*



ĐIỂM SÁCH

Bài liên quan




Chúng tôi hô khẩu hiệu khi đạn vô sọ anh ta.

Yiyun Li:  A thousand years of good prayers (1)

 

Yiyun Li tới Mỹ năm 1996, tuổi 28, để lấy cái bằng PhD về Miễn dịch học tại Đại học Iwoa. Chẳng có tí tiếng Anh, e lệ, và mù tịt về phong tục xã hội Mẽo. Trước khi rời thành phố quê hương Bắc Kinh, mấy bà chị khuyên cô em, hãy coi show TV lá cải Baywatch rồi cố mà bắt chước mấy em Mẽo ăn vận ra làm sao. Khoảng 1998, cô bèn học tiếng Anh: một thứ ngôn ngữ mà cô cảm thấy cô thực sự có thể diễn tả chính mình, không như những người Trung Quốc khác, và chẳng mấy chốc, cô bèn sáng tác, những câu chuyện về thời kỳ hậu-Mao, hậu-Thiên An Môn, trong khi học lớp dậy về sáng tác với giáo sư Alan McPherson đã từng lãnh giải thưởng Pulitzer, trong một chương trình nổi tiếng tại Đại Học Iowa. Rồi cô cũng kiếm đủ can đảm để mà đưa cho thầy giáo truyện ngắn đầu tay của mình, Bất Tử, chuyện một chú bé trở thành nổi tiếng trong vai thế thân Mao, vì giống y chang ông ta. McPherson quá sững sờ.

Và sau đó, là giải thưởng văn học, hợp đồng in ấn, và địa vị khoa bảng, academic posts!

Tập truyện ngắn đầu tay của cô, A Thousand Years of Good Prayers, trước hết, là một nhắc nhở, rằng, ở đỉnh cao của nó, một khi bạn viết tới nơi tới chốn, thì truyện ngắn đích thực là một thể loại sang trọng, lịch sự nhất [elegant, Hai Lúa bỗng nhớ đến Bóng Đè, của ĐHD], của văn chương. Mỗi câu chuyện là một nhức nhối của riêng nó, và  gom lại, tập truyện cho chúng ta cái cảm giác hài hòa thật là ấn tượng về một nước Trung Quốc hiện đại. Tất cả chúng đều buồn, những truyện ngắn, đến lượt chúng, đều tỏ ra hết sức giận dữ, và từng truyện đều mang cái dấu ấn rất ư là xấu xa về một Trung Quốc của Mao. Những nhân vật của cô, rất nhiều người cùng tuổi cô hoặc tuổi cha mẹ cô, họ đều quen thuộc với những ông công nhân viên sát nhân của nhà nước, với sự tàn bạo mang tính tập thể, và sự trừng phạt rất ư là tình cờ. Trong Bất Tử, tập thể "chúng tôi" đó, chứng kiến cảnh xử bắn một ông bố còn trẻ, vì cái tội đã dám kể chuyện tiếu lâm về chế độ, và chúng tôi hô lớn những khẩu hiệu, khi viên đạn đi vào sọ ông thanh niên. ["We shout slogans when the bullet hits the young man's head].

Trong "Những Trái Hồng Vàng", chúng ta cảm thấy cơn sôi sục của bạo lực như muốn bung ra khỏi trang sách. Một đám người ngồi nơi gốc cây, thích thú, trầm trồ bàn tán, về một vụ trả thù của một người bạn của họ, đã để lại đằng sau anh ta muời bẩy mạng người. Chỉ đến cuối truyện, người đọc mới biết nguyên nhân vụ tàn sát: Đứa con trai của anh ta, mới năm tuổi, chơi đùa tại một hồ chứa nước thành phố, đã chọc quê một ông nhân viên nhà nước đang nghỉ xả hơi tại đây. Ông nhân viên nhà nước này bèn dìm chết đứa bé, xác tìm thấy sau đó trong đêm, bị cá rỉa.

Cũng có một hai truyện dịu dàng hơn. Trong "Nàng công chúa ở Nebraska", một người đàn ông và một người đàn bà gợi nhớ về một người yêu mà họ cùng chia sẻ ở Trung Quốc. Nhưng mặc dù, trong khi đi dạo nơi Đại lộ Michigan khô cằn của Chicago, giữa những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn như thế đó, họ cũng chẳng hề tỏ ra sướt mướt, sentimental, khi nghĩ về quê mẹ. Sự thực, Sasha, người đàn bà, muốn quên Trung Quốc hoàn toàn. "Cứ thế mà đi tới", "Moving on", là một cụm từ mà nàng vừa học được, và nàng thấy thật hợp với mình. Đúng là một cụm từ tuyệt vời đối với Sasha, nó giống như một cái kẹp giấy, dùng để kẹp chặt cuộc đời Trung Quốc của nàng, và sau đó, quăng vào một xó chẳng thèm để ý đến nữa.

