**

Bài viết thứ nhì của Rushdie, trong Quê Hương Tưởng Tượng, là về cuốn này, câu chuyện một nhà làm phim…  Ngụy, bị VC đá đít - mấy lần Gấu không rõ - đếch cho về, bèn giả trang, lén lút, âm thầm, hồi hộp…  về lại quê hương, thực hiện hàng ngàn thước phim về xứ Mít sống dưới Cái Ác Đỏ & Cái Ác Bắc Kít.

Gấu đã toan tính thực hiện điều này, nhưng theo chiều ngược lại: Trên TV đã từng viết về chuyến vượt biển của Gấu Cà Chớn, cùng anh bạn cựu nhiếp ảnh viên UPI, đúng vào dịp VC kỷ niệm 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân, mang theo tài liệu, hình ảnh, bài viết, phóng sự…. kể câu chuyện 30 năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào.

Viết là Khiếp

     Tôi trở nên khiếp đảm...

Đêm 23 tháng Chạp, năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt biển sắp sửa chìm gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu thanh niên đứng kế bên lầm là người yêu của anh. Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người yêu, tức ông già, lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện khác, ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu thanh niên, mặn, nóng hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ mãi. Con thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên cao, chót ngọn sóng. Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy, tám tuổi, thấy bạn cùng lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ, ai cũng làm được. Và cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn thấy thằng bé sắp sửa chìm nghỉm, bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn hồn, đứng ngơ ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước tai nạn. Như thể, cậu đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là lập lại lần trước. Nó đã từng xẩy ra, trong một giấc mơ, có thể.
Cậu có cảm tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ xẩy ra, và anh ta sẽ can thiệp, đúng lúc.
Rõ rệt nhất là lần chơi bắn bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương] lớn, chiếm cả một góc gian nhà chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng lúa, đặt trên hai tấm mễ gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa xưa vẫn bị ám ảnh bởi những cơn lũ lụt, và những năm hạn hán, lúc nào cũng lo mất mùa, nên nhà nào cũng lo trữ lúa.
Hòn bi lăn tít vào gầm hòm. Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa gỗ, quá mục, cùng sập xuống.
Như sống lại giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may nhờ hai chiếc mễ chia giùm sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người lớn bắt ăn mấy vắt cơm để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu mất dần khả năng kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính lần suýt bị bẹp dí - có một điều gì liên can đến "nước", trong những lần như vậy.
Như thể gia đình ông bị trù yểm, bởi nước.
*

Ông già của ông già bị đảng phái thủ tiêu, bằng cách cột đá vào người bỏ xuống sông.
Đứa em trai, tử trận tại một khúc sông, do một viên đạn từ bên kia bờ bắn xuống nước dội lên.
Bản thân ông đã từng bị thương nặng tại bờ sông Sài-gòn.
Lần đó, đúng ra là đi luôn, nếu không có kẻ thế mạng: một chuyên viên Phi Luật Tân mới chân ướt chân ráo tới Sài-gòn.
*
Nhưng được bỏ qua, không có nghĩa là được tha thứ. Ông già thấy nhẫn nhục, cam chịu.
Đó là một chuyến đi được tổ chức rất chu đáo. Và có lúc ông già nghĩ rằng sẽ thành công...
*

"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".

D. M. Dylan Thomas mở đầu “Hồi tưởng & Hoang tưởng”.

Với ông, khả năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra, ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp đảm, bởi nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống.
Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng. Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas] đi thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc.

Tôi yêu liền ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.

Chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha.
Tôi có cảm giác những bức họa đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô con gái.

"Tôi nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?"
"Không, nếu bị đánh cắp, cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu của ông.

Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago, đã "ứng" vào người cháu trai.
Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông kể lại một kinh nghiệm của riêng ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác sĩ tâm thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một cái gì liên can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay vì đi nhà thờ, cậu đã tới một sex shop".
"Đúng như vậy". "
Rồi trí tưởng của tôi đầy rẫy những hình ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải đi đám ma.
"Oh, I am sorry, tôi mong không phải là một người thân của bà.
"Thảm thay, đúng như vậy, ông già của tôi."
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...". 

Chỉ là lộng giả thành chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng để đi đầu thai.

Đó cũng là cảm giác ghê rợn, khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh. Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện". 

Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Ông già quen anh bạn, những ngày cả hai cùng làm việc cho một hãng tin nước ngoài. Anh là nhiếp ảnh viên. Gốc "chệt", người nhỏ thó, tóc xoắn tít, có lần, trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự hào về mấy quí tướng của mình.
Ng. quả thực rất khôn ngoan. Nếu có gì đó, làm anh thất vọng về chính mình, có lẽ là, anh đã không theo đuổi nghề "phóng viên chiến tranh" cho tới cùng. Anh giải thích, làm cho hãng tin Mỹ một thời gian, anh chuyển qua một hãng tin Nhật. Ông già không gặp anh từ dạo đó. Rồi bỏ nghề, về nhà đuổi gà cho vợ.
"Mày có nhớ được bao nhiêu thằng tụi mình quen, đã tử mạng ? Ở chiến trường, cái máy chụp hình trông xa giống như khẩu súng. Còn chữ Press ở trên ngực, gặp VC tụi nó cũng chẳng tha. Sau Mậu Thân, bà vợ tao hoảng quá, không cho tao làm phó nháy nữa".
Cũng có thể còn một lý do. Tuy nhỏ con, nhưng anh có một sức hấp dẫn đặc biệt, với phụ nữ.
Anh vẫn mơ tưởng, ngoài người vợ anh đã ly dị, có với nhau một đứa con trai; ngoài bà vợ sau anh đang chung sống, có được một đứa bé gái - vì mê bả, anh giải thích, anh đã không bỏ đi, những ngày tháng Tư năm đó - còn một việc gì, chiến cuộc dành riêng cho anh, những kẻ bỏ cuộc hơi sớm. Như thể nó cho anh "hoãn dịch", để thực hiện sứ mạng này.

"Tôi để dành tôi cho tương lai", Phan Văn Hùm, (hay Tạ Thu Thâu ?), đã nói vậy, khi từ chối làm việc với những người CS.
Một người quen của ông già cũng đã nói một câu tương tự, khi từ chối lệnh nhập ngũ.
Anh bạn phóng viên mơ tưởng "làm một việc, để trả ơn nhân dân Mỹ," khi đem đến cho họ tin tức, về những "con mực", mật ngữ của anh. Anh giấu kín những "tài liệu vô giá" đó, chỉ thêm vào, một bức thư, bằng tiếng Anh, do ông già viết. Một thứ "bạch thư", đại khái vậy. Thì cũng nhờ mớ tiếng Anh còn sót lại, ông già đã được "tổ chức", qua anh bạn phóng viên, chấp nhận.

Sau này, bữa theo vị linh mục người Pháp, tới văn phòng ODP, tại Bangkok, nằm trong building khổng lồ City Bank, ông thấy lại tất cả những đơn từ, thư viết tay, hình ảnh, hôn thú, giấy khai sinh..., tất cả những gì ông gửi từ Việt Nam, những ngày cực khổ, việc gửi thư là một xa xỉ... Không thấy bức "bạch thư". Như vậy, ông già nghĩ thầm, nó thuộc về một hồ sơ khác, nằm ở Bộ Quốc Phòng, như Steel, nhân viên tại Toà Lãnh Sự Mỹ, tại Vientiane, nói. "Steel, như cái này này," anh giơ chân đập vào tủ sắt kế bên. Trong bữa gặp gỡ, anh có nhắc tới Alan Dawson, một ký giả Mỹ làm cho UPI. "Ông ta là bạn tôi, hiện đang làm việc tại Bangkok. Các anh có thể tới đó gặp ông ta. Nhưng tôi không thể giúp đỡ gì, trong việc này. Tôi sẽ chuyển bức thư đi, vậy thôi." Trước khi nói chuyện anh đã cẩn thận đóng cửa văn phòng, không cho nhân viên người Lào tại sứ quán biết, về cuộc gặp mặt giữa những điệp viên CIA, hoặc MIA, "dởm". Sau khi đọc qua hồ sơ ODP, nhìn hình hai người lớn, và mấy đứa nhỏ, vị linh mục người Pháp nói, "Bây giờ ta có thể giúp con được rồi. Ta sẽ đưa con tới sở cảnh sát Bangkok. Họ sẽ bỏ tù vợ chồng con mấy tháng. Sau đó, Cao Uỷ sẽ đưa các con tới trại tị nạn."

