*

TƯỞNG NIỆM

Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936-22.3.2006 ]

Hãy cho anh khóc
Tạp ghi bản scan

Giỗ đầu

1 2 3 4 5 6 7

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

Về câu hỏi, tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa ra một câu trả lời, khi đọc một số Granta.
Nay có câu trả lời đơn giản hơn của Shalamov:
Nature simplifies itself as it heads toward the poles (and we head north now because so many scores of thousands were doing so, as Stalin's rule developed, and as the camps crazily multiplied). Nature simplifies itself, and so does human discourse.
Thiên nhiên tự giản tiện chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây giờ hướng bắc, ấy là vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ Stalin phát triển, khi nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên nhiên tự giản tiện, và cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.
Kolyma Tales [Chuyện trại tù Kolyma]
*
Giả như PHT thực sự có đạo, thì sao? (1)
Đây là tầng thứ nhì của vấn đề. Hai câu trả lời tuyệt vời nhất, hiện Gấu có trong tay, một của một độc giả của Kim Dung:
Còn mãi Kim Dung
Phương Hồng Quế.
Nào ai biết đây là nỗi bi ai của ai?.
Và một, từ Amos Oz: Tại sao đọc?, trong tập tiểu luận Hai cái chết của bà tôi.
Cả hai câu trả lời đều như nhau: giả như cần phải ăn cắp, thì đành phải ăn cắp!
(1) Ý tưởng này, Gấu có được khi đọc Oz, và tính áp dụng vào trường hợp PHT, trước khi tác giả tự nhận mình có "ẩu", đúng như Phương Hồng Quế phán:
Người chốn giang hồ thân không làm chủ.
*
Bài của Oz, thực sự là về văn chương, về đọc văn, nhưng một cách nào đó, đẩy vấn đề lên cao hơn nữa, khi phân biệt văn chương, và mọi thứ chữ khác.
Ông kể, ông ở Paris, khi xẩy ra biến cố Tháng Năm 1968, sinh viên xuống đường làm cách mạng. Một buổi sáng, ông mở cửa phòng, nhìn xuống, thấy trên tường phía đối diện, dòng chữ:
- Thượng Đế đã chết. Ký tên: F. Nietzsche.
Sáng hôm sau, ông nhìn thấy, dưới dòng cũ, là dòng mới:
- Frédéric Nietzsche đã chết. Ký tên: Thượng Đế.
Như thế, dân Mít sau này, chắc chỉ còn nhớ, và ghi nhận nhà thơ TTT được đưa vô Văn Miếu, một năm, sau khi ông mất.
*
Việc làm của PHT, một cách nào đó, ngược hẳn lại "công trình" đốt sạch Trường Sơn, tìm đường cứu nước!
Một người lo xây đền, cả một lũ, cả ở bên trong lẫn bên ngoài, của cả một nước, nhân danh đạo đức, lo đốt rừng, đốt đền, và săn đuổi, tính làm làm thịt, người xây và giữ đền.
*
Đám tang Pasternak năm 1960 đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.
Những đầu óc thiển cận, đố kỵ, đã không thể nào tưởng tượng ra được, và liên kết những hình ảnh, một Osip Mandelstam, chết trên đường đi từ những nhà tù tới trại tù Kolyma, [Osip Mandelstam was on his way to Kolyma, in 1938, when he died of hunger and dementia in the transit prison at Vtoraya Rechka. Kolyma Tales], một TTT vác nưá và té ở núi Việt Hồng, một Solz những năm ở Gulag, và sau cùng là hình ảnh, thí dụ, như trên.
Hãy cứ thử tưởng tượng cảnh đưa TTT vô Văn Miếu, như hình ảnh đưa tro cốt Malraux vô Điện Chư Thần!
Trong khi chính chúng, lúc nào cũng ra rả, hãy quên hết hận thù, hãy giao lưu hòa giải!
*
Alexander Tvardovsky, Nguyên Ngọc Liên Xô, trùm báo Novy Mir. Hình chụp ít lâu sau đêm thức trắng, đọc chuyện tù khổ sai, của một tác giả vô danh. Một ngày trong đời Ivan Denisovich lúc đầu có tên Shch-854, tác giả A. Ryazanksy, tức Solz. 1961: Ông Nguyên Ngọc Liên Xô đọc, vội vàng kiếm đường xb. 1962. Tháng Mười: Khrushchev OK.17.11: xuất hiện trên Novy Mir.
*
Solz @ Harvard.
Hình UPI, 1978, nhưng không do Gấu gửi.
gau
Gấu đang gửi vô tuyến viễn ảnh cho hãng UPI.
Bên cạnh là ông Hưng, AP man.
[Hình chụp trước 1975 tại Sài Gòn]

Stalin chưa chết!
Đừng vội mừng
Hãy để cho một người nào đó phán lời tiên tri
Rằng những vết thương không lại vỡ ra
Đám đông ma quỉ không lại vùng lên
.....
Liệu cái ác tên đại ác trồng,
ở nơi trái tim chúng ta,
chưa thực sự phát tác?

