*





RIP

Cuốn vỡ lòng Mạc Xịt của Gấu, là cuốn của Henri Lefebvre, đọc, đúng thời gian nằm Grall do xơi hai trái mìn Claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Ông anh vợ hụt – anh của BHD – mua giùm, đem vô.
Một phần nào, Gấu thoát chết nhờ nó!
Vị bác sĩ mổ cái tay của Gấu, nhìn thấy nó, trên giường Gấu nằm, cầm lên đọc mấy trang, nhìn Gấu ngạc nhiên ra mặt. Gấu đã từng lèm bèm về chuyện này rồi. Vẫn nhớ tên ông ta, bác sĩ Danney, hay Daney. Bịnh viện Grall là của hải quân Tẩy, vị bác sĩ này phải đi thực tập hai năm tại Grall, trước khi về lại Pháp thi lấy bằng.
Về Pháp thi lấy bằng, ông vẫn không quên Gấu, và viết thư cho 1 vị y tá, hỏi. Ông này ngạc nhiên quá, mang cái thư vô phòng đọc cho Gấu nghe.
Trong thư, vị bác sĩ cam đoan, ông không làm hư 1 sợi gân nào, trong khi mổ. Tếu thế!
Thời gian học Văn Khoa,  lấy cái chứng chỉ Dự Bị Triết, Gấu được đọc cuốn Triết Học Nhập Môn, của Nguyễn Đình Thi, bắt buộc phải đọc, vì trong chương trình học có nó, Gấu ngạc nhiên quá đỗi, vì cuốn này, đúng là cuốn Duy Vật Biện Chứng Pháp của Henri Lefebvre, theo  kiể
u Cửu Âm & Cửu Dương chân kinh của Đạt Ma Tổ Sư của Kim Dung.
Ấy là vì cuốn của H.L sử dụng ý niệm Lý Thuyết & Thực Hành [Théorie & Praxis], làm nền, trong khi NDT sử
dụng ý niệm tĩnh & động. y chang!
Còn cuốn nữa, là cuốn của giáo sư Trần Văn Toàn
.
Ra hải ngoại mới biết tới Aron

  
*

Ông này thiêng thật.
Vừa nhắc tới, trong vụ góp ý với một tác giả trên talawas,
sáng nay, 21.2.2006, gặp ông liền, tại một tiệm sách Tây ở Toronto.


Gấu đọc ông, ngay sau khi thoát chết, tuy xơi cả hai trái mìn claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, chào mừng Mẽo đổ bộ bãi biển Đà Nẵng, năm 1965.

Khoảng 1970, có sách Marx bầy bán tại Sài Gòn. Gấu thấy cuốn Misère de la philosophie, Sự khốn cùng của triết học, của Marx, tủ sách 10/18, in kèm luôn cả bản văn của Proudhon,Triết học của sự khốn cùng,
1965, Gấu, trong khi nằm chờ mổ lần thứ nhì, tại nhà thương Grall, không biết làm gì, bèn đọc Lefebvre. Nhờ ông anh vợ hụt mua giùm, tận bên Tây.
Một lần, cô em, Bông Hồng Đen, thương tình, ghé thăm, trên đường từ nhà, đường Gia Long, Ngã Sáu Sài Gòn, em đi ngang Chợ Bến Thành, qua Lê Lợi, ghé tiệm sách nói trên, mua cho Gấu cuốn Un Beau Matin d'Été, của James Hadley Chase, tiểu thuyết đen, série noire, hay thriller, hay polar như bây giờ thường gọi.
Cô hỏi, đọc chưa, Gấu ngu quá, nói, đọc rồi.
Cô nói, em cũng đoán là anh đọc rồi.

Lần này, mua, là mong gặp lại cuốn kia.
Gặp lại, một buổi sáng đẹp, mùa hè.

Nhưng "thành thật mà nói", Gấu chưa đọc, của Marx.
Chỉ đọc, "về" Marx.

Và bỗng nhớ một trong những nhà "Mác học" sừng sỏ, lúc hấp hối, bèn thành thật than: Tội nghiệp đám mình: Phịa ra cả một triết học ảo cho Marx!

Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng Sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.

http://tanvien.net/Nhat_Ky/marxism.html 

Trong bài mở đầu cuốn Signes (Ký hiệu, 1960), Merleau-Ponty viết: "Chủ nghĩa Marxisme tìm thấy trong lịch sử những thảm kịch trừu tượng về Hữu thể và Hư vô, nó đặt vào đó gánh nặng siêu hình lớn lao; điều này đúng, vì nó nghĩ tới bộ khung, tới kiến trúc tính của lịch sử, tới sự xen lẫn, bổ sung giữa vật chất và tinh thần, giữa con ngừơi và thiên nhiên, giữa hiện hữu và ý thức, trong khi triết học chỉ đưa ra được bài toán đại số và bản thiết kế. Thu tóm toàn bộ nguồn gốc nhân loại, chính trị cách mạng đi qua trung tâm siêu hình này. Nhưng trong thời kỳ gần đây, chính trị chỉ là thủ đoạn, một chuỗi đứt đoạn những hành động, những giai đoạn không có ngày mai, và người ta 'buộc' vào đó tất cả những hình thức của tinh thần và của cuộc sống. Thay vì nối kết những đức hạnh, triết học và chính trị chỉ trao đổi cho nhau những cái xấu: Người ta có một thực hành quỉ quyệt và một tư tưởng mê tín." 

Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.

Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.

"Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp", của Merleau-Ponty, xuất bản năm 1955, ghi lại những chặng đường phiêu lưu của chủ nghĩa Marxisme, kể từ những người Bônsêvích tới Sartre, qua G. Lukács, tác giả cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, có thời được coi là Tân Thánh Kinh của những người Cộng Sản, dù sau này tác giả phải phủ nhận tác phẩm khi bị buộc tội theo chủ nghĩa xét lại. "Những cuộc phiêu lưu tới đó là hết." 

Marx, chương cuối trong 11 chương luận về Feuerbach, đã đưa ra một công thức nổi tiếng bao gồm hết tham vọng lớn lao của ông: "Các triết gia chỉ cắt nghĩa thế giới, bằng cách này cách nọ, nhưng vấn đề từ nay là phải thay đổi nó đi". Thay vì trung thành với ông, chủ nghĩa Marxisme, ấn bản Bônsêvích đã đưa vào đó ý niệm Léniniste về tập trung dân chủ và quan niệm Trotskyste về cách mạng thường trực. Tư tưởng này đã làm đảo điên thế kỷ 20. Cuộc Cách mạng Nga 1917 càng làm lời tiên tri của Nietzsche là đúng: "Thời đại của những cuộc chiến tranh lớn lao, nhân danh những tư tưởng thù nghịch." Lịch sử của thế kỷ đã nhịp nhàng diễn ra qua bốn tiến trình kể từ cách mạng Bônsêvích: Thắng thế của chủ nghĩa Léninisme trước chủ nghĩa xét lại của Bertein, và dân chủ xã hội của Kautsky; chủ nghĩa Stalinisme nở rộ và chiến thắng Nazi mở ra đế quốc xô viết; chiến tranh lạnh với những quốc gia dân chủ Tây phương, sự đối đầu giữa hai khối ý thức hệ, được củng cố bằng những liên minh quân sự, dưới lưỡi gươm ghê rợn của một cuộc chiến tranh nguyên tử; sự sụp đổ tàn khốc và cùng lúc của Liên-bang Xô-viết, đế quốc Cộng Sản, và của chủ nghĩa Mác-Lê như là Ý thức hệ quốc gia. 

Triết gia Kostas Papaioannou lại giải thích tiến trình trên qua "hai mặt nạ lãng mạn" đã đi theo suốt cuộc đời Marx: Prométhée và Lucifer. Về phía Prométhée, đó là sự phân tích xã hội kỹ nghệ. Về phía Lucifer, lý luận về chủ nghĩa tập trung, những cuộc chiến toàn thể, ai thắng ai. 

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Văn học, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Marxisme. Phần liên quan tới René Thom, trích từ Les vrais penseurs de notre temps, tác giả Guy Sorman [nhà xb Fayard, tủ sách Bỏ Túi])

RIP

GCC không nghĩ PLP coi ông là nhà văn. Hẳn ông hài lòng với cái viết của ông, như 1 ký giả, viết thứ văn chương gọi là tạp ghi, mà ông là 1 trong những vị cha đẻ của thể loại này. Viết tạp ghi, theo Gấu, thật khó và cũng thật dễ. Viết 1 phát, là lòi ra liền hai thứ: đạo hạnh của người viết, cùng sự uyên bác của người này. Cái tên chuyên viết tạp ghi số 1 ở hải ngoại, cũng 1 cộng tác viên số 1 của tờ Người Vịt, cứ mỗi lần viết là mặt thật nghiêm, như thể thông báo với nhân loại, ta là 1 kẻ sống sót Lò Cải Tạo của VC!

