Nhân 80 năm
ngày sinh của Văn Cao
[15 tháng 11
năm 1923]
Trước một đứa trẻ chết đói,
cuốn Buồn Nôn
của tôi chẳng là cái thá gì [Sartre].
Bài Tiến Quân Ca, với sự căm giận của nó, "thề phanh thây uống máu quân
thù",
đã được phát sinh ra như thế đó, nghĩa là từ cái chết của một đứa trẻ.
Một lời kinh cầu đầy phẫn nộ dành cho một đứa trẻ đã chết.
Một cách nào, nó là nửa số phận một dân tộc.
Nửa còn lại kia, Trần Dần nhìn
ra:
Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Thân gửi bạn…
Lâu quá không liên lạc, mong bạn vẫn thường luôn. Gần hết năm, chuẩn bị
báo
Xuân, ‘bèn’ viết ‘mail’ này.
Tết năm nay tới sớm, bạn cho bài vào đầu tháng 12, là tốt nhất.
Mỗi năm gặp nhau một lần, lúc xuân về, cũng hay chứ, phải không
bạn?
Lạ lùng thật, cái ‘duyên’ của
tôi với tờ
TK21, và với tờ báo ‘mẹ’ của nó, tức tờ NV, đúng như M. viết ở trên,
“mỗi năm
hoa đào nở, lại thấy ông đồ già…”
Vả chăng, nói cho cùng, những
người như
anh bạn như tôi, cố bám vào thứ chữ quốc ngữ chữ nước ta, thì có khác
chi ông
đồ già của Vũ Đình Liên cố bám vào ba chữ “thánh hiền”?
Bài viết đầu tiên của tôi cho
tờ TK21, năm
nảo năm nào đó, lạ thay, cũng về đề tài mỗi năm một lần gặp, đúng hơn,
về cái
‘tận cùng_bắt đầu” là cái “bắt đầu_tận cùng”, gợi từ ý thơ của Eliot,
như bật
ra từ ‘tiềm thức” nhân gặp lại người bạn cũ, ở cuối nẻo đường đời,
đường người,
và cuối nẻo trái đất, tức cái xứ cà-na-điên cận kề Bắc cực:
In my beginning is my end.
Giấc Mộng Cuối [phải chăng] là Giấc Mộng Cũ? [1].
Đó là bài Ký Ức Còn Mãi,
viết về Sài
Gòn, trong những ngày mới tới xứ lạnh. Một bài viết rông rài, tản mạn,
bị “bỏ
quên” trong đống bụi của tờ báo. NXH sau đó đem ra đăng. Nhân đó, anh
bảo tôi
viết bài cho số Xuân của tờ NV. Đó là năm Mậu Thân.
Gửi. Không biết vì lý do nào, bài không đăng số Xuân, mà là một số
thường, tôi
chỉ được biết, qua một người bạn, cư dân của Tiểu Sài Gòn. Anh bạn NXH
cũng
quên không gửi, không phải tiền nhuận bút, mà là tờ báo có đăng bài.
Có thể vì vậy mà sau này, tôi lại trở lại với đề tài đã viết, và đây là
một bài
viết “đầy hoạn nạn” [chữ của một nhà thơ nữ ở trong nước, về tập thơ
đầu tay,
và nghiệp thơ trẻ của bà], số phận của nó còn hẩm hiu hơn lần trước: bị
tất cả
các tờ báo văn học của Cali, từ chối.
Lý do, nói thẳng ra ở đây, là: bài đụng tới một “thần tượng” ở trong
nước:
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Cho phép tôi đăng lại bài viết ở đây, ở phần phụ lục, bởi vì nó liên
can đến
bài viết mới này, được gợi hứng từ bài viết của Phạm Phú Minh trên tờ
TK21, về
trường hợp một cựu sĩ quan quân lực VNCH, hiện ở Hoa Kỳ, có nguy cơ bị
trả về
VN.
Bài víết của Phạm Phú Minh, tôi đọc nhân lần ghé Cali, sau cái
“mail” nói
trên, tại nhà một người bạn mà tôi vẫn thường tá túc, mỗi dịp ghé Tiểu
Sài Gòn.
Đây là lần ghé thứ tư của tôi.
Lần đầu, nhân xb cuốn sách đầu tay của tôi ở hải ngoại, cuốn Lần Cuối
Sài Gòn.