Cũng lại một chuyến vượt biên, nhưng bằng đường bộ. Ông già vốn không tin con đường Đức Thánh Trần chỉ bảo. Gia đình ông, bị thần nước trù yểm, kể từ thời Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, cũng nên. Quê ông vốn vùng núi Tản, sông Hồng.

Trên ghe, đa số là người theo đạo. Khi đã tuyệt vọng, họ hy vọng vào Chúa. Tiếng cầu kinh nổi lên, lúc đầu còn rời rạc, nhưng dần dần át tiếng mưa bão. Phép lạ, phép lạ, ông già loáng thoáng nghe có người suýt soa. Vài phút trước đó, ông đã được anh thợ máy, sau khi thất bại không thể làm cho máy chạy, từ dưới hầm tầu bò lên, nhìn trời, ngó đồng hồ... Sau đó, anh giải thích, bão ven biển vốn vậy. Tới gần sáng là ngưng. Vả lại ghe chưa ra xa bờ. Nếu sửa cho máy nổ, chắc là tiêu rồi, anh vừa nhìn vào bờ vừa thẫn thờ nói. Trên bờ loáng thoáng những ruộng muối...

Anh bạn đi cùng đã thả xuống biển những chứng tích cuối cùng, của chuyến đi...

NQT

V.S. Pritchett, phê bình gia “không phải thời nào cũng có” - vì được nữ hoàng Anh phong là Sir nhờ viết phê bình – cũng có 1 bài thật là tuyệt về GGM, và nhất là về truyện “Mùa Thu của vị Trưởng Lão”, The Autumn of the Patriarch, trong đó, đã tiên tri cái cú VC bán cả biển cho Tẫu để trừ nợ - nhờ chúng mà ăn cướp được Miền Nam.

Ông viết, TNCD cự tuyệt mọi giải thích, denies interpretation. Người ta có thể nói, một Arcady nhỏ bé được sáng tạo rồi bị huỷ diệt bởi những ý nghĩ “Promethe”, chúng chui vô đầu óc của kẻ dám tạo ra nó, one could say that a little Arcady was created and was ruined by the Promethean ideas that came into the head of its daring founder. Hay, những thành phố nho nhỏ đó đã có khoảnh khắc của nó, their moment – như những nền văn minh đã từng có – và rồi bị tiêu ma.
Có thể, như Garcia Marquez phán,”những nòi giống bị kết án trăm năm cô đơn đếch làm sao có 1 cơ may thứ nhì”, “races condemned to one hundred years of solitude do not get a second chance on earth”. Cái cảnh - trận bão -  chấm dứt 100 năm cô đơn, khi hai kẻ cùng huyết thống cố làm sao có được 1 đứa trẻ không có đuôi, và rồi thất vọng, và rồi Macondo tiêu ma.... mà chẳng khủng khiếp sao.
Do…  THNM, Gấu lúc nào cũng sợ sợ, đếch dám đọc TNCD nữa, vì sợ nó ứng vô xứ Mít, hà hà!

Trong bài viết mới nhất, tưởng niệm GGM, Rushdie chẳng đã trích dẫn Carlos Fuentes, “I have the feeling,” Carlos Fuentes once said to me, “that writers in Latin America can’t use the word ‘solitude’ anymore, because they worry that people will think it’s a reference to Gabo. And I’m afraid,” he added, mischievously, “that soon we will not be able to use the phrase ‘100 years’ either.”, tớ có cảm tưởng những nhà văn Mỹ Châu La Tinh đếch dám đụng tới từ “cô đơn” nữa, vì sợ bị coi là đàn em của Gabo!
“Trăm năm” có lẽ cũng không dám, nhưng cái này còn phải chờ bên y tế, vì tuổi của con người bi giờ hết còn đóng khung trong “trăm năm trong cõi người ta” nữa rồi!

Đã có lần, Gấu tui liều cùng mình, khi cho rằng, đối với người dân Miền Bắc, khi tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, họ tin rằng đây chính là thứ khi giới tuyệt hảo để chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt khiến con người khắc nghiệt. Nó là cứu tinh của một miền đất, một thứ Thiên Sứ, đại khái vậy. Chính giấc mơ Thiên Sứ này biến Bắc Kít thành... khùng.