Đầu Xuân đọc Tạp Ghi

Người khai sinh ra mục Tạp Ghi trên nhật báo Tiền Tuyến ngày nào, sau những năm tháng dài cải tạo, trở về đời, và trở ra hải ngoại đã cho ra mắt độc giả hai tập tạp ghi, chỉ là những bài viết sau này, khi mục tạp ghi do ông khai sáng đã trở thành "lịch sử", bởi vì làm sao mà độc giả "lại" còn có thể "lại" được thưởng thức, chỉ một bài trước đó? 

Tôi viết "trở ra", là bởi vì, trước 75 ông đã từng ra "ngoài này" nhiều lần, và đã từng viết về nỗi, đêm nằm kế bên một bãi biển, nhớ phở, ".... Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi cứ tưởng, những tiếng sóng vỗ vào bờ bên ngoài kia, là những tiếng réo gọi: Phở, Phở!" (mô phỏng một câu văn trong Lần Cuối Sài Gòn của Nguyễn Quốc Trụ: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể.").

Trong nỗi hoài nhớ đó, chúng ta có thể coi đây, vẫn chỉ là những "nhớ phở" ngày nào của ông, nhưng lần này, "dậy" lên cùng với phở, là cái mùi "tâm linh" như ông diễn tả, ngay ở những trang mở đầu của "Tuyển tập Tạp ghi", khi trích dẫn Nguyên Phong: "Các cổ thư Đông Phương đã vạch ra một cuộc sống ở cõi trần như sau: 25 năm đầu để học hỏi, 25 năm sau để lo gia đình... 25 năm sau nữa phải từ bỏ việc đời để lo cho tâm linh." (Hành Trình Về Phương Đông).

Chúng ta tự hỏi, nếu không có những tháng ngày cải tạo, liệu ông có tới được cái trạng thái tâm linh đó không, hay nói như Võ Phiến: "Các hồi ký lao tù khác thường chung một vẻ, một hướng. Bè Bạn Gần Xa biệt ra một hướng riêng. Các hồi ký khác nói về cái xấu, cái khổ, cái tàn khốc dã man. Bè Bạn Gần Xa nói về cái tốt, cái cao quí trong tù. Các hồi ký khác đọc thấy đau đớn uất hận. Bè Bạn Gần Xa thấy tin tưởng, xúc động, hãnh diện về con người – thấy sướng...".

Sự thực, không phải không có dấu vết của cái ác, ở trong những bài tạp ghi, về những ngày tháng đó. Cái tốt ở trong, chỉ là tốt, khi quanh nó, cái ác luôn luôn rình mò, và giọng tâm linh của tạp ghi, không phải dễ gì ai cũng có, vào lúc cuối đời. Nên nhớ, Phan Lạc Phúc là người miền bắc. Gia đình ông, bạn bè ông, có người ở bên này, ở bên kia, như những trang đầu viết về thời thơ ấu cho thấy. Nếu ông viết về cái ác ở trong tù bằng cái giọng không thể nào gây tác động ác, là bởi vì ông biết rất rõ, không thể có một cách viết khác, đối với những con người như ông.

Trong lần về Hà Nội, cá nhân người viết có hân hạnh gặp, quen, và quen thân, với một người thuộc hàng con cháu của ông. Nghe "người ấy" nói bằng một giọng bùi ngùi, "Em phải gọi ông ấy bằng ông", tôi lại thấy giọng của cô, ở trong những dòng tạp ghi của Phan Lạc Phúc.