Trở lại với một nước Trung Quốc của Li, những năm tháng lo sợ không dám nói, không dám đưa ra những ý nghĩ cá nhân đã khiến cho con người ở đây chấp nhận  im lặng, câm nín như là chuyện thường ngày ở huyện. Và sự câm lặng này làm cho gia đình phân rã ra từng mảnh, vợ chồng quên nói chuyện với nhau, và thường xuyên là có sự hiểu lầm, không thông cảm, thầm lặng, giữa cha mẹ và con cái. Thế hệ trẻ hơn thì kiếm cách chuồn, một số chuồn sang được Mỹ. Và khi gặp lại bố mẹ, chúng nhận thấy những phong tục Trung Hoa, cũng như cách nhìn ra bên thế giới bên ngoài của họ thật khó chịu, và áp đặt. Trong truyện ngắn "Con Trai", một ông thanh niên từ Cali trở về thăm mẹ ở Bắc Kinh. Ông con này là dân "gay"  nhưng không làm sao nói cho mẹ, một người làm nghề bà mối, biết. Quen sống ở Mẽo, ông con không làm sao hiểu nổi bà mẹ tự coi mình như là một thứ tôi mọi của chồng. Trước kia,  bà sống ở trong cái bóng của ông chồng, khi còn chủ nghĩa Cộng Sản, bây giờ bà  khám phá ra và tin vào đạo, vào tôn giáo. Nhưng mặc dù những cung cách cổ hủ như thế, bà mẹ tỏ ra hiểu, nhiều hơn là ông con nghĩ. Trong truyện ngắn dùng làm tựa đề cho toàn tập, người cha tới thăm cô con gái ở Midwest để giúp con nguôi ngoai sau vụ li dị, nhưng đành ra về khi nhận ra hố thẳm giữa hai cha con không làm sao lấp bằng. "Con không nói giỏi tiếng Trung Quốc.. ", cô nói. "Ba cũng chẳng bao giờ nói tiếng Trung Quốc. Má cũng thế... Con học được một điều, đừng nói tiếng Trung Quốc". Và sau cùng, ông bố tá hoả khi cô con gái cho biết sự thực về vụ ly dị của cô, nhưng nó chỉ có nghĩa, trong tiếng Anh:

-Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết, hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".

Thật hạnh phúc cho chúng ta, Yiyun Li sử dụng tiếng Anh để hòa nhập quá khứ và hiện tại, cá nhân và chính trị, thay vì tách rời chúng ra, như Sasha trong "Công Chúa" hay cô con gái trong "Ngàn Năm Kinh Kệ", cố gắng làm.

"Hãy cứ thế mà tiến tới", "Moving on", như vậy, không phải là mục đích [goal], nhưng mà là đề tài [subject] của tập truyện.

Zoe Strimpel, điểm cuốn Ngàn Năm Kinh Kệ, A thousand years of good prayers, tác giả Yiyun Li, 203 trang, nhà xb Fourth Estate, giá 14.99 Anh Kim, trên tờ TLS số đề ngày 17 Tháng Hai 2006.


Chuyển Dịch Vịt

"Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết, hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".

Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu...  đang nói đó, không phải là tiếng Việt!”
Nhưng cái tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, cũng đếch phải tiếng Anh luôn!

Tình cờ, Hai Lúa đọc một bài trên eVăn, về nhà văn Yiyun Li, và cuốn  A thousand years of good prayers của bà, và thấy đúng cái câu trên, được eVăn dịch là:

"Bố, nếu một ai đó ít dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ của bản thân thì việc học ngoại ngữ với người đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều này khiến cho người ta trở thành một con người mới", một nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn nói chuyện với bố.

Còn đây là nguyên văn bằng tiếng Anh, scan từ TLS:

*

Về cái vụ việc dịch như thế này, một ông Yankee của Bi Bì Xèo cũng đã từng mắc phải. (1)
Hai Lúa gọi nó bằng cái tên: Phản xạ "Kiến Cắn", nhân đọc Kim Dung mà ngộ ra.

(1)  "who in his plays uncovers the precipice under everyday prattle and forces entry into oppression's closed rooms". (1) 

Viện Nobel [?] nói, 'các tác phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn dụ dưới những điều thường nhật và đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn ức.' [BBC dịch].

Hai Lúa dịch:

...người mà, trong những vở kịch của mình, làm bật ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những căn phòng kín, của áp bức.

Bây giờ mời bạn đọc một câu nữa, của chính Pinter, nói về 'dưới những điều thường nhật':

But it can also, as Harold Pinter has shown, be a means of creating resonant images of suffering; of checking our tendency, in Pinter's phrase, "to shovel the shit under the carpet" when it comes to the abuse of human rights.

Như vậy, "cái ở bên dưới" không phải ẩn dụ, mà là....  cứt!

Chọc lối vô căn phòng kín bưng của áp bức, kìm kẹp... thì mắc mớ gì tới uẩn ức?

Hay là muốn nhắc tới uẩn ức "Bóng đè"? NQT

Nobel

(1) In American Translation. Zoe Strimpel điểm cuốn "A thousand years of good prayers", [tạm dịch, Một ngàn năm kinh kệ], TLS, số đề ngày 17 Tháng Hai, 2006.

Trên Tin Văn dã giới thiệu Yiyun Li, nữ văn sĩ người Hoa viết văn bằng tiếng Anh, theo bài trên TLS.
Bi giờ tờ Điểm Sách Nữu Ước, Nov 30, 2006, điểm cuốn sách, và nhân đó, viết về đề tài những "người ngoài hành tinh" viết văn bằng tiếng Anh.
 

A foreign country gives one foreign thoughts.
A new language makes you a new person. (2)

Xứ lạ cho ý lạ
Chữ mới cho người mới


(1) In American Translation. Zoe Strimpel điểm cuốn "A thousand years of good prayers", [tạm dịch, Một ngàn năm kinh kệ], TLS, số đề ngày 17 Tháng Hai, 2006.


*