*



Edward Said says that it is no surprise that exiles are often novelists, chess players, intellectuals. ‘The exile’s new world, logically enough, is unnatural, and its unreality resembles fiction.’ He reminds us that Georg Lukács considered the novel the great form of what Lukács called ‘transcendental homelessness’. I am not an exile, but it is sometimes hard to shake the ‘unreality’ Said speaks of.

James Wood: On not going home

Edward Said phán, đâu có gì ngạc nhiên khi đám lưu vong thường là tiểu thuyết gia, kỳ thủ, trí thức gia. Cái thế giới mới của đám lưu vong, đủ lô gíc để trở thành đếch phải đời thực, đếch tự nhiên, và cái bất thực
của nó giống giả tuởng. Ông nhắc nhở chúng ta, G. Lukacs coi tiểu thuyết là hình thức lớn của cái mà Lukacs gọi là “không nhà siêu việt”.
Tôi đếch phải là 1 tên lưu vong, nhưng cũng đếch làm sao gạt bỏ cái "bất thực" mà Said nói tới.

Wood đọc Lukacs, qua Said. Chắc là chưa đọc thẳng Lukacs, nên không hiểu đúng, nghĩa của từ “siêu việt”, trong “không nhà siêu việt”. Cái này thì Gấu rành hơn ông. Trên TV có đi 1 đường về ý này của Lukacs.
Nên nhớ Lukacs là 1 tổ sư phê bình Mác Xít, thành ra “siêu việt” ở đây liên quan tới Thượng Đế. Trong tiểu thuyết, con người đá đít Thượng Đế, và n
m lấy quyền quyết định số phận của nó.

Lưu vong và tiểu thuyết 

Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi không nhà siêu việt
(The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết. 

Hai lý thuyết về tiểu thuyết "dễ cảm nhận nhất" của thế kỷ chúng ta, một của Lukacs, một của Bakhtin, đều chất chứa những cảm quan về tình trạng vô gia cư, vô địa táng. 

Với Lukacs: Hình thức tiểu thuyết, không như bất cứ một hình thức nào khác, là để diễn tả tính vô gia cư siêu việt. Nó là thể dạng thứ ba trong lịch sử văn chương Âu châu, sau hùng ca (epic), và bi kịch (drama, tragédie). Nó "cưu mang" (embody) cơn khủng hoảng cảm tính của Âu-châu. Cuộc Cách mạng Pháp và thời đại Nã Phá Luân cho thấy, những thường nhân - cuộc sống vốn chỉ quẩn quanh xó nhà, hoặc ở bên ngoài lịch sử - nhận ra một điều: họ có mắc míu tới lịch sử, hay ngược lại. Đây là những đòi hỏi mang tính "toàn trị" (totalitarian claims) đưa đến chủ nghĩa Marxism. (Bởi vậy, thật không có gì là cường điệu khi nói, chủ nghĩa Cộng sản là con đẻ của Cách mạng Pháp: lịch sử là "của chúng ta" chứ không dành riêng cho đám nhà nghề, hoặc giai cấp ở trên. Điều này giải thích tại sao cuộc cách mạng vô sản lại bắt đầu ở Nga, mà không ở một nước nào khác: giai cấp quí tộc Nga vẫn coi tiếng Pháp mới là thứ tiếng "đáng nói" nhất. Paris luôn luôn là thiên đàng của đám trí thức Nga, Cộng-sản hay không Cộng-sản. Nó cũng giải thích những mắc míu kéo dài tới tận bây giờ giữa những người Cộng-sản, chủ nhân mới của đất nước Việt Nam, và "ông thầy cũ" là nước Pháp.)

Không giống như những đạo quân "tiền nhiệm" của thế kỷ 18, vó ngựa viễn chinh của quân đội Nã Phá Luân mang theo thông điệp, suốt Âu-châu: ý thức chính trị của cuộc sống hàng ngày, của những con người bình thường. Lịch sử không còn là những thư khố, những ông hoàng. Tiểu thuyết của Scott đã manh nha sự thay đổi, với một cách nhìn mới mẻ về sức nặng và sự đa dạng của sự kiện lịch sử. Lukacs là người đầu tiên chỉ ra điều này.

Ông là người Hungary, lớn lên tại thủ đô Budapest (Từ điển bách khoa toàn thư Cassell: Lukács Georg 1885-1971, triết gia Hungary, một trong những sáng lập viên của chủ nghĩa Marx 'Tây-phương' hay "Hegelian', một dòng triết chống lại với chủ nghĩa Marx của khối CS chính thức). Kinh nghiệm "không có nhà" của ông là do thời gian lưu vong tại Áo, Đức, và Liên-bang Xô-viết, hai thời kỳ bị rẻ rúng, "nghỉ chơi với mi", bên trong Đảng CS Hung, rồi bị đầy đi Romania sau cuộc Cách Mạng Hung vào năm 1956. Ông gia nhập Đảng CS là vì muốn "vượt" "ý thức không nhà siêu việt": giấc mơ thiên đường CS mới "hoành tráng" làm sao đối với ông! 

Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ. 

Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile). 