Viết tới đây, tình cờ giở qua số báo Điểm Sách Nữu Ước vừa mới nhận được, tôi thấy có bài viết của nữ văn sĩ Mỹ gốc Đại Hàn, Suki Kim, viết về chuyến trở về của bà, vào ngày 16 tháng Hai, năm 2002:"... thật là một tình trạng kỳ cục, đối với một người viết tiểu thuyết, đến từ East Village thuộc Nữu Ước, một kẻ chẳng phải nhà hoạt động nhân quyền, hay diễn viên. Tôi sinh ra là Đại Hàn, và sau đó, là người Mỹ di dân từ khi mười ba tuổi. Cái phần Mẽo ở trong tôi chối đây đẩy xứ sở này, chốn đèo heo hút gió, đứa con hoang của chiến tranh lạnh. Nhưng tôi thường xuyên bị ám ảnh, bởi cơn đói của nó, trên màn hình TV vào mỗi buổi chiều. Khi bạn bè hỏi tôi, liệu có khi nào, hai phần Đại Hàn sẽ hợp làm một, tôi không biết làm sao trả lời. Tôi biết nhiều như họ, và cũng ít như họ. Nhưng có một điều làm tôi lẻ loi ra, giữa đám bè bạn của mình, đó là, tôi chắc chắn một điều, cho dù miền đèo heo hút gió đó - tôi muốn nói Bắc Hàn - tà ma ác quỉ tới mức nào, tôi cũng chẳng bao giờ thù ghét nó." ("... I am certain, no matter how evil North Korea is supposed to be, that I could never hate it". Suki Kim: A Visit to North Korea, NYRB, số đề ngày 13 tháng Hai, 2003)

(còn tiếp)

Jennifer Tran
Nhà văn Phan Lạc Phúc qua đời, hưởng thọ 88 tuổi
Thursday, April 28, 2016 11:59:51 AM

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227081&zoneid=433

RIP

Thư gửi p.l.p ở k5 – tl

Nhớ bạn như đang nhớ thuốc lào
Đường gần nhưng cách trở biết bao
Mấy năm không gặp nhau rồi nhỉ?
Râu tóc long đong hẳn bạc phau
"Đằng ấy" còn chăng nét "tiếu ngạo"
"Tớ đây" vẫn giữ vẻ "tiêu dao"
Mong ngày hội ngộ nằm chung chiếu
Tán gẫu qua đêm như độ nào.
79

TTT: Thơ Ở Đâu Xa

Cái Dở của Tạp Ghi của ký giả Lô Răng

Khi điểm cuốn Hermit in Paris (nhà xb Jonathan Cape £16.99, pp276) của nhà văn Ý, Italo Calvino, người điểm sách của tờ Người Quan Sát (số đề ngày 9 tháng Hai, 2003, trên lưới toàn cầu), Philip Hensher đã cho rằng, cuốn sách giầu có những hồi ức này chỉ có một cái dở là tác giả của nó ít quan tâm tới chính mình.

Liệu chúng ta có thể áp dụng nhận xét này, với Tạp Ghi của Lô Răng.
Tôi nghĩ là được.

Lô Răng viết bằng giọng mộc mạc pha chút lãng mạn về bạn bè, về thiên nhiên.... Người ta nói, chọn bạn mà chơi. Thành thử nói về bạn cũng là một cách nói về mình, nhưng giả dụ như có một người nào đó, đưa ra một vài chi tiết về con người của ông, ắt là cũng thú vị lắm chứ!

Nhà tôi ở dưới cầu Thị Nghè, gần Sở Thú, gần Đài Truyền Hình, Đài Mẹ Việt Nam, Đài Phát Thanh Sài Gòn, những ngày Mậu Thân trở thành "mục tiêu" của hoả tiễn vi xi. Cũng là thời gian bà xã mang bầu cháu gái lớn. Tuy những ngày quá gay cấn phải "sơ tán" tới nhà một người bà con ở Trương Minh Giảng, nhưng cái thai đã bị ảnh hưởng, cháu sinh ra tưởng bị liệt, cứ nằm hoài trong nôi, chỉ tới khi ông bố đi làm về mới mỉm cười và chịu cho bế. Đi bác sĩ Trần Ngọc Ninh ở Tân Định, ông khám thật kỹ lưỡng xuơng, gân, thần kinh... Sau khi kê thuốc, ông mắng vốn: gia đình phải biết yêu thương nó! Ông đâu biết, khi nằm trong bụng mẹ, cái thai đã "nghe ra" những tiếng hoả tiễn réo xèo xèo khi bay ngang nhà. Nhờ thuốc insulin do ông Ninh kê đơn, cháu đỡ dần, nhưng phải tới 5 tuổi mới biết đi. Và cho tới khi lấy chồng, có con, vẫn còn mắc tật đái dầm!