Sau đó, là bài viết, Một Chuyến Đi, cũng vẫn luẩn quẩn với vụ Mậu Thân,
nhân
đọc bài viết của Trúc Chi, trên tờ Văn Học, về một tiếng đàn của Huế.
Trong bài
viết, tôi đã so sánh tiếng đàn của người kỹ nữ trên bến Tầm Dương,
“thuyền mấy
lá đông tây lặng ngắt”, dẫu sao cũng còn may mắn hơn tiếng đàn xứ thần
kinh,
bặt tiếng sau Mậu Thân.
Lần thứ nhì, đúng vào dịp Trần Trường.
Cũng vấn đề, về một kẻ “Đại Ác”?
Bài viết của Phạm Phú
Minh, như bây
giờ tôi còn nhớ lại được, là một câu hỏi, một con người vốn bình
thường, sống
một cuộc đời bình thường, một người chồng, người cha biết thương yêu
gia đình,
vợ con, lối xóm… cũng vẫn con người đó, khi bị bắt đi lao động cải tạo
bỗng trở
nên xấu, làm những hành vi ác…, như vậy phải chăng là do hoàn cảnh, chứ
không
phải do bản chất của một con người. Và liệu con người - hoặc chính cá
nhân
người đó - có thể… bỏ qua cái ác đã phạm phải trong quá khứ?
Đây chính là câu hỏi mà 40 năm
sau vụ sát
hại một tổng thống Mỹ, tờ Paris Match số đề ngày 16-22 tháng Mười,
2003, bằng
một phóng sự đặc biệt + hình ảnh, gồm 16 trang, cho biết, một cuộc điều
tra của
đài Canal+ của Pháp, và một cuốn sách, Người Chứng Cuối Cùng, tác giả
Billie
Sol Estes, nhân chứng độc nhất còn sống trong vụ mưu sát, xác nhận: Phó
Tổng
Thống Mỹ, Johnson, là người chủ mưu vụ giết Kennedy. Nguyên nhân: vàng
đen Texas.
Theo tờ báo, phải luôn luôn
đánh thức lịch
sử, đọc đi đọc lại những trang đen tối nhất của nó, nêu đích danh thủ
phạm, cho
dù chúng biến mất từ đời tám hoánh nào rồi.
Hơn nữa, người ta cũng không
thể biện minh
cho cái ác, bằng… hậu quả tốt đẹp của nó. Đây là đề tài của một cuốn
tiểu
thuyết của G. Steiner, trong đó, ông để cho nhân vật giả tưởng của ông
là
Hitler biện minh trước lịch sử: Nếu không có… tui, và vụ Lò
Thiêu, làm
sao có quốc gia Do Thái như hiện nay ?
[Liệu sẽ có một ông nào đó,
biện minh: Nếu
không có “tội ác.. 1975”, làm sao có quốc gia có tên là Thuyền Nhân,
hay Việt
Kiều Yêu Nước?].
Tờ Paris Match nêu trên,
khi khui
lại vụ giết Kennedy, đã lên án cái gọi là dối trá chính trị, theo tờ
báo, nó
giống như gỉ sắt, làm đắm tầu, làm mất niềm tin của dân chúng.
Mới đây, tôi được đọc
trên net, một
bài viết “Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao” [ông sinh ngày
15
tháng 11 năm 1923]:
“… Văn Cao nổi danh sớm với
thiên hướng
nghệ thuật độc đáo. Ông làm thơ, sáng tác nhạc từ năm 16 tuổi, sau tham
gia
hướng đạo sinh với những bài hát yêu nước như "Đống Đa -Thăng Long hành
khúc". Từ năm 1943, vừa sáng tác, ông vừa trực tiếp tham gia hoạt động
Cách mạng. Văn Cao vào hàng ngũ chiến sĩ cảm tử mở kế hoạch truy lùng
ám sát
bọn Việt gian phản động từ Hải Phòng đến Hà Nội. Khí chất của ông là
gương sáng
cho lớp thanh niên trí thức lúc bấy giờ.”
“Nửa sự thực chỉ là dối
trá”, chuyện
Văn Cao vào hàng ngũ chiến sĩ cảm tử, và sau đó, sáng tác quốc ca, và
giết
người, như chính ông kể lại, qua bài viết Tại sao tôi viết Tiến Quân
Ca, là do..
