|
Biến mất ở Thư Viên
Truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư
Lúc đó Sinh đứng chỗ kệ
sách văn học, người Sinh cao nên Hảo vẫn nhìn rất rõ mấy cục xương bén
ngót của vai anh đội lên khỏi áo. Từ kệ sách nấu ăn chị nói vóng qua
người ta bày cách làm món cá trứng về kho gừng coi bộ ngon quá chừng
nè, Sinh ừ nhưng không ngước lên, chị không biết anh mải mê coi sách
hay nhìn điện thoại. Khi Hảo rướn cổ ngó qua lần nữa thì Sinh đã biến
mất.
“Bữa đó có mưa không?”, tôi hỏi, như đang rất quan tâm câu chuyện được
nghe kể hàng trăm lần, trong lúc ngoáy một lọn tóc nhỏ của Hảo, nghe
đầu ngón tay mát lành như chạm vào mảnh lụa đen nhức, nuột nà. Hỏi, để
nhìn nét mặt chị lung linh, “có, mưa lớn, nên tụi Hảo mới tạt vô nhà
sách để trốn mưa. Chớ tụi này ít học, nuốt chữ đâu có nổi…”.
- Bữa đó mà nắng thì tụi này về nhà luôn, biết đâu Sinh không đi mất…
Tôi cũng thuộc lòng cái ngữ điệu của câu nói đó, thuộc vẻ ngơ ngác
thường ngày bắt đầu tuôn từ trên tóc xuống, lan nhanh cả khuôn mặt
xương xương, vẻ ngơ ngác mà khi nhìn thấy lần đầu ở Thư Viên, tôi đã
yêu liền, bất chấp Hảo lạ huơ lạ hoắc, bất chấp chị đang lơ ngơ cầm
trên tay loại sách mà tôi cực ghét “cẩm nang chăm sóc gia đình”.
Sau này mới biết lúc ấy Hảo cứ cầm sách trên tay cho vui, cho hết những
buổi tối Thư Viên dài dằng dặc. Chị không có gia đình, không có riêng
một người đàn ông nào để thực hành những thứ ngớ ngẩn kiểu như “đừng
quên nhìn sâu vào mắt chàng”, hoặc “hãy đánh thức tình yêu của chàng
bằng một món ăn ngon” mà sách dạy. Thứ Tư tuần nào Hảo cũng tới Thư
Viên, rảo một vòng, nấn ná giữa hai kệ sách văn học một lúc, thử hình
dung từ chỗ này Sinh đi đâu mất biệt. Sinh vòng qua chỗ sách từ điển
hay rẽ sang khu sách kỹ năng sống để bước về phía cửa, gần chỗ chị
đứng. Nếu vậy sao chị không có một cảm giác gờn gợn nào, không nghe
thoáng mùi mồ hôi quen thuộc lúc người đó lướt qua? Hay Sinh đi thẳng
vào vách tường vôi trắng như người ta vạch một cái rèm, bóng khuất sau
tiếng lao xao.
- Có khi nào Sinh đi vô trong mấy cuốn sách kia không ta?
Một bữa Hảo chợt hỏi tôi, mắt lấp lánh bởi ý nghĩ mới mẻ vừa nảy ra
trong đầu. Nó khiến chị bắt đầu cầm những cuốn sách lên ngấu nghiến, dù
trước đó chị hay trề môi bảo nuốt chữ mắc nghẹn chết, bảo cứ cầm lên
buồn ngủ, cho cuốn sách thà cho củ khoai thích hơn.
Đó là năm thứ bảy Sinh đi và là năm thứ ba tôi đưa đón Hảo tới nhà sách
Thư Viên vào mỗi tối. Từ trường về, không kịp thở hơi nào dài được một
lóng tay, tôi xấp xải tắm táp để kịp chạy đi đón chị. Tôi tới muộn Hảo
sẽ tới nhà sách bằng xe bus, những chuyến xe chiều luôn đông nghẹt
người, chị phải đứng suốt mười một cây số đến trung tâm thành phố, đôi
khi xuống xe thì bị móc túi lấy sạch tiền, chân sưng. Tôi xót lắm, nên
thường để cái đầu tóc còn nhỏ nước ròng ròng hớt hải chạy tới chị. Và
má tôi chỉ biết ngó theo, thở dài.
Những hậm hực, cằn nhằn, sự thất vọng của má, sau ba năm tôi yêu Hảo,
giờ teo quắt lại thành những tiếng thở dài. “Đời mày rồi không biết tới
đâu…”, má tôi thường nói vậy. Chắc là không người mẹ nào hân hoan khi
thấy thằng con trai nheo nhẻo của mình yêu con đàn bà lớn hơn nó tám
tuổi, con nhỏ từng sống thử với người khác như vợ chồng, từng có bầu,
từng đẻ non.
