*



Tưởng niệm Szymborska


 
“Mụ kia, tên gì?” “Không biết.”
“Nhiêu tuổi? Ở đâu?” “Không biết.”
“Sao đào cái hầm kia?” “Không biết.”
“Nấp lâu chưa?” “Không biết.”
“Sao lại cắn ngón tay tao?” “Không biết.”
“Không biết bọn tao đâu muốn làm đau mày?” “Không biết.”
“Mày theo phe nào?” “Không biết.”
“Đang chiến tranh, mày phải chọn đi.” “Không biết.”
“Làng mày có còn không?” “Không biết.”
“Mấy nhóc này là con mày hả?” “Phải.”
 
[1967]
 
Bản tiếng Anh, do Stanisław Barańczak và Clare Cavanagh dịch:
 

Vietnam
 
“Woman, what's your name?” “I don't know.”
“How old are you? Where are you from?” “I don't know.”
“Why did you dig that burrow?” “I don't know.”
“How long have you been hiding?” “I don't know.”
“Why did you bite my finger?” “I don't know.”
“Don't you know that we won't hurt you?” “I don't know.”
“Whose side are you on?” “I don't know.”
“This is war, you've got to choose.” “I don't know.”
“Does your village still exist?” “I don't know.”
“Are those your children?” “Yes.”
 
1967

Ghi chú của người dịch [Lý Đợi]
 
Wisława Szymborska, nữ sĩ Ba Lan, là một bậc thầy về thơ nghị luận, viết thơ cũng như cả tiểu luận là để đáp lại cảm xúc và mối ám ảnh thường trực: “tôi không biết”. [*] Sinh 1923 tại Kornik, hiện sống tại Kraków, Ba Lan. Bà đã viết khoảng 210 bài thơ và một ít tiểu luận từ 1952 đến nay. Wisława Szymborska đã đoạt Giải Nobel Văn Chương năm 1996 và nhiều giải thưởng quan trọng, danh dự khác.
 
Bài thơ Việt Nam năm 1967 nói lên một sự thật rất tàn khốc: người đàn bà, biểu tượng của thân phận và nỗi đau chiến tranh [mọi thời đại] — đang trong lúc ác liệt, làng không còn ai — sẵn sàng chối bỏ hết mọi thứ, nhưng chỉ trừ những đứa trẻ, có thể không phải là con mình, nhưng lại là biểu tượng cho tương lai. Tác giả của bài thơ không xem quan trọng người đàn bà này là ai, thường dân hay Việt Cộng; chỉ muốn nói một điều là khi chiến tranh xảy ra, bất cứ ai cũng có thể bị đưa đến đường cùng, kiểu như lấy khẩu cung ở đây. Bài thơ là một cuộc lấy khẩu cung; nó không chỉ nói được tính cách của người đàn bà Việt Nam, mà còn nói được tính cách của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đứng ở cửa giữa, như một người quan sát, không cảm tính hay tuyên truyền, tác giả thể hiện được trình độ vi tế và bao quát của mình. Một bài thơ hay, buồn, và trần trụi về chiến tranh.
Lý Đợi.


Theo GCC, cách đọc bài thơ của LD, không đúng.

Vòng hoa Nobel, trao cho W.S, vì “thơ của bà, với sự chính xác diễu cợt, cho phép cái nội dung lịch sử và sinh vật, chường ra ánh sáng, trong những manh mún của thực tại con người”, hay nói ngắn gọn, thơ của bà chính xác, cái chính xác tiếu lâm, cà chớn.
Thành ra "Việt Nam", ở cái tít, và những đứa con, quả đúng là của bà mẹ Mít, ngoài ra, chúng tranh giành hết cả.

Bạn hẳn nhớ câu chuyện tiếu lâm, bà mẹ, với lũ con, và ông chồng, nghi, có đứa của ông hàng xóm, và bà trả lời, chúng đều là con của ta hết!
Một cách nào đó, đây là ý nghĩa của bài thơ, cái chính xác tiếu lâm của nó:
Những đứa con Ngụy, Cách Mạng, Việt Gian, Tề, những đứa con tư sinh, hoang, liệt sĩ... đều là của mẹ Mít hết.

Cái từ “tao”, trong bản dịch, cũng nhảm.
"Chọn đi", hay "chọn bên"?

"có thể không phải là con mình"

Con Mít, mà không phải, của mẹ Mít ư?

nhưng lại là biểu tượng cho tương lai.

No c
òm!

Tin Văn đã từng lèm bèm về bài thơ này, song song với bài nhạc Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy, mà theo truyền thuyết giang hồ, mỗi lần Thái Thanh hát, là, khóc, và đưa ra 1 phỏng đoán, có thể bà thi sĩ Ba Lan, có lần được nghe ai đó ca bài hát, theo đó, bà mẹ Mít, của PD, cứ đẻ được đứa con nào là biếu VC đứa đó, nên làm bài thơ để… phản biện!

The Nobel Prize in Literature 1996 was awarded to Wislawa Szymborska "for poetry that with ironic precision allows the historical and biological context to come to light in fragments of human reality".

Vietnam (Wistawa Szymborska)

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi.

Nguyễn Quốc Trụ dịch

Tribute to Szymborska

*

Wislawa Szymborska's "Vermeer"

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.

Bài thơ này, GCC đọc trên NYRB, 11.11.2010, bèn chôm liền.
Tình cờ sao, tay Prospero, cũng đọc, nhưng trên lưới, và cũng chôm liền, và đi một đường vinh danh thực là tuyệt vời: Bài thơ chống lại Tận Thế

Bạn phải đau nỗi đau Việt Nam tới cỡ nào thì mới làm nổi bài thơ “Vietnam”, và chính vì đau nỗi đau VN như thế, thì mới lại làm ni bài thơ chống lại Tận Thế như thế!

"God reveals in utter clarity that which we can't understand; that which we can understand He lays out in riddles." 

Tạm dịch: Ông Giời bày ra cái thật rõ ràng để chúng ta đếch hiểu nổi. Còn cái chúng ta hiểu được, thì ông bày ra qua thai đố.

Liệu hai bài thơ trên, minh họa, câu trên?

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Prospero

Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.

Ui chao, phán như thế mới là phán chứ, nhỉ?

Wisława Szymborska, nữ sĩ Ba Lan, là một bậc thầy về thơ nghị luận, viết thơ cũng như cả tiểu luận là để đáp lại cảm xúc và mối ám ảnh thường trực: “tôi không biết”. 

Lý Đợi

Bậc thầy về thơ nghị luận.
Theo GCC, không hẳn như thế. 

Charles Simic, nhận xét, rõ hơn, và đúng hơn: 

Wislawa Szymborska, nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương - thường sử dụng hình ảnh của những sự vật đời thường, mọi ngày, và 1 giọng thơ móc họng người đọc, để diễn tả, khám phá, thám hiểm kinh nghiệm nhân sinh, bao gồm tình yêu, chiến tranh, và chết chóc - mất ngày 1 Tháng Hai, tại nhà riêng tại Krakow, Ba Lan, 88 tuổi, do ung thư phổi, theo người thư ký cho biết.
Szymborska thường viết, như thể, về 1 đề tài được chỉ định - một hạt cát, hay là bức hình đầu tiên của Hitler, hay một điều gì có tính suy đoán hơn, thí dụ, sự hiện hữu của linh hồn của chúng ta, hay là sự im lặng của cây cối quanh chúng ta. Rồi, tiếp đó, bà nghiên cứu, xem xét đề tài một cách gần gụi hơn. Trước tiên, bà miêu tả cái bà nhìn thấy, rồi bà nhớ lại những gì bà và những người khác biết về nó, và, yên chí lớn, độc giả theo kịp bà, cùng với bà đi tới mọi khúc rẽ, mọi bước ngoặt của cái đầu của bà, khi bà lần theo tư tưởng của mình, trên đường đi tới một kết luận ngỡ ngàng cho bài thơ, hoặc dí dỏm, hoặc tàn nhẫn, dã man, ác liệt.
Thơ như thế, có vẻ như là 1 cuộc triển khai, viết. Thì nó thế, thực.
Hơn hết thẩy những nhà thơ mà tôi biết, hay nghĩ tới, Szymborska không chỉ sáng tạo ra 1 tình trạng, một trạng thái [a state] thơ, ở nơi những độc giả của bà, nhưng còn nói cho họ biết, những điều họ chưa biết trước đó, và chẳng bao giờ nghĩ về những điều đó.

Charles Simic

Nếu như thế, gọi là phân tích, hoặc quá lắm, giải tích - chôm từ này, của nhà thơ Ngu Yên - chứ làm sao lại, "bậc thầy về thơ nghị luận"?

Bài thơ "Thí dụ", sau đây, mà chẳng móc họng VC, sao:

GREEK STATUE

With the help of people and the other elements
time hasn't done a bad job on it.
It first removed the nose, then the genitalia,
next, one by one, the toes and fingers,
over the years the arms, one after the other,
the left thigh, the right,
the shoulders, hips, head, and buttocks,
and whatever dropped off has since fallen to pieces,
to rubble, to gravel, to sand.