Vẫn theo ông, không một nhà văn nào có thể tạo nên một tác phẩm có giá trị, nếu đặt để trong đó, những câu hỏi, những vấn đề mà chính anh ta đã vượt qua. Bởi vậy, nhân vật chính ở trong tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một tên khùng, hay một tội phạm, bởi vì anh ta luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối mà chẳng hề biết; sống hết mình với chúng, chính vì vậy mà không thể tới gần. Một cuộc tìm luôn luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động mà Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé). 

Tôi khinh bỉ mùa thu trên tóc em...

Em Nhã viết về Phạm Công Thiện

Note: Bài này quá tuyệt. Một “tribute” cho cả 1 thời, trong có Gấu Cà Chớn!

Sau khi thơ, các tác phẩm của Phạm Công Thiện bắt đầu được phổ biến trên Talawas, trên Tiền Vệ và các trang mạng, sau khi có thể tìm các bản photo sách Phạm Công Thiện ở Hà Nội từ tay người này người khác, năm 2009, mình mới lần đầu được cầm trên tay sách của Phạm Công Thiện. Khi đó, Thiện đã thành một thứ thương hiệu, một thứ của quý mà người ta đi tìm, ở Sài Gòn, các bạn như thể coi Thiện là “của riêng”, cũng như coi Thanh Tâm Tuyền, coi Bùi Giáng là của trời cho riêng Sài Gòn. Bọn mình đôi khi trích những câu của Thiện trên blog, làm status, hoặc đôi khi mình gặp người này người kia khoe những cái bìa của những ấn bản cũ... Một cuốn sách photo bọc bìa da đen của Thiện, hình như cuốn về Nikos Kazantzakis khi đó đã có giá 2 triệu VNĐ. Mình mua được cuốn Ý thức mới. Rồi lại được bạn tặng một cuốn y chang, khi ở quán café Bông Giấy ấy, ngồi nhìn nắng chảy loang trong cơn mưa, bạn phóng vội ra để đưa cuốn duy nhất bạn có của Thiện, mình bỗng trở nên một kẻ... ngẩn ngơ vui. Dù sau đó, mình cũng vẫn chỉ đọc kiểu nảy từng trang, cuốn sách này trở thành một trong những cuốn mình yêu nhất, bởi nó hoá thạch giây phút bỗng nhiên mình ngước lên, ở vỉa hè đêm ấy, vô tình chạm gặp đôi mắt sáng và trong lành đến nỗi mình bối rối, đến nỗi mình phải cúi xuống, một thứ ánh sáng riêng có của tình bạn mà hiếm hoi mới rạng lên. Nhưng sao ánh sáng cũng biết run rẩy?

Triết gia giả cầy đi chưa hết

Phạm Công Thiện nổi tiếng về nhiều câu văn khẳng định, chắc nịch, có khi quá kích hay quá khích, nhưng bản thân anh là khách hoài nghi. Từ đó, nói về anh, viết về anh là việc khó, như đưa dòng suối vào chai thì cũng là nước suối đấy thôi, nhưng một triệu chai không làm sống lại con suối. Chỉ nên dành cho Thiện một kỷ niệm, chút tình cảm, và niềm suy nghĩ, vậy là đủ.
DT

Đúng giọng bố chó xồm, của 1 thứ văn chương ai điếu, như Brosdky phán, của 1 ông chánh tổng An Nam ở Paris!
Với Gấu, ông là 1 người dịch, một nhà thơ, có làm ra được thứ thơ thực sự, tức 1 người sáng tác. Còn v/v triết gia, nên bỏ ra ngoài, khi viết về ông.
Đám thổi ông, thực sự không có tài, chỉ là những kẻ theo đóm ăn tàn mà thôi. Kể cả/nhất là, đám tự nhận là bạn của ông.
Cũng khóc, cũng nhớ, nhưng đọc, chẳng có cái chó gì hết.

Chán thế

Theo tôi, Phạm Công Thiện trước sau chỉ là nhà văn. Nhà văn có tài và đầy phong cách rất riêng.
[Còm trên Gió O]

Đúng như thế. Được như thế, là quá bảnh rồi. Cần gì làm…  triết gia?
Từ “chỉ” của tay này, mới ghê!
Cái chết của PCT, là cái chết của tên trí thức Miền Nam bỏ chạy cuộc chiến. Theo GCC.
Và điều này ứng với từ "chỉ" của tác giả cái còm, và nếu như thế, thì văn chương của PCT, là thứ mà Tẩy gọi là "Tất cả cái còn lại [chỉ] là văn chương”.

Đi cho hết, là cũng do đó mà ra.

Kiệt trong MCNK của TTT, cũng là 1 trong những tên như PCT, nếu không nghe tiếng gọi xốn xang của Thùy, và trở về. GCC post lại ở đây cái chương mà ông nói về tình cảnh đó, qua hai nhân vật, là Kiệt, và ông Trung Tá. Cả hai sau đều chết trong cuộc chiến.