Rả rích thu lượm, má tôi lần dò được khá nhiều chi tiết cuộc đời Hảo,
cả chuyện chị từng được nuôi dạy trong nhà mở. Hồi đầu bà đấm ngực kêu
trời trong lúc tôi tỉnh bơ nói, “Có sao đâu. Nhằm nhò gì.” Tức mình bà
tới tận nhà trọ của Hảo để xin người ta tha cho thằng nhỏ con bà, nhưng
nhìn thấy chị thì bà lẳng lặng về. Gương mặt và cặp
mắt lơ ngơ cứu Hảo khỏi những lời nặng nhẹ. Vừa có vẻ đói khát vừa mệt
mỏi, vừa tìm kiếm vừa hẫng hụt, vừa hy vọng vừa vô vọng, như má tôi
miêu tả, mặt con nhỏ đó như chó con đi lạc.
Ý nghĩ Sinh biến mất vào trang sách phả một sức
sống lạ lùng vào Hảo, làm chị tươi tắn, rạo rực hơn. Như đang đói gặp
được củ khoai lùi. Chị nói có thể Sinh đã đổi tên là Long trong cuốn
“Ruồng rẫy”, hoặc là Trọng hóa sói trong “Lốt thú”, là Vũ trong “Đánh
mất mặt người” hay vẫn chính là Sinh họ Phúc trong Vân Kiều truyện.
Cuộc tìm kiếm ngày càng mênh mông vô tận, và đôi lúc đang hôn nhau Hảo
nhắc tới một cuốn sách nào đó mà con mọt sách như tôi còn nghe xa lạ.
- “Đòn kết liễu” của Marguerite Yourcenar có thằng
đại úy nhẫn tâm kinh khủng.
Tôi thấy hơi khó chịu, không phải vì cách phát âm ma ri rít sai bét của
cô công nhân may giày, cũng không phải vì con muỗi đang bay vo ve từ
nãy giờ. Đập rát cả tay mà nó không chết, tôi hậm hực “người không ra
gì mà nhớ hoài…”.
Hảo nói đâu có nhớ. Chỉ tìm Sinh để hỏi cho rõ sao biến mất kỳ vậy, nếu
chán nhau rồi thì nói thẳng, từ giã rồi đường ai nấy đi, sao lại phải
âm thầm chạy trốn. Không nhớ đâu, tìm Sinh chỉ để cho hay Hảo đã chuyển
thuê nhà khác rồi, không nấn ná được vì chỗ cũ bị giải tỏa, Sinh khỏi
về lấy quần áo mắc công. Mắc gì mà nhớ, tìm Sinh để báo tin đứa con tên
Nguyện mà Sinh đã đặt tên hồi còn chưa biết là trai hay gái, em bé đó
đã hóa thành chất lỏng trôi tuột khỏi người chị sau một cú trợt chân
ngoài thềm ướt. Hơi đâu mà nhớ, tìm Sinh để nói cho hay là có thằng con
trai mới lớn thua Hảo tám tuổi, tức là tôi, đang mê chị. “Đeo dai như
đỉa vậy”, chị véo mũi tôi, cười.
Tôi sướng lắm, cứ nhìn thấy Hảo cười là tôi sướng. Nằm gối đầu lên bắp
đùi chắc lẳn của Hảo và tưởng tượng ra nét mặt ngượng ngập của gã đàn
ông kia, khi Hảo vênh mặt kể với hắn rằng tôi thường cắt giũa móng chân
cho chị. Tối nào tôi cũng xoa bóp đôi vai mỏi nhừ của chị đến khi tay
tôi mỏi nhừ. Áo mưa che chung tôi luôn giành Hảo phần ướt. Tôi còn đọc
sách nữ công gia chánh, gạn hỏi má tôi cách nào thịt bò không dai để
nấu vài món cho chị bồi bổ những hôm tăng ca. Tôi còn rủ Hảo bao giờ
tôi ra trường, xin được việc sẽ làm đám cưới. Tôi không muốn Hảo chờ
tôi lớn thêm nữa, vì muộn quá chị sẽ khó sinh con.
Trong lúc tôi phổng mũi la đà thêu dệt thì Hảo di di ngón tay lên vành
tai tôi, nói nhân vật Barrow bảnh trai trong “Những mối tình câm lặng”
cũng biến mất khi ngồi thổi bong bóng, như thể bong bóng đem anh ta bay
lên trời vậy. Tôi day qua úp mặt vào vào bụng Hảo, nghe ruột chị cồn
lên trong đó, để giấu mấy giọt nước mắt ủy mị của thằng con trai mới
lớn, vì ý nghĩ Hảo không thèm dòm ngó, đếm xỉa gì tôi.
Cuối năm tôi hai mươi bốn tuổi, cái đám cưới mà tôi vẽ ra trong tưởng
tượng đã đầy đủ những chi tiết cần thiết, tự dưng tôi thấy bồn chồn.
Những tối ở nhà sách Thư Viên, tôi đứng ở một kệ sách nào đó và ngó về
phía Hảo trong lúc chị nép giữa những kệ sách văn học, say sưa đọc. Sức
sống rực lên ở Hảo khi chị cắm cúi vào rừng chữ, như chưa từng mệt mỏi
sau một ngày làm việc với những cái máy may đầy kim nhọn. Đứng lâu mỏi
chân chị la cà ở gian sách khác nhưng mắt luôn ngó về nơi gã đàn ông
xưa từng đứng. Tôi kêu trong câm lặng, Hảo ơi nhìn tôi đi, tìm kiếm tôi
đi. Không âm thanh, nhưng cổ họng thì như bể nát. Nhưng buổi tối ở Thư
Viên, từ lúc đặt chân vào đó cho đến khi nhà sách rung chuông đóng cửa,
Hảo không một lần đưa mắt tìm tôi.
