*

TƯỞNG NIỆM



6 năm BHD ra đi

L'adieu

Apollinaire (1880-1918)

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Lời vĩnh biệt

(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...

(2)
Ðã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam

(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em ?
Ðã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Ðất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang
Xa nhau trùng điệp quan san
Một lần ly biệt nhuộm vàng cỏ cây
Mùi hương tuế nguyệt bên ngày
Phù du như mộng liễu dài như mơ
Nét mi sầu tỏa hai bờ
Ai về cố quận ai ngờ ai đi
Tôi hồi tưởng lại thanh kỳ
Tuổi thơ giọt nước lương thì ngủ yên

Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(Ði vào cõi thơ, tr 80-82, Ca Dao xuất bản, Sàigon, Việt Nam)
Nguồn

*

Requiem

*

HENRI HUET
Born: April, 1927, in Da Lat, Vietnam
Died: February 10, 1971 in Laos

Son of a French father and a Vietnamese mother, he moved with his family from Da Lat to France when he was five years old.
Educated in Brittany and at art school in Rennes, Huet started out as a painter, then went into the army, which sent him to study photography.
At 22, he returned to Vietnam as a French combat photographer, and stayed on after his discharge as a civilian photographer for the American and French governments.  He went to work for UPI, and later switched to the AP.
Henri won the Robert Capa gold medal in 1967. He was respected for his bravery, dignity and skill, and he was loved for his kindness and sense of humor. He was killed with his colleagues, Larry Burrows of LIFE, Kent Potter of UPI, and Keisaburo Shimamoto who was working for NEWSWEEK, when their helicopter was shot down over the Ho Chi Minh trail in Laos.
(Requiem / Dirck Halstead )
*
Tôi vẫn còn nhớ nhiếp ảnh viên Henri Huet, người Pháp lai, làm cho UPI, sau về AP. Mỗi lần lên Đài, nơi tôi làm việc, anh hay nói chuyện với tôi, và chị Linh, nữ điện thoại viên phụ trách mạch Paris. Bằng tiếng Pháp. Một bữa, anh vừa quay đi, chị Linh ghé tai tôi nói nhỏ: Thằng chả ăn mắm hút ròi, chưa lột lưỡi đã biết tiếng Việt, vậy mà bầy đặt!
Thực tình, cho tới lúc đó, tôi vẫn nghĩ anh không biết tiếng Việt.
Tên của cuộc chiến

Chị Linh như Gấu biết, không ưa Henri Huet.
Nhìn bức hình, là nhớ liền ra anh.
Gấu có một kỷ niệm không thể nào quên được về chị Linh này, những ngày sau khi ăn mìn VC ở Mỹ Cảnh, nằm dưỡng thương ở trên Đài. Đúng ra là được nghỉ, dưỡng thương tại gia, nhưng do làm cho UPI, làm sao nghỉ. Thế là chiếm cái studio dành cho báo chí  làm nơi dưỡng thương. Một lần em BHD đi cùng cô em gái, ở nhà vẫn gọi là Bé, tới thăm, Gấu kéo cả hai vô studio, đóng cửa lại. Khi hai chị em về, bà Linh trách, tại sao lại cho con bé con đó nhìn thấy cái cảnh như vậy?
Gấu ngớ người, hóa ra là bà nghĩ bậy về Gấu!
Ui chao mỗi lần Gấu gặp BHD là biến thành tượng đá!
Thánh nữ mà!
Cái cô Bé này, có lần đang ăn cơm chiều, sực nhớ ra, kéo BHD ra một góc nhà nói nhỏ, sáng nay em thấy chị đi với anh Gấu.
Cũng cô này, ngay từ khi hai chị em còn nhỏ xíu, vậy mà mỗi lần ông bố vô phòng hai chị em, là bỏ ra ngoài, như BHD cho biết.
Sau này cô làm vợ NNN, nhà văn.
*
Cái vụ thánh nữ này, là có thiệt. Mỗi lần Gấu gặp BHD là nhe răng cười mặt thộn ra, đúng như cái cảnh một đứa bé, khi mẹ đi chợ về.
Thoạt đầu, BHD sung sướng, cảm động lắm, nhưng mãi, em đâm ngượng với bạn bè. Có lần em nói xa xa, mấy đứa bạn của em nó chê anh hay cười…
Hay cười thì cũng đâu có sao. Nhưng cười, mặt mày thộn ra, thì quê với bạn bè quá.

“Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô lớp lại có chuyện để nói...”.

Chỉ đến khi BHD đi rồi, Gấu mới hiểu ra, tất cả những câu nói, những sấm ngôn như bạn C. thường chọc quê Gấu, đều có ngụ ý hết:

Em không muốn anh gọi ông ta là bố. Một mình em gọi là Bố là đã quá lắm rồi.

Này nhé, tại sao em kể cho Gấu nghe cái sự thù ghét đến ghê tởm ông bố của em, của cô em gái?
Tại sao, khi Gấu hỏi thăm về người bạn học cùng lớp sau em lấy làm chồng, anh ta ra sao, em trả lời, anh ta được lòng bố em lắm. Và em kể, cứ mỗi lần Sài Gòn rục rịch đảo chánh, là anh ta khệ nệ bê đến nhà ông bố vợ tương lai vài bao gạo:
-Anh không làm được như vậy đâu!

Ui chao, sao rành về Gấu như thế cơ chứ!
Gấu dư sức làm được, nhưng không nghĩ ra được.

Cái lần gặp cuối cùng, rất ư là tình cờ, khi em đi chợ Sài Gòn trên đường về nhà, cả hai vô một cái quán cà phê hủ tíu Tầu khu rạp Long Thuận, cũng gần nhà em, và khi sắp sửa từ biệt, em nói, anh đưa em mấy chục lẻ bù vào số tiền em tiêu quá lố, em không muốn phải giải thích với mẹ…

Thê lương thật. Chỉ đến khi em đi rồi, Gấu mới giải ra được ý nghĩa của những lời nói, cử chỉ thật là chi ly của em.

ừng chờ đợi em. Bốn năm năm y khoa dài lắm. Kiếm người khác thay em đi.
Cô không nói thẳng, mà qua cô em họ, Vi, nhờ nhắn lại Gấu.

Giá như hiểu, thì cái bữa chạy theo Em nơi cổng trường Đại học Khoa học, đã quì xuống đường mà khóc, mà năn nỉ, như nhà thơ du tử rồi:

Em đi áo lụa mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường?

Em của DTL bye bye DTL đi lấy chồng.
Còn BHD, từ biệt Gấu, từ biệt cõi đời này.
*

Đà Lạt

1

Thanh Tâm Tuyền, ngoài Một Chủ Nhật Khác, còn một truyện dài bỏ dở, lấy bối cảnh là Đà Lạt, hồi đó đăng từng kỳ, hình như là trên tờ Thời Tập của Viên Linh.
Giấu Mặt.
Tuy mới được đâu mấy kỳ báo, nhưng, một trong những nhân vật chính của nó, là một cô bé đã gây ấn tượng nơi người đọc.
Gấu cũng có vài kỷ niệm về Đà Lạt. Toàn những kỷ niệm để đời!
 Đúng ra phải nói, ba thành phố làm thành "tam giác tình" của Gấu, là Hà Nội - Sài Gòn - Đà Lạt.
Gấu lên Đà Lạt lần đầu, thăm ông bạn Huỳnh Phan Anh đang học sư phạm triết. Gấu tốt nghiệp trường Bưu Điện, đang chờ đi làm. Đám công chức làm từ thời Tây gọi là chờ "nominer" [gọi tên đi làm].
Đi cùng ông anh Bông Hồng Đen, cũng bạn HPA.
Đó là vào một dịp Giáng Sinh. Cả bọn uống rượu, say bí tỉ, ngất nga nngất ngư lên xuống những con dốc, la hét, văng tục, y hệt mấy tay lính lê dương, Hà Nội, và những ngày trước 1954.
Nhưng sau, Gấu hiểu. Tại  lạnh. Nhờ đọc Faulkner và chợt bật ra nỗi nhớ lạnh.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết. Ông viết.

Nhưng, liệu nó còn là dấu báo, tiên đoán tâm trạng 'lê dương', lưu vong, làm thuê đánh muớn, ăn nhờ ở đậu, mãi sau này, khi đã đi ra nước ngoài?