4

Nằm trong đêm, Kiệt chờ giấc ngủ.
Chàng nghe lại những đoạn nhạc, nhìn lại những ảnh tượng. Chàng thấm nỗi tang thương vật vã của khúc nhạc ngoài mọi kỷ niệm. Chàng lặng trong ánh lửa bên triền núi tưởng đến một tảng đá bị nung đốt. Một lúc, những âm thanh tán loạn dượt đuổi nhau như những chấm sáng bay mù tít theo nhịp nở dãn riêng không sao kiềm chế, kết hợp. Để trấn áp, Kiệt tập trung tư tưởng, gợi nhắc một vài ảnh tượng liên quan đến Beethoven. Ngôi nhà ẩn náu lúc cuối đời của nhạc sĩ, chàng đã tới chiêm ngưỡng ở Heiligenstadt.
Chàng tưởng tượng nếu như mình điếc đặc hay mù tịt. Rồi chàng mơ màng mường tượng ngọn đại thụ trơ vơ giữa cơn giông tố. Một con dị điểu tên găm đầy mình lao vút, ngã đâu trên chín tầng trời thanh thản. Và chàng hát trong đầu, đề nhạc thiết tha của Hòa Tấu Khúc số 9, những lời trào dâng không rứt của khúc Hoan Ca.
Mắt Kiệt thao láo, tim nện thình thịch trong tai áp trên gối. Giây thần kinh căng thẳng, tê dại nửa thân. Kiệt nghĩ, chỉ vì cốc cà phê tai hại uống vào giờ chót. Chàng bấm nút đèn đọc sách đặt trên ghế sát đầu giường, nằm đợi cơn kích động trôi qua, Ánh đèn xoá dần những âm thanh, những hình bóng cuồng loạn.
Kiệt rất sợ mất ngủ. Đêm ít ngủ là cả ngày sau không thể làm gì và ngại nhất là tâm thần bất an, vui buồn thất thường. Những ngày êm tĩnh khó tìm lại được. Biết thế, nhưng Kiệt không sao dỗ nổi giấc. Buổi tối vừa qua, và cả buồi chiều nữa, khuấy rộn những nghĩ tưởng không sao ngăn chặn, dập tắt.
Chàng lại thấy mình ngồi trên tảng đá lớn bên sườn ngọn núi cao nhất vùng có hàng điện thu hút mắt chàng mỗi đêm. Chàng ngồi đó, buổi sáng mùa xuân năm ngoái, nhìn xuống thành phố nhỏ ly ty xa tít. Chàng cố tìm vị trí của ngôi trường, muốn thấy bãi đậu xe nơi chàng vẫn đứng. Nhưng chàng chỉ thấy gió lùa ướt díu mắt.
Chỗ chàng ngồi là một quãng nghỉ trước khi lên đỉnh. Con đường mở cho xe hơi lên đến chỗ ấy ngoặt ngang, chạy một đoạn bằng, men theo khấc núi. Ngang tầm bãi cỏ nơi Kiệt ngồi, những thân cây khô bị hạ nằm ngổn ngang trên mặt đất bên kia con đường và bên này, những cây thông xanh và bờ bụi mọc bám trong các kẽ núi sâu. Ở đây có một đài tiếp nước bằng gỗ kẻ khẩu hiệu bằng sơn đen: Hãy ngơi nghỉ. Những chiếc xe lên đài viễn thông đến đây tắt máy đậu trước khi leo nốt đoạn dốc gay go cuối cùng. Trên vách đá nguệch ngoạc vài câu khẩu hiệu hòa bình. Một câu đặc biệt: Bạn sắp lên tới Thiên Đàng. Tất cả viết bằng tiếng Mỹ.
Mùa xuân năm ngoái Kiệt theo chân lớp Tân Khóa Sinh trong cuộc chinh phục ngọn núi cao. Chàng rớt ở quãng ấy cùng một ông Trung Tá già. Trong khi Kiệt ngồi bệt trên tảng đá, ông Trung Tá xuống kẹt núi hái lan đất. Ông dùng tay cào bới, thở hì hụp mỗi lần leo lên leo xuống. Có lúc ông lẩn biệt trong các bụi rậm không nghe động tĩnh. Kiệt đi men bên trên kiếm ông, tưởng mình sẽ lạc lõng, một mình trên sườn núi, trên bãi cỏ, trong kẹt núi nếu như ông Trung Tá biến mất.
Ý nghĩ dưng không biệt tích như một cánh chim nhào ngã, như cây cỏ bỗng bắt cháy, như đám sương tan dưới ánh mặt trời làm Kiệt sung sướng vô lý.
Dạo Thùy đã về nước, mùa đông Kiệt theo bạn bè đi chơi núi. Một chiều đẹp, sắc, chàng cùng một cô bạn mới quen rủ nhau tách đoàn tìm lối lạ. Hai người lạc, muốn chết cóng, may mắn lần mò được xuống chân núi và đến một trang trại không người ngủ qua đêm. Khi đã mót lượm cây gỗ nhóm ngọn lửa sưởi trong ngôi nhà hoang, dọn một chỗ nằm sạch sẽ trên sàn, đã ủ người thiếu nữ xa lạ trong tay, Kiệt hỏi: Mình ở lại đây, Hélène? - Còn đi đâu nữa. Kiệt hôn nàng, cảm ơn. - Mãi mãi chớ Hélène? - Mãi mãi. Thiếu nữ nhắm mắt nói. Nàng nghe và đáp câu hỏi của Kiệt như một lời tán tỉnh vuốt ve. Kiệt rợn rùng trong cơn băng giá của ái ân và trông ngọn lửa lụi tàn, nghĩ mình lúc nào thình lình trở thành kẻ sát nhân hung bạo. Đó là bến bờ hạnh phúc chẳng khi nào chàng đặt chân lên dù chàng có bị xô táp tới. Một cô bạn viết thư mách Thùy về chuyến bỏ trốn của Kiệt. Thùy hiền hậu, trách thói ham hố của bọn đàn ông.
Dưng không đêm nay Kiệt nhớ đến ông Trung Tá. Nhớ xóm làng Thượng tân tiến nằm dưới chân núi, tám giờ sáng còn chìm ngập trong màn sương trắng đục. Ở một bãi trống có xác chiếc trực thăng hai cánh quạt. Ông Trung Tá già và Kiệt đã chui vào trong khoang tầu hư nát quan sát các vật bỏ lại.