When someone living dies that way
blood flows at every blow.

But marble statues die white
and not always completely.

From the one under discussion only the torso lingers
and it's like a breath held with great effort,
since now it must
draw
to itself
all the grace and gravity
of what was lost.

And it does,
for now it does,
it does and it dazzles,
it dazzles and endures-
Time likewise merits some applause here,
since it stopped work early,
and left some for later.

Wislawa Szymborska: Here

Tượng Hy Lạp

Với sự giúp đỡ của con người và những yếu tố khác
Thời gian đã làm được một việc không tệ ở đây.
Trước tiên, nó liếm cái mũi, rồi tới bộ đồ lòng
Tiếp, từng cái một, ngón chân, ngón tay
Theo năm tháng, những cánh tay, cái này tới cái kia
Bắp đùi trái, phải
Vai, hông, đầu, mông đít,
Và bất cứ cái gì rời ra,
là kể từ đó, trở thành miểng,
thành sỏi, đá, thành cát.

Khi một người nào đó đang còn sống, chết kiểu như trên
Máu tuôn ra từ mọi cú liếm.

Nhưng tượng đá chết trắng
Và không phải luôn luôn trọn vẹn

Từ cái chết đang được bàn tới ở đây,
Còn một nửa,
Còn bức tượng bán thân
Cứ như thể, mọi hơi thở, cố níu kéo
Bởi vì kể từ bây giờ
Nó phải níu vào chính nó
tất cả ân sủng và trọng lực (1)
cái phần đã bị liếm mất

Và nó làm được
Kể từ giờ này nó làm được
Và nó chói lòa,
Nó chói loà, và nó kéo dài, nó tồn tại –
Thời gian, như thế, thì cũng đáng để mà vỗ tay khen 1 phát ỏ đây,
Kể từ khi mà nó ngưng cái việc liếm, để mai tính, mốt tính, cái phần còn lại.

(1)

Chắc là thuổng hai từ này của Simone Weil.
Bà này, “bạn quí” của Milosz, mà Milosz thì là “đệ tử” của Weil!
Bài thơ quá tuyệt, nhưng bản dịch của GCC chưa tới, thực sự là vậy.
Không làm sao mà nói lên được cái ý ân sủng và trọng lực!

NQT

EXAMPLE

A gale
stripped all the leaves from the trees last night
except for one leaf
left
to sway solo on a naked branch.

With this example
Violence demonstrates
that yes of course-
it likes its little joke from time to time.

Wislawa Symborska: Here

Thí dụ

Một trận gió lạnh
Vặt trụ lá cây, tối hôm qua
Trừ 1 cái
Trơ cu lơ trên cành cây trần trụi 

Với thí dụ này
Lịch sử Mít những ngày 1945
Bèn chứng tỏ rằng thì là,
Thì tất nhiên, đúng như thế rồi
Lâu lâu, thi thoảng, ta cũng khoái chuyện tiếu lâm của ta!

[Note: Bản tiếng Việt có tí lệch pha với nguyên tác, ở cái từ "violence", bạo lực, lệch, lé ra thành, "lịch sử Mít"]

Ui chao, tiếu lâm thật: VC quả đã làm thịt ông bố, nhưng chừa ông con, để sau này làm nhạc chào mừng ngày 30 Tháng Tư 1975:

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng!

Bạn có thể áp dụng bài thơ trên, cho rất nhiều trường hợp, với những kẻ, lịch sử tha chết để sau đó, làm 1 công việc, như trên! 

Nào họ Trịnh hầu đờn Hồ Tôn Hiến
Nào người tri kỷ của ông, hầu đờn Bắc Bộ Phủ.

MUSEUM

Here are plates but no appetite.
And wedding rings, but the requited love
has been gone now for some three hundred years.

Here's a fan-where is the maiden's blush?
Here are swords-where is the ire?
Nor will the lute sound at the twilight hour.

Since eternity was out of stock,
ten thousand aging things have been amassed instead.
The moss-grown guard in golden slumber
props his mustache on Exhibit Number ..

Eight. Metals, clay and feathers celebrate
their silent triumphs over dates.
Only some Egyptian flapper's silly hairpin giggles.

The crown has outlasted the head.
The hand has lost out to the glove.
The right shoe has defeated the foot.

As for me, I am still alive, you see.
The battle with my dress still rages on.
It struggles, foolish thing, so stubbornly!
Determined to keep living when I'm gone!

Wislawa Szymborska

Sau đây là bản dịch tiếng Việt, trên Blog Gỗ Mun, hay Gỗ Mùn, tuỳ bạn thích từ dịch nào, của từ Goldmund.

Bảo tàng

 
Những chiếc đĩa nhưng chẳng ai thèm khát
Những chiếc nhẫn, nhưng chẳng có tình yêu lứa đôi
Ít nhất cũng ba trăm năm rồi

Một chiếc quạt – nhưng ở đâu nét mặt đỏ gay
Những thanh kiếm – nhưng ở đâu cơn giận dữ
Và chiếc đàn ngái ngủ
Không một lần rung lên 

Vì không có sự vĩnh hằng
người ta đã sưu tập vào đây
mười nghìn đồ cổ
Anh bồi giấy mốc meo nhắm mắt ngủ ngon lành
râu vương trên tủ kính. 

...Kim loại, thạch cao, lông chim
qua thời gian lặng yên ăn mừng chiến thắng
Chỉ có chiếc trâm cài của người đàn bà Ai cập khúc khích cười
Chiếc vương miện đã phí công đợi một đầu người
Bàn tay đã thua chiếc găng tay
Chiếc giày chân phải đã thắng bàn chân phải

Còn tôi
Xin hãy tin là tôi đang sống
Cuộc chạy đua của tôi với chiếc áo dài
Vẫn còn đang sôi động
Ôi, nó mới bướng bỉnh làm sao?
Tựa như muốn mình bách niên tồn tại!

Wislawa Szymborska 

Tạ Minh Châu dịch 

Sau đây là bình loạn của GNV:

Một lần, Gấu nhờ một vị, coi như sư phụ của G về tiếng Anh, sửa giùm 1 bài thơ của W.S do Gấu dịch.
Bà không sửa mà còn đi 1 đường mo ran:
Thơ dịch đã khó ngửi, lại dịch qua 1 ngôn ngữ khác, thì làm sao mà còn được cái gì nữa.

Nhưng số phận của con người, nhất là của giống Mít, vào thời điểm này, rất cần dịch. Bởi vì nếu không dịch, là sẽ suốt đời chỉ có thể đọc chơi vài bài ca dao, vài câu tiền chiến, và nhiều câu xúi Mít đi giết người, thơ có thép, thơ xung phong.
Thảm hơn nữa, là thứ thơ vãi linh hồn, thơ tình khóc lóc, van xin tình yêu, ở cả hai phía, đực và cái.

Bài thơ dịch trên, theo Gấu, hỏng, vì người dịch cố kiệm lời, bỏ nhiều từ trong nguyên tác, vì thế mà bản dịch lệch pha đi nhiều quá.

Câu đầu:
Here are plates but no appetite.
Những chiếc đĩa nhưng chẳng ai thèm khát.

Nhà thơ SW cảnh báo về 1 tai họa của nhân loại, mấy cái dĩa ăn thì còn đây, mà cái thú ham ăn thèm ăn thì mất mẹ nó rồi.
Thành ra phải dịch thật đầy đủ, thí dụ, là:

Này là ly, này là dĩa, nhưng đâu rồi nỗi thèm “uống ly chanh đường, nhắm môi em ngọt”? (1)

And wedding rings, but the requited love
has been gone now for some three hundred years.

Những chiếc nhẫn, nhưng chẳng có tình yêu lứa đôi
Ít nhất cũng ba trăm năm rồi.

Câu này bỏ đi từ "requited", hoặc có dịch, thì không đúng từ tương đương trong tiếng Việt, thành thử ý nghĩa càng bị lệch dữ, lệch xệch hẳn đi như cặp mắt của GNV.

Bởi vì làm gì có chuyện “tình yêu lứa đôi” mất mẹ nó những 300 năm rồi?
Không lẽ loài người không còn tình yêu lứa đôi?

Theo Gấu, bà nữ thi sĩ SW muốn nói tới thứ tình yêu đền đáp, xứng hợp, như ân oán, như oan nghiệt, như nửa mảnh gương thề đi tìm hoài hoài nửa kia, kiếp trước ta có nợ chi mi đâu, mà sao kiếp này mi đòi kiếp khác?

Hà, hà.

NQT

(1)

DTL, nhà thơ bạn Gấu, có câu thơ đúng ý bà nhà thơ Ba Lan S.W:

Ta hôn người hôn môi rất tham.