Lần đi  Đà Lạt ngay sau khi lấy vợ. Một mình. Lên ở nhà anh bạn trưởng đài vô tuyến điện Đà Lạt. Đi chơi với bạn của thằng em đã tử trận, lúc đó là sĩ quan dù đóng tại Đà Lạt. Thằng em này quen ca sĩ, lúc đó tuy chưa nổi tiếng như sau này, nhưng cũng đã nổi tiếng lắm rồi, ở thành phố Đà Lạt. Đó là Mai, còn gọi là Mai Đen. Sau này, hình như thời gian phòng trà bị cháy, cô bỏ Đà Lạt, về Sài Gòn, đi hát du ca, và trở thành Khánh Ly.
Gấu có ghé nhà cô Mai, uống rượu. Nhà đẹp lắm, ở trên một ngọn đồi.

Nhưng tuyệt vời nhất, là những ngày hè, năm đó, khi Bông Hồng Đen đậu Tú Tài I, ba tháng hè được ông bố khắc nghiệt cho đi Đà Lạt chơi. Ở nhà cô Vy, em bà con. Cho chắc ăn!

Đó là những ngày, liền sau khi Gấu "tái ngộ" Bông Hồng Đen, ở ngay cổng Vườn Tao Đàn, khi cô thủng thỉnh từ nhà, ở đường Gia Long, ngay Ngã Sáu Sài Gòn, băng vuờn Tao Đàn, tới trường Gia Long, ở đường Phan Thanh Giản.
Đúng là tái ngộ thật, là vì tính từ cái ngày đầu tiên Gấu nhìn thấy cô bé, khi cô mới 11 tuổi, khi nhà cô còn ở đường Phan Đình Phùng, cho tới buổi sáng trọng đại đó, tệ lắm, cũng dài bốn hoặc năm niên. Cô lúc đó đã là một thiếu nữ.
*

Anh có khoẻ không? Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni phải không? Em sẽ gửi cho anh tập thơ đầu tiên... Em gửi cho anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Trích mail từ Hà Nội, lần về đầu 2001.

Kenny G. và Yanni, là mãi sau này. Lạ một điều, có liên quan tới.. Đà Lạt.

Không phải Hai Lúa khám phá ra hai ông này. Một người khác. Một cô bé. Con của... cô bạn.
Cô bạn đã từng học Đà Lạt.
Gấu cũng đã từng "lừng lững khốc liệt" từ Sài Gòn lên Đà Lạt, vô một ký túc xá, chắc cũng giống như những ký túc xá mà anh chàng Kiệt ghé qua, để tìm gặp cô bạn, nhưng cô đã về Sài Gòn.

....Nghe cô kể những năm học trường quận lỵ, trung học Mỹ Tho, đại học Đà Lạt. Nghe cô giảng giải về một miền đất không hoàn toàn giản dị. Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật mơ hồ, mong manh: Mối tình lúc đầu giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc không nhận ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này nhớ lại, đã thực sự yêu thương, không phải lần vì quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô Hoài cô đang đọc, trong lúc cô lui vào trong, Je vous aime, nhưng khi tới báo tin đứa em trai tử trận, không gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm, tin chắc cô sẽ hiểu.
*

Chàng nắm một bàn tay, bao nhiêu năm không thay đổi: thuôn dài, hơi khô.
Một Chủ Nhật Khác.
*

Hai Lúa có một kỷ niệm khủng khiếp về cái vụ nắm bàn tay, cổ tay này.
Cũng với cái cô ở Đà Lạt. Học nội trú năm nào.

Hai Lúa quen cô ít lắm thì cũng là bốn, hay năm năm. Lâu như thế đấy. Đêm nào cũng tới nhà ngồi nói chuyện tào lao tới giờ giới nhiêm mới về. Đúng thời gian trước và sau Mậu Thân.  Đi ăn, đi chơi, đi ciné... búa xua. Nhưng chỉ cầm tay... xuông vậy thôi. Cầm tay là thấy ấm áp hết cả người, hoặc mát rượi hết cả người, thành thử không nghĩ đến ba cái chuyện không thể ấm áp, mà là nóng bỏng, khác.

