|
Kỷ niệm với
nhà thơ.
Nhà thơ, như được biết, khi
đi thi Tú Tài đã phải làm đơn xin miễn tuổi.
Gấu mất ba năm lớp Nhất, lên Trung Học, bỏ năm Đệ Tam, đậu Tú Tài 2, vô
Đại học, cũng phải làm đơn xin miễn tuổi.
Mất một năm Toán Đại Cương, đến ngày thi nộp giấy trắng ra về. Mất thêm
một năm Toán Lý Hoá, rớt Thực tập kỳ thi thứ hai, trong cùng năm học.
Bỏ luôn khoa học. Tưởng chừng như do cú rớt thực tập lãnh nhách, nhưng
đó chỉ là một phần của câu chuyện. Sau này, khi chạy thất thểu đuổi
theo một cô bé con nơi cổng trường, mới hiểu ra lời cảnh cáo của số
mệnh, ta đã báo trước cho mi, đừng bao giờ trở lại nơi chốn này. Nếu mi
nghe lời ta, thì đâu có phải chịu cảnh nhục nhã.
*
Ngày 28 tháng
3, tôi gặp lại H. lần cuối cùng. Trời bữa đó
mưa. Trận mưa mở đầu mùa. Thời tiết thay đổi, khí hậu ẩm ướt làm cánh
tay trái
của tôi trở nên đau nhức, khó chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước,
vừa uống
cà phê vừa ngó mưa. Quán này, ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé.
Tôi còn
nhớ, một lần ngồi đây, cũng tại bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý
định muốn
hôn nàng. Lúc đó buổi trưa, trong quán chỉ có một hai người ngoại quốc
đang
dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm cúi đọc báo. Ngày hôm sau, nàng bảo tôi,
nàng biết
ý định của tôi lúc đó, và phải quay đi, để che giấu nụ cười.
Đang ngồi,
đột nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định
phải gặp nàng, và chỉ cần nhìn mặt nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng
có còn
yêu tôi hay không. Tôi đến Đại Học Khoa Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng
là nơi
tôi vẫn thường ngồi với bạn bè, hoặc ngồi một mình đọc sách, thay vì
ngồi bên
trong giảng đường nghe giáo sư giảng bài.
Tôi ngồi chờ
nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng,
tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện
cùng mấy
người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt
mưa,
vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản
nhiên
chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng
khá xa,
đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp
nàng, và
hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói.
Nàng nói.
Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn
đánh nàng,
bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên
đường: đầu
tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên
khuôn mặt
hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột
nhiên
có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi
về, tôi
bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu rừng trong đêm
DP, một trong những bạn của thằng em, sau khi thằng em chết, trở thành
bạn thằng anh, đọc khúc trên, thú lắm, nhưng chê: Cái đoạn đó làm bật
ra một con Gấu chết nhát. Tại sao lại mệt và giận và chỉ "muốn" đánh
nàng? Đúng ra, là phải bợp cho nàng vài cái mới hả giận!
Bao nhiêu năm, bây giờ, đọc lại đoạn trên đây, cũng lại hiểu ra được
rằng, nó chỉ là một thứ prélude, cho cái sự ra đi trước của Lan Hương,
và của đoạn thơ sau đây.
Je
voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Gấu muốn tình
Gấu chết,
Và mưa rơi
trên nghĩa địa,
trên đường
phố Sài Gòn,
Gấu đã từng vừa đi
vừa khóc,
Người G [D] ấu Yêu.
Gấu, căn
nhà ở hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận,
phía sau Hội Đồng Xã, và chiếc solex
ngày nào.
Chiếc solex
trên là chiếc xe
đầu tiên trong đời Gấu có được, nhờ đi làm Bưu Điện. Xe và Gấu đã bao
lần đậu bên lối vô vườn Bờ Rô, phía đường Nguyễn Du, chờ BHĐ.
