The House of
the Dead: Siberian Exile Under the Tsars.
By Daniel Beer.Allen Lane; 487 pages; £30. To be
published in America by Knopf in January.
“HERE was a world all its own, unlike anything else,” wrote Fyodor Dostoevsky. Like hundreds of thousands of Russians before him, and many more after, Dostoevsky had been in Siberian exile, banished in 1850 to the “vast prison without a roof” that stretched out beyond the Ural mountains for thousands of miles to the Pacific Ocean. The experience marked him for ever. Siberia, he wrote later, is a “house of the living dead”.
It was no metaphor. In 19th-century Russia, to be sentenced to penal labour in the prisons, factories and mines of Siberia was a “pronouncement of absolute annihilation”, writes Daniel Beer in his masterly new history of the tsarist exile system, “The House of the Dead”. For lesser criminals, being cast into one of Siberia’s lonely village settlements was its own kind of death sentence. On a post of plastered bricks in a forest marking the boundary between Siberia and European Russia, exiles trudging by would carve inscriptions. “Farewell life!” read one. Some, like Dostoevsky, might eventually return to European Russia.
Successive tsars sought to purge the Russian state of unwanted elements. Later, as Enlightenment ideas of penal reform gained prominence, rehabilitation jostled with retribution for primacy. But the penal bureaucracy could not cope. The number of exiles exploded over the course of the 19th century, as an ever greater number of activities were criminalised. A century of rebellions, from the Decembrist uprising in 1825 to the revolution of 1905, ensured that a steady supply of political dissidents were carted across the Urals by a progressively more paranoid state. The ideals of enlightened despotism—always somewhat illusory—were swept away. Exiles re-emerged—if they ever did—sickly, brutalised and often violently criminal.
In the Russian imagination, the land beyond the Urals was not just a site of damnation, but a terra nullius for cultivation and annexation to the needs of the imperial state. Siberia, Mr Beer writes, was both “Russia’s heart of darkness and a world of opportunity and prosperity”. Exile was from the outset a colonial as much as a penal project. Women—idealised as “frontier domesticators”—were coerced into following their husbands into exile to establish a stable population of penal colonists. Mines, factories, and later grand infrastructure projects such as the trans-Siberian railway were to be manned by productive, hardy labourers, harvesting Siberia’s natural riches while rehabilitating themselves.
But in this, too, the system failed utterly. Unlike Britain’s comparable system of penal colonisation in Australia, the tsars never brought prosperity to Siberia. Fugitives and vagabonds ravaged the countryside, visiting terror on the free peasantry, Siberia’s real colonists. A continental prison became Russia’s “Wild East”.
In the end, the open-air prison of the tsarist autocracy collapsed under the weight of its own contradictions. The exiled and indigenous populations were engaged in low-level civil war, with resentful Siberian townsfolk up in arms protesting the presence of exiles thrust on them by the state. A land intended as political quarantine became a crucible of revolution. And modernisation—above all the arrival of the railway—ultimately turned the whole concept of banishment into an absurd anachronism. With revolution in 1917, the system simply imploded.
But it never really disappeared. The tsars’ successors, the Soviets, proclaimed lofty ideals but in governing such a vast land they, too, became consumed by the tyrannic paranoia that plagued their forebears. Out of the ashes of the old system rose a new one, the gulag, even more fearsome than what it replaced. Mr Beer’s book makes a compelling case for placing Siberia right at the centre of 19th-century Russian—and, indeed, European—history. But for students of Soviet and even post-Soviet Russia it holds lessons, too. Many of the country’s modern pathologies can be traced back to this grand tsarist experiment—to its tensions, its traumas and its abject failures.
Vu Lan : Đến những người đã khuất
Note: Cái tít
này, chắc là từ 1 cuốn tiểu thuyết đen của Tẩy: D'Entre Les Morts, của Boileau-Narcejac.
Cuốn này tuyệt cú mèo. Hình như HHT
cũng đã phóng tác, "Giữa những người đã chết"?
Phim Sueurs froides, của Alfred Hitchcock, là
từ cuốn này.
Cái chủ đề Vu Lan này
lấy từ bài thơ "Năm mới" của Chu Trầm Nguyên Minh, Phan
Ni Tấn phổ nhạc , gởi đến tất cả những người đã nằm xuống, trước
cuộc chiến, trong cuộc chiến, sau cuộc chiến ..., và nhất là
gởi cho anh CTNM, người đã có cha, mẹ, anh, chị, em ...