đói quá. Thê thảm hơn, người mà ông giết, Đỗ Đức Phin, là một trong
những lãnh
tụ của Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, lúc đó đang nhận lại chính quyền do
người
Nhật chuyển giao. Nên nhớ vụ giết người xẩy ra vào tháng Năm 1945, là
lúc Nhật
đã thua, và họ muốn làm một việc tốt, theo người viết, là chuyển giao
chính quyền
cho người Việt Nam, chứ không phải trả lại cho người Pháp. Họ đã không
nói chuyện
với những người mà họ tin là cộng sản, tức một tổ chức quốc tế, có thể
như vậy.
Và vì vậy, mà Cộng Sản ra lệnh thủ tiêu Đỗ Đức Phin?
[Bùi Ngọc Tấn, trong bài viết
Rừng Xưa
Xanh Lá, đăng trên diễn đàn Talawas, cho biết thêm chi tiết, ĐĐP là bạn
của Văn
Cao].
Ông rất ân hận về vụ này, như
trong lần
nói chuyện với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau được đăng trên tờ Hợp Lưu,
trích đoạn
sau đây.
“Đêm ấy, trong cuộc tâm tình
nghệ sĩ của
Văn Cao với những ngư phủ trên Phá Tam Giang, tôi muốn biết một điều mà
với tôi
là một bí ẩn thuộc về đời ông:
-Tại sao kháng chiến chống Pháp
anh vẫn vẽ
vẫn làm thơ nhưng người ta không nghe anh hát nữa?
-Hồi nhận viết Tiến Quân Ca tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài
hát mà
một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ
trang.
Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng vào một thành phố
để giết
một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến tranh và căm thù, đơn
giản
thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy. Thấy
còn lại
một gia đình mẹ góa con côi. Làm sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất
đối với
tôi trong những bài hát sau đó? Nói về chiến công hay phải nói một điều
gì
khác? Nên tôi im lặng và chỉ viết nhạc không lời.
Khi Văn Cao mất, tuần báo Thời Báo, Time, của Mỹ, có loan tin, và trích
dẫn một
câu trong bài Tiến Quân Ca.
“Bài hát nổ ra như một tiếng
bom”: Hơn ai
hết, Văn Cao biết và ông giải thích, không phải “trong trường hợp nào,”
“như
thế nào” [how], tôi viết TQC, nhưng mà thật rõ rệt: Tại sao tôi viết
TQC?
Lý do đầu tiên: Tại vì đói quá.
Chúng ta hãy cùng đói với ông, cơn đói đó:
“Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt
dần bản
thảo và ký họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói
của tôi
bắt đầu.”
“Tôi đã gặp lại đồng chí Vũ Quí. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt
động nghệ
thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những
bài hát
yêu nước, như Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc, Tiếng Rừng, và một số ca
khúc
khác.
Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây
quyết
định một cuộc đời mới của tôi.
Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.
-Văn có thể thoát ly hoạt động đuợc chưa?
-Được!”
Đọc, có cảm tưởng như đồng chí Vũ Quí vẫn thường xuyên theo dõi con
mồi, chờ
đến đúng lúc nó đói lả, bèn xuất hiện!
[19 tháng Tám “cách mạng” thành công, thì tháng Chín đồng chí Vũ Quí bị
làm
thịt - thực sự, bị chết một cái chết khó hiểu: bị tai nạn trên đường đi
công
tác. Có thể vì biết quá nhiều?]
“Tháng 11 năm 1944, tôi tự tay viết bài Tiến Quân Ca lên đá in, trong
trang văn
nghệ đầu tiên của tờ báo Độc Lập” (Tại sao tôi viết TQC?]
Bài TQC lần đầu in, ghi là:
Nhạc Anh Thọ
[bí danh của Văn Cao] Lời: Anh Dũng. Anh Dũng là bí danh của Đỗ Hữu
Ích, ông
chủ nhà mà Văn Cao đã nhắc tới [Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy, là
người đã
xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói đến việc
trả tiền
nhuận bút]. Vào năm 1983, ông này kiện Văn Cao. Văn Cao cho biết rõ chi
tiết:
Đề tên Anh Dũng, là do lý do bảo vệ “cách mạng”: Anh Dũng lúc đó là
người có
liên hệ mật thiết với hiến binh Nhật. Đề tên anh ta vô, như vậy là bảo
đảm trăm
phần trăm! Và Văn Cao đã kiện lại tờ báo tung tin “nhảm”, là tờ Tiền
Phong chủ
nhật. Khi có người trách ông: Quốc Hội đã công nhận bài hát là của ông,
tại sao
còn kiện? Văn Cao trả lời, đại để: cái thằng Văn Cao kiện, là thằng Văn
Cao ở
ngoài đời: Tôi không muốn, vợ con tôi, cháu tôi, nghĩ, tôi là một thằng
đạo
văn. Còn thằng Văn Cao nghệ sĩ thì nó đếch cần kiện!