Nàng từ nhà, đường Gia Long,
đi bộ một chút, là tới nơi hẹn. Gấu chở nàng băng qua vườn, tới phía
bên kia, ghé quán hủ tíu. Xong, chở nàng tới trường Gia Long. Xong,
sống vội sống vàng cho hết một ngày, chờ sáng hôm sau, hạnh phúc tiếp!
Cũng chính
chiếc xe này, đã một lần
ném em BHĐ xuống đường. Đọc bài thơ của Jacques Prévert là Gấu nhìn
ngay ra, và sống lại cảnh tượng lúc đó.
Mùa Thu
Ngựa quị giữa lối đi
Lá thu phủ lên ngựa
Tình đôi ta run run
Và mặt trời cũng rứa.
Vĩnh
Biệt
Cái quán cà phê hủ tíu đó,
Gấu đã vẽ lại nó, trong Lan Hương .
Thời gian làm báo thiếu nhi cho me-xừ Nhàn, Gấu viết lại một lần nữa,
đặt tên truyện là Quán, lấy câu của Alain choàng hoa cho nó.
Trong truyện có một câu, Gấu nhớ mãi đến tận giờ, [tận già, tận chết].
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn
thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và
tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!
Ông Nhàn
đọc, la, báo thiếu nhi mà sao anh viết truyện này?
*
Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời
góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt. Quán, Mái Nhà Xưa.
Sài-gòn, Sài-gòn...
*
Nhưng Gấu chỉ
là chủ nhân thứ nhì của chiếc xe.
Chủ thứ nhất
của nó, là bạn Chất.
Cụ nói, mày đi
làm, cũng cần phải có chiếc xe, lấy cái của thằng Chất,
tao bù tiền thêm, mua cho nó cái mới.
Nó cần.
Cần lắm!
Ôi chao, Cụ
biết bạn ta lúc đó đang có người yêu, và rất cần một chiếc
thật bảnh, cho xứng với em!
Bởi vì rằng là
em của bạn đẹp lắm. Đúng là giai nhân của giai nhân. Tên
của em cũng đẹp tuyệt vời. HGT!
Cô bé này, có
quen biết me-xừ Đinh Ngọc Mô mà Đặng Tiến nhắc tới trong
bài viết về TTT. Vì cô này, bạn của ĐT bỏ Luân Đôn qua Tây.
Bạn Chất kể
lại là, khi tớ qua đây, không hiểu sao bà cụ của cô ta
biết, có điện thoại hỏi thăm. Bà cụ quí tớ lắm.
Cái vụ dở dang
kia, cụ buồn lắm.
Người như bạn
ta, hụt làm rể, ai mà chẳng tiếc!
Ba anh em
Một giai thoại về nhà văn
Erich Maria Remarque (1)
Ông khi đó
'tạm trú' ở Tessin, và bị đám cán bộ nhà nước Nazi liên tục
quấy rầy. Chúng khẩn khoản mời ông, một trong những nhà văn di dân dòng
dõi Đức thứ thiệt trở về với Đất Mẹ.
Trước thái độ
rửng rưng của ông, đám cán bộ nhà nước cuối cùng hỏi:
Chẳng lẽ ông không có nỗi sầu của người viễn xứ [le mal du pays]?
-Sầu nhớ nhà?
Cái gì vậy? Tụi mày tưởng tao là một tên Do Thái, hử?
Trích Jean
Améry: Vượt Quá
Tội Ác Và
Hình Phạt - Khảo luận để vượt lên cái không thể vượt được - Par-delà le
crime et le châtiment. Essai pour surmonter l'insurmontable,
Actes Sud, 1995
(1) Tên thật
của ông Erich Paul Remark. Đổi Remark thành Remarque, theo
bên nội, đổi Paul thành Maria, để tưởng nhớ bà mẹ. Vì cái tên Maria này
mà một nhà thơ Việt Nam đã gọi ông là nữ văn sĩ. Nhưng tệ hơn thế, sách
của ông bị Nazi cấm, bản thân ông bị tố cáo, không phải người
Đức, mà Tây gốc Do Thái, tên thực Kramer, viết ngược lại thành Remark.
Vẫn còn nhiều người tin điều này, không cần chứng cớ.
[Theo
Wikipedia]
|