*




[Olfaction]

IS PARIS BATHING?

From 112 Gripes About the French, a 1945 handbook for American soldiers in occupied France, edited and republished this month by the Bodleian Library.

"Why isn't there decent plumbing in French houses? The toilet facilities are disgusting!"
    They are. What should the French do about it? It takes money to have decent plumbing. That's why so many people in France don't have it. That's why so many people in our own United States don't have decent plumbing, either. The Germans have much better plumbing than the French-the Germans could afford it. Most French buildings are very old: it's harder to install plumbing in an old house than in a new one.

"French cities are filthy."
   
The French haven't had paint for a long time. In some cities and districts, the acute shortage of gasoline prevents refuse trucks from making daily rounds. French cities and houses are a great deal older than ours; old cities and houses smell more than new ones.

"The French are unsanitary."
    The French have a lower living standard than we in the United States. So do the Poles, the Russians, the Greeks, the Yugoslavs, the Chinese, the Mexicans, the Hindus, the Turks, and most of the other peoples of the world. Sanitary standards rise as the standard of living rises. It is not cheap to install modern plumbing.

"The French don't bathe."
    The French don't bathe often enough. They can't. They have had no soap worthy of the name since 1940. The Germans took the soap, for four years. That's a long time.

"You ride on the subway and the smell almost knocks you out. Garlic, sweat-and perfume!"
   
You smell garlic because the French, who are superb cooks, use more of it than we do. You smell sweat because the French must use a very poor ersatz soap-and don't get enough of that. You smell perfume because French women would rather smell of perfume than of an un-washedness which they dislike as much as you do. Incidentally, the Chinese will confess to you, if you're a friend, that the scent of white people, no matter how well scrubbed they are, is unpleasant to the Chinese.

"The French villages are pigsties. They pile their manure right in front of the houses."
   
Some French villages are pigsties. Others are not. The malodorous custom of piling manure in front of houses is practiced in many villages throughout Europe, including many villages in south and central Germany.

"I'd like the French a lot better if they were cleaner."
    That's perfectly understandable.

Harper’s Magazine Oct 2013
Paris có tắm không?

Ui chao, đọc khúc trên - một cái cẩm nang dành cho GI, khi tới Paris, những ngày đầu giải phóng - thì bèn nhớ ngay đến lần về lại xứ Bắc Kít, và nỗi sợ mỗi lần phải đi cầu!
Ở Hà Nội, thì không sao. Nhà ông cậu, Cậu Toàn, Phố Cổ, nhưng có nhà cầu đàng hoàng. Chỉ đến khi thuê 1 cái xe, đưa mấy gia đình bà con về làng cũ, mới thấm đòn “nhà cầu”. Bà vợ ông cậu, Mợ Toàn, cho biết, chẳng bao giờ bà trở lại làng cả, chỉ vì nỗi sợ nhà cầu!
Cold War Kids, Những đứa trẻ của Cuộc Chiến Lạnh, trong số báo trên, đọc cũng thấm lắm.

Giai thoại kể là, khi Bộ Đội Cụ Hồ vô Xề Gòn, thấy cái bồn cầu, bèn thả cá “cảnh” xuống, cho chúng tung tăng!

Dám thiệt lắm a.

Chuyện này thì thiệt.

Sủng, Nguyễn Quốc Sủng, 1 trong Thất Hiền - bẩy thằng bạn thân hồi đi học của GCC, đảng truởng là Chất, ông em nhà thơ TTT - lần đầu được bà cụ Tín - Trần Trung Tín, cũng trong Thất Hiền - mời tới nhà ăn cơm.

Về, anh kể lại cho GCC nghe. Tao vô nhà cầu, thấy cái bàn cầu, không biết làm sao ị, bèn ngồi lên thành bàn cầu, như tụi mình vẫn ngồi chồm hỗm…

Khó ị quá Gấu ạ!