Một bữa đứng ở kệ sách tôn giáo, tôi giơ một cuốn lên vẫy vẫy gọi Hảo,
cuốn này có nói về nghệ thuật buông bỏ nè. Hảo ngẩng lên, hơi ngạc
nhiên rồi quay lại với cuốn sách đọc dở trên tay, tìm kiếm trong đó một
gã xấu xa nào hao hao một người đàn ông biền biệt từ lâu lắm. Hảo không
biết đó là lần cuối cùng chị nhìn thấy tôi. Hôm ấy tôi mặc áo kẻ màu
xanh xám, tóc tôi cắt cao. Biến mất như một phụ diễn trong màn ảo
thuật, tôi đi vào khe của những cuốn sách, náu trong thứ bóng tối trong
suốt, với ý nghĩ chỉ khi biến mất mình mới được tìm.
Nguyễn Ngọc Tư
Nguồn
Note: Gấu có mạn phép sửa
vài lỗi chính tả [hỏi ngã], và nghĩ thầm, truyện ngắn này có thể được
gợi hứng từ truyện ông họa sĩ Tầu, không vừa ý vua, bị đám Cấm Binh
kiếm làm thịt, bèn đi vô bức tranh đang vẽ, trên TV đã từng đăng. (1)
Nhưng cái kết, anh chàng con nít mê bà chị già chui vô sách, "chỉ khi
mình biến mất thì mới mong được tìm", quả là đúng của Cô Tư!
Chúc Mừng Năm Mới.
NQT
(1)
Hiếm nhà văn được như
Borges: ông đi vào truyền thuyết, ngay từ khi còn sống, không như một
nhà văn nổi tiếng, mà là một huyền tượng. Trong chuyện Tàu có trường
hợp tương tự: Để trốn tránh cơn giận dữ của nhà vua, và cái chết tiếp
theo đó, Wang Fo rời cuộc đời, bước vào bức tranh ông vẽ.
Lần thứ nhất biến vô sách
thì cũng thường thôi, nhưng lần thứ nhì, quá thực.
Thực hơn cả sự thực, và đó mới là văn chương, đâu có như mấy đấng cứ
mỗi lần viết truyện là một lần biến người thực thành người dởm.
Hồi ở trại tị nạn, Gấu biết một bà, chỉ mong trở thành nhà văn để đưa
cái thằng khốn đó vô truyện, chửi một mách cho hả dạ.
Rất nhiều người, viết văn
là để làm cái chuyện khốn kiếp đó.
Có cả NHT.
Trong bài phỏng vấn dưới đây, NHT cho biết chưa nào giờ làm cái chuyện
nhơ bẩn đó, nhưng liền lập tức, ông lại ân hận vì lỡ xúc phạm tới mấy
ông quan VC. (1)
(1)
“Tôi cũng ân hận”
- Có bao giờ Nguyễn Huy Thiệp viết một tác phẩm nào đó chỉ để thanh
toán “ân oán giang hồ” với một vài đồng nghiệp?
- Không bao giờ! Vì việc ấy quá ư tầm thường.
Có những người có lỗi
không phải vì những việc họ đã làm mà vì họ đã không làm những công
việc mà phận sự, chức danh bắt buộc phải làm. Và điều đó làm cho những
người trẻ tuổi, nhất là những văn nghệ sĩ trẻ tuổi buồn...
- Đúng! Đúng! Thậm chí trước khi viết Kiếm
sắc, tôi chưa bao giờ gặp mặt ông Nguyễn Đình Thi, ông Nguyễn
Khải...
- Nhưng ông Nguyễn Khải đã nói về anh rất tốt...
- Đúng, chính vì điều đó nên sau này tôi cũng thấy ân hận. Hay là thái
độ đối xử của ông Nguyễn Đình Thi đối với tôi cũng rất đàng hoàng... Và sau này mình cũng nhận ra rằng
họ cũng chả có tội gì, họ cũng là người của cơ chế mà thôi... Và
cũng phải nói rằng, trong việc tôi đã làm cũng có sự lành mạnh của nó,
nếu xét theo một khía cạnh nào đó. Và nếu như tôi không phải là một nhà
văn hồn nhiên thì tôi không bao giờ viết được như thế.
Source
Giai thoại về họa sĩ Tầu,
GCC đọc trong cuốn trên đây,
những ngày mới ra ngoài này, 1997.
BORGES, FICTIONS
Il est arrivé à Jorge Luis
Borges ce qui se produit très rarement pour un écrivain, d'entrer de
son vivant dans la légende qu'il avait patiemment et minutieusement
contribué à tisser et d'y prendre place non comme un homme que le
succès littéraire aurait rendu célèbre mais comme une figure mythique «
Borges». Un mouvement semblable, et même presque analogue, se retrouve
dans certaines histoires chinoises; on se souvient que le peintre Wang
Fô, pour échapper à la colère de l'empereur selon une tradition, parce
que l'heure de sa mort est venue suivant une autre, quitte ce monde
pour entrer dans le tableau qu'il a peint.