đã bỏ anh lại trên đời khi anh còn thơ ấu , vì
chiến tranh .
http://www.art2all.net/tho/chutramnguyenminh/nammoi_phannitan.html
K
VietNam ( Nguyễn Quốc Trụ dịch Szymborska)
http://www.tanvien.net/Presentation/cui_xuong_la_dat.html
Đọc “Cúi Xuống Là Đất” rồi đọc mấy lời bàn của anh về truyện GdM [Guy de Maupassant] về thằng con thề không nhìn mặt mẹ, nhớ 1 bài viết ở Việt Báo, viết về nước Mỹ, bây giờ không còn nhớ tên tác giả, chỉ nhớ chuyện chị kể: Đi vượt biên với chồng con, bị hải tặc tóm được. Chị bị hiếp, chồng bị giết. Chị thương con còn bé, chịu đựng cho qua cơn khổ nhục. Vào trại tỵ nạn, qua Mỹ, một mình đi làm hai job, lo con ăn học. Thằng bé lớn lên, bị cảnh sát bắt vì tội ăn cướp giết người. Được hỏi tại sao, nó bảo tại mẹ nó không lo cho nó, không ở bên cạnh nó, không hướng dẫn nó lúc nó cần đến chị. Bài viết có nội dung rất cảm động, tội nghệp, mà vì tác giả không biết cách viết sao cho văn hoa, không đào sâu được phần tâm lý thê thảm của phận người VN, cho nên đọc xong cũng thôi, chẳng thấy ai nhắc nhở đến nữa.
Kết luận là văn chương
mới là yếu tố cần thiết để đạt đến mục đích nào
đó. Không có nó, dù cho hoài
bão có to bằng trời cũng không ai nghe.
K
*
Tks. NQT
Đọc bản tiếng Anh 1 phát, là trúng
đòn liền, vì Gấu cũng 1 thứ không thương Mẹ mình,
và đây là độc hại di truyền từ bà nội Gấu.
Bà rất thù cô con dâu, và đổ diệt
cho mẹ Gấu, vì ngu dốt quá, khiến chồng bị chúng
giết.
Bà cụ Gấu do tham phiên chợ cuối
năm 1946, tại Việt Trì, và khi trở về làng quê
bên kia sông, tay thủ lãnh băng đảng chiếm Việt Trì
lúc đó, là 1 tên học trò của ông
cụ, đã đưa cái thư mời dự tiệc tất niên, nhờ bà
đưa cho chồng. Nhận được thư, đúng bữa ba mươi Tết, ông cụ
đi, và mất tích kể từ đó. Gấu đã viết về chuyện
này trong Tự Truyện.
Lần trở lại đất Bắc, Gấu muốn tìm hiểu coi cụ mất đích
thực ngày nào, và thắp 1 nén hương cho bố
mình.
Note: Bản trường ca, hoá ra là trang Tin Văn, chỉ để tố cáo Cái Ác Bắc Kít.
Kincaid viết về quê hương của Bà:
Bạn cứ tới những nơi chốn, nơi
cái xiềng thuộc địa thật sự bằng thép, và tỏ ra hết
sức hữu hiệu: Phi Châu, vùng Caribbean, hay một nơi nào
khác trên địa cầu. Phi Châu là một thảm họa.
Tôi không hiểu đất đai con người ở đây rồi có
ngày lành mạnh trở lại, hay là không. Thật khó
có chuyện, những ông chủ thuộc địa bỏ qua, không đụng
tới cái phần tâm linh của con người Phi Châu. Bởi vậy,
chuyện tiểu thuyết hóa là đồ dởm. Những người Phi Châu
đối xử với nhau thật là độc ác; bạn chỉ việc nhìn tất
cả những con người đói khát đó thì thấy. Làm
sao có chuyện những ngài thủ lãnh Phi Châu nhìn
vào mặt con dân của họ, và rớt nước mắt? Họ cứ tiếp tục
duy trì, theo một con đường tệ mạt khốn kiếp, cái điều đã
xẩy ra khi còn chế độ thuộc địa. Sự thực, là bất cứ đâu
đâu, cái gọi là di sản của chủ nghĩa thuộc địa, đó
là: độc ác, tàn nhẫn, trộm cướp. Cách những
tên thực dân đối xử: mild way, nhẹ nhàng thôi,
đôi lúc có xoa đầu những người dân cô lô
nhần, bây giờ chúng ta đối xử với nhau, theo một cách
cay độc hơn, khốn kiếp hơn. Và bạn biết không, chúng
ta cứ mắm môi mắm lợi, lấy hết sức lực ra, full force, để mà
"chơi" nhau. Bởi vậy, có thể dưới luật thuộc địa, người Phi Châu
ăn rất ít; dưới luật của người Phi Châu, họ chẳng ăn gì
hết - và cứ như thế.
Gấu nhớ, hồi mới vô Sài
Gòn, lần đầu vô 1 quán ăn xã hội, chỉ phải
mua đồ ăn, cơm tha hồ ăn, khỏi trả tiền, thằng bé Bắc Kít
sững người, ú a ứ ớ…. Rồi những lần đi chơi Bình Dương, vào
vườn chôm chôm, cũng tha hồ ăn, nhưng đừng mang về, rồi, rồi,
chỉ đến khi vô tù VC, thì mới gặp lại xứ Bắc Kít
ngày nào.
