*


VN War & AP & UPI

Phan Nghị, một cây bút phóng sự của 20 năm văn học miền Nam

DTL Blog

Viết về PN mà bỏ qua 1 giai thoại kỳ tuyệt về ông, thì thật là tiếc.
Cả cuộc chiến Mít, có hai giai thoại, về VC, một nằm vùng, 1 vượt Trường Sơn.
VC nằm vùng: 5 tên đu 1 cọng đu đủ, no effect, cọng đu đủ tịnh như không!
VC vượt TS. Phan Nghị kể, trong Đường Mòn HCM:
Bạn cứ coi cái bàn chân của anh ta thì biết: Nó dày đến nỗi không cần giầy!

Giai thoại đầu, tưởng Ngụy phịa ra để chọc quê đám nằm vùng, nhưng không phải.
Gấu đã từng nghe, một ông tỉnh trưởng kể, về 1 lần khám phá ra 1 cái hầm của VC: Lôi anh ta lên, xanh lét, nhìn suốt qua thân thể, mỏng dính, như tầu lá.

Và ông lắc đầu: Thua!

Nạn nhân đầu tiên của nghiệp phóng sự, của Miền Nam có thể là ký giả Doãn Bình của nhật báo Tự Do. Ông xâm nhập vùng VC, khi còn Diệm, và mất tích. Dương Nghiễm Mậu, vào những năm cuộc chiến căng thẳng, có thể ông ngửi ra được, sắp đi đong, đã bỏ viết ‘giả tưởng’ làm 1 phóng sự gia, viết thẳng từ không khí nóng bỏng của cuộc chiến. Tác phẩm của Phan Nhật Nam cũng có thể coi là phóng sự được, theo GNV.


*



*

Ui chao, cả 1 trời [cả 1 thời cũng được] kỷ niệm: Gấu ở Sài Gòn, chẳng sợ chết, thế mà xém chết, xém mất luôn khẩu súng, ngồi trên thượng đỉnh, lầu chót biu đinh số 5 Phan Đình Phùng, gửi hình chiến tranh…

Born: April, 1927, in Da Lat, Vietnam 
Died: February 10, 1971 in Laos 
 
Son of a French father and a Vietnamese mother, he moved with his family from Da Lat to France when he was five years old. 
Educated in Brittany and at art school in Rennes, Huet started out as a painter, then went into the army, which sent him to study photography. 
At 22, he returned to Vietnam as a French combat photographer, and stayed on after his discharge as a civilian photographer for the American and French governments.  He went to work for UPI, and later switched to the AP. 
Henri won the Robert Capa gold medal in 1967. He was respected for his bravery, dignity and skill, and he was loved for his kindness and sense of humor. He was killed with his colleagues, Larry Burrows of LIFE, Kent Potter of UPI, and Keisaburo Shimamoto who was working for NEWSWEEK, when their helicopter was shot down over the Ho Chi Minh trail in Laos.

Cha Tây mẹ, Việt, HH rời Đà Lạt đi Tây khi 5 tuổi. Trở lại Việt Nam làm phóng viên chiến trường, giải ngũ, làm cho UPI, rồi cho AP. Chết trận Hạ Lào, khi máy bay trực thăng bị bắn rớt.
Mới đây thôi, gia đình binh sĩ VNCH, đi cùng chuyến bay, mới biết được, và có được, hài cốt của người thân. TV có đi tin về vụ này, nhưng chịu thua, không tìm ra.


*

Bà mẹ trong hình và ngoài đời

*

Tên của cuộc chiến

Ký ức về AP Sài Gòn @ Cali

@ Sài Gòn

Văn Phòng AP ở trên lầu Passage Eden. UPI, 19 Ngô Đức Kế, con đường, một đầu đi ra Chợ Cũ, một đầu ra Bến Tầu, nơi có tượng Đức Trần Hưng Đạo.
Cao Bồi PXA

PXA không ưa Greene, Gấu sợ rằng, do kỵ dzơ, jeu, [mày với tao cùng nghề, mày một mang, tao hai ba mang], nhưng còn do đố kỵ nữa, mày còn viết văn, như vậy là mày muốn chơi gác tao !

Không những viết văn, mà còn suýt ẵm Nobel văn chương nữa, PXA làm sao mà không tức cho được !

Trường hợp Greene hụt Nobel hơi giống Tolstoy.

Vào năm 1901, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát giải Nobel văn học đầu tiên cho nhà thơ Tây già Rene Sully-Prudhomme, thay vì tiểu thuyết gia Nga Leo Tolstoy, lý do, theo một nhận định của uỷ ban Nobel sau khi phát giải, ông Nga này rao giảng một thứ chủ nghĩa vô chính phủ, mang tính lý thuyết và một Ky Tô giáo thần bí. Sau khi phát giải cho nhà thơ Tây già, 42 nhà văn Thụy Điển cho ra một cái thư ngỏ, tố cáo giải thưởng và an ủi ông nhà văn Nga xấu số ! Và như một cái "dớp", sau này, cứ phát giải là có phản đối.

Greene bị ông Hàn Arthur Lundkvist thù đến nỗi, không thèm giữ đúng luật omerta, và la làng, ông ta thề sống dai hơn Greene, chỉ để loại nhà văn này ra khỏi giải. Còn tay Per Wasberg thì cố hết sức tranh đấu cho Greene, trước và sau khi trở thành ông Hàn, nhưng sau cùng ông hiểu, chỉ uổng công. 

*

Nhưng chỉ đến khi đọc "người của chúng ta ở Paris" so sánh PXA với Greene, [Graham Greene bắt đầu câu chuyện «A Quiet American »  trong khung cảnh Sài Gòn tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rẳng cuộc đời điệp viên của Phạm Xuân Ẩn (mà Pomonti đặt tên là « Người Việt trầm lặng ») cũng bắt đầu từ địa điểm và thời điểm ấy], liên tưởng đến bài viết của Zadie Smith, Rợp Bóng Greene, trên Guardian, và cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, giống như một con phượng hoàng tái sinh từ tro than của nó, Gấu mới hiểu ra được là PXA thực sự đã cảm nhận ông thua Greene, thua tình yêu mà Greene dành cho Miền Nam, thua lòng nhân hậu của Greene, khi ông này đã nhìn ra được từng cái nón rơi xuống, và chẳng có ai chạy về phía những kẻ bị thua thiệt, bị làm nhục.
PXA chưa hề nói ra được một lời nào, là chàng ân hận.

Nhưng cả đám đó, có ai làm được điều này? 

PXA lừa bè bạn, tháng tháng lãnh tiền Time, tối tối lén coi tài liệu mật chuyển cho VC, báo trước những chiến dịch di chuyển lính Mẽo, để VC làm thịt họ.

Vậy mà khi công thành danh toại, PXA lại nhục nhã viết thư xin tiền bạn cũ, bởi vì ông nghĩ, chỉ còn mỗi cách đó, hạ nhục mình để tạ lỗi ngày nào.

Đám bạn hiểu ra, nên mới gom tiền cho PXA.

Gấu nghĩ ra điều trên là do đọc Le Carré.

Trong Gọi Người Đã Chết, bà vợ của Smiley bỏ chồng theo trai, và khi trai bỏ, viết thư năn nỉ chồng cho mình trở về lại.

Smiley lắc đầu chịu thua.

PXA chính là cái bà vợ bỏ chồng theo trai, [làm cho Mẽo, lãnh lương Mẽo, lừa Mẽo, đưa tin cho VC làm thịt Mẽo], và cái đám bạn cũ của PXA, là Smiley, gật đầu tha thứ cho PXA.