Các khẩu đại bác của trung đội pháo binh bên khu trường cũ bắn những phát đạn khuấy rối đầu tiên trong đêm. Thường khi Kiệt đã ngủ được một giấc, có giật mình vì những tiếng nổ xong lại thiếp đi ngay.
Ông Trung Tá mập có vẻ bệnh hoạn. Ông từng bị địch bắt hồi Mậu Thân khi về quê nhà ăn Tết và vượt ngục trốn thoát sau sáu tháng bị giam cầm trong rừng gần biên giới. Từ trại An Dưỡng ông được đưa lên làm việc tại trường và được giao giữ một chức vụ mới đặt riêng cho ông, không có trong bảng cấp số: thanh tra các lớp học. Ông ngụ trong cư xá độc thân mặc nhiên trở thành trưởng trại. Gia đình ông ở Sàigòn và ông lủi thủi một mình không có bạn.
Tiếng ông nói nhanh nghe như lắp bắp, tiếng cười phát ra bất thường và ngắn ngủi. Nhìn nét mặt ông ngay sau khi tiếng cười vừa tắt, không ai có thể biết ông đã cười.
Ông chết cách đây mấy tháng. Một trái lựu đạn nhỏ bằng trái chanh đã nổ trong gian phòng ông ngủ ban đêm. Gian phòng chếch với gian phòng của Kiệt thuộc khối nhà bên kia quảng trường. Nằm đây bên cạnh cửa sổ kính dầy, Kiệt chỉ ngó thấy được gian phòng ấy bằng tưởng tượng. Gian phòng không ai dám ở nữa, lỗ chỗ những mảnh lựu đạn trên cửa, trên tường, trên sàn.
Cuộc điều tra đưa đến kết luận tử nạn vì công vụ, giúp cho vợ con của ông được hưởng các quyền lợi của một tử sĩ . Cái chết phủ nhiều bí mật với nhiều dư luận đồn đãi. Đêm trái lựu đạn nổ trong phòng ngủ của ông, Kiệt có ngủ tại trại nhưng không hề hay biết. Chàng hoảng hồn ngơ ngác trong buổi sáng tinh mơ đứng trên bãi đậu xe nghe tiếng người la lớn đối đáp báo tin biến cố đêm hôm.
Kiệt nhìn ánh điện vàng nhòe của ngọn đèn giữa quảng trường chiếu trên mặt kính. Đêm ấy, ngọn đèn này tắt, Kiệt nhớ.
Chàng ngồi lên trong mùng, ngó quanh quất.
Bữa leo núi, trong khoang chiếc trực thăng, lần duy nhất Kiệt nói chuyện với người đã chết. Chính ông gợi chuyện. Ông hỏi chàng ở ngoại quốc bao lâu? Chàng về nước năm nào? Cảm tưởng của chàng những ngày đầu mới trở về? Kiệt lịch sự trả lời vừa đủ, không dài dòng trong khi hai người cùng mầy mò quan sát những mối dây điện cao thế bị cắt rời khỏi các bộ phận đã tháo gỡ. Bỗng không ông nhận xét: buổi tối nằm lại trong khoang tầu này chắc rét chịu không thấu. Mùa đông vừa qua, ông sưởi bằng bóng đèn 500 [watts] ngay trong phòng làm việc, bóng đèn giấu dưới gầm bàn. Rồi ông hỏi: "Tại sao ông lên trên này?". Ngồi trên xe díp trước khi mở máy, ông ngó chiếc phi cơ nói: "Ông trông nó giống con voi không? Loài voi có đặc tính kỳ lạ là khi biết mình sắp chết thì tự động bỏ đàn lánh đến chỗ khuất nằm chờ chết? Các nhà thám hiểm Phi Châu thường gặp những nghĩa địa voi." Ngưng vài giây, ông nói tiếp bằng giọng bình thường: "Tôi mới đọc một quyển truyện về voi, thật thích. Tôi đang cố gắng dịch quyển sách ấy". Kiệt hỏi: "Trung Tá viết sách?" Ông vội vàng cải chính: "Đâu có. Tôi dịch để gửi về cho mấy đứa nhỏ ở nhà đọc. Chúng nó không đọc được sách ngoại quốc mà quyển này thì chắc chẳng có ai mất công dịch, in làm chi. Tại tôi thích... với lại viết thư cho tụi nhỏ tôi chẳng biết viết gì...".  Về đến thành phố giữa buổi trưa ngà nắng, ông bảo: "Cũng có phần đúng, thành phố này là một nghĩa địa voi. Nhưng rừng ở đây tuyệt giống voi lâu rồi.... Cái ông bác sĩ tìm ra thành phố này là một con bệnh ông biết không? Ông ta mắc chứng kỳ quái...".
Sau buổi ấy, Kiệt không còn dịp nào nói chuyện với ông. Gặp lại chào ông, được ông đáp bằng vẻ dửng dưng như với mọi người. Cái chết thình lình lấp kín ông. Đêm nay chàng sực nghĩ đến tập sách dịch của ông, muốn đọc, chàng quên không hỏi ông về nhan đề quyển sách, tự hỏi chẳng rõ ông dịch xong chưa, rồi tự đáp, cuốn sách dịch bỏ dở dang. Và không lý do, chàng kết luận ông tự vẫn.
Xe xung kích tuần tiễu hàng đêm trở về. Những tiếng bước nặng nề qua ngoài hành lang, rồi khuất.
Kiệt chui ra khỏi mùng, uống cốc nước dư nguội lạnh. Chàng ngồi vào bàn, châm thuốc, lật một quyển sách.  Đêm đã thật khuya lắng. Đầu óc chàng tỉnh táo, khô ran như đất phơi dưới nắng. Chàng ngồi nghĩ, ngày hôm sau thứ bẩy, rảnh rang hoàn toàn, không sợ mất ngủ nữa, nhưng chàng lại sợ những ý nghĩ mê mê mờ mờ, những tư lự, thảng thốt, những giấc chiêm bao mở mắt.