[Hiếm nhà văn được
như Borges: ông đi vào truyền thuyết, ngay từ khi còn sống, không như
một nhà văn nổi tiếng, mà là một huyền tượng. Trong chuyện Tàu có
trường hợp tương tự: Để trốn tránh cơn giận dữ của nhà vua, và cái chết
tiếp theo đó, Wang Fo rời cuộc đời, bước vào bức tranh ông vẽ.
Trường hợp Borges rắc rối hơn: Sau khi trở thành huyền tượng, ông tiếp
tục sống thêm nhiều năm, làm phiền cho chính ông trước tiên, như thể có
hai, Borges, và "Borges", và ông đành phải chấp nhận sự nhập nhằng, đôi
khi cũng cố gắng trần tình: Không phải tôi đâu, mọi chuyện là do gã
kia, Borges. Tôi, tôi đang đi trên đường phố Buenos Aires, nhẩn nha
nhìn phố xá. Tôi nhận được tin tức của Borges, qua bưu điện, nghe đâu
ông ta được đề nghị một chân nào đó, hay là được đưa vào một cuốn tiểu
sử... tôi thích những chiếc đồng hồ bằng cát, thích nhâm nhi ly cà-phê,
thơ xuôi Stevenson, ông ta cũng chia sẻ những sở thích tương tự... Của
đáng tội, nếu nghĩ rằng giao tình giữa tôi và ông ta tồi tệ, tôi sống
và mặc kệ chuyện đời, miễn sao Borges tha hồ thêu dệt văn chương của
'ông ta', vậy là đủ cho tôi rồi (Borges và
Tôi).]
Đọc Blog GM, thấy cũng đưa
Cô Tư ra khen, nhưng lại chê, cái câu GCC khen nức nở.
Theo GCC, không có câu đó,
thì hỏng hết cả truyện.
Tất cả câu chuyện, hay thì hay thật, nhưng thiếu câu chót, là không có
cú sét đánh về mặt thủ pháp viết văn.
Đây vẫn nằm trong "công
thức" của G. Lukacs: Con đường tận cùng, cuộc
hành trình bắt đầu
[Nhân vật tiểu thuyết là
một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội
phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống
"chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm
kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs
định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt
đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges
Lukacs).]
“Chiếc Lư Đồng Mắt Cua”,
của Nguyễn Tuân, khủng như thế [cái xen anh già mê đánh cờ, lụy 1 nước
cờ, chết ngay đơ ở giữa sân đình mà chẳng ghê sao], chỉ để đi đến câu
kết nhẹ òm, “Xuyến người bên lương hay bên giáo?”
Câu chót của Bếp Lửa, anh yêu em, yêu quê hương vô cùng, sến
như thế, cải lương như thế, vậy mà thật là thê lương, nhức nhối, thật
là… thật, đó là nhờ cả cuốn truyện. nhờ cuộc đời của 1 anh chàng thanh
niên Hà Nội, vào thời điểm 1954, chống đỡ cho nó, bảo đảm cho nó.
Có hai
cách viết, thuận và đảo.
Thuận, cả câu chuyện, chỉ để làm sao phang ra cú đánh chí tử, bất ngờ,
không làm sao đoán được.
Đảo, là, ngay vô đầu nói mẹ nó ra, rồi sau đó hì hục giải thích.
Nếu GCC nhớ không lầm, Agatha Christie có 1 truyện được thiên hạ coi là
số dách, The Murder of Roger Ackroyd, vô truyện 1 phát, là độc
giả biết liền kẻ sát nhân rồi!
Bạn có thể coi, cái xen "anh cu Hảo, thay vì tự tử vì tình, thì biến vô
sách", là, "đốt cây diêm đã đốt rồi, xài rồi, mà vưỡn cháy"!
Đòn này Kim Dung hay xài.
Nước Cờ
Hư Trúc
được ông xào đi xào lại mấy lần, vưỡn bảnh như thường.
[from NL FB]
Một chuyến đi
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo
như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu:
"Xuyến người bên lương hay người bên giáo?"
Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần
tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu
lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen,
phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân
đình, rồi cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có
thể phán một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên
giáo?"
Làm
sao viết một câu văn
NGUYỄN HƯNG QUỐC: Tôi chơi
facebook khá muộn, chỉ từ đầu năm 2014, sau khi bị bạn bè dụ dỗ. Chỉ
một thời gian ngắn, tôi khám phá ngay ra facebook có một thứ văn hóa
đọc khác hẳn sách báo trên giấy cũng như với cả blog. Sách báo dài bao
nhiêu cũng được. Blog không thể dài bằng sách báo nhưng cũng không giới
hạn số câu một cách quá nghiệt ngã. Facebook thì khác. Khác ở hai điểm
chính: Một, ở đó, hình ảnh quan trọng hơn ngôn ngữ; và hai, trong ngôn
ngữ, facebook hoàn toàn dị ứng với kiểu viết dài. Khám phá ra điều ấy,
mỗi ngày tôi cố viết vài đoạn văn thật ngắn. Có khi chỉ có một câu.