Nhưng chủ yếu là do ý nghĩ này:

"Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. 'Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?', anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện, nghĩa là bình thường, giản dị chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó."
Cầm Dương Xanh

Rồi bao nhiêu năm sau, gặp lại. Có lần nghe ai đó, hoặc do chính cô [bây giờ trở thành bà nội, bà ngoại] kể, là, có lần bị đau gân tay, không cử động được, phải giải phẫu, sau đó thì OK, nhưng vụ giải phẫu đó để lại một cái sẹo ở cổ tay.

Thế rồi, Hai Lúa cứ tưởng tượng ra một vết sẹo mình chưa từng nhìn thấy đó, khổ như thế đấy.
Một lần đang ngủ với... bà xã, rồi...  đồng sàng dị mộng, dị mộng thế nào lại cầm tay bà xã lần lần tới chỗ có cái sẹo mà Hai Lúa tưởng tượng ra là nó ở chỗ cổ tay đó, không thấy, bèn la lên, ơ kìa, cái sẹo đâu rồi, thế là giật mình tỉnh dậy, thế là toát mồ hôi, vì xấu hổ!
Ôi chao ôi, chưa bao giờ Hai Lúa thấy mình có lỗi, với cả hai bà nội bà ngoại, như là lần đó!

Happy Valentine’s

Buổi đầu gặp gỡ Mr. Koestler mới khó chịu làm sao
How Unpleasant to Meet Mr Koestler
By Cynthia Koestler

‘It is to her that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in the last period of my life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào khúc chót của cuộc đời - trước đó, tôi chẳng hề có”
*
Phu nhân Somerset
1  2

Có thể nói, Miss Trask đảo ngược hẳn cái lề thói cuộc đời mà chúng ta vẫn thường sống: Đẩy đời thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhường chỗ cho giả tưởng. 

Bài này, đúng là tinh thần trang của K.
Hà, hà!
GNV

Hihi, một mặt nào đó, nó cũng là tinh thần của TV!!
Thay vì đẩy đời thường lùi vào một góc để dành chỗ cho giả tưởng, TV đẩy hiện tại vào một góc để quay về quá khứ.
K
*

Borges, trong Hồi ức của Shakespeare, nhắc đến De Quincey, ông này phán, bộ óc của chúng ta thì giống như miếng da lừa, a palimpsest. Bản văn mới phủ lên bản văn trước đó, cứ thế, cứ thế.
Nhưng gặp một tay có bộ óc khùng như GNV, thí dụ, thì cái bản văn cũ gọi là ‘quá khứ có BHD’ cứ luôn luôn là bản văn mới nhất, nó phủ lên mọi bản văn khác, kể cả bản văn sẽ có!

Ta cấm mi không được đem ta ra làm trò cười.
Mi đúng là thiếu… tự trọng!
[Thiếu tự trọng là chuyện quan trọng đối với mình, chứ chưa nói đến mình phải trọng người khác....]
Hà, hà!

*
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong được mọi người coi thuờng anh…
(Thanh Tâm Tuyền: Một Chủ Nhật Khác)
*
Người bị xe tuần tiễu bắn hồi ba giờ sáng ở rừng thông bên kia đường ra sân bắn là Kiệt. Tại sao Trung Úy Kiệt lại lần mò ra đấy? Ông ta bệnh nằm cả tháng nay bên tiểu khu mà. Ai biết. Đúng là Trung Úy Kiệt. Xác quàn bên Niệm Phật Đường. Nguyên băng M.16 vào bụng và ngực. Ai bắn? Đại Úy On, ông Đại Úy khùng. Khùng gì? Ai chẳng phải bắn trong trường hợp ấy.
Xác Kiệt nằm trên bàn, phủ vải, cuối gian phòng dài trần trụi. Đầu phòng đặt một bàn thờ Phật có tượng có đèn nhưng lạnh ngắt khói hương. Trên mặt sàn xi măng vương vài mẩu giấy xanh, đỏ, bệt sơn. Nơi này là chốn tụ tập của đoàn thiếu nhi Phật tử gồm các con em của trại gia binh, huynh trưởng là các sinh viên sĩ quan mộ đạo. Quanh vách gỗ căng những biểu ngữ về ngày lễ vu lan. Trong một góc bừa bãi những lon sơn, chổi cọ. Vài ba chiếc ghế bỏ giữa khoảng trống.
Một Chủ Nhật Khác