Gần ngay chân cầu, là khu vực thuộc Tâm Lý Chiến, trong có toà soạn báo Tiền Tuyến, nằm chung một lô đất với Cục An Ninh Quân Đội, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía sau nó là một trại gia binh. Khu này ngày trước có tên là Kho Đạn. Từ nhà tôi ghé Tiền Tuyến quá gần. Thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho Tiền Tuyến, tôi thường xuyên ghé chơi, ngoài chuyện đưa bài. Có lần vô, thấy một ông nằm ngay tòa soạn "ngơi" trên một cái ghế bố. Hỏi, có người trả lời, Lý Phật Sơn đó.

Chắc còn nhiều người nhớ tên Lý Phật Sơn, người bình Kim Dung trên tờ Tiền Tuyến ngày nào. Những lời bình nhuốm mùi "thiền", cộng thêm kiến thức sâu rộng của anh, làm say mê người đọc. Tuy là báo quân đội, nhưng thật khác hẳn tờ Quân Đội Nhân Dân của miền bắc, Tiền Tuyến là một tờ báo bán chạy, thuộc loại "top ten" trong số rất nhiều nhật báo của Sài Gòn lúc đó. Không chỉ có lời bình của Lý Phật Sơn, còn tạp ghi của Lô Răng, còn truyện fơi ơ tông của Thanh Tâm Tuyền, truyện trinh thám phóng tác của Hoàng Hải Thủy, và nhứt là, còn truyện dài Bà Phi gây sôi nổi trong giới văn nhân, cả dân sự lẫn "quân quyền", của Thảo Trường... Trong Tạp Ghi, Lô Răng cũng đã thổ lộ, sức ép ở trên xuống tờ Tiền Tuyến, và cá nhân ông, vì truyện Bà Phi, nhưng không vì thế mà ông yêu cầu tác giả tự kiểm duyệt, hay chính mình ra lệnh đục bỏ những đoạn gây rắc rối. Thảo Trường chắc chắn phải cảm được cái sự tri âm tri kỷ đó.

Nhưng Lý Phật Sơn là một tay trốn lính. Đó mới là cái sự lạ, phân biệt hai cách đối xử thật cách biệt giữa "tình người", giữa "thổ ngơi" của hai miền đất, giữa cái gọi là lý tưởng = đời sống, và lý tưởng = ý thức hệ, hay nói gọn lỏn là như thế này: lòng yêu những người có tài, của những người đã chọn nghề binh như Lô Răng, hay như Lưu Kim Cương, chẳng hạn. Chúng ta tự hỏi, cái kho tàng, hay di sản âm nhạc của Việt Nam, sẽ mất đi, hoặc thiếu đi bao nhiêu bản nhạc của Trịnh Công Sơn, nếu anh chàng cận thị này phải cầm cây súng, thay vì cây đàn? Với những người lính nhà nghề như Lưu Kim Cương, hay như Lô Răng, một tên lính lóng cóng như Trịnh Công Sơn, hay Lý Phật Sơn, chỉ làm bận tay, và có khi còn làm cho họ chết oan!

Nhìn rộng ra, chúng ta tự hỏi, bao nhiêu "nhân tài" đã thoát khỏi cuộc chiến, qua những chính sách như hoãn dịch vì lý do học vấn, cho đi du học những người đậu cao, cho về ngành chuyên môn những người có tay nghề. Do thổ ngơi của một miền đất, từ đó đẻ ra lòng yêu, trọng nhân tài, không phải chỉ như một chính sách, mà còn như tình người. Đó là điều mà Lô Răng không nói ra, ở trong những bài tạp ghi của ông, khi chọn ngay toà soạn Tiền Tuyến làm nơi trú ngụ cho một Lý Phật Sơn.

Bản thân tôi cũng đã được hưởng một chút "ân tình" đó. Là dân sự, nhưng lúc nào trong người cũng có một cái thẻ nhà báo, của một tờ báo nhà binh, tức tờ Tiền Tuyến, do chính chủ bút Lô Răng ký. Nhờ nó, tôi tha hồ đi quá giờ giới nghiêm.

Nhưng đi quá giờ giới nghiêm làm cái khỉ gì cơ chứ?