Quyển sách này được hình thành chủ yếu từ những câu đã đăng trên
facebook ấy. Nhất là những đoạn bình luận về chính trị. Về văn học,
ngoài những câu hay đoạn mới viết, tôi trích lại từ một số các quyển
sách đã xuất bản của tôi trước đây. Nguyên tắc của việc trích dẫn này
là: những câu có hàm lượng thông tin và ý tưởng được nén lại thật chặt
chẽ, có thể đứng một mình. Như những câu hay đoạn văn độc lập. Nhưng
như vậy các câu hoặc các đoạn sẽ mất đi ngữ cảnh chung quanh thành ra
có khi trở thành khó hiểu. Viết ngắn, do đó, là ký thác việc tái hiện
ngữ cảnh ấy vào tay của độc giả...
NHQ, như thế là mới “chơi”
FB.
Nên nhớ FB ai cũng có thể mở, như vậy, ở đâu ra cái thứ “văn hóa đọc”
này?
Sở dĩ những mạng xã hội khác không địch lại FB, vì những mạng khác, mỗi
mạng mỗi có 1 tí bất tiện, không so được với FB, quá nhiều phương tiện,
tiền bạc, quá dễ sử dụng....Tuy nhiên, những mạng khác, Twitter, thí
dụ, hơn FB, vì FB ô hợp quá.
Đội ngũ FB, theo Gấu, còn rất rành nghề chơi, thành ra hơn hẳn các mạng
khác, về mặt đại chúng, phổ thông
Lấy riêng trường hợp Gấu, thí dụ, cũng mới “chơi” FB, vậy mà SN, FB đi
1 đường Happy Birthday GCC, chứng tỏ, FB hẳn có biết trang TV hiện diện
trên 10 năm!
FB không chỉ có stt, mà còn có notes, được người viết bỏ công viết
thành 1 bài viết đàng hoàng, khác hẳn stt, nói cho cùng, là 1 thứ mail.
GCC sở dĩ mở FB, là để khỏi mất công gửi mail cho những người bạn cũng
có FB.
Gặp 1 stt mới, có tí hứng, bèn bàn góp, ngữ cảnh ngữ kiếc cái con khỉ!
Bịp thì cũng vừa vừa thôi. Bịp dở quá, khiến thiên hạ bịt mũi!
NQT
facebook hoàn toàn dị ứng
với kiểu viết dài.
Đúng là phán loạn cào cào
châu chấu!
Gấu post thơ, truyện ngắn dài dài trên FB chẳng thấy dị ứng cái con mẹ
gì hết!
Một mạng xã hội, ai cũng có thể gia nhập, vậy mà, dị ứng với cách viết
ngắn, mở ra một văn hóa đọc mới, trọng hình ảnh hơn chữ viết…
Đúng là 1 tên khùng, vậy mà cũng có 1 lũ con nít, chúng tôi phục Thầy
lắm lắm!
Trong lịch sử văn học thế
giới có lẽ chỉ có 1 người không làm sao viết dài được, Borges. Ông viện
lý do, lười. Nhưng, theo Calvino, đó là do đằng sau Borges, là cả 1 thế
giới: sách.
Cavino viết, Borges là 1 vị thầy của sự xúc tích gọn gàng, a master of concision,
tay tiết kiệm thần sầu về diễn đạt, và đây là 1 nghệ thuật viết.
Nietzsche cũng đã từng nói, chúng viết cả 1 cuốn sách, tớ chỉ cần 1
dòng! Bài của Calvino về Borges, trong cuốn Gấu mới bệ về từ tiệm sách
cũ, cũng thật là tuyệt, Gấu cũng đã từng chôm, từ bản tiếng Tẩy, cho 1
bài viết trng mục Tạp Ghi trên tờ Văn Học của NMG.
Villa trông ra biển
Gấu viết “Những Con Dã
Tràng”, khi thằng em chưa tử trận. Nhà, lúc đó ở con
hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, đằng sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Bà cụ mua cái
hụi, lấy tiền mua căn nhà, rồi tháng tháng đóng hụi, bằng tiền lương
Gấu đưa về, thời gian mới ra trường Bưu Điện; ăn uống hàng ngày, cụ bù
đắp bằng việc bỏ mối gạo, nước mắm, cho những gia đình thân quen, một
nghề có từ những ngày còn ở đất Bắc. Gấu nhớ là thời tản cư, cụ mua
hàng Tề, mang ra vùng Kháng Chiến, “ấm ớ Hội Tề, lúc đi thì có lúc về
thì không”.
Viết chỉ được câu mở đầu, rồi thì tịt. Vo tờ giấy, ném vô gầm giường,
lúc khác, bữa sau, bữa sau nữa, viết tiếp, cũng chỉ được câu mở đầu.