Kiệt sang phòng tắm, định đánh răng rửa mặt lần nữa. Nước khổng chẩy. Ống nước thường hư, nhiều khi cả tuần không nhỏ một giọt. Những lon sữa Guigoz trữ nước cũng cạn sạch. Trong hành lang gió lùa.
Kiệt vào phòng khoác thêm áo, ra ngoài.
Trời xanh mướt mầu trăng sương. Những bóng núi đen thẫm. Gió lan rì rào như đang đổ trận mưa bụi đâu xa. Lính gác trốn nép vào chỗ khuất, bó gối ôm súng, ngủ gục.
Dòm trời đất một hồi hai bàn chân và hai bàn tay giá cóng, Kiệt quay vào. Bước trong hành lang chênh chao gió luồn, chàng còn hiểu mình chờ đợi, mong ước gì lúc này.
Tại sao ở đây? Câu hỏi ấy chính Kiệt từng đặt cho mình nhiều lần. Làm thế nào trả lời xuôi. Phút này, Kiệt như người mắc chứng kiện vong như hồi mới về nước.
Kiệt sống ở ngoại quốc trên mười năm. Mười tám tuổi đỗ tú tài, ông bố vận động cho đi du học. Bố Kiệt, một người thức thời, hồi cư về đến Hà Nội đã bán hết cơ nghiệp mấy đời tạo lập ở Hải Dương, đưa gia đình vào Sàigòn kinh doanh trước năm 54. Kiệt thật tâm không thích đi xa, mẹ chàng cũng không muốn rời đứa con độc nhất của bà. Nhưng cả hai không thể cưỡng ý ông bố. Ông không muốn con trai ông đi lính. Ngày Kiệt đi, hai mẹ con cùng khóc sụt sùi. Là con một nên từ bé đến năm mười tám tuổi (bình yên ở nhà quê đã có thể lấy vợ đẻ con rồi) Kiệt chỉ sống quẩn bên gấu quần mẹ.
Kiệt học cơ khí ở Đức, học Quản Trị ở Mỹ. Việc học hành của chàng tuân theo sự chỉ dẫn của ông bố. Chàng không hề bầy tỏ ý kiến riêng. Kiệt là đứa con chí hiếu. Nếu được tự lựa chọn, chắc Kiệt học Canh Nông và Âm Nhạc. Trong những năm tản cư chạy loạn, chàng thích đời sống rẫy bái. Còn Âm Nhạc là mối đam mê suốt thời thơ ấu mà chàng phải giấu ông bố. Chỉ mẹ biết mà thôi. Nhưng người đàn bà ấy, bình lặng đơn sơ như chiếc bóng bên con, không hiểu gì về những cõi xa xôi ngoài thực tế. Yêu con nhưng sợ chồng, bà không dám chia sẻ mối đam mê của Kiệt. Ngày nhỏ, Kiệt chỉ hát khi nhà vắng bố. Kiệt có một cây kèn harmonica, thường thổi cho mẹ nghe những buổi chiều tối hiu quạnh thui thủi hai mẹ con với nhau.
Ngày Kiệt đang ở Đức, mẹ chàng mất. Chàng chỉ được bố báo tin sau khi chôn cất bà xong xuôi. Ông không muốn chỉ vì những lễ nghi hình thức bắt Kiệt về chịu tang, và dù về cũng chẳng kịp - bà chết vì bệnh cảm mạo mau lẹ, bất ngờ. Kiệt thương mẹ, lòng cảm thấy bất nhẫn, nhưng chàng chẳng có lý lẽ nào để chê trách bố. Ông cũng đau khổ chứ?
Ngày ấy, nơi xứ người, lần đầu trong đời, Kiệt một mình dến quán rượu uống say bí tỉ, khóc mẹ. Cũng lần đầu, trong cơn say, Kiệt thù hận những lo lắng, tính toán quá sáng suốt lạnh lùng của ông bố. Mẹ chàng đã đau khổ những năm chàng ở xa, đau khổ hơn nữa, lúc nhắm mắt lìa đời cũng không được nhìn mặt chàng. Nếu như Kiệt nhất định không chịu rời mẹ, chàng không đi học nước ngoài?
Cánh cửa phòng Kiệt đã kéo khép, bây giờ gió xô hé. Ánh đèn rọi vệt sáng nghiêng trên hành lang.
Kiệt mơ hồ thấy một cánh bướm đen bay lạc vào bóng tối cuối hành lang nơi có những phòng bỏ trống.
Đáng lẽ Kiệt phải tức tốc bay về khi hay tin mẹ mất dù đã trễ muộn. Dù bà chẳng còn có thể nhìn thấy mặt chàng và chàng cũng chẳng còn nhìn thấy mặt bà. Dù chàng có bị giữ lại. Đáng lý chàng phải bay về nôn nả như sau này chàng đã đáp ứng lời gọi của Thùy. Chàng đã không làm, tại sao?
Sau khi mẹ chết Kiệt quyết định vĩnh viễn không về nước. Thùy làm chàng thay đổi quyết định.
Mấy tháng đầu trở lại quê hương, Kiệt lạc mất quá khứ. Đầu mối ràng buộc chàng với quãng đời mười tám năm ở xứ sở là mẹ chàng đã đứt. Chàng đến thăm ông bố. Ông đã lập gia đình, có ba đứa con với bà vợ sau. Hai bố con ngồi với nhau trong phòng khách. Ông mời chàng về ở trong nhà, chàng từ chối. Ông mời chàng lưu lại dùng cơm tối, giới thiệu chàng với vợ con ông và tiễn chân chàng tới tận cổng ngoài, bắt tay từ biệt hẹn tái ngộ. Chàng mời ông đứng chủ hôn lễ của chàng và cảm ơn ông về tất cả những nghi thức phiền toái ông phải làm vì chàng. Kiệt không hiểu tại sao bao nhiêu năm trời chàng đã tuân hành theo ý ông chẳng dám thốt một lời phàn nàn.
Kiệt lạc lõng giữa những kỷ niệm hờ hững của mọi người và những kỷ niệm lác đác le lói nơi chàng. Chàng chẳng tìm thấy bóng chàng đâu cả. Mẹ chàng đã mang theo xuống mồ.
Nếu Kiệt không về ngày ấy, chàng đã qua Phi Châu. Kiệt được tuyển làm chuyên viên trong một tổ chức của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng Kiệt đã về.