Wachtel: Dòng cuối truyện
Annie John, là lời người mẹ nói: "Con
đi đâu, con làm gì, cũng vậy thôi. Mẹ vẫn luôn
luôn là mẹ của con, và nhà vẫn luôn
luôn là nhà của con".
Ngày tháng năm
Má,
Con đang viết thơ cho má, người chín tháng cưu mang, hai năm nuôi dưỡng, từ lúc còn đỏ hỏn. Đây là những dòng chữ tạ tội. Con biết mình không còn sống bao lâu nữa cho nên việc đầu tiên khi con biết mình bịnh nặng là viết cái thơ này cho má.
Má,
xin má hãy tha thứ cho con. Khi còn nhỏ dại con đã
nhiều lần xúc phạm đến má. Tuổi trẻ vô tri tàn
nhẫn, thậm chí con còn trả lời bạn bè: tao mồ côi
cả cha lẫn mẹ, bà đó khùng, tao đâu phải con
bà. Con còn làm nhiều điều đại nghịch, bất hiếu bất
nghĩa với má mà giờ đây mỗi khi nghĩ lại con đau khổ
vô cùng.
Ngay từ khi bắt đầu bước chân ra đời con đã nhận ra ngay lầm lỗi của con đối với má, nhưng bản tánh ngoan cố con đã ngụy biện đổ thừa cho hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ. Điều con nhận ra trước hết là khi sanh con ra, má mới 21 tuổi đời, chồng thì chết, nhà ngoại lại nằm trong vùng Việt Minh kiểm soát, Tây ruồng bố mỗi ngày lại thêm bọn cường hào ác bá dựa hơi tác oai tác phúc, mà má lại trẻ đẹp thì làm sao có thể ở vậy nuôi con. Lầm lỗi thứ hai của con là oán trách má đã không nhìn nhận con khi ngoại dẫn con đi thăm má sau 12 năm con sống với ba má nuôi, với người dưng nước lã, dù ba má nuôi con rất thương yêu con, nhưng những kẻ ác mồm ác miệng họ gọi con là đồ trôi sông lạc chợ. Lúc đó mọi chuyện đã an bài. Má không thể nhìn con để bỗng chốc đổ vỡ cái hạnh phúc mong manh của má và của mấy đứa em cùng mẹ khác cha với con. Lúc đó con nghĩ là má hạnh phúc trong cảnh nhà cao cửa rộng, lắm bạc nhiều tiền nên đã không ngó ngàng gì đến đứa con côi cút mà chính mình đã rứt ruột đẻ ra rồi bỏ rơi nó từ khi hai tuổi. Con nào hiểu được là ngoại đã đưa con đi thăm má không đúng lúc, ngoại cũng đâu biết gì, thấy con vừa thi đậu trung học đệ nhứt cấp, ngoại mừng quá nên muốn chia sẻ với má.
Người chồng
sau của má, con trai thừa tự của một gia đình thế gia vọng
tộc, đã có một người đàn bà khác, và
sẵn sàng kiếm cớ để bỏ má. Vì phải bảo vệ quyền lợi
của mấy đứa con, nên má đã ngậm đắng cay sống nhịn nhục,
khổ đau và buộc lòng từ chối không nhìn nhận
đứa con tội nghiệp mà mình đã bỏ nó hơn 12 năm
trời.
Khi má
ly dị xong xuôi, được hưởng phân nửa gia tài, lúc
này má mới yên lòng và tìm cách
đi thăm con, con còn nhớ năm đó con đã học xong trung
học và đang học sư phạm, con đã từ chối không gặp má,
không nhận bất cứ thứ gì má mua cho con dù con
rất cần, vì ba má nuôi con nghèo, không
thể cho con đủ những thứ cần thiết, mà một thiếu nữ ở tuổi con thời
đó cần, con không thể quên được lần cuối cùng
má đến trường thăm, con đã giận dữ đuổi má ra khỏi
cổng trường, ném theo sau quà bánh vật dụng mà
má đã mang cho con. Má bước đi chan hòa nước
mắt, con đã làm cho má hết sức bẽ bàng với bạn
bè con.. Má ơi mỗi lần nhớ đến đoạn này là con
nghe tim mình đau buốt.