Họa sĩ Tạ Tỵ, trong hồi ký,
viết về Văn
Cao, có kể chuyện ông đã từng vẽ tiền giả, đem đi tiêu xài, bị lộ, rút
súng,
bắt mọi người ngồi yên để ông chuồn. Sau cách mạng, tức là sau khi đã
được đồng
chí Vũ Quí chiếu cố, ông có tới gặp khổ chủ, và đưa lại tiền thiệt.
Còn một giai thoại nữa về ông, là Văn Cao có cô bồ, là vợ một tay hiến
binh
Nhật. Mỗi lần tay này trực đêm, là ông mò tới. Một lần ngủ quên tới
sáng, chút
xíu nữa là ăn đạn Nhựt!
"Tin từ Hải Phòng lên cho biết
mẹ
tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam
Định ra Hải
Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên
3. Đôi
mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám
người
chết đói năm ấy.
Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ
theo
thói quen, tôi cố tìm một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên.
Những đường
phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh nào hơn những tiếng
nghe buồn
bã hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn, và lòng tôi thấy vui hơn. Tôi
đang
chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang
chuẩn bị một
hành động gì có thể là mạo hiểm hy sinh, chứ không chuẩn bị để quay lại
làm bài
hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới lúc đèn các
phố bật
sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên hồ
lạnh.
Họ đang đun một thứ gì trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập
bùng trong
những hốc mắt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp
lại
cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải
che thân.
Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con
cái số
người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc, cũng không phải là cháu tôi.
Nó đã
chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam
Định - Hải
Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt, và quay đi.
Đêm ấy, về căn gác tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân
Ca."
[Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca].
Như thế, bài Tiến Quân Ca đã
được viết ra
từ một đứa trẻ bị thất lạc, và bị chết đói, đứa cháu gái đôi mắt như
mắt mèo
con... .chứ không phải từ một anh biệt động vũ trang, đúng như Văn Cao
nhấn
mạnh sau đó:
"Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang
nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát...."
Hay như bài thơ dưới đây, làm tháng 9 năm 1988, như để giải thích thêm
về
trường hợp giết người của ông:
Ba Biến Khúc tuổi 65
Những ngày buồn không nói được
Tôi chỉ tìm ra sự sống của tôi.
Biến Khúc 1
Một người cho tôi con dao găm
không biết dùng làm gì
đêm nhìn qua cửa sổ
một khoảng trống đen
Tôi ném vào khoảng trống
con dao găm ấy
có phải đấy là sự nghịch ngợm
bỗng nhiên có tiếng ngã ngoài sân
một người trúng tim đã chết
Tôi không hề biết người ấy
Tôi là kẻ không muốn giết người
chỉ biết bóng tối
mà tôi đã ném dao
Biến Khúc 2
Tôi đi trên phố
Bỗng nhiên mọi người cùng nhìn tôi
Một ai đó kêu lên:
Thằng ăn cắp
Tôi chạy
Tôi chạy
Tại sao tôi chạy?
Tôi không hiểu tôi
Cả phố đuổi theo tôi
Xe cộ đuổi theo tôi
Tôi chạy bạt mạng
Gần hết đời
Tới chỗ chỉ còn gục xuống
Tỉnh dậy mồ hôi chảy
Tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.