Mấy đứa sang cùng chuyến với Kiệt biệt tăm luôn. Chúng sống dễ dàng. Có công ăn việc làm, lấy vợ đẻ con theo nền nếp dân bản xứ chính cống. Có đứa làm nên danh phận, có đứa đóng vai lưu vong. Có đứa lêu bêu khốn khổ. Chẳng đứa nào tơ tưởng đến quê hương, chốn ấy chỉ còn trong kỷ niệm để nhắc nhở khi gặp nhau. Đến một ngày rồi chúng cũng chẳng cần thiết nhắc nhở nữa.
Kiệt nhớ đứa cháu họ như là bạn ở phương trời ấy. Hắn phá ngang sống đời nghệ sĩ. Vẽ tranh, tập sự nghề điện ảnh, làm bài hát, viết truyện trinh thám ký tên đặc Tây. Và chết vì bệnh lao phổi. Kiệt cũng có thể sống một đời như thế, tại sao không? Đó chẳng là cách biệt tích ư?

Kiệt hết đứng lại ngồi. Vào giường nằm tắt đèn rồi mở đèn, lui tới trong khuôn buồng chật. Hút sạch bao thuốc lá. Nhặt những mẩu hút thừa, hút lại. Miệng khô đắng, ngực cồn cào.
Đêm đứng im không trôi nữa. Nhạc vẳng lên trong đầu. Kiệt chấp chới bay trôi trên những đề nhạc bi thiết. Chàng như mảnh sao rớt trong cõi nhịp bất tận. Qua những lớp sóng. Cơn bão táp. Rừng gió mênh mang. Cao độ và thẳm cùng.
Rồi Kiệt nghe tiếng nước giọt tí tách bên phòng rửa mặt. Chàng mở cửa bước sang. Qua mặt kính phòng vệ sinh vẫn chỉ có ánh đèn điện từ quảng trường rọi xuống. Đêm đang chuyển giấc nổi những tiếng động vu vơ. Kiệt đã mệt muốn nghẹt thở. Đến lúc này tắt lặng mọi âm thanh, mọi hình bóng, đầu Kiệt như một phòng vách thép đen đúa toả lạnh.
Kiệt vào giường nằm co quắp.
Những khẩu đại bác bên khu trường cũ bắn loạt đạn cuối đêm.