Số là "cô bạn" của tôi thì ở mãi bên Chợ Lớn. Tôi thường là chọn ca trực đêm, để dễ bề nói dối bà xã. Khi bớt việc, trao Đài cho một nhân viên phụ, thế là "chàng", trong túi thủ thẻ nhà báo quân đội, giấy chứng nhận hợp lệ tình trạng quân dịch, người và xe cứ thế phóng thẳng một mạch qua Chợ Lớn, ngồi cho tới khuya, ỷ y nếu có quá giờ giới nghiêm, đã có lá bùa hộ mạng, chứng nhận đây là phóng viên tiền tuyến của báo quân đội, đang đi công tác!

Ôi, làm sao quên được cảm giác, khi về, vắng tanh, phóng xe như điên trên đường phố Sài Gòn, mà hồn của mình thì vẫn luẩn quẩn ở một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nơi có căn nhà, có "giàn thiên lý, có người tôi thương"!...

Nhớ Thanh Tâm Tuyền...

Phan Lạc Phúc 

Tôi không nhớ rõ TTT đi khóa 14 hay 15 Thủ Đức, chỉ biết khi ra trường anh được bổ nhiệm đi giữ kho xăng ở một trung đoàn địa phương. Đầu thập niên 60, thời Đệ nhất Cộng hòa, tổng thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu muốn "chính trị hóa" Quân đội (QĐ), nhằm biến QĐ không đơn thuần là một QĐ nhà nghề mà là một đoàn quân chiến đấu vì lý tưởng. Ngành Chiến tranh Tâm lý sẽ được nâng lên thành Tổng cục Chiến tranh Chính trị theo mô thức của quân đội Trung Hoa Dân Quốc bên Đài Loan.

Sau khi mất cả một lục địa Trung Hoa, Tưởng Tổng Tài cùng với Quốc Dân Đảng của ông mới tái thiết Đài Loan thành một "quốc gia" mạnh mẽ, cả về kinh tế cũng như quân sự. Miền Nam dưới trào Tổng thống Ngô Đình Diệm muốn đi theo đường lối ấy. Năm 1961, một phái đoàn Chiến tranh Chính trị Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền điều động của trung tướng Vương Thăng, tổng cục phó TC/ CTCT Đài Loan, sang miền Nam sửa soạn để dạy một khóa căn bản CTCT cho sĩ quan VNCH, đồng thời phổ biến kinh nghiệm cũng như tài liệu giảng huấn cho Trung tâm CTTL tọa lạc tại đường Lê Thánh Tôn, gần nhà thương Grall khu Đồn Đất.

Ngày ấy kẻ viết bài này phụ trách về huấn luyện tại Trung tâm CTTL. Trong tương lai, trung tâm này sẽ dược cải tổ thành trường Đại học CTCT. Tài liệu giảng huấn của phái đoàn Vương Thăng tuy đầy đủ nhưng tình hình Đài Loan khác, tình hình miền Nam khác nên không thể áp dụng "nguyên si" vào quân đội miền Nam. Phải có những điều chỉnh, canh cải cho hợp lý. Đặc biệt chú ý đến đề tài Ấp chiến lược, tuyên và phản tuyên truyền, phê phán chủ nghĩa CS vv... Ông cố vấn Ngô Đình Nhu, BS Trần Kim Tuyến thường đích thân duyệt xét những tài liệu này. Để thanh thỏa vấn đề giảng viên, trung tâm được ưu tiên nhận về trường những sĩ quan phù hợp trong việc giảng dạy. Vì đề tài phê phán chủ nghĩa CS, chúng tôi xin thuyên chuyển thiếu úy Dzư văn Tâm (tên thật của TTT) về trung tâm huấn luyện. Những tài liệu ngày nào trên căn gác nhỏ ngõ Đỗ Thành Nhơn được đem ra sử dụng, đồng thời TTT giới thiệu với chúng tôi một tác giả lớn, rất lớn, là Raymond Aron.
R. Aron được coi như nhà xã hội học đáng ghi nhớ nhất của thế kỷ 20; ông là đồng môn với J.P. Sartre ở trường lớn Normale Supérieure nhưng hai ông mỗi người đi một ngả. Trong khi giới trí thức Pháp thời kỳ đó ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, nghiêng về phía tả, như nhà thủ lĩnh hiện sinh [Sartre. NQT], một mình R. Aron bênh vực cho phái hữu và nền dân chủ pháp trị. Ngay từ đầu thập niên 60 (thế kỷ trước), R. Aron đã tiên đoán là xã hội cộng sản một ngày không xa sẽ phải xóa đi, làm lại từ đầu (Gauche, année zéro, những bài giảng của ông gộp lại từ giảng đường Sorbonne). Xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu cuối thập niên 80 nhưng R. Aron đã tiên đoán điều này gần 30 năm trước. Ngoài Gauche, année zéro, TTT còn đưa vào bài giảng một số luận điểm cũng của R. Aron trong cuốn biên khảo nổi tiếng “L'opium des intellectuels” (thuốc phiện của giới trí thức) trong vấn đề "có phải thiên tả mới là tiến bộ". Về đề tài khá gai góc'phê phán chủ nghĩa CS', khối Huấn luyện chúng tôi có nhà văn TTT nhận định về phương diện lý thuyết; về phương diện thực tế khi áp dụng "chủ nghĩa duy nhất đúng', chính khách Nguyễn văn Chức (thượng nghị sĩ sau này) bằng những luận cứ vừa sắc bén vừa phúng thích đã nêu rõ sự xuống giá của động vật người trong xã hội CS.
PLP