Một bữa, thằng em tò mò, chui xuống gầm giường, lôi ra, hỏi, tại làm
sao mà anh không giữ lại, bữa sau viết tiếp, mà lại phải
lấy 1 tờ giấy trắng khác.
Thằng anh lắc đầu, không được.
Có lẽ vì yêu câu văn mở ra đó, quá chăng, và phải viết lại nó rất nhiều
lần, thì câu thứ nhì mới có cơ hội chui ra?
CHAPTER I
WHY SENTENCES?
IN HER BOOK The
Writing Life (1989), Annie Dillard tells the story of a fellow
writer who was asked by a student, "Do you think I could be a writer?"
“‘Well,' the writer said, 'do you like sentences?'" The student is
surprised by the question, but Dillard knows exactly what was meant. He
was being told, she explains, that "if he liked sentences he could
begin," and she remembers a similar conversation with a painter friend.
"I asked him how he came to be a painter. He said, 'I like the smell of
paint.''' The point, made implicitly (Dillard does not belabor it), is
that you don't begin with a grand conception, either of the great
American novel or a masterpiece that will hang in the Louvre. You begin
with a feel for the nitty-gritty material of the medium, paint in one
case, sentences in the other.
Câu, tại sao?
Trong cuốn Đời viết, Annie kể về 1 bạn văn
được 1 đấng sinh viên hỏi, liệu em có thể trở thành 1 nhà văn, và bèn
hỏi lại, em có thích những câu văn không; anh học trò ngạc nhiên quá
đỗi, nhưng cô giáo thì biết rõ mình muốn nói gì.
Nếu em thích câu văn, thì có thể bắt đầu.
Cũng thế, 1 đấng họa sĩ, khi được hỏi tại sao, thì bèn trả lời, tôi
thích mùi sơn!
Thú thực, Gấu đọc những câu văn đầy lỗi chính tà, thí dụ, là Gấu lắc
đầu, người viết không ưa văn của... chính mình!
Nhớ hồi còn viết cho Văn Học của NMG, ông delete tất cả những texts Gấu
gửi, chỉ giữ lại text sau chót, trước giờ đem in! Một bạn văn, khi Gấu
còn thói quen "mailing list", thì bèn so sánh hai texts gửi kế nhau, và
cho biết, chỉ khác nhau, có 1 cái dấu phẩy!
Đúng là 1 đại tật, chưa viết, đã hăm he sửa!
Làm sao
viết một câu văn
In the late summer of that year
we lived in a house in a village that looked across the river and the
plain to the mountains. In the bed of the river there were pebbles and
boulders, dry and white in the sun, and the water was clear and swiftly
moving and blue in the channels. Troops went by the house and down the
road and the dust they raised powdered the leaves of the trees. The
trunks of the trees too were dusty and the leaves fell early that year
and we saw the troops marching along the road and the dust rising and
leaves, stirred by the breeze, falling and the soldiers marching and
afterward the road bare and white except for the leaves.
So
goes the famous first paragraph of Ernest Hemingway's ''A Farewell to
Arms," which I was moved to reread by the recent announcement that what
was said to be Hemingway's last novel would be published posthumously
next year. That paragraph, which was published in 1929, bears
examination: four deceptively simple sentences, one hundred and
twenty-six words, the arrangement of which remains as mysterious and
thrilling to me now as it did when I first read them, at twelve or
thirteen, and imagined that if I studied them closely enough and
practiced hard enough I might one day arrange one hundred and
twenty-six such words myself.
Joan Didion
Vào cuối mùa hè năm đó,
chúng tôi sống trong một căn nhà trong một cái làng nhìn ra sông ra
đồng tới tận vùng núi. Ở lòng con sông là đá cuội và đá mòn, khô và
trắng trong ánh nắng, và nước sông, trong và chảy nhẹ nhàng, xanh ở
trong những dòng rẽ. Những toán quân đi kế bên nhà xuống con lộ và bụi
dấy lên phủ lên lá. Thân cây cũng bụi bặm, lá rụng sớm năm đó và chúng
tôi nhìn thấy những toán quân đi bộ dọc theo con lộ, bụi dấy lên, và
những lá cây, theo làn gió thổi rớt xuống, và những người lính đi bộ,
và sau đó con lộ trần trụi, vắng hoe, và trắng toát, ngoại trừ những
chiếc lá cây.
Đó là đọan văn trứ danh, hách
xì xằng, mở ra Giã từ vũ khí, mà tôi, thật xúc động, khi đọc
lại, nhân có tin cuốn tiểu thuyết chót của Hemingway sẽ được xb, sau
khi ông mất, vào năm tới.
Đoạn văn trên, ấn bản 1929, nếu nhìn thật gần, thì nó như thế này: bốn
câu đơn, 126 từ, sự sắp xếp thì là một niềm bí ẩn mà ngay cả bây giờ,
đọc lại tôi vẫn cảm thấy như lần đầu đọc nó, vào lúc 12, 13 tuổi, và
tưởng tượng, nếu nhìn thật gần, gẩn nữa, gần nữa, thì tôi có thể, nếu
trần lực ra mà đánh vật với chúng, thì có một ngày, tôi sẽ sắp xếp được
những từ đó, chính tôi! (1)
Mourir pour une
virgule.