Đây là cách V.S. Pritchett, một nhà văn nhà phê bình người Anh, đọc Don Quixote, bằng cách đặt nó kế bên cuốn Những Linh Hồn Chết  của Gogol, và từ đó, ông giải thích được một câu hỏi nhức nhối, từ lâu chưa ai trả lời được: Tại sao mà Gogol không thể hoàn tất phần thứ hai của cuốn sách tuyệt tác của ông, và của nhân loại?
Chính cái giấc mơ phải tìm cho được một "Thiên Sứ" cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, đã biến Gogol thành khùng
30.4.2012

Don Quixote đã không sụp đổ, như là Phần Hai của Những Linh Hồn Chết của Gogol sụp đổ, bởi vì Cervantes không khùng. Ông trở nên [vẫn luôn luôn là] con người thực dụng, hồ nghi nếu không muốn nói là bi quan, và khoan dung; trong khi đó, Gogol bị giấc mơ Thiên Sứ cắn trúng, và bị nọc độc của nó biến thành khùng.
V.S. Pritchett: Miguel de Cervantes [1965], [được in lại trong The Essential Pritchett, Vintage, 2004]

Nhìn như thế, Mít, sau cú 30 Tháng Tư, đều trở nên “insane”, mất mẹ nó cái đầu, như Gogol, vì giấc mơ Thiên Sứ, của… Sến Cô Nương!

V.S. Pritchett, được phong hiệp sĩ năm 1975, nhưng theo Gấu, chữ nghĩa không sắc sảo, lý luận không sắc bén bằng Thầy Cuốc.

Chính ông nói ra điều này:
Tôi rất sốc khi nghe văn chương bị/được dạy, I am shocked to hear that literature is "taught". Tôi nhận thấy mình không đáng là nhà phê bình, nhưng mà là 1 thằng nhung nhăng, nay đây mai đó, du lịch trong văn chương, I was travelling in literature. Chúng tôi [những người như ông] không có “captive audience” [khán thính giả có thể nắm bắt]. Chúng tôi không có dạy. Chúng tôi viết để có thể đọc được, và dấn mình vào cõi mà Virginia Woolf gọi là "độc giả thông thường", "the common reader".
Thua Thầy Kuốc xa.
Giả như bạn quí thổi Người "lên mây”, như thế, thì cũng thấy “ngường ngượng” mà đi xuống mặt đất, thì may ra mới khá được!  NQT

Trong bài viết, nhân GM đi xa, “Thần kỳ làm tà lọt cho sự thực”, Magic in Service of Truth, Rushdie lập lại ý của ông trong bài Tin Văn đã giới thiệu, lấy từ cuốn Quê Hương Tưởng Tượng. Tuy nhiên ông đưa thêm 1 số chi tiết, sự kiện. Thí dụ, thế hệ đàn em đếch khoái cái trò bợ đít độc tài của đàn anh GM, và hiện thực thần kỳ có mùi thum thủm.

The most highly regarded writer of the next generation, Roberto Bolaño, notoriously declared that magic realism “stinks,” and jeered at García Márquez’s fame, calling him “a man terribly pleased to have hobnobbed with so many presidents and archbishops.” It was a childish outburst, but it showed that for many Latin American writers the presence of the great colossus in their midst was more than a little burdensome. (“I have the feeling,” Carlos Fuentes once said to me, “that writers in Latin America can’t use the word ‘solitude’ any more, because they worry that people will think it’s a reference to Gabo. And I’m afraid,” he added, mischievously, “that soon we will not be able to use the phrase ‘100 years’ either.”) No writer in the world has had a comparable impact in the last half-century. Ian McEwan has accurately compared his pre-eminence to that of Charles Dickens. No writer since Dickens was so widely read, and so deeply loved, as Gabriel García Márquez.

Trong Quê Hương Tưởng Tượng, Rushdie đi hai bài về GGM, cả hai đều thật tuyệt. Ông cũng giải thích lý do, tại làm sao mà câu kệ ở trong Mùa Thu của vị Trưởng Lão dài thòng, tất nhiên, từ Faulkner mà ra, nhưng điều Rushdie giải thích thêm ra mới cực thú: Câu kệ trong đó dài thòng vì đó là biểu hiện hình thức, l’expression formelle, của cái chế độ độc tài không làm sao chấm dứt, la tyranie interminable, là đề tài của cuốn sách. GCC không nhận ra điều này, tuy biết, thuổng Faulkner!

Câu tiếp theo mới ghê: Quyền uy của tên độc tài làm ngưng thời gian!