Ngày
cưới con má cũng không về, năm đó nước lụt ngập tràn
quốc lộ, phải rước dâu bằng thuyền, con sắp bước vào cuộc
đời làm vợ, làm mẹ mà không hề nghe được một
lời dặn dò thân thiết nào của ngay chính người
đã sanh đẻ ra mình. Sau này con mới biết là ba
má nuôi con không cho má hay, khi má hay
thì con đã theo chồng. Ba má nuôi con đã
yêu thương con như ruột thịt đã nuôi nấng cho con ăn học
nên người, họ cũng không muốn mất con và cũng có
nói xấu má, những điều đó đã ăn sâu vào
tiềm thức con, rồi khi lớn lên thêm ba mớ chữ nghĩa lại làm
cho con hợm mình và tưởng đâu chính mình
mới là người có quyền tha thứ cho đấng sanh thành.
Sau ngày hòa bình, chồng con đi cải tạo, một mình con phải lo gánh nặng gia đình, má đã nhiều lần tìm cách giúp đỡ con, nhưng vốn ngang nghạnh và ngoan cố con đã từ chối vàợ còn nói năng hỗn hào, làm má khóc lên khóc xuống, thiệt tình tội của con không nước nào rửa sạch, giờ đây nơi đất lạ, nơi xứ người, tuổi đời chồng chất, con cũng đã trải qua không biết bao nhiêu là linh đinh thống khổ, con đã hiểu được lòng má, Xin má hãy tha thứ cho con để con ra đi được nhẹ nhàng.
Con của má,
Nguyễn thị
Hòa.
Có
lẽ cũng gần một tiếng đồng hồ tôi mới chép xong bức thơ, ba
lần tôi phải dừng lại để lau nước mắt, một phần là bức thơ
của Hòa Mun cũng nhòa nhẹt nước mắt, khó đọc. Gởi
đi rồi tôi thấy nhẹ nhàng, tôi gởi bảo đảm vì
sợ rủi thất lạc thì mình sẽ ân hận, vì không
giữ tròn lời hứa với người đã chết, đâu khoảng gần
ba tháng sau, con gái Hòa Mun gọi điện thoại cho tôi
nói là bức thơ đã bị trả về, lý do: người nhận
đã chết. Tôi bàng hoàng như người vừa qua một
cơn sốt nặng, tự nghĩ nếu mình gởi thường thì chắc lá
thơ không bị trả về, đứng là số mệnh. Bức thơ sau đó
đã được đốt chung với những tờ giấy tiền vàng bạc trong ngày
giỗ đầu của Hòa Mun.
Thảo Trần
Ui chao, đọc
lại, thì lại nhớ đến cái lần trở lại Cai Lậy, để ký
tên vô cái giấy giá thú. Cái ông
trưởng hội đồng xã Cai Lậy, chắc thế, lắc đầu, phải có bà
mẹ của cô dâu hiện diện thì mới được.
Gấu bèn nói vô 1 tiếng, tui là chồng cô
ta, cũng công chức như ông, từ Sài Gòn xuống,
bằng lòng lấy cô ta, bằng lòng ký tên
vô bản án tử hình này, ông còn
muốn gì nữa?
Có lúc, Gấu thầm mong, ông ta cứ lắc đầu quầy
quậy, hà, hà!
Bà cụ Gấu dặn Gấu, mi đừng làm giá thú
với nó. Chỉ cần đứa con thôi!
Sau 1975,
không có Gấu Cái thì khó qua khỏi. Bà
có lần nói, nó đối với tao còn hơn cả mày
đối với tao.
Phải đến khi cụ mất, ra được hải ngoại, lần hồi Gấu có lại
được tình yêu của đứa con đối với mẹ ruột của nó.
http://www.tanvien.net/Presentation/cui_xuong_la_dat.html
Đọc “Cúi Xuống Là Đất” rồi đọc mấy lời bàn của anh về truyện GdM [Guy de Maupassant] về thằng con thề không nhìn mặt mẹ, nhớ 1 bài viết ở Việt Báo, viết về nước Mỹ, bây giờ không còn nhớ tên tác giả, chỉ nhớ chuyện chị kể: Đi vượt biên với chồng con, bị hải tặc tóm được. Chị bị hiếp, chồng bị giết. Chị thương con còn bé, chịu đựng cho qua cơn khổ nhục. Vào trại tỵ nạn, qua Mỹ, một mình đi làm hai job, lo con ăn học. Thằng bé lớn lên, bị cảnh sát bắt vì tội ăn cướp giết người. Được hỏi tại sao, nó bảo tại mẹ nó không lo cho nó, không ở bên cạnh nó, không hướng dẫn nó lúc nó cần đến chị. Bài viết có nội dung rất cảm động, tội nghệp, mà vì tác giả không biết cách viết sao cho văn hoa, không đào sâu được phần tâm lý thê thảm của phận người VN, cho nên đọc xong cũng thôi, chẳng thấy ai nhắc nhở đến nữa.
Kết luận là văn chương
mới là yếu tố cần thiết để đạt đến mục đích nào
đó. Không có nó, dù cho hoài
bão có to bằng trời cũng không ai nghe.
K
*
Tks. NQT