Nên nhớ môi, [môi dưới nhe, không phải môi trên, cái "gì gì" mà nhà văn THT gọi là bờ hạ, khe hạ...] trong tiếng Mít, còn gọi là dĩa, bởi vậy mà ra từ "đội dĩa", đi cặp với từ "nâng bi".

Ui chao, dĩa còn đây, mà nụ hôn tham lam thì không còn.
Hay là đi hôn dĩa khác rồi?

Post bản dịch mới, từ Blog Gỗ Mun 

Viện bảo tàng

(Wisława Szymborska)

Đĩa ở đây, nhưng ngon miệng có đâu.
Nhẫn nơi này, mà không tình giai ngẫu
đã qua rồi thấm thoắt ba trăm năm. 

Quạt nơi đây – đâu má ửng nét hồng lan?
Đây kiếm gươm – đâu rồi cơn uất hận?
Đàn lia dưới ánh tà phím chẳng một lần ngân. 

Vì sự vĩnh hằng vắng bóng chốn trần gian,
người ta gom về đây mười nghìn đồ cổ.
Bác thầy ký mốc meo mơ màng trong giấc ngủ
Râu rủ trên tủ kính trưng bày. 

Gốm sứ, lông chim, kim loại nơi đây
Vượt thời gian âm thầm chiến thắng.
Riêng chiếc trâm cài từ miền Ai Cập
đang khẽ khúc khích cười. 

Chiếc vương miện hoài công chờ đợi một đầu người
Bàn tay thua găng tay, và chiếc giày bên phải
đã chiến thắng bàn chân. 

Còn tôi, tôi đang sống, xin bạn hãy vững tâm.
Cuộc chạy đua của tôi với chiếc váy dài vẫn đang tiếp diễn.
Ôi chiếc váy thật là bướng bỉnh!
Nó như muốn trường tồn bất chấp kỷ niên!


(Thái Linh dịch)


*

Wislawa Szymborska: The Happiness of Wisdom Felt

In a way, Szymborska supplied her own best epitaph, and obituary, in the text of her Nobel Prize acceptance speech, in which she took on the “astonishment” of normal life:

“Astonishing” is an epithet concealing a logical trap. We’re astonished, after all, by things that deviate from some well known and universally acknowledged norm, from an obviousness we’ve grown accustomed to. Granted, in daily speech, where we don’t stop to consider every word, we all use phrases like “the ordinary world,” “ordinary life,” “the ordinary course of events.” …But in the language of poetry, where every word is weighed, nothing is usual or normal. Not a single stone and not a single cloud above it. Not a single day and not a single night after it. And above all, not a single existence, not anyone’s existence in this world.

Nhưng “ngạc nhiên” là một từ giấu trong nó một cái bẫy luận lý. Nói cho cùng, chúng ta ngạc nhiên, bởi những điều đi lệch ra khỏi mẫu mực được nhiều người biết, mang tính phổ cập; lệch ra khỏi, điều mà chúng ta coi là hiển nhiên, do đã quá quen thuộc với nó trong cuộc sống. Và bây giờ, vấn đề là như thế này: Chẳng làm gì có một thế giới hiển nhiên như thế.  Sự ngạc nhiên của chúng ta, tự nó [per se] hiện hữu, không dựa vào sự so sánh, với bất cứ một điều nào khác.

Thi Sĩ và Thế Giới 

Diễn văn Nobel 1996

Wislawa Szymborska

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi.

Nguyễn Quốc Trụ dịch

Tin Văn đã từng lèm bèm về bài thơ này, song song với bài nhạc Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy, mà theo truyền thuyết giang hồ, mỗi lần Thái Thanh hát, là, khóc, và đưa ra 1 phỏng đoán, có thể bà thi sĩ Ba Lan, có lần được nghe ai đó ca bài hát, theo đó, bà mẹ Mít, của PD, cứ đẻ được đứa con nào là biếu VC đứa đó, nên làm bài thơ để… phản biện!

Do đọc lời còm của Lý Đợi, GCC bèn tò mò mò theo niên giám, coi bài Việt Nam đã được sáng tác thời gian nào. Nó được in trong tập thơ “No End of Fun”, 1967.

Có thể nói, đa số thơ trong tập, thì dều có mùi Mậu Thân cả.
Bài thơ sau đây, tả cảnh nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương, viếng thăm bà mẹ Bẩy Lốp, hoặc vợ Nguyễn Văn Trỗi, hoặc Bà Mẹ Gio Linh, đích thị bà, mà PD dã từng gặp, và gọi bà là Thánh Nữ, hình như vậy!

Pietà
In the town where the hero was born you may:
gaze at the monument, admire its size,
shoo two chickens from the empty museum's steps,
ask for his mother's address,
knock, push the creaking door open.
Her bearing is erect, her hair is straight, her gaze is clear.
You may tell her that you've just arrived from Poland.
You may bear greetings. Make your questions loud and clear.
Yes, she loved him very much. Yes, he was born that way.
Yes, she was standing by the prison wall that morning.
Yes, she heard the shots.
You may regret not having brought a camera,
a tape recorder. Yes, she has seen such things.
She read his final letter on the radio.
She sang his favorite lullabies once on TV.
And once she even acted in a movie, in tears
from the bright lights. Yes, the memory still moves her.
Yes, just a little tired now. Yes, it will pass.
You may get up. Thank her. Say goodbye. Leave,
passing by the new arrivals in the hall.

Pietà

Nơi Thành Hồ anh hùng Bẩy Lốp ra đời, bạn có thể:
Chiêm ngưỡng và kính trọng đài tưởng niệm
Lé mắt vì cái vóc dáng vĩ đại của nó
Xua xua hai chú gà nơi bực thềm
Hỏi địa chỉ bà mẹ
Gõ, đẩy cái cửa cọt kẹt
Dáng bà thẳng, tóc thẳng, cái nhìn trong sáng
Bạn có thể nói với bà, bạn từ Ba Lan đến thẳng Việt Nam
Bạn có thể mang theo quà tặng.
Đặt những câu hỏi thật rõ ràng, thật rổn rảng
Vâng, tôi thương thằng con của tôi lắm.
Vâng nó đã sinh ra theo một đường hướng như đó
[Trong 1 thành phố bị Mỹ Ngụy dầy xéo, hẳn thế?]
Đúng, bữa đó, tôi đứng bên ngoài bức tường nhà tù
[Nhà tù Chí Hoà?]
Vâng, tôi nghe tiếng súng hành quyết
Bạn có thể tiêng tiếc, mình quên không mang theo cái máy chụp hình
Cái máy ghi âm.
Vâng, bà có nhìn thấy những cái máy đó
Bà đọc lá thư cuối cùng của đứa con anh hùng trên đài giải phóng
Bà hát những bài hát ru con mà nó rất ưa
Có lần được đóng vai của bà trên TV Hà Lội, bà khóc nức nở
Ký ức những ngày anh hùng như thế đó vưỡn làm bà cảm động
Vâng, tôi có tí mệt, nhưng không sao, hết ngay mà
Bạn có thể đứng dậy. Cám ơn bà. Nói lời giã từ. Bước ra ngoài
Trước đàn rồng rắn đang chờ tới lượt họ

Bài thơ này, với bài Việt Nam, đúng 1 cặp!
Có vẻ như Szymborska rất rành VC!
Nhờ kinh nghiệm Ba Lan của bà?


We used matches to draw lots: who would visit him.
And I lost. I got up from our table.
Visiting hours were just about to start.

When I said hello he didn't say a word.
I tried to take his hand - he pulled it back
like a hungry dog that won't give up his bone.
He seemed embarrassed about dying.
What do you say to someone like that?
Our eyes never met, like in a faked photograph.

He didn't care if I stayed or left.
He didn't ask about anyone from our table.
Not you, Barry. Or you, Larry. Or you, Harry.

My head started aching. Who's dying on whom?
I went on about modern medicine and the three violets in a jar.
I talked about the sun and faded out.

It's a good thing they have stairs to run down.
It's a good thing they have gates to let you out.
It's a good thing you're all waiting at our table.
The hospital smell makes me sick.

Szymborska: No End of Fun, 1967

Báo cáo từ bịnh viện

Chúng tôi dùng que diêm để quyết định, ai sẽ là người đi thăm anh ta
Và tôi thua. Thế là phải rời khỏi bàn
Cũng đã tới giờ thăm viếng bịnh nhân

Khi tôi chào, Hi, anh đếch thèm trả lời
Tôi tính bắt tay, anh co tay lại liền 1 phát
Như con chó đói nhất quyết không chịu nhả cục xương

Anh có vẻ lo, về chết chóc, ngỏm củ tỏi
Biết nói gì đây, trước 1 con người như vậy?
Mắt hai đứa tôi chẳng hề đụng nhau, như trong 1 bức hình dởm

Anh đếch cần, tôi cố đấm ăn xôi, cố ngồi nán lại, hay bỏ về
Cũng đếch hỏi thăm lũ chúng tôi, những tên cùng ngồi bàn
Không có anh đâu, Barry. Hay anh, Larry. Hay anh, Harry.