Một anh bạn, Bắc Kít, GCC quen ở xứ người, kể, quê anh, mỗi lần đi cầu, không cần Kiss Me cái con mẹ gì, kê đít vô 1 thanh nứa, hay tre, và cứ thế chịn đi chịn lại. Nghe 1 phát, là GCC nhớ ngay đến ông chú, trong cái mẩu “Tên Của Cuộc Chiến”. Lần đầu gặp ông, khi vô Xề Gồn, 1954, theo bà chị họ, Chị Giậu, vợ nhà văn Nguyễn Hoạt tới trình diện, ông kể cái thú ỉa đồng Thanh Trì, thời gian từ Phú Hữu ra học ông giáo làng: Chịn đít lên cỏ đồng, xanh rờn, mát rười rượi!

Thứ nhất ỉa đồng,
Thứ nhì quận công
là vậy!

Tên Của Cuộc Chiến

Hồi đó ở với bà chị họ, nơi ngoại ô Bạch Mai. Một bữa có một ông chú, từ Sài-gòn ghé. Gọi là chú, vì ngày trước học chung với ông già. Chú Th. quê Phú Hữu, một làng nằm trên sườn một ngọn đồi, dưới chân núi Tản. Ngày nhỏ theo bà già từ Thanh Trì, ven sông Hồng, vượt hết cánh đồng Sơn, đứng từ dưới nhìn lên, những căn nhà lẩn sau đám cây trên đồi. Bà già chỉ: nhà bà Hàn kia kìa. Gái Thanh Trì thường làm dâu Phú Hữu. Cậu bé có mấy bà cô ở trên đồi. Trai Phú Hữu thường ra Thanh Trì làm học trò ông giáo Dực. Ông già và chú Th. học chung lớp. Chú thi rớt, bị bố la, bỏ xứ Bắc, nhẩy tầu đi một lèo tới Sài-gòn làm giầu. Ông già thi vô sư phạm, ra làm hiệu trưởng trường tiểu học, mỗi nhiệm sở đẻ một đứa con làm dấu. Đứa Hải Dương, đứa Lục Yên Châu... Nhiệm sở chót Việt Trì (Vĩnh Yên), năm 1945, rồi "thôi" luôn. 

    Lần đó chú Th. ghé chơi trên đường về quê, mang làm quà cho mấy trái xoài, và dẫn thằng cháu đi mua cho một đôi giầy, vô tình cho nó một thú vui: đánh thật bóng, rồi thử xem bụi hè phố Hà-nội mất mấy ngày mới làm mờ. 

Lần gặp lại, là ở Sài-gòn. Ông hỏi: "Nước nhà độc lập rồi, còn 'dzô' đây làm gì?" Ông hình như lấy làm tiếc cho thằng con người bạn học. Cộng sản "nòi", bố bị đảng phái thủ tiêu. Lý lịch "tốt" như thế, bỏ đi thật uổng! Chửi một hồi thấy tội, ông nhắc lại một vài kỷ niệm, hồi học chung với ông già. Giầu có như vậy, ông vẫn nhớ, và cười cười, mày chắc cũng đã hưởng qua nhiều lần, cái thú ngồi giữa đồng làng, làm một trong tứ khoái, rồi "chịn" lên mặt cỏ tươi. Làng Thanh Trì của tôi, chú chỉ nhớ có vậy. Thú thật! Làng Thừa Lệnh, quê Chu Tử, kế ngay bên Phú Hữu. Hai người hình như quen nhau, từ hồi còn nhỏ. Cô bé con chú Th. là "mặc khải" miền nam, Sài-gòn của tôi. Dây mơ rễ má với Hà-nội, là vậy. 

"Nới" rộng ra, nó liên can đến cả một miền đất.

Nhiều người bắc chắc còn nhớ cái váy nâu, cái quần thâm. Vải may xong, nhúng nâu, nhúng bùn, phơi nắng, cho tới khi cứng như mo cau, mới được xỏ vào người. Lần bà chị đưa đứa em tới "trình diện" ông chú, người đàn bà miền nam xuất hiện trước thằng nhỏ Bắc-kỳ, là hình ảnh một cô bé trong bộ bà ba đen, mỏng, mượt, mát, như... làn da thứ nhì của con người.
*

Trơng 1 số Intel, đề tài, phát minh thần sầu thế kỷ gì gì đó, bàn cầu giựt nước được coi là số 1.
Nhưng cũng có nhiều người bỏ phiếu cho cái máy giặt đồ.
Theo bạn, cái nào bảnh hơn cái nào?