Do not rejoice too early
And let some oracle proclaim
That wounds do not reopen
That evil crowds don't rise again.
And that I risk seeming retarded;
Let him orate. I firmly know that Stalin is not dead.
As if the dead alone had mattered
And those who vanished nameless in the North.
The evil he implanted in our hearts,
Had it not truly done the damage?
As long as poverty divides from wealth
As long as we don't stop the lies
And don't unlearn to fear
Stalin is not dead.
-Boris Chichibabin, "Stalin Is Not Dead," 1967
Trích trong Gulag, một lịch sử, của Anne Applebaum
*

Người trong chốn giang hồ, thân không làm chủ.
Ôi chao, Gấu lại nghe ông bạn văn VC than, tại sao anh cứ nhắc mãi đến Lò Thiêu? Nó liên can gì tới Việt Nam?
*
"Tại sao anh cứ cay đắng mãi như thế?"
*
D. M. Thomas, trong “Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta”, chương “Cái chết của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn Dr. Zhivago:
Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].
Giả như áp dụng nhận định trên cho Thơ Ở Đâu Xa, những vần thơ làm ở một nơi chốn không thể làm thơ, liệu có khiêm cưỡng chăng?
 Không! Chúng còn bảnh hơn cả Dr. Zhivago, theo nghĩa, thơ bảnh hơn văn, càng bảnh hơn tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta chẳng kể, về một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo, vừa trông ông bố nằm bệnh, vừa viết tiểu thuyết, khi được in ra, mấy dấu chấm trên mấy chữ i, toàn là sạn gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa nấu cơm, vừa [Tôi] nhìn tôi trên vách  [bếp]?
Nên nhớ, khi Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì Dr. Zhivago, ông rất bực. Ông nghĩ ông phải được Nobel như là nhà thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960 [sau 30 Tháng Tư một ngày!]. Đám tang của ông là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí ẩn: Có lẽ đây là dấu báo đầu tiên, chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực, hiển hiện ở khắp mọi nơi như thế đó vậy mà không thể lấn lướt thơ ca, … simply could not overcome poetry.

*
Shalamov's experience in the camps was longer and more bitter than my own, and I respectfully confess to him and not me was it given to touch the depths of bestiality and despair towards which life in the camp dragged us all. Solz.
*
Thông báo giải thưởng Nobel, tháng 10, 1958, tiếp theo sự ra mắt
Dr. Zhivago tại Tây Phương đã bùng ra chiến dịch tố cáo, bôi nhọ Pasternak, bắt đầu từ tờ Sự Thật. Tiếp theo, Hội Nhà Văn trục xuất ông. Bí thư Thành Đoàn gọi Pasternak là một con heo ỉa đái vào cái máng ăn của nó. Pasternak từ chối giải thưởng, nhưng cũng không yên thân. Ông gần 70, sức khỏe tồi tệ, chiến dịch làm nhục làm ông hoàn toàn suy sụp. Người tình, Olga Ivinskaya, sợ ông bị tim quật chết, và căng hơn, có thể tự sát, bèn năn nỉ ông viết thư cho Khrushchev, xin cho ở lại nước Nga, vì nếu rời nước Nga, là chết.
Ông mất ngày 30 Tháng Năm 1960. Thông báo chính thức, nhỏ nhoi, và, cáo thị độc nhất về đám tang, là một bản viết tay, dán ở kế bên quầy bán vé đi Kiev Station, ở Moscow, từ đó đi tới Peredelkino, một 'colony' ở ngoại vi thành phố Moscow, là nơi nhà văn cư ngụ:
“Vào 4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng Sáu, linh cữu Boris Leonidovich Pasternak, nhà thơ vĩ đại nhất của Liên Xô hiện nay, sẽ được đưa về lòng đất”.
Cáo thị bị bóc, lại dán tiếp, nhiều lần, bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo đã được cử hành tại nhà riêng, một cách êm ả, vào buổi chiều hôm trước đám tang.
Sáng hôm sau, bốn danh thủ dương cầm – Stanislav Neigauz, Andrei Volkosky, Marya Yudia [bà đã từng nói với Stalin, ông là một kẻ tội lỗi lớn lao, a great sinner] và Sviatoslav Richter đã chơi nhạc vài tiếng đồng hồ tại nhà.
Trong số những người khiêng quan tài, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel [sau bị truy bức, bách hại vì những bài viết chống đối, ly khai của họ], và Lev Koplev [Solz đưa ông này vô, làm một nhân vật trong Tầng Đầu]. Họ nhập vô một biển cả, những khuôn mặt rầu rĩ, tiếc thương: bạn bè, sinh viên, học sinh, công nhân, và dân quê. Một viên chức Hội Nhà Văn bước ra từ một chiếc limousine lớn, mầu đen, tính ké tí vai, khiêng quan tài nhà thơ, nhưng đám sinh viên la to, đi chỗ khác chơi.
**
Solz, viết văn, từ chiến trường, và ở tù.
Hai thú đau thuơng tuyệt vời nhất của thế kỷ.
**
Ngày đầu lưu vong: Tháng Hai 1974. Bên cạnh Solz, là nhà văn Nobel Đức, Heinrich Boll. Olga Carlisle, người được tin cậy tuồn bản vi phim tác phẩm Tầng Đầu và Gulag qua Tây phương.