Đầu tôi bắt đầu nhức. Ai chết về ai?
Tôi lèm bèm về thuốc thang hiện đại, về ba cái tím tím trong 1 cái bình.
Tôi nói về mặt trời và phôi pha

May quá có mấy cái cầu thang để mà bỏ chạy thật lẹ xuống
May quá, có cái cổng để mà lọt ra bên ngoài
May quá, lũ bạn còn ngồi đợi ở bàn
Mùi nhà thương, mùi bịnh viện mới ghê ghê làm sao!
Nó làm tôi bịnh.

STARVATION CAMP NEAR JASLO

Write it down. Write it. With ordinary ink
on ordinary paper: they weren't given food,
they all died of hunger. All. How many?
It's a large meadow. How much grass
per head? Write down: I don't know.
History rounds off skeletons to zero.
A thousand and one is still only a thousand.
That one seems never to have existed:
a fictitious fetus, an empty cradle,
a primer opened for no one,
air that laughs, cries, and grows,
stairs for a void bounding out to the garden,
no one's spot in the ranks.

It became flesh right here, on this meadow.
But the meadow's silent, like a witness who's been bought.
Sunny. Green. A forest close at hand,
with wood to chew on, drops beneath the bark to drink-
a view served round the clock,
until you go blind. Above, a bird
whose shadow flicked its nourishing wings
across their lips. Jaws dropped,
teeth clattered.

At night a sickle glistened in the sky
and reaped the dark for dreamed-ofloaves.
Hands came flying from blackened icons,
each holding an empty chalice.
A man swayed
on a grill of barbed wire.
Some sang, with dirt in their mouths. That lovely song
about war hitting you straight in the heart.
Write how quiet it is.
Yes.

Trại Đói gần Cổng Trời

Viết xuống đi. Viết cái đó đi. Với mực thường
Trên giấy thường: VC đếch cho Ngụy thực phẩm,
Tất cả bọn họ đều chết đói. Tất cả? Bao nhiêu?
Đó là một cánh đồng cỏ. Bao nhiêu cỏ một đầu người? Viết xuống đi: Tớ đếch biết.
Lịch sử vốn cào bằng, đếm xác người sao còn con số không.
"Một nghìn linh một" thì chỉ còn "một nghìn".
Cái “một” đó hình như chẳng hề hiện hữu
Một bào thai dởm, một cái nôi trống
Một cuốn vỡ lòng mở ra cho không ai
Thanh âm cười, khóc, và oà lớn
Cầu thang cho một biên giới rỗng, mở ra khu vườn
Chẳng thấy 1 tên quản giáo nào trong đám VC

Mọi chuyện thì trở nên mới tinh, tươi rói, ở ngay đây, trên cánh đồng cỏ này
Nhưng cánh đồng cỏ thì im lặng, như 1 người chứng đã được VC mua!
Trời nắng. Xanh rờn. Một cánh rừng ngay trong tầm tay.
Có gỗ củi để nghiền ngẫm, có những giọt nước để uống, ở bên dưới lời quát tháo, chửi rủa  – có cái nhìn bầu trời phục vụ suốt thời gian tù, cho đến khi bạn mù mắt vì ngắm nó. Ở bên cao, một con chim mà cái bóng của nó phủi đôi cánh qua cái mỏ. Hàm trễ xuống, răng lách cách (1)

Vào ban đêm, mảnh trăng lưỡi liềm lấp lánh trên bầu trời và thu hoạch bóng tối cho những miếng bánh mì mơ tưởng
Những bàn tay từ những bức tượng đen thùi
Mỗi bàn tay cầm 1 cái chén thánh trống rỗng
Một người đàn ông đong đưa trên lưới kẽm gai
Một anh tù Ngụy hát nữa chứ, với kít trong miệng:
Bài thơ tình về cuộc chiến cắm lưỡi bay on nét đúng tim mi
Viết cái đó xuống,
Viết về cái lặng lẽ, nỗi buồn thánh đó!
Thưa, Vâng, Ngài Quản Giáo VC!

(1)
Note: Bài thơ thần sầu, nhưng thú thực, do đếch đi tù VC ở Miền Bắc, nên có “vài chỗ” GCC dịch... loạn.


Câu “Bài thơ tình về cuộc chiến cắm lưỡi bay on nét đúng tim mi”, That lovely song
about war hitting you straight in the heart, khắc trên mồ họ Trịnh thì thật là tuyệt cú mèo!

PARABLE

Some fishermen pulled a bottle from the deep. It held a piece of paper, with these words: "Somebody save me! I'm here. The ocean cast me on this desert island. I am standing on the shore waiting for help. Hurry! I'm here!"
    "There's no date. I bet it's already too late anyway. It could have been floating for years," the first fisherman said.
    "And he doesn't say where. It's not even clear which ocean," the second fisherman said.
    "It's not too late, or too far. The island Here is everywhere," the third fisherman said.
    They all felt awkward. No one spoke. That's how it goes with universal truths.

Wistawa Symborska

Ngụ ngôn dành cho cô bé Phương Uyên

Mấy tay ngư phủ kéo một cái chai từ đáy biển. Trong có mẩu giấy:"Hãy cứu tôi, Mít ơi! Tôi ở đây nè! VC thẩy tôi xuống biển, sóng đánh tôi vô đảo xa, đảo lạ.
Tôi đứng ở bãi biển, đợi dân Mít kíu. Lẹ lên!”
    “Chẳng thấy ghi ngày. Chắc là quá trễ rồi!” Đấng ngư phủ thứ nhất phán
    “Cũng chẳng thấy ghi, ở đâu, đảo nào, biển nào”. Đấng thứ nhì lắc đầu, lèm bèm.
    "Chẳng quá trễ, chẳng quá xa. Đảo "Đây Nè" ở mọi nơi, mọi thời." Đấng thứ ba tuyên bố
    Cả bọn giật nẩy mình, chưng hửng. Đếch ai lên tiếng. Đó là chuyện xảy ra với sự thực phổ cập, muôn đời.


Tản văn không cần Thứ Sáu

Ít người biết Wislawa Szymborka, [thi sĩ, sinh năm 1923 tại Krakow, Ba Lan, Nobel văn học 1996], ngoài làm thơ, trong vài thập kỷ, còn là một mục ký gia [columnist], với những bài, viết nhân đọc một cuốn sách nào đó, bà gọi những mẩu thơ xuôi đó bằng cái tên Nonrequired Reading. Viết Bá Láp. Tản văn không cần Thứ Sáu. Mà cũng chẳng cần đọc.
Xin trích đoạn, bài viết của bà, viết nhân đọc cuốn "Khi chó bịnh", When your dog gets sick.

Đọc cuốn sách đó, mới ngộ ra là, chó cũng gặp đủ thứ bịnh, như con người. Về cái điều này, nó cũng cố là... bạn ta. Nhưng có điều chúng chịu đựng nỗi đau trầm lắng hơn, không ồn ào như con người. Lẽ dĩ nhiên, chúng không cố tìm cách diễn tả từng nỗi đau, chẳng làm quá lên, cũng không tìm cách làm ngắn cuộc đời, bằng hít đủ thứ thuốc, nốc đủ thứ rượu. Nhưng điều này không có nghĩa là sức khoẻ của chúng hơn chúng ta.
Nhưng tác giả cuốn sách bỏ qua, đủ thứ bịnh của chó, những bịnh mà chúng ta gọi là bệnh tâm thần. Bỏ qua cuộc sống tâm linh của chú cẩu!
Bởi vì, chú đã từng rất đau đớn, vì trải qua toàn thể cuộc đời, chỉ để tìm hiểu bạn của chúng, để từ đó mà thích ứng với điều kiện mà chúng ta đặt để cho chó. Làm sao biết chú thất vọng như thế nào, mỗi lần chúng ta đi ra khỏi nhà, và không trở về?
Số phận của chó là đời đời kiếp kiếp cứ phải đợi chờ trong tuyệt vọng.
The dog is doomed to an eternity of hopless waiting.
[Thế thì đâu có khác gì... Gấu?]

Nhưng chưa hết, theo bà. Bởi vì chờ đợi trong tuyệt vọng như thế, sẽ tới lúc, chó mất hết mọi ý thức của chó, nghĩa là trở nên điên, và săn đuổi chính cái đuôi của mình. Vậy mà con người cứ đơn giản nghĩ rằng, chó làm thế, là để giết...  thời giờ!
[Hãy tưởng tượng ra rằng, con người, vốn xưa kia có đuôi, và do điên quá, đến nỗi săn đuổi chính cái đuôi của nó, và, tóm được, bèn đem nướng, làm món chả chìa...]
Giữa những con người, thiếu đuôi, bệnh thái này vẫn còn chưa lộ triệu chứng.
[Among humans, who lack tails, this stage of the disease remains asymptomatic]

(1) Bản tiếng Anh, dịch từ tiếng Ba Lan, của Clare Cavanagh, nhà xb Harcourt, Inc, 2002.