Cái vụ viên Trung Tá là có thật. Gấu nghe kể thời gian xẩy ra Mậu Thân. Cả đoạn văn, cũng là để “lờ mờ” chỉ cái chết kết thúc MCNK của Kiệt: Như 1 con voi già, tìm về nghĩa địa để chết. PCT đi lang thang khắp thế giới, cho hết 1 kiếp hoang vu cái con mẹ gì đó, là cũng để kiếm cái nghĩa địa này.

DK, viết văn bằng tiếng Tẩy, là cũng để tìm nó! 

GCC đếch cần tìm. Thấy từ lâu rồi.

Có khá nhiều cơ hội để được như PCT, DK, nhưng Gấu đếch thèm cái số phận đó, như đã hơn 1 lần lèm bèm. “Mi muốn cái gì thì mi được cái đó”, như nước Nga cổ xưa cảnh cáo cuộc cách mạng Đỏ của nó, Be careful what you struggle for – you will problaly get it [Russian proverb. D.M Thomas trích dẫn, trong “Tiểu sử Solz, thế kỷ ở trong ta”]:

Lũ Bắc Kít đã chiến đấu, đã muốn, để có được cái nước Mít thê lương như hiện nay.
Cái mà chúng huỷ diệt, không phải là Ngụy, chế độ VNCH, mà 1 Miền Nam, và cả 1 truyền thống đẹp đẽ của nó, mà chế độ VNCH dựa trên đó.

Edward Said says that it is no surprise that exiles are often novelists, chess players, intellectuals. ‘The exile’s new world, logically enough, is unnatural, and its unreality resembles fiction.’ He reminds us that Georg Lukács considered the novel the great form of what Lukács called ‘transcendental homelessness’. I am not an exile, but it is sometimes hard to shake the ‘unreality’ Said speaks of.

James Wood: On not going home

Edward Said phán, đâu có gì ngạc nhiên khi đám lưu vong thường là tiểu thuyết gia, kỳ thủ, trí thức gia. Cái thế giới mới của đám lưu vong, đủ lô gíc để trở thành đếch phải đời thực, đếch tự nhiên, và cái bất thực
của nó giống giả tuởng. Ông nhắc nhở chúng ta, G. Lukacs coi tiểu thuyết là hình thức lớn của cái mà Lukacs gọi là “không nhà siêu việt”.
Tôi đếch phải là 1 tên lưu vong, nhưng cũng đếch làm sao gạt bỏ cái "bất thực" mà Said nói tới.

Chúng ta có thể đọc song song, bài của Wood, khi viết/nghĩ về những trường hợp lưu vong của những đấng tinh anh của Miền Nam trước 1975 [Gấu không nói đến đám Bắc Kít nhờ ăn cướp được Miền Nam nên có cơ hội bỏ nước Mít qua Đông Âu, hay qua Paris viết văn bằng tiếng Tẩy], như ĐT, PCT, hay ĐKh….
Và đó là cái điều Gấu sẽ lèm bèm, trong khi chờ ngày 30 Tháng Tư....

On Not Going Home

 Về Không Về Nhà


Note: Bài này thật tuyệt. GCC mua số báo vì bài này, đâu ngờ cho đọc free!

You are invited to read this free essay from the London Review of Books. Register for free and enjoy 24 hours of access to the entire LRB archive of over 12,500 essays and reviews.

But real life is a different matter. The few occasions I have returned to Durham have been strangely disappointing. My parents no longer live there; I no longer live in the country. The city has become a dream. Herodotus says that the Scythians were hard to defeat because they had no cities or settled forts: ‘they carry their houses with them and shoot with bows from horseback … their dwellings are on their wagons. How then can they fail to be invincible and inaccessible for others?’ To have a home is to become vulnerable. Not just to the attacks of others, but to our own adventures in alienation.