Biến Khúc 3
Tôi rơi vào mạng nhện
Mạng nhện quấn lấy tôi
Không còn cách chi gỡ được
Tôi như con sâu tằm
Cuộc đời cứ như thế
Muốn phá cái mạng nhện
Tôi không đủ tay
Văn Cao
Đọc “Tại sao tôi viết Tiến Quân
Ca”, có
cảm giác đây là một lời thú tội, một lời trần tình. Đứa cháu bị thất
lạc, và
chắc chắn sau đó bị chết đói trên con đường đi từ Nam Định tói Hải
Phòng, đôi
mắt cháu giống như đôi mắt mèo con, và sau đó, đứa bé ngồi ở phiá bên
kia hơi
ấm của ngọn lửa, đã làm bật ra nốt nhạc đầu tiên…
Tôi bỗng nhớ tới câu của Sartre, “Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn
Nôn
[của tôi] chẳng là cái quái gì.”
Nhớ tới Đứa Trẻ của
Kertesz trong
[the] Unborn Child, [hoặc Kaddish For a Child Not Born (1990), một cuốn
tiểu
thuyết ngắn, thoát thai từ một lời kinh cầu dành cho người chết (the
kaddish),
của dân Do Thái. Kertesz diễn tả kaddish của ông: dành cho một đứa trẻ
mà ông
ta từ chối mang nó vào đời, một cuộc đời đã dám để xẩy ra một chuyện dã
man, là
sự hiện hữu của lò thiêu Auschwitz].
Bài Tiến Quân Ca cũng là
một thứ
kaddish dành cho những đứa trẻ có ra đời nhưng để mà chết đói, hoặc để
mà chết
trong cuộc chiến tiếp theo sau…
NQT
[Kỳ tiếp: Văn Cao và vấn
nạn: Kẻ sát
nhân và thánh tử đạo]
Chú thích [1]
Hát ở đâu đâu...
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa
nhà nửa
chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ:
Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng
cuối
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Trong vương quốc của
những người đã
chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối
(2)
NQT
(1)... that lonely halfway
house which we
call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền
Ghi Chú: Đỗ Đức
Phin không phải là bạn của Văn Cao.
Xin xem Tự Kiểm
Về ông X, người tranh chấp
quyền tác giả phần lời bài Tiến quân ca
Vụ này, TV đã lèm bèm từ khuya rồi. Tuy
nhiên, bài mới này không biết tới câu phán thật hách của VC [Văn Cao]:
“Tháng 11 năm 1944, tôi tự
tay viết bài Tiến Quân Ca lên đá in, trong trang văn nghệ đầu tiên của
tờ báo
Độc Lập” [Tại sao tôi viết TQC?]
Bài TQC lần đầu in, ghi là:
Nhạc Anh Thọ [bí danh của Văn Cao] Lời: Anh Dũng. Anh Dũng là bí danh
của Đỗ
Hữu Ích, ông chủ nhà mà Văn Cao đã nhắc tới [Anh bạn nhường cho tôi căn
gác ấy,
là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói
đến
việc trả tiền nhuận bút]. Vào năm 1983, ông này kiện Văn Cao. Văn Cao
cho biết
rõ chi tiết: Đề tên Anh Dũng, là do lý do bảo vệ “cách mạng”: Anh Dũng
lúc đó
là người có liên hệ mật thiết với hiến binh Nhật. Đề tên anh ta vô, như
vậy là
bảo đảm trăm phần trăm! Và Văn Cao đã kiện lại tờ báo tung tin “nhảm”,
là tờ
Tiền Phong chủ nhật. Khi có người trách ông: Quốc Hội đã công nhận bài
hát là
của ông, tại sao còn kiện? Văn Cao trả lời, đại để: cái thằng Văn Cao
kiện, là
thằng Văn Cao ở ngoài đời: Tôi không muốn, vợ con tôi, cháu tôi, nghĩ,
tôi là
một thằng đạo văn. Còn thằng Văn Cao nghệ sĩ thì nó đếch cần kiện!
Họa sĩ Tạ Tỵ, trong hồi ký,
viết về Văn Cao, có kể chuyện ông đã từng vẽ tiền giả, đem đi tiêu xài,
bị lộ,
rút súng, bắt mọi người ngồi yên để ông chuồn. Sau cách mạng, tức là
sau khi đã
được đồng chí Vũ Quí chiếu cố, ông có tới gặp khổ chủ, và đưa lại tiền
thiệt.
Còn một giai thoại nữa về
ông, là Văn Cao có cô bồ, là vợ một tay hiến binh Nhật. Mỗi lần tay này
trực
đêm, là ông mò tới. Một lần ngủ quên tới sáng, chút xíu nữa là ăn đạn
Nhựt!