Once we had the world backwards and forwards:
- it was so small it fit in two clasped hands,
so simple that a smile did to describe it,
so common, like old truths echoing in prayers. 

History didn't greet us with triumphal fanfares:
- it flung dirty sand into our eyes.
Ahead of us lay long roads leading nowhere,
poisoned wells and bitter bread. 

Our wartime loot is knowledge of the world,
- it is so large it fits in two clasped hands,
so hard that a smile does to describe it,
so strange, like old truths echoing in prayers.

From Unpublished Collection 1944-1948

Đã có thời chúng ta có thế giới, đi và về:
Gọn, lọt trong hai vòng tay
Giản dị, một nụ cuời có thể diễn tả
Thân quen, như kinh cầu, vang vọng những sự thực cổ xưa

Lịch sử đếch đón chào chúng ta bằng những phô trương chiến thắng
Nó ném kít vào mặt chúng ta
Quá nữa, nó ị vào mặt “chúng ta”, như 1 bà DTH đã từng làm, với lũ Bắc Kít. (1)
Trước mắt chúng ta là những con đường dài thòng dẫn tới hư vô, huỷ diệt
Giếng nước độc, và bánh mì cay đắng

Nam Kít nhận họ Bắc Kít nhận hàng
Là chiến lợi phẩm của lũ Mít chúng ta
Và cũng là sự hiểu biết về thế giới
Nó, rộng đến nỗi lọt vô vòng tay
Cái gì gì, nối vòng tay nhớn
Cay đắng, nặng nề, đến nỗi chỉ 1 nụ cười vào ngày 30 Tháng Tư là có thể diễn tả được.
Cái gì gì, vui sao nước mắt lại trào
Lạ lùng, như những sự thực cổ xưa từ thời dựng nước
Cái gì gì, mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra lũ Mít.

(1) Bà vợ góa của Osip Mandelstam, với lũ văn sĩ Liên Xô: "Bà đã ỉa lên cả một thế hệ chúng ta".
Bà DTH, lịch sự hơn:
Năm 1994, nhờ sự can thiệp của phu nhân tổng thống Pháp, Danielle Mitterrand, bà Hương được sang Pháp nhận một giải thưởng. Bà được đề nghị hưởng quy chế tị nạn chính trị. “Tôi trả lời, ‘cám ơn, nhưng ở nước tôi, sự sợ hãi đang nghiền nát mọi thứ, những người lính can đảm đã trở nên thường dân hèn nhát’, bà nhớ lại. “Vì vậy tôi phải trở về. Tôi trở về để làm điều duy nhất: phỉ nhổ vào mặt chế độ.’”  (2)

Szymborska

Hard Life with Memory (poem) 

Trên tờ NYRB có bài viết về Szymborska, nhưng dân net không đọc được. GCC đành phải xuống núi [downtown], nhưng chán quá, báo giấy chưa có. Hẹn độc giả tuần tới.
Đành phải vớ cuốn essays sau đây.
Không lẽ về không?

*

Bài Intro được lắm: Mình vào, và ra khỏi đời nhau, thì đều bằng, thay vì nhạc sến, thì là những con chữ.

THROUGH RECENT EXPERIENCES with both birth and death have discovered that we enter and leave life as, among other things, words. Though we might later become daughters and sons, many of us start out as whispers or rumors before ending up with names scrawled next to our parents' on birth certificates. We a struggle to find, both throughout our lives and at the end, words pin down how we see and talk about ourselves.

*

Thơ là để trao cho thi sĩ. Borges phán.
GCC thêm vô, nhưng có những bài thơ, được trao cho, chỉ 1 thi sĩ.
Thí dụ bài “Vietnam”, của Szymborksa.
Thi sĩ Mít không thể làm được bài này.
Bởi vì phải đau cuộc chiến Mít tới cỡ nào thì mới làm nổi bài thơ trên.
Cũng thế, là bài sau đây, cũng của Bà:

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.

Bài thơ này, GCC đọc trên NYRB, 11.11.2010, bèn chôm liền.
Tình cờ sao, tay Prospero, cũng đọc, nhưng trên lưới, và cũng chôm liền, và đi một đường vinh danh thực là tuyệt vời: Bài thơ chống lại Tận Thế

Bạn phải đau nỗi đau Việt Nam tới cỡ nào thì mới làm nổi bài thơ “Vietnam”, và chính vì đau nỗi đau VN như thế, thì mới lại làm ni bài thơ chống lại Tận Thế như thế!

"God reveals in utter clarity that which we can't understand; that which we can understand He lays out in riddles."
Tạm dịch: Ông Giời bày ra cái th
ật rõ ràng để chúng ta đếch hiểu nổi. Còn cái chúng ta hiểu được, thì ông bày ra qua thai đố.

Liệu hai bài thơ trên, minh họa, câu trên?

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Prospero

Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.

Ui chao, phán như thế mới là phán chứ, nhỉ?

Nhưng bạn đã nhận ra sức căng của thời tiết, vào lúc trời đất rơi vào thu phân?

… tóc em rối giữa hai đầu ngọn gió
hình như rừng rơi vào thu phân.

TMT
  *


Wislawa Szymborska, a Nobel Prize-winning poet who used the imagery of everyday objects and a mordant style to explore dramatic themes of human experience including love, war and death, died Feb. 1 at her home in Krakow, Poland. She was 88.

She had lung cancer, her secretary Michal Rusinek told the Associated Press.

Wislawa Szymborska, nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương - thường sử dụng hình ảnh của những sự vật đời thường, mọi ngày, và 1 giọng thơ móc họng người đọc, để diễn tả, khám phá, thám hiểm kinh nghiệm nhân sinh, bao gồm tình yêu, chiến tranh, và chết chóc - mất ngày 1 Tháng Hai, tại nhà riêng tại Krakow, Ba Lan, 88 tuổi, do ung thư phổi, theo người thư ký cho biết.

Szymborska thường viết, như thể, về 1 đề tài được chỉ định - một hạt cát, hay là bức hình đầu tiên của Hitler, hay một điều gì có tính suy đoán hơn, thí dụ, sự hiện hữu của linh hồn của chúng ta, hay là sự im lặng của cây cối quanh chúng ta. Rồi, tiếp đó, bà nghiên cứu, xem xét đề tài một cách gần gụi hơn. Trước tiên, bà miêu tả cái bà nhìn thấy, rồi bà nhớ lại những gì bà và những người khác biết về nó, và, yên chí lớn, độc giả theo kịp bà, cùng với bà đi tới mọi khúc rẽ, mọi bước ngoặt của cái đầu của bà, khi bà lần theo tư tưởng của mình, trên đường đi tới một kết luận ngỡ ngàng cho bài thơ, hoặc dí dỏm, hoặc tàn nhẫn, dã man, ác liệt.
Thơ như thế, có vẻ như là 1 cuộc triển khai, viết. Thì nó thế, thực.
Hơn hết thẩy những nhà thơ mà tôi biết, hay nghĩ tới, Szymborska không chỉ sáng tạo ra 1 tình trạng, một trạng thái [a state] thơ, ở nơi những độc giả của bà, nhưng còn nói cho họ biết, những điều họ chưa biết trước đó, và chẳng bao giờ nghĩ về nhưng điều đó.

Charles Simic

*

Wislawa Szymborska in 2010. Photograph: Jacek Turczyk/EPA

Wislawa Szymborska, 'Mozart of poetry', dies aged 88

Polish president joins tributes to Nobel prize-winner, calling her the country's 'guardian spirit'

Nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương mà những bài thơ đơn giản, tếu tếu, dường như đánh lừa độc giả, nhưng nói thẳng tới trái tim của cuộc đời thường nhật, mất hôm qua, Feb 1, thọ 88 tuổi.
Được miêu tả bởi Uỷ ban Nobel, như là 1 “Mozart của thơ”,  với “điều gì giận dữ của Beethoven”, và bởi một nhật báo Ý, như là một "Greta Garbo của thế giới thơ”,  Szymborska mất trong giấc ngủ, theo người thư ký riêng của bà là Michal Rusinek.

Bronislaw Komorowski, tổng thống Ba Lan, ngày hôm qua, đã gọi bà là “tinh thần hộ vệ, thần hộ mạng” của Ba Lan. Thơ của bà là những lời "cố vấn thông minh, sáng ngời, qua đó, thế giới trở nên dễ hiểu hơn”, chúng cho thấy sự quan trọng tìm ra giá trị ở trong “cuộc sống hối hả thường nhật”.

Sinh tại một làng Ba Lan ở Bnin, vào năm 1923, Szymborska dời tới Krakow 8 năm sau đó, và sống ở đây tới khi mất. Bà học môn ngữ văn và xã hội học ở đại học thành phố, và cho in bài thơ đầu tay, “Tôi kiếm một Từ” vào Tháng Ba 1945, trên nhật báo Dziennik Polski. Tập thơ đầu “Đó là cái mà chúng ta sống vì nó”, 1952, được xb khi còn “VC Ba Lan”, và là 1 diễn tả chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa; sau đó, bà từ chối thứ thơ thời kỳ Stalinist của bà, ở trong hai cuốn thơ đầu, và bắt đầu làm thơ chế nhạo chủ nghĩa cà chớn đó.  