Đây đúng là cú đã xẩy ra sau 30 Tháng Tư 1975, thời gian ngưng lại, với Ngụy, như Nguyễn Mộng Giác đã từng dùng ẩn dụ này, để nói về cái đám chống Cộng điên cuồng tính xin tí huyết ông, khi đụng tới lính Ngụy. Thời gian cũng ngưng với VC, họ đi vào địa ngục, do chính họ xây dựng lên, với những tên như tướng về hưu, quái vật Núp… và không hề biết ngày nào ra được.

Bolano, phán, hiện thực thần kỳ “bốc mùi”, cha đẻ ra nó ăn nằm với tổng thống, hoặc giám mục. Rushdie cho rằng, nói quá, "trẻ con", nhưng, Bolano, một cách nào đó, không nhắm GGM, mà đám đàn em của ông, ở các nước như xứ Mít, chẳng hạn. "Rung chuông tận thế" mà chẳng có mùi thúi, và tác giả của nó chẳng phải là 1 tên cớm VC ư?
Rồi những hiện thực thần kỳ "vừa nhắm mắt vừa mở cửa", "xin cho tôi 1 vé đi tuổi thơ…"

Kít!

Sunday Book Review | Essay

Magic in Service of Truth

Gabriel García Márquez’s Work Was Rooted in the Real

By SALMAN RUSHDIE

APRIL 21, 2014

Gabo lives. The extraordinary worldwide attention paid to the death of Gabriel García Márquez, and the genuine sorrow felt by readers everywhere at his passing, tells us that the books are still very much alive. Somewhere a dictatorial “patriarch” is still having his rival cooked and served up to his dinner guests on a great dish; an old colonel is waiting for a letter that never comes; a beautiful young girl is being prostituted by her heartless grandmother; and a kindlier patriarch, José Arcadio Buendía, one of the founders of the new settlement of Macondo, a man interested in science and alchemy, is declaring to his horrified wife that “the earth is round, like an orange.”

We live in an age of invented, alternate worlds. Tolkien’s Middle-earth, Rowling’s Hogwarts, the dystopic universe of “The Hunger Games,” the places where vampires and zombies prowl: These places are having their day. Yet in spite of the vogue for fantasy fiction, in the finest of literature’s fictional microcosms there is more truth than fantasy. In William Faulkner’s Yoknapatawpha, R. K. Narayan’s Malgudi and, yes, the Macondo of Gabriel García Márquez, imagination is used to enrich reality, not to escape from it.

“One Hundred Years of Solitude” is 47 years old now, and despite its colossal and enduring popularity, its style — magic realism — has largely given way, in Latin America, to other forms of narration, in part as a reaction against the sheer size of García Márquez’s achievement. The most highly regarded writer of the next generation, Roberto Bolaño, notoriously declared that magic realism “stinks,” and jeered at García Márquez’s fame, calling him “a man terribly pleased to have hobnobbed with so many presidents and archbishops.” It was a childish outburst, but it showed that for many Latin American writers the presence of the great colossus in their midst was more than a little burdensome. (“I have the feeling,” Carlos Fuentes once said to me, “that writers in Latin America can’t use the word ‘solitude’ any more, because they worry that people will think it’s a reference to Gabo. And I’m afraid,” he added, mischievously, “that soon we will not be able to use the phrase ‘100 years’ either.”) No writer in the world has had a comparable impact in the last half-century. Ian McEwan has accurately compared his pre-eminence to that of Charles Dickens. No writer since Dickens was so widely read, and so deeply loved, as Gabriel García Márquez.

The great man’s passing may put an end to Latin American writers’ anxiety at his influence, and allow his work to be noncompetitively appreciated. Fuentes, acknowledging García Márquez’s debt to Faulkner, called Macondo his Yoknapatawpha County, and that may be a better point of entry into the oeuvre. These are stories about real people, not fairy tales. Macondo exists; that is its magic.

Continue reading the main story The trouble with the term “magic realism,” el realismo mágico, is that when people say or hear it they are really hearing or saying only half of it, “magic,” without paying attention to the other half, “realism.” But if magic realism were just magic, it wouldn’t matter. It would be mere whimsy — writing in which, because anything can happen, nothing has effect. It’s because the magic in magic realism has deep roots in the real, because it grows out of the real and illuminates it in beautiful and unexpected ways, that it works. Consider this famous passage from “One Hundred Years of Solitude”:

“As soon as José Arcadio closed the bedroom door the sound of a pistol shot echoed through the house. A trickle of blood came out under the door, crossed the living room, went out into the street, continued on in a straight line across the uneven terraces, went down steps and climbed over curbs, passed along the Street of the Turks, turned a corner to the right and another to the left, made a right angle at the Buendía house, went in under the closed door, crossed through the parlor, hugging the walls so as not to stain the rugs ... and came out in the kitchen, where Úrsula was getting ready to crack 36 eggs to make bread.