A la
vérité pourtant, il y a bien chez Cioran une voie de surmonter cette
contradiction entre la nécessité du scepticisme et celle, parallèle, de
la foi; mais peut-être cette « solution" n'est-elle que nostalgique: en
revenir à une espèce de monde cynique, et surrtout qui aurait fait du
cynisme sa grandeur, comme le XVIIIe siècle français, a pu en donner
l'image. Bref, c'est à une sorte de décadence somptueuse qu'en appelle
Cioran, et c'est très exactement ce qu'il exprime dans le chapitre
central d'Ecartèlement, « L'Amateur de mémoires, : l'homme qui, dans
les Syllogismes de l'amertume, « rêve d'un monde où l'on
mourrait pour une virgule ", voit dans le style une façon de concilier
le doute avec la grandeur. « Restent cependant les apparences,
écrivait-il déjà en 1949 dans le Précis de décomposition: pourquoi ne
pas les hausser au niveau d'un style? C'est là définir toute époque
intelligente. " La futilité serait ici la vraie profondeur. Le
nihilisme se convertit en fin de compte en un rêve d'esthétisme. Du
romantisme adolescent de la négation à une sorte de politique détachée
et désabusée de l'Artifice, en passant par la lucidité et le cynisme:
tel est l'itinéraire que nous convie à emprunter Cioran, et lui confère
son extraordinaire actualité. Quand le « désert» croît, comme le disait
Nietzsche, peut-être peut-on en arrêter l'expansion par les fêtes
ininterrompues d'une Futilité vraie, érigée en mode de vie de
philosophie. Ce nihilisme raisonné, doux, subtil, intelligent, porte de
fait le beau nom de « Libertinage »•
*
Cái đám ngu đần, bằng cấp bằng kiếc, cái đám viết ào ào, hết tác phẩm
này tới tác phẩm khác bằng giọng huênh hoang khoác lác, chúng có bao
giờ viết nổi, chỉ một câu văn?
Như
câu trên.
Hay
như câu này:
Que
serais-je, si je pouvais être. Que dirais-je, si j’avais une voix, qui
parle ainsi, se disant moi?
Tôi là gì nếu tôi có thể là gì. Tôi nói gì nếu tôi có một tiếng nói. Ai
nói thế, nhận là tôi?
Beckett:
Textes pour rien.
Thằng chả trong "Những tam đoạn luận của sự
cay đắng", mơ một thế giới mà ở đó người ta có thể chết vì 1 cái dấy
phẩy, nhìn thấy trong văn phong một phương cách để hòa giải sự hồ nghi
và… đỉnh cao chói lọi.
Cuốn trên, mới tậu, tính lèm bèm về "làm thế nào để viết 1 câu văn",
nhân đọc 1 câu của nữ thi sĩ, thấy “làm dáng” quá!
Hà, hà!
How
to Write a Sentence
By James Thomas
Làm sao viết một câu văn
Cioran có 1 câu, Gấu cực
mê, tôi mơ tưởng một thế giới, ở đó, người ta có thể chết chỉ vì một
cái dấu phẩy.
Về già, Gấu nhận ra, có sự
tham dự của... Quỉ, ở trong 1 câu văn, theo ý của Gide, khi đọc
Dos: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Nhưng, nếu như thế, thì cũng có phần đóng góp của hy vọng ở trong, chỉ
1 câu văn.
Trên TV, Gấu đã từng nhắc tới câu văn của chính Gấu, viết khi ở nhà tù
Quốc Tế Bangkok, chỉ được nửa câu, chỉ đến khi được Cao Uỷ Tị Nạn đem
xe tới rước vô Trại, thì câu văn mới có cơ hội hoàn tất, với tất cả hy
vọng một cuộc đời mới của 1 gia đình - gia đình GCC - ở trong nó:
"Trong những đêm chập chờn
mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng
đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa
cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần
đời đó mới đáng kể." (1)
Người phụ nữ đó dậy từ 4
giờ sáng, chị mặc áo ấm, quàng
khăn, sỏ chân vào đôi giầy vải. Chị sách theo mình vài cái túi
chợ, một cái đèn pin dài, loại của những người đi cắm trại. Chị bắt đầu ra khỏi nhà, rẽ phải, lao xuống con dốc nhỏ. Hai hàng
cây hạt dẻ đang chờ chị. (2)
Câu văn trên, theo GCC, có mấy cái lỗi:
"sách": "xách" mới đúng
Những từ, Gấu cho in
nghiêng, có thể bỏ được. Hoặc dư, hoặc, không hợp với văn phong. Trong
văn mạch, như được tả, không thể “lao” được.
Càng viết nhẹ nhàng, thì càng ra cái vẻ “chờ” của hai hàng cây.
Làm sao viết chỉ 1 câu văn, là thế.
Nói chung, thì là, làm dáng quá, thành ra làm hư cả 1 đoạn, cả 1 bài
viết. NQT
Thơ Mít, thời này, trong
nước không nói, chỉ có hai thứ, tán gái, và ngồi cà phê nhớ bạn hiền!