Ghi chú trong ngày

TV tính dịch mấy bài thơ của Wistawa Szymborska, nhưng tình cờ vô blog của nữ dịch giả TL, thấy, đã dịch rồi, từ nguyên tác tiếng Ba Lan. Tính bệ về, khỏi mất công dịch từ tiếng Anh, nhưng lại thấy dòng chữ cấm ăn cắp:

Bản quyền
Tác giả giữ bản quyền tất cả các bản dịch và sáng tác trên blog này.

GCC này thắc mắc: Khi TL dịch như thế, có xin phép bà W. Szymborska hay không?
Bởi vì TL dịch rất nhiều thơ của bà này.

TV sở dĩ cho độc giả tha hồ sử dụng, cho cá nhân mình, đừng chôm để viết tạp ghi, “phén”, lấy tí tiền bỏ túi, là cũng ngại cái vụ bản quyền. Một tên Gấu bỏ tiền túi ra mua, dịch, ít nhất có 300 độc giả mỗi ngày được đọc free, tha hồ sử dụng riêng cho mình, chẳng tốt sao.  

Cô TL này, có lần rất bực GCC vì chê Ryszard Kapuscinski, tác giả Gỗ Mun, TL dịch qua tiếng Việt.
Tuy nhiên, GGC chỉ  tóm tắt một bài viết trên TLS về ông, khi đó chưa đọc ổng.

Sau đó, tò mò tìm đọc.Quả là số 1, nhưng, đúng như TLS nhận định, tác phẩm của ông không phải là sách sử học, mà là giả tưởng.
Thần sầu, nhưng giả tưởng.
RK là tiểu thuyết gia, không phải sử gia.

Còn nữa, ông này là điệp viên, nhưng chỉ đến sau khi chết, người ta mới biết.
Đúng ra, ông nên cho độc giả biết, trước khi chết.

Trên TV sẽ dịch một truyện ngắn của ông, trên tờ Granta, thần sầu, độc giả Mít chắc chắn là mê tơi luôn!
Truyện có gì liên quan tới xứ Mít, sau khi chấm dứt chiến tranh.

Khi Talawas vừa xuất hiện, GCC bèn xung phong cắp giỏ theo hầu Sến Cô Nương, cùng lúc đóng góp loạt bài “Dịch là Cướp”, “Dịch là chết ở trong hồn 1 tí…” và Sến mừng rỡ, xoa đầu Gấu rối rít, khen um lên, anh tặng tụi này toàn những nick đắt giá, nào biệt kích văn hóa, nào ăn trộm, ăn cắp, nếu không ăn cướp được… Ấy là vì Sến hiểu, Mít rất cần dịch thuật. Nhưng không phải trong tinh thần, ăn cắp rồi mang về nhà làm của riêng, cấm những tên Mít “vô học”, hay học mới học đến...  lớp1, như Sáu Dân Hồ Tôn Hiến, hay anh y tá dạo nhờ Cách Mạng thành công leo lên đến chức thủ tướng, không biết tiếng mũi lõ, tụi mi không được ăn cắp lại của “chúng ông”.
Xin lỗi nếu TL không phải Bắc Kít, nhưng, nếu là BK, thì sau khi ăn cướp cả 1 nền văn học Miền Nam, bây giờ nhờ ơn Đảng và Nước VC, được qua Ba Lan, lại ăn cắp của Ba Lan, làm… của mình?
*

Hoàng Hưng có thể là người đầu tiên nhận ra hiện tượng thơ trẻ, nhưng hai câu hỏi của ông, (Bạn vẫn làm thơ, có điên không đấy? và Bao giờ thì Thơ chết?), thật sự không trực tiếp liên can tới Thơ Trẻ. Theo tôi, nó bắt nguồn từ câu thơ nổi tiếng của Holderlin: Tại sao thi sĩ trong một thời khốn kiếp như thế này? (bản tiếng Pháp: Pourquoi des poètes en temps de détresse?: Tại sao thi sĩ trong thời khốn khổ đọa đầy?), và "Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thực là dã man", của triết gia Adorno.
Hơn thế nữa, cái khoảng cách giữa Chế Lan Viên tiền-cách mạng và những nhà thơ được Hoàng Hưng nhắc tới, và cõi thơ "Tôi Âu Cơ một mình", là một khoảng cách khá dài, và cần rất nhiều giả dụ, đề xuất...
Trong bài viết "Thơ của tôi không dành cho bạn", Phan Huyền Thư hình như đã nhìn ra khoảng cách đó, nghĩa là khoảng cách mà tôi gọi là không có thơ - cái thời đại khốn kiếp - khi đưa ra thách đố cho Thơ Trẻ: nó có lẽ sẽ làm cái phần còn lại, tức cái phần mà lớp thơ đàn anh bỏ lỡ, khi cố tình đẩy thơ về với đám đông, với cách mạng. Bởi vì, nên nhớ một điều, và điều này thật quan trọng: Trong bài viết của Hoàng Hưng, ông không hề nhắc đến những dòng thơ của một Chế Lan Viên, khi đã về với cách mạng, hoặc một dòng thơ của chính ông, cho dù tự hào "Hèn" [tôi thích từ "Mèng"] hơn nhiều, như... Và khi ông trích dẫn câu thơ "Nhưng tôi không thấu hiểu/Cái gì mạnh, cái gì đáng sợ treo ngược con người..." ông đã hiểu, như chính tác giả những câu thơ đã hiểu: Hơn cả một chế độ, cho dù toàn trị, là một cõi người không có thơ: Cái thời đại khốn kiếp! (1)

Tôi tản mạn về một nhà thơ nước ngoài như trên, là để nói ra điều này: thế hệ nhà thơ nào cũng muốn chứng tỏ một điều: chúng tôi không vô ích, khi làm thơ. Nếu mỗi thế hệ là một quốc gia non trẻ , và, nếu thế hệ đàn anh của chúng tôi tượng trưng cho nước Việt non trẻ - vừa mới giành được độc lập - là bước ngay vào cuộc chiến, và, họ đã chứng tỏ được điều trên: đã không vô ích khi làm thơ; và đã thắng trước cuộc đời, cho nên đây là một thách đố đối với những nhà thơ trẻ như chúng tôi: đừng làm cho thơ trở thành vô ích. Và nếu thơ của lớp đàn anh chúng tôi đã làm xong phần đóng góp cho sự nghiệp chung của dân tộc, thơ của thế hệ trẻ chúng tôi có lẽ sẽ làm nốt phần còn lại: thơ sẽ nói lên nghệ thuật của sự tưởng niệm, và mỗi bài thơ, được viết đúng lúc như thế đó, sẽ trở thành một khúc kinh cầu. Đó là tham vọng của thơ trẻ. (2)

 Thơ Mít sau 30 Tháng Tư, thay vì vinh danh, thì phải là tưởng niệm những người đã chết, ở cả hai bên, ở cả thường dân lẫn những người cầm súng may mắn sống sót.

Cả 1 cõi thơ Mít, không làm sao có nổi 1 bài thơ như bài “Việt Nam” của Szymborska. Không có ai khóc, mà chỉ những tên khốn kiếp ăn mừng chiến thắng, ăn mừng nhận hàng [Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng].
Nhận hết hàng Miền Nam, thì biến cả thế giới thành bãi đánh hàng!

Sở dĩ trên TV, chỉ có thơ của Simic, Zagajewski, Milosz, Szymborska, vì thơ của họ đều là những bài tưởng niệm cả 1 thời kỳ vừa qua.
Theo tinh thần đó, Helen Vendler viết: Chẳng có bài học trực tiếp nào mà những nhà thơ Mẽo học được từ Milosz. Họ có bao giờ nhìn bằng cặp mắt của chính họ, chiến tranh, trên đất nước, xứ sở của chính họ. Chính vì thế mà họ không làm sao nhập vào được giọng thơ của Milosz.

Chúng ta, Mít, chẳng những chứng kiến, đau khổ vì cuộc chiến đến như thế, vậy mà đâu có đẻ ra được 1 thứ thơ như của Milosz, của Szymborksa.
Chính vì thế mà phải dịch, cho mọi người cùng đọc, để làm thay đổi hẳn cõi thơ Mít.