GCC đọc Mác không qua Aron, mà qua Lukacs, khi còn Sài Gòn.
Ra hải ngoại, đọc Aron, trên tờ Văn Học Tẩy.

*

Nếu, chủ nghĩa Cộng sản là một sự sỉ nhục trí thông minh con người, thì cái ngu si, tầm bậy, la bêtise, của nó, giống như sợi chỉ đỏ, xuyên suốt tác phẩm của Raymond Aron.
Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản chất của những chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của dân chủ, Aron nắm lấy đề tài này, ngay từ năm 1937, trong một viết về chính trị kinh tế của Mặt trận bình dân. Áp dụng vào giới trí thức, trong một bài viết trên tờ Le Figaro, vào năm 1948, Aron đề ra, "sự nghịch lý của chủ nghĩa Cộng Sản": "Coi như giai đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo ra những trại tập trung cải tạo, những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tức những tờ thông hành chỉ để đi lại trong chính quê hương của họ, một hệ thống cảnh sát trị còn khốn kiếp hơn cả dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá giới hạn của sự ngu đần, vậy mà về lâu về dài, mấy đấng trí thức cũng đành chấp nhận.”
Điều mà Aron kết án, thực ra, 'nhẹ' về phần đồng ý gật đầu chấp nhận, tham gia vào ý thức hệ [Cộng sản], nhưng 'nặng', về phần mà ông gọi là sự "đồi bại trí thức".
Chính sự đồi bại trí thức đã đưa đến hóa trang [maquiller] thực tại, đánh bóng mạ kền, bôi son đánh phấn cho nó, và vặn vẹo, bóp méo tính hợp lý, nhờ nó mà một sử gia theo dõi bước đi của lịch sử. Cú phạng này của ông, là trung tâm tác phẩm Thuốc phiện của trí thức dữ dằn, nhức nhối đến nỗi, đám trí thức lầu bầu, thà lầm với Sartre còn hơn có lý với Aron.
Aron và Sartre đúng là thù nghịch nhau. Vậy mà cả hai đã bắt tay nhau, trong vụ Một Chiếc Tàu cho Việt Nam.
Tuyệt thế đấy!

*

Cùng lo “Một Con Tầu Cho Việt Nam”.
“Thà lầm với Sartre còn hơn là có lý với Aron”:
Chỉ đến thời điểm này, thì Sartre mới nhận là ông lầm.

bateau victim

1979: Ba triết gia Jean-Paul Sartre, André Glucksmann, và Raymon Aron trong cuộc họp báo "Một con tầu cho Việt Nam" [Un bateau pour le Viêtnam].
[Hình từ báo Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số đặc biệt 1966-1996: La passion des idées, đam mê tư tưởng.]

Về phía những nạn nhân

Chiến dịch "Một con tầu cho Việt Nam" huy động một số những nhà trí thức, trong có Sartre, Aron và Glucksmann, vượt lên khỏi những ý thức hệ, và những bản kẽm cũ mèm về chính trị, một bài học tuyệt vời về đạo đức.
Bernard Kouchner [người thành lập hội Y Sĩ Không Biên Giới]

30.4.2005