"Tin từ Hải Phòng lên
cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa
nhỏ ấy từ Nam
Định ra Hải
Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên
3. Đôi
mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám
người
chết đói năm ấy.
Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo
đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen, tôi cố tìm
một cái
gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy
thường
không vang một âm thanh nào hơn những tiếng nghe buồn bã hàng ngày. Hôm
nay phố
đông người hơn, và lòng tôi thấy vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu
súng và
được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động gì có
thể là
mạo hiểm hy sinh, chứ không chuẩn bị để quay lại làm bài hát. Thật khó
nghĩ tới
nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một
gốc cây,
bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên hồ lạnh. Họ đang đun một
thứ gì
trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt.
Có một
đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt
nó
giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa
nhìn
mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó.
Hình như
nó là đứa trẻ bị lạc, cũng không phải là cháu tôi. Nó đã chết thật rồi.
Có thể
nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam
Định - Hải Phòng. Tôi bỗng trào
nước mắt, và quay đi.
Đêm ấy, về căn gác tôi đã
viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân Ca."
Bài viết này phải
coi là Di chúc của Văn Cao.
Được đọc nhiều nhất trên TV.
Hân hạnh được Wiki trích dẫn nữa chứ!
Có vẻ như "Tên Sa Đích Văn Nghệ" hơi bị ghét!
Chứng cớ: cả Wiki tiếng Anh
tiếng U lẫn tiếng Mít đều vờ anh cu Gấu, tuy làm link tứ lung tung,
trong khi
em Sến, anh Thẹp, anh Bảo Linh… ui chà chà, dzô Google gõ một cái ra
cả một đống!
Có vẻ như đám Bắc Kít biến luôn
cả không gian ảo thành bãi đánh hàng rùi!
Khác hẳn BHD!
Hà, hà!
Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn của
tôi chẳng là cái thá
gì [Sartre].
Bài Tiến Quân Ca, với sự căm giận của nó, "thề phanh thây uống máu quân
thù", đã được phát sinh ra như thế đó, nghĩa là từ cái chết của một đứa
trẻ.
Một lời kinh cầu đầy phẫn nộ dành cho một đứa trẻ đã chết.
Một cách nào, nó tiên tri... nửa số phận một dân tộc, tính đến 1954.
Nửa còn lại kia, Trần Dần nhìn ra:
Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Về Văn Cao, theo tôi, có một số câu hỏi, và
cùng với nó, một số sự
kiện, cần
nêu thêm.
-Tại sao lại phải đổi “quốc
ca”?
1. Trong bài Tại sao tôi
viết Tiến Quân Ca, lý do tôi [Văn Cao] viết,
là do đói
quá. Thí dụ đoạn Văn Cao và Vũ Quí gặp nhau ở tiệm cơm, và sau đó, ông
này dẫn
đến cơ sở cách mạng, ra lệnh nấu cơm tháng cho Văn Cao. Chính vì vậy,
nên trong
nước đã có lần hô hào phải đổi quốc ca, theo tôi.
Chẳng lẽ bài quốc ca của cả
nước, mà lại được viết ra, vì là do tác giả
của nó,
đói quá, được tổ chức hứa cho ăn, và sau đó, ra lệnh đi giết người?
2. Trong bài trả lời Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã đăng trên Hợp Lưu, và cùng
với nó,
là lý do tại sao suốt cuộc chiến sau đó, ông không viết nhạc có lời nữa.
Trả lời HPNT, VC cho biết,
lúc đó, ông không phải nhận lệnh viết quốc
ca nhưng
mà nhận lệnh đi giết người. Cú giết người của ông đó khiến ông sau này
không
làm nhạc ca ngợi được nữa, cho tới Mùa Xuân Đầu Tiên, “từ đây người
biết quên
Người” [chữ người đầu không viết hoa, chữ sau viết hoa], ‘từ đây người
biết yêu
Đời” [yêu Đời cho nên không giết người nữa].
Việc giết ĐĐP đó, theo thiển
ý của tôi, giống như trong tổ chức Mafia,
ai đã đọc
Bố Già thì biết, nó gọi là đầu danh trạng. Muốn gia nhập tổ chức, là
phải lập
tí công đầu, là giết người. Nó còn là bản án treo lửng trên đầu tay
găng tơ,
mày mà phản, là tao gửi ngay cái này tới nơi cần gửi.