Đâu phải để làm “của” riêng, "của" mình?
Bài viết này, cho đến khúc này, dựa trên giả định, TL không xin phép bà nhà thơ Ba Lan.
Nếu có xin phép, thì… OK. Nhưng tinh thần bài viết thì vẫn như vậy. Nghĩa là tốt nhất đừng cấm Mít đọc free, tha hồ chôm về dùng riêng cho mình, miễn đừng kiếm tí tiền bỏ túi, trên công lao của người khác.
GCC mới đọc bài viết của TL, về về Szymborska qua đời. (3)

Szymborska

CAKE AND BRANDY WITH SZYMBORSKA

Bánh Ngọt và Rượu Brandy với Szymborska

~ Posted by James Hopkin, February 10th 2012

Vào khoảng trưa ngày hôm qua, 9 tháng Hai, 2012, một điệu nhạc không chờ đợi, bất ngờ, có thể nghe được ở quảng trường chính của thành phố Krakow, Ba Lan. Thay vì bản nhạc truyền thống"hejnal", từ tháp nhà thờ St. Mary, thì tiếng kèn vang lên một điệu nhạc buồn được viết ra để đi kèm với “Không gì hai lần”, một bài thơ của Wislawa Szymborska, nhà thơ Nobel văn chương Ba Lan, đã mất tuần lễ trước, thọ 88 tuổi.
Cách đó một dặm rưỡi, tổng thống và thủ tướng Ba Lan cùng những nhân vật chức sắc quan trọng Ba Lan, trong tuyết rơi thật nặng, đã cùng tụ họp để tiễn đưa tro than của nhà thơ xuống lòng huyệt, tại nghĩa địa thành phố Rakowicki, theo âm điệu của một trong những bản nhạc mà bà yêu thích, "Cà Phê Đen" của Ella Fitzgerald.

Quá xứng hợp. Szymborska đã sáng tác một toàn bộ tác phẩm kết hợp sự thấu đáo, am hiểu thật sâu thẳm về nỗi buồn với cảm nhận, đánh giá chính xác, về cái phần sáng sủa hơn, vui tươi hơn, của cuộc đời. Học sinh toàn cõi Ba Lan, chúng gần như thuộc lòng những bài thơ của bà, như “Mèo Trong Phòng Trống”, “Yêu Từ Cái Nhìn Đầu Tiên”, “Chẳng Gì Hai Lần”, chúng làm chúng ngỡ ngàng vì cái vẻ giản dị dễ thấm, và hứng khởi. Lặng lẽ, thơ của bà đòi hỏi sự quả quyết, thầm thì lời cố vấn, và dâng tặng một trí tuệ dẻo dai, và một cảm quan tuyệt vời về hình dáng. Mặc dù xb chừng trên chục tập thơ, bà tiếp tục làm thơ, gần như cho đến khi mất.

Nổi tiếng vì riêng tư, kín đáo, bà ít khi nhận lời phỏng vấn, nhưng đã gật đầu cho phép tôi, vào năm 2000, cho tờ báo Anh, the Guardian. “Đừng hỏi về những bài thơ”, bà nói, vui vẻ gạt bỏ những câu có tính kinh điển, học viện. “Hãy hỏi tôi về những núi non”. Khi tôi nói, bữa nay là sinh nhật của tôi, bà vỗ tay hài lòng và vô nhà bếp, mang ra bánh ngọt và rượu brandy, và hai gói thuốc lá. Bà chẳng thú gì khi tôi lắc đầu chê thuốc lá, và còn gặng hỏi, “Không hút ư, thực hả?”

Then in her mid-70s, Szymborska was alert and attentive, and ever so slightly flirtatious. I listened to the hour-long tape again this week. Her voice, like her work, is melodic, teeming with notes that run from sadness to glee, the latter accompanied by laughter and clapping. "I'll remind you in infinite detail," she writes in "Archaeology", "Of what you expected from life besides death."

Rồi thì, vào giữa thập niên của cái tuổi bẩy bó của mình, như hồi xuân, bà trở nên tỉnh táo, cảnh giác, chú tâm, và có thể, còn thích thích, nếu có người tán tỉnh mình. Tôi lại ngồi nghe cả giờ cuộn băng dài. Giọng bà, như thơ của bà, mới sến làm sao, đầy những “nốt” chạy từ buồn bã tới hân hoan, kèm tiếng vỗ tay rộn ràng, và tiếng cười ròn rã,
“Tôi sẽ nhắc nhở bạn trong thiên thu chi tiết,”
[như dòng thơ của bà, trong “Khảo cổ học”]
“Về cái điều mà bạn mong ước, đợi chờ, hoài vọng,
về cuộc đời,
bên cạnh cái chết”.


Szymborska đã trải qua phần lớn tuổi trẻ của mình trong Ðại chiến thế giới thứ II, nhưng bà ít viết về chiến tranh. Bà sáng tác chủ yếu về hoàn cảnh của con người, mối tương quan giữa cá nhân và lịch sử, đặt ra những câu hỏi căn bản về ý nghĩa, mục đích của những nỗ lực, đam mê, kinh nghiệm và suy tư của con người.
Thái Linh

Cô "chắc là Bắc Kít" này, nhờ Đảng và Nhà Nước, qua Ba Lan sống, rành tiếng Ba Lan, dịch thơ Szymborska, không biết có xin phép không, nhưng cấm không ai được ăn cắp thơ dịch trên Blog của cô, thì cũng được thôi, nhưng dịch thì cứ dịch, đừng phán ẩu về thơ của S, nhưng bà ít viết về chiến tranh. Bởi vì như Simic viết:

Thì thầm muộn trong đêm từ Ba Lan

Note: Charles Simic điểm mấy cuốn mới ra lò của ba nhà thơ Ba Lan, trên NYRB, Dec 22,  2011.

Đọc câu sau đây, mà chẳng sướng & tủi sao?

It is truly remarkable how many fine poets Poland has given to the world in the last century. This is an extraordinary accomplishment for a country used as a short cut in two world wars by both German and Russian invading and retreating armies, who, in addition to redrawing its borders repeatedly and occupying it for years, slaughtered millions of its citizens and deported others. Perhaps, as Czeslaw Milosz speculated back in 1965, in the preface to his much-admired anthology Post-war Polish Poetry, a poet crawling out from under the historical steamroller is better prepared to assume the tasks assigned to him than his colleagues in happier countries. For us, he said, "history is extremely real. It may not be to American poets, but for us it is very, very much a part of reality."

This sounds plausible, although as Milosz himself noted elsewhere, only a small percentage of human suffering ever gets into literature, while most of it disappears without a trace. Many nations that had undergone similar horrors have remained comparably mute afterward, so the vitality of Polish poetry must be due to many other factors besides its history. Nevertheless, even a cursory look at the lives of the three poets under review here leads one to the inescapable conclusion that the despair and moral outrage provoked by what happened to their nation were decisive for each of them.

Thực sự đáng kể, là con số khá nhiều nhà thơ tuyệt vời Ba Lan đã đến với thế giới trong thế kỷ vừa qua. Quả là 1 thành tựu lạ kỳ của một xứ sở được coi như là một “short cut” [đường cắt ngắn, lối đi tắt…] giữa hai cuộc thế chiến, bởi cả hai quân đội Đức và Nga, xâm lăng, rồi rút lui, và, không chỉ vẽ lại bản đồ biên giới, và chiếm giữ đất nước trong nhiều năm, mà còn làm thịt hàng triệu người Ba Lan, tống xuất, lưu đầy hàng triệu người Ba Lan khác. Có lẽ, như Czeslaw Milosz phán, vào năm 1965, trong lời tựa cho 1 tuyển tập thơ của ông, rất được ái mộ, Thơ Ca Hậu Chiến Ba Lan, một nhà thơ bò lồm ngồm ra khỏi đáy của con tầu lịch sử, thì đúng là đã được sửa soạn đầy đủ, thông tri đầy đủ… để đóng cái vai nhà thơ, và thi hành OK những trách nhiệm được trao cho anh ta, hơn là ba thứ cà chớn khác, tức những đồng nghiệp văn hữu, thi hữu của anh ta, ở trong những xứ sở hạnh phúc hơn. Đối với chúng ta, ông [Milosz] nói, “lịch sử thì thực cực kỳ thực. Điều này chưa chắc đã đúng, đối với những nhà thơ Mẽo, thí dụ, nhưng đối với chúng ta [những nhà thơ Ba Lan], nó quá đúng, quá đúng, là 1 phần của thực tại”.

Nghe thì có vẻ thật là bùi tai, nhưng cũng lại chính Milosz, ở 1 chỗ khác, phán, chỉ một phần trăm rất nhỏ của nhân loại đau khổ cực kỳ may mắn được bò vô văn chương, thơ ca, trong khi đa số, hoặc hầu hết nhân loại, biến mất, chẳng để lại 1 tí dấu vết. Rất nhiều quốc gia trải qua rất nhiều đau thương tang tóc, kinh hoàng, man rợ… tương tự như Ba Lan, nhưng mà sau đó trở thành câm, hoặc cả nước bị Sáu Dân, Tấn Dũng…  bịt miệng, thành thử cái chuyện thơ ca bảnh tỏng như Ba Lan hậu chiến có thể còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, ngoài yếu tố lịch sử của nó.