Herodotus nói rằng, thật khó mà đánh thắng dân Scythians, vì họ đếch có nhà. Có nhà là bỏ mẹ. Bắc Kít gọi Nam Kít, là Đàng Trong, là theo nghĩa này, nhà của mày sẽ là nhà của chúng ông, khi Đàng Ngoài bị Tẫu đợp mất, nó không đợp thì chúng ông cũng dâng cho nó, để đổi lấy Đàng Trong!
*
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Trên tờ Điểm Sách London, Feb 20, 2014, có bài của James Wood, “Về Đếch Về Nhà Nữa, On Not Going Home”, bàn về đủ thứ tay nổi tiếng mà đề tài của họ, là về lưu vong, trong có ông, có Said, Sebald.... Có nhắc tới Lukacs và câu phán nổi tiếng của ông, TV đã từng chôm, “Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi không nhà siêu việt” (The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness) G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết. Bài dài, GCC đọc sơ sơ là đã mê quá rồi, bê về nhà, nhưng không dám lôi về Tin Văn, sợ lại hứa cuội, do không có thì giờ để mà dịch. Có 1 ý thật thú, bạn phải nhớ nhà, khi bạn thực sự có nhà! Có 1 câu, trích dẫn Simenon, khi bị hỏi, tại sao không đổi quốc tịch – cách mà những người Bỉ thành công thường làm – ông trả lời, ta đếch muốn sinh là 1 tên Bỉ, thì ta cũng đếch hiểu được tại sao lại ngưng là tên Bỉ, there was no reason for me to be born Belgian, so there’s no reason for me to stop being Belgian: Chẳng có lý do gì đối với ta sinh ra là 1 tên Bỉ, thì cũng chẳng có lý do gì để ta ngưng là 1 tên Bỉ. Câu này áp dụng cho Đỗ Khờ, thật hay, nhưng phải “chế” đi: Chẳng có lý do gì ta sinh là tên Mít, thì cũng chẳng có lý do gì để ta không viết văn bằng tiếng Tẩy, nhân thấy đang om sòm giới thiệu tác phẩm mới ra lò “Sài Gòn Thứ Bảy”, của anh.  

Thấy tờ Diễn Đàn có bài giới thiệu. Đọc, thì thấy người giới thiệu không nhận ra, cái tít là từ một bài hát. DK rất có tài trong sử dụng những bài hát của Miền Nam trước 1975, làm đề tài cho 1 “cái gì đó” của anh.

DK là nhà văn hải ngoại đầu tiên GCC đọc và có viết về “xì tai” của anh, trong bài Một Người Anh:

Bao nhiêu năm nhìn lại, tôi nhìn ra thất bại của bản thân, khi tìm cách thay đổi văn mạch cũ của văn chương Việt Nam. Sự thất bại không phải vì dòng văn chương mới mẻ đó không thích hợp với quan niệm thưởng ngoạn của đa số độc giả, mà là: Tôi quá bị ám ảnh bởi vấn đề kỹ thuật. Một cách nào đó, tôi đã không lãnh hội được bài học của Kafka, khi ông cho rằng, kỹ thuật chính là hữu thể (être) của văn chương. Rõ ràng, câu văn bị kỹ thuật non nớt, sự vụng về, tham vọng làm mới văn chương... tàn phá, trở thành vụn nát. Nhưng lối viết đó không phải là một thất bại. Theo tôi, trong cuốn "Cây gậy làm mưa", Đỗ KH. cũng đã thử nghiệm một lối viết mới "na ná" như vậy, và hơn thế nữa, tác giả đưa luôn những mạch văn "ngoại lai", những ngôn ngữ " quốc tế"... vào trong văn mạch Việt Nam.

Tuy nhiên, thực khó mà tưởng tượng anh bỏ luôn tiếng Mít, để viết bằng tiếng Tẩy.

Trong bài viết của Bei Dao Kafka's Prague, ông có nhắc tới hai nhà văn Tiệp là Skvorecky,và Kundera,

There was not an empty seat in the house that evening. The audience had come to see Skvorecky, who enjoyed even more fame in the Czech Republic than Milan Kundera. In 1968, not long after the Soviet invasion, Skvorecky fled to Toronto, began teaching at a university there, and assisted his wife in setting up the 68 Publishers, which specialized in banned books by Czech authors. A Czech scholar told me that after Skvorecky fled he still made a great contribution to the Czech cause, but Kundera has always disdained his homeland and identified himself as French.

Không hiểu DK có như K không. Cũng chẳng quan trọng, như hay không như.

Trong Gặp Gỡ, Gấu nhớ là K cũng có đi bài về Skvorecky, cũng dân Toronto như GCC.
Bài viết của Bei Dao kết thúc bằng 1 cái "date" của ông, với... Susan Sontag, thú, nhưng chưa thú bằng câu của Sontag:
"That's right, nobody wants to bring back the old system, but could it be that this emptiness is what they want?"
Bài essay của Bei Dao thật tuyệt, lệch hẳn ra ngoài cách viết khoa bảng, nhà trường, giống 1 cái récit, nhưng khác ở những tìm tòi, điều tra, nghiên cứu dành riêng cho đề tài ông viết, một Prague của Kafka, ở đây. GCC sẽ dịch bài này, tặng mấy đấng chưa từng biết 1 bài essay nó ra làm sao.

Kafka's Prague

Prague của Kafka

Prague isn't willing to leave nor will it let us leave. This girl has claws and people must line up or we will have to light a fire at Vysehrad and the Old Town Square before we can possibly depart.

-Excerpt from a letter from Kafka to Oskar Pollak

Xề Gòn đếch muốn bỏ đi, mà cũng đếch muốn GCC bỏ đi.
Ẻn có răng, có móng, có vuốt, sắc lắm!