tác giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa. 

Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương là như vậy.
Bạn nào đã từng xem phim OK Corral, chắc là còn nhớ, trước khi xẩy ra trận thanh toán, nhân vật chính ra thăm thú nơi mình có thể chết. Như tình cờ, anh ta châm ngọn đèn dầu trên chiếc xe. Khi trận đấu súng xẩy ra, anh ta bắn vô cây đèn, chiếc xe bốc cháy, đám người ẩn sau nó phải chạy ra.
Trong phim Shane, hình ảnh con chó từ từ rời khỏi chỗ, nhường sàn gỗ cho hai tay đấu súng.
Mưa trong Giã Từ Vũ Khí của Hemingway.
Bùn trong Bẩy Hiệp Sĩ, Seven Samourai...

Với bậc thầy, cái sự sửa soạn mới là cần thiết, mới là quan trọng.

Trong Kim Dung, Lãnh Nguyệt Bảo Đao, cuộc gặp gỡ thứ nhất giữa Miêu Nhược Lan và Hồ Phỉ, xẩy ra, khi ông bố Miêu Nhân Phượng bế con gái chạy theo vợ, bỏ đi theo trai, đuổi kịp tại Thương Gia Bảo khi tất cả mọi người bị cơn mưa cầm chân. Cô bé khát sữa mẹ, khóc ngất, bà mẹ rời tình nhân, đi vài bước tới  tính cho con bú, nhưng tàn nhẫn quay ngược lại, ngồi xuống kế bên đống lửa, kế bên anh bồ đẹp trai. Thằng oắt Hồ Phỉ cáu quá, chạy ra mắng, tại sao lại có người đàn bà tàn nhẫn như thế, Miêu Nhân Phượng nhìn, nản quá, bèn bế con trở về, tha cho cả hai.

Sau đó, trong lần gặp sau cùng, cô nói với anh: Tôi sẽ không như mẹ tôi đâu.
Như thể, cô nhìn thấy và còn nhớ hoài, cảnh tượng lần đầu gặp nhau tại TGB.
Cuộc gặp gỡ giữa cô bé còn nằm trong nôi, với người yêu còn là thằng nhóc tì làm Hai Lúa nhớ đến bài ca dao sau đây.

Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương Em từ thuở Mẹ về với Cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương Em từ thuở Mẹ mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm chồng,
Thương Em từ thuở Mẹ bồng trên tay.
Sao Cày ba cái nằm xoay,
Thương Em từ thuở Em hay khóc nhè.

Và nhớ luôn cả vẻ mặt của ông bạn thân, và còn là người đưa thư, khi thấy thằng bạn mình mê BHĐ:

-Làm sao mà mày có thể mê nó? Tao đã từng thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu cầu thang chảy xuống tới mãi mấy bực bên dưới hồi nhà nó còn ở đường PĐP.

Hà, hà!

Có phải em là mùa Thu Hà Nội
 Nghìn năm sau, ta níu áo em, về!

1. CÓ PHẢI EM LÀ MÙA THU HÀ NỘI
Phạm Anh Dũng

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác nhiều. Trong số đó, nổi tiếng là Về Đây Nghe Em và Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội.
Trước 1975, Trần Quang Lộc nổi tiếng với nhạc phẩm Về Đây Nghe Em bài nhạc phổ thơ A Khuê.

Về đây nghe em
Về đây nghe em
Về đây mặc áo the đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng lời ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu, khúc hát ban đầu... 

CD Đêm Màu Hồng của danh ca Thái Thanh do Diễm Xưa phát hành có bản Về Đây Nghe Em do Thái Thanh, Ý Lan và Quỳnh Dao (tức là Quỳnh Hương về sau này) hợp ca. CD hay, bài hát hay nhưng bìa CD có một sơ suất, đề sai tên tác giả thành ra là Lê Quang Lộc. Và không thấy có ghi tên thi sĩ.
Nhạc phẩm Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội (thơ Tô Như Châu, nhạc Trần Quang Lộc), không rõ được tác giả sáng tác lúc nào, nhưng thấy lưu hành sau 1975. Bài này có Hồng Nhung đã hát trong CD Chiều Phủ Tây Hồ, do trung tâm nhạc Mưa Hồng phát hành. Bìa CD có tên Trần Quang Lộc là tác giả nhưng cũng không thấy nhắc đến tên thi sĩ Tô Như Châu.
Đoạn đầu của Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội, nhạc nằm trong âm giai Trưởng, nhạc và lời rất quyến rũ

Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa 

Đoạn 2, nhạc cũng gần giống hệt như đoạn đầu, ngoại trừ mấy chữ cuối:

Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay

 Câu “Ngày sang thu anh lót lá em nằm” nghe thật là giản dị nhưng đằm thắm.
Sang đoạn thứ 3 là đoạn điệp khúc, hai câu đầu, vẫn ở hợp âm Trưởng:

 Thôi thì có em đời ta hy vọng
 Thôi thì có em sương khói môi mềm
 Và sau đó, nhạc chuyển sang âm giai Thứ, buồn hơn:

 Có phải em là mùa thu Hà Nội
 Nghe đâu đây lá úa và mi xanh
 Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát 

Có một điểm hơi lạ, là ở khi bản nhạc lên đến cực điểm cao vút: “Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát”. Không hiểu ở đây tác giả muốn nói gì vì Hai Bà Trưng tự vẫn ở sông Hát thuộc tỉnh Sơn Tây thì có liên hệ gì đến mùa Thu Hà Nội! Chắc có thể có ý gì và hy vọng có ngày được nghe tác giả giải thích.   

Đoạn thứ 4 là đoạn kết nhạc lại trở về âm giai Trưởng giống như đoạn 1 và 2:

Có chắc mùa Thu lá rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm
Có phải em là mùa Thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về
Ôi mùa Thu của ước mơ

Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội phải nói là một bài nhạc hay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. CD Đêm Màu Hồng, Thái Thanh Hải Ngoại 3, Diễm Xưa 16 (714)540-7537 ở Hoa Kỳ.
2. CD Chiều Phủ Tây Hồ, Mưa Hồng 342 (714)531-7692 ở Hoa Kỳ, Kim Nga 01-45-829045 ở Pháp.
Santa Maria, California USA
 [Trích Quán Gió].
NQT
tanvien.net


2.

Nghìn năm sau ta níu áo em về, câu này, Hai Lúa thuổng từ câu:
Có phải em là mùa Thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về.
Về rồi mới ca tiếp: Xin cảm ơn thành phố có em.

Nhà thơ Đỗ KH, mới có bài  "người quên, kẻ nhớ"  trên talawas, trong có kể câu chuyện một ông cụ, dân Hà Nội xưa, may mắn chạy thoát Hà Nội, nay trở về, có nhờ ông thi sĩ làm tour guide, và có ghé nhà cũ, nhưng lại không dám vô, vì sợ chủ mới tẩn cho một trận.
Hai Lúa cũng đã gặp đúng tình trạng như ông cụ. Bảnh hơn ông cụ nhiều, Hai Lúa tới tận nơi, vô tận cổng, xin vô thăm, bị cự tuyệt, và nhìn trong mắt ông chủ mới thấy có tia nguy hiểm, thế là HL vội vàng chuồn.
Câu chuyện này cũng rất thú vị, xin kể hầu quí vị, và tiện thể, nhà thơ, trong kỳ tới. Thú vị vì nó liên quan tới một cái lỗ hổng, mà, Hai Lúa, đã từ lỗ hổng đó, nhìn vô Hà Nội, và sau này, cũng từ lỗ hổng đó, nhìn ra thế giới.
Ôi chao cái lỗ hổng của Hai Lúa, ở trên một cánh cửa nhà cầu, tại ngôi biệt thự số 60 đường Nguyễn Du, Hà Nội, thuở nào.
*

Nhưng bản nhạc Hướng Về Hà Nội mới ly kỳ, nhất là giai thoại về tác giả bài nhạc, Hoàng Dương (?)
Giai thoại này, do Ngô Mạnh Thu kể, cho nhà văn Nguyễn Chí Kham.
Ông HD này, làm bản nhạc, khi xa Hà Nội, những năm kháng chiến. Về thành, ông chạy vào Nam, năm 1954. Vô đến Sài Gòn rồi, nhớ Hà Nội quá, ông nghe thiên hạ hát bản nhạc của ông, thế là ông phát điên lên, bỏ về Hà Nội trở lại.
Trong bài nhạc của ông, có câu "thanh bình tiếng guốc reo vui" thật là tuyệt. Nhưng câu này có thể được gợi hứng từ câu "Về đây mặc áo the đi guốc mộc" của A Khuê, như trong bài của PAD đã dẫn ở trên.
Không biết ai mượn của ai.
Nhưng Hai Lúa cũng có riêng cho mình, một ông bạn HD, theo nghĩa, đã vô Sài Gòn, chỉ để định cư cho mấy người bà con, rồi lại quay về Hà Nội. Anh bạn này là một trong những nguyên nhân xúi HL bỏ Hà Nội. Nghe anh kể, là mắt Hai Lúa sáng bừng: Ở Sài Gòn có những rạp ciné thường trực, mày mua vé vào, là có quyền ở lỳ trong đó suốt ngày.
NQT