Mặc dù vậy, chỉ một cái nhìn thoáng qua cuộc đời ba nhà thơ Ba Lan được đề cập tới ở đây, là ngộ ra liền tù tì, là có ngay 1 kết luận không thể chệch đi đâu được: Sự chán chường, và sự vi phạm đạo đức, về những gì xẩy ra cho đất nước của họ, là yếu tố quyết định đối với mỗi một người trong cả ba.
*

Wislawa Szymborska,  sinh năm 1923, sống gần một nhà ga xe lửa tại Krakow trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và làm nhân viên cho sở hoả xa, trong 1 xứ sở chồng chéo qua lại những đoàn tầu chở binh sĩ ra mặt trận, chở thương binh trở về từ bất cứ nơi nào có đánh nhau, chiến trận và thường dân tìm nơi trú ẩn xa mặt trận, hay bị chuyên chở dưới lính gác tới một trong những trại tập trung nổi tiếng của đất nước.
Bà nhìn thấy và nghe thấy muôn điều:

Hãy viết ra. Viết nó. Bằng mực thường
Trên giấy thường: Họ chẳng được cung cấp thực phẩm
Họ tất cả đều chết vì đói. Tất cả. Bao nhiêu?
Đó là 1 cánh đồng rộng. Bao nhiêu cỏ cho một đầu người? Hãy viết ra: Tôi không biết
Lịch sử đong đếm những bộ xương thành con số không.
Một ngàn và một thì vẫn chỉ là một ngàn
Như thể chẳng có ai đã từng sống
Một bào thai dởm
Một cái nôi trống,
Một kíp nổ chẳng nhắm một ai
Không khí cười, khóc, lớn lên, mò cầu thang tìm lối hư không ra khu vườn
Không một vết người trong hàng ngũ.
Nó trở thành thịt ngay tại đây, trên cánh đồng này.
Nhưng cánh đồng thì câm lặng, như người chứng đã được mua

Trong xứ sở này [Ba Lan], W. Szymborska là nhà thơ được biết và được đọc nhiều nhất; một tập thơ của bà thì được bán ra trên 80 ngàn ấn bản. Không phải chỉ là do bà được Nobel văn chương. Đồng bào của bà, nhà thơ Milosz cũng Nobel vậy. Thơ của bà cũng một thứ phơi mở ra với độc giả, như Różewicz, nhưng ở bà, thoả mãn hơn, uyên nguyên hơn. Thêm nữa, bà chuyển dịch thật tới. Hay, có lẽ phải nói chính xác hơn, những dịch giả của bà cho độc giả cảm tưởng đó, qua năm tập thơ đã được dịch qua tiếng Anh. Cực kỳ thông minh, láu lỉnh, tế nhị, rất tự tin, bản lĩnh, ung dung, tự tại, bà dẫn dụ chúng ta bằng cái tầm rộng lớn của những quan tâm của bà, cái sự không có 1 tí vị kỷ của 1 nhà thơ, [Tao & thơ tao là số 1, cái này thì thi sĩ Mít bị nặng lắm, đọc mấy ông nhà thơ ra cái điều trịnh trọng, hay, viết 1 cái mail không nên thân, do tưởng ai cũng biết mình là thi sĩ, hay, giả đò suy tư, thơ từ đâu tới… là Gấu chỉ muốn văng tục], và cái sự bi quan yếm thế nhưng vui vui của bà.

Đó là cách mà bà bắt đầu một bài thơ “Nhìn với một hạt cát”, trong 1 tập thơ xb đã lâu, của bà:

We call it a grain of sand,
but it calls itself neither grain nor
sand.
It does just fine without a name,
whether general, particular,
permanent, passing,
incorrect, or apt.

Our glance, our touch mean
nothing to it.
It doesn't feel itself seen and
touched.
And that it fell on the windowsill
is only our experience, not its.
For it, it is no different from
falling on anything else with no assurance that it has
finished falling
or that it is falling still.

Nhìn với một hạt cát

Chúng ta gọi nó, một hạt cát
Nhưng nó gọi nó, chẳng hạt, cũng chẳng cát
Không tên với nó là OK lắm rồi.
Dù tổng quát, hay đặc thù
Dù thường hằng, hay thoáng qua
Dù không đúng, hay đúng bong.

Cái nhìn, cái sờ của chúng ta chẳng là cái gì đối với nó
Nó chẳng bị nhìn hay được sờ
Và nếu nó có rớt xuống bậu cửa sổ
Thì đó là kinh nghiệm của chúng ta
Không phải của nó
Với nó, chẳng có gì khác biệt giữa rớt xuống một cái gì
và chẳng có gì là bảo đảm cái chuyện nó đã rớt xong xuôi lên một cái gì đó
Hay là vẫn đang còn rơi (1)

Nhân nhắc đến Krakow, bèn post bài thơ viết về Thảo Cầm Viên của thành phố,
của nhà thơ đồng hương của Szymborska

THE BOTANIC GARDEN

In the Krakow Botanic Garden
I came upon an Asiatic tree
bearing the name Chinese Metasequoia-a lovely tree
with ragged, palmate needle-leaves.
But why metasequoia-not just a regular sequoia?

Does the metasequoia grow beyond itself?
Does it tower above the other trees?
Have even plants begun to draw upon
the arcane jargon
of certain academic sages?

Adam Zagajewski: Unseen Hand

Thảo Cầm Viên

Trong Thảo Cầm Viên Krakow
Tôi mò ra một cây Á châu
Có cái tên Siêu Bách Tầu - một cây thật dễ thương,
lá giống như những cây kim hình chân vịt, rách tả tơi.
Nhưng tại sao một siêu bách mà không là cây bách bình thường?

Liệu thứ siêu bách đó lớn lên vượt quá cả chính nó?
Liệu cái tàn lá kia sẽ phủ lên những cây khác?
Liệu có những loài cây lớn lên,
và phủ lên những biệt từ đám kinh viện dành cho chúng?


 UNWRITTEN ELEGY
FOR KRAKOW'S JEWS 

My family lived here for five hundred years - DR. M. S.

 

But Joseph Street is the saddest, spare as a new moon,
not a single tree though not without charm,
the dark charm of a province, of parting, a quiet burial;
in the evening shadows gather here from every neighborhood,
and even some brought by trains from nearby towns.
Joseph was the Lord's favorite, but his street knew no
            happiness,
no pharaoh distinguished it, its dreams were sorrowful,
            its years were lean. 

In the Church of Corpus Christi I lit candles for my dead,
who live far off-I don't know where
-and I sense they warm themselves in the red flame too,
like the homeless by a fire when the first snow falls.

I walk the paths of Kazimierz and think of those who are
             missing.
I know that the eyes of the missing are like water and can't
be seen-you can only drown in them.
To hear footsteps in the evening-and see no one.
They walk on, although there's no one here, the tread of
             women in boots
shod with iron, beside the hangman's quiet, almost tender
             steps.
What is it? As if black memory moves
above the city, like a comet withdrawing from the stratosphere.

Adam Zagajewski: Unseen Hand

Bi khúc chưa viết
cho những người Do Thái ở
Krakow

Gia đình tôi sống ở đây 500 năm rồi - DR. M. S.

Nhưng con phố Joseph Street thì buồn nhất,
và gầy, như 1 vừng trăng non
Tuy nhiên, không 1 cái cây riêng lẻ nào mà không có sự mê hoặc
Sự mê hoặc âm u của một thị trấn, của sự ra đi, của sự chôn cất
Vào buổi chiều những cái bóng từ mọi khu xóm tụ tập về đây
Còn có cả những cái bóng đến bằng xe lửa từ những thành phố kế cận
Joseph [HV] là con cưng của Chúa,
nhưng con phố của anh ta thì đếch biết hạnh phúc là cái chó gì!
Hà, hà!
Chẳng có một vì vua pharaoh nào nhận ra nó
những giấc mơ của nó thì u sầu, những năm tháng thì mới gầy guộc làm sao.

Ở nhà thờ Church of Corpus Christi, tôi đốt nến cho những người chết của tôi
họ sống ở đâu đó, xa vời, làm sao tôi biết được –
và tôi cảm thấy họ tự ấm họ lên trong ánh lửa đỏ,
như những người vô gia cư kế bên ngọn lửa, khi tuyết đầu mùa đổ xuống.

Tôi đi bộ trên những lối đi ở Kazimierz và nghĩ tới những người mất tích
Tôi biết mắt của họ thì giống như nước,
Và không thể được nhìn thấy – bạn chỉ có thể chết chìm ở trong đó.
Nghe những bước chân của họ vào buổi chiều - và chẳng nhìn thấy một ai
Họ bước đi, mặc dù chẳng có ai ở đây,
tiếng bước chân của những người đàn bà mang giầy bốt, 
bịt móng sắt, bên cạnh tiếng bước chân lặng lẽ, dịu dàng, êm ái
của tên treo người, kẻ sát nhân, gã đao phủ.
Cái gì vậy? Như thể một hồi ức đen chuyển động ở phiá bên trên thành phố
Như ngôi sao chổi rút ra khỏi tầng bình lưu.