Văn, rỗng tuếch. Nhạt thếch. Giả, dởm.
Chưa chắc đã nhớ, nhưng cứ ngồi bên ly cà phê, là nhớ bạn hiền, tếu
thế!
Với giọng văn như trên, chưa chắc hai hàng cây hạt dẻ đã nhớ thi sĩ của
GCC!
Mít cần, đúng thứ văn của
Patrick Modiano, thi học của sự tìm kiếm, nghệ thuật đào bới hồi ức, để
tìm lại linh hồn của hàng triệu con người bị Cái Ác Bắc Kít huỷ diệt.
Nghe thì kêu quá, nhưng đúng là như vậy.
Như 1 tiếng vọng, câu văn
trên gọi ra câu của… BHD, mở ra một trong Tứ Tấu Khúc:
Chỉ ở những
năm trung học, người ta mới cảm thấy mình là học sinh thực thụ: những
buổi học theo thời khóa biểu nhất định, và thời khắc biểu rõ ràng; buổi
sáng thức dậy sớm, có khi trước cả tiếng chuông đồng hồ báo thức, có
khi trước cả người đàn bà giúp việc vặt trong nhà; đánh răng, rửa mặt,
trở lên phòng thay quần áo, chải tóc, sắp xếp sách vở trên mặt bàn, lựa
những cuốn cần thiết cho buổi học, đến bên giường ngủ của Bé đắp lại
chiếc chăn cho ngay ngắn, rồi khép cửa buồng, xuống nhà, giả vờ như vội
vã nên quên ăn sáng, vì biết rằng lát nữa sẽ cùng người yêu bước vào
phía sâu trong một quán cà phê nhỏ bé trên đường từ nhà đến trường.
Chàng sẽ gọi hai tô mì nhỏ và hai ly cà phê sữa, ly
ít cà phê dành cho tôi; cả hai ngồi yên lặng, chăm chú nghe những người
ngồi bàn bên cạnh – những người phu quét đường, những công nhân một tư
sở phía bên kia đường, một hai công tư chức... – trò chuyện. Những câu
chuyện của họ thật bình thường, giản dị cũng như những cử chỉ của họ,
khi châm điếu thuốc, khi đổ cà phê từ chiếc ly ra lòng đĩa; câu chuyện
cùng tiếng nói giống như những giọt cà phê đổ ra, vừa đủ, không dư,
không thiếu, khi chăm chú nghe, câu chuyện vừa bắt đầu, khi không muốn
chú ý đến nữa, câu chuyện chấm dứt; giống như những làn khói thuốc lởn
vởn chập chờn trước mắt, lúc hết tò mò, tất cả đột nhiên tan biến vào
không khí buổi sáng mát lạnh.
Khi đến nơi hò hẹn thường lệ, thấy chàng say mê nhìn một bà cụ già đang
lúi húi bầy hàng bên lề đường, dưới mái hiên căn nhà bên cạnh tiệm cà
phê bình dân. Những gói thuốc lá từ từ choán đầy khung kính, những gói
kẹo buộc thành túm treo lòng thòng trên sợi dây, một cây nhang dài cắm
bên thùng kính, buổi trưa đi học về thấy còn khoảng một nửa, một cái
mẹt trên lăn lóc vài trái ổi, cóc, mận... Chàng đang làm quen buổi sáng
sớm vừa bắt đầu cùng với tiếng chén đĩa trong quán cà phê vọng ra,
tiếng người nói lao xao, vài tiếng ho thúng thắng.... Chàng ngẩng đầu
lên nhìn tôi vẫn còn đứng bên này đường, và tôi biết chàng sẽ mỉm cười,
một phần nụ cười dành cho tôi, phần còn lại là của buổi sáng sớm. (a)
Nhân nhắc
tới văn thơ của phái nữ, bèn giới thiệu nữ thi sĩ số 1 của Mẽo, và cuốn
mới xb của bà.
Louise Glück
b. 1943
Louise Glück is considered by many to be one of America’s most talented
contemporary poets. The poet Robert Hass has called her “one of the
purest and most accomplished lyric poets now writing,” and her poetry
is noted for its technical precision, sensitivity, and insight into
loneliness, family relationships, divorce, and death. Frequently
described as “spare,” James K. Robinson in Contemporary Women Poets also noted
that “Glück’s poetry is intimate, familial, and what Edwin Muir has
called the fable, the archetypal.” Rosanna Warren has described Glück’s
“classicizing gestures”—her frequent reworking of Greek and Roman myths
such as Persephone and Demeter, for example—as necessary to her lyric
project. According to Warren, Glück’s “power [is] to distance the lyric
‘I’ as subject and object of attention” and to “impose a discipline of
detachment upon urgently subjective material.” Glück’s early books
feature personae grappling with the aftermaths of failed love affairs,
disastrous family encounters, and existential despair, and her later
work continues to explore the agony of the self. In the New York Times,
critic William Logan described her work as “the logical outcome of a
certain strain of confessional verse—starved of adjectives, thinned to
a nervous set of verbs, intense almost past bearing, her poems have
been dark, damaged and difficult to avert your gaze from.” (b)
|
|