Cô Rơm
và những truyện ngắn khác
Cô Rơm (9) là
người Hà-nội. Theo như tôi biết, hay tưởng tượng rằng mình biết, cô có
tên mộc
mạc này, là do bà mẹ sinh ra cô trên một ổ rơm, khi gia đình chạy khỏi
thành
phố Hà-nội, những ngày đầu "Mùa Thu".
Kim
Dung cho rằng thiên nhiên khi "bịa đặt" ra một
tai ương, thường cũng bịa đặt ra một phương thuốc chữa trị nó, quanh
quẩn đâu
gần bên thảm họa.
Ông
kể về một thứ cỏ chỉ có ở một địa phương lạnh khủng khiếp,
vàụ người dân nghèo đã dùng làm giầy dép. Những người dân quê miền Bắc
chắc
không thể quên những ngày đông khắc nghiệt, và để chống lại nó, có ổ
rơm. Tôi
nghĩ Trần Mộng Tú tin rằng "rơm" là phương thuốc hữu hiệu, không chỉ
để chống lại cái lạnh của thiên nhiên, mà còn của con người.
Ít nhất, chúng ta
biết được một điều: tác giả đã mang nó tới miền Nam, rồi ra hải ngoại,
tạo
thành thứ tiếng nói hiền hậu chuyên chở những câu chuyện thần tiên.
"Ba
mươi năm ở Mỹ làm được dăm bài thơ, viết được vài
truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa con (2 trai, 1 gái: các
cháu
22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là người
giầu có
lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng
lượng với
mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ
Trời
lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó
mà mất
được...".
Nguyễn
Quốc Trụ
Cô Rơm và những truyện ngắn khác,
nhà xb Văn Nghệ (Cali)
1999.
Chú
thích: bài viết này, là một đoạn trong bài Thư Bạn