“ ‘Holy Mother of God!’ Úrsula shouted.”

Something utterly fantastic is happening here. A dead man’s blood acquires a purpose, almost a life of its own, and moves methodically through the streets of Macondo until it comes to rest at his mother’s feet. The blood’s behavior is “impossible,” yet the passage reads as truthful, the journey of the blood like the journey of the news of his death from the room where he shot himself to his mother’s kitchen, and its arrival at the feet of the matriarch Úrsula Iguarán reads as high tragedy: A mother learns that her son is dead. José Arcadio’s lifeblood can and must go on living until it can bring Úrsula the sad news. The real, by the addition of the magical, actually gains in dramatic and emotional force. It becomes more real, not less.

Magic realism was not García Márquez’s invention. The Brazilian Machado de Assis, the Argentine Jorge Luis Borges and the Mexican Juan Rulfo came before him. García Márquez studied Rulfo’s masterpiece “Pedro Páramo” closely, and likened its impact on him to that of Kafka’s “Metamorphosis.” (In the novel’s ghost town of Comala it’s easy to see the birthplace of García Márquez’s Macondo.) But the magic-realist sensibility is not limited to Latin America. It crops up in all of the world’s literatures from time to time, and García Márquez was famously well read.

Dickens’s unending court case, Jarndyce v. Jarndyce in “Bleak House,” finds a relative in “One Hundred Years of Solitude” in the unending railway train that passes by Macondo for a week. Dickens and García Márquez are both masters of comic hyperbole. Dickens’s Circumlocution Office, a government department that exists to do nothing, inhabits the same fictional reality as all the indolent, corrupt, authoritarian governors and tyrants in García Márquez’s work.

Kafka’s Gregor Samsa, metamorphosed into a large insect, would not feel out of place in Macondo, where metamorphoses are treated as commonplace. Gogol’s Kovalyov, whose nose detaches itself from his face and wanders around St. Petersburg, would also feel at home. The French Surrealists and the American fabulists are also of this literary company, inspired by the idea of the fictionality of fiction, its made-up-ness, an idea that unshackles literature from the confines of the naturalistic and allows it to approach the truth by wilder, and perhaps more interesting, routes. García Márquez knew very well that he belonged to a far-flung literary family. William Kennedy quotes him saying, “In Mexico, surrealism runs through the streets.” And then: “The Latin American reality is totally Rabelaisian.”

But, to say it again: The flights of fancy need real ground beneath them. When I first read García Márquez I had never been to any Central or South American country. Yet in his pages I found a reality I knew well from my own experience in India and Pakistan. In both places there was and is a conflict between the city and the village, and there are similarly profound gulfs between rich and poor, powerful and powerless, the great and the small. Both are places with a strong colonial history, and in both places religion is of great importance and God is alive, and so, unfortunately, are the godly.

I knew García Márquez’s colonels and generals, or at least their Indian and Pakistani counterparts; his bishops were my mullahs; his market streets were my bazaars. His world was mine, translated into Spanish. It’s little wonder I fell in love with it — not for its magic (although, as a writer reared on the fabulous “wonder tales” of the East, that was appealing too) but for its realism. My world was more urban than his, however. It is the village sensibility that gives García Márquez’s realism its particular flavor, the village in which technology is frightening but a devout girl rising up to heaven is perfectly credible; in which, as in Indian villages, the miraculous is everywhere believed to coexist with the quotidian.

He was a journalist who never lost sight of the facts. He was a dreamer who believed in the truth of dreams. He was also a writer capable of moments of delirious, and often comic, beauty. At the beginning of “Love in the Time of Cholera”: “The scent of bitter almonds always reminded him of the fate of unrequited love.” At the heart of “The Autumn of the Patriarch,” after the dictator sells the Caribbean to the Americans, the American ambassador’s nautical engineers “carried it off in numbered pieces to plant it far from the hurricanes in the blood-red dawns of Arizona, they took it away with everything it had inside general sir, with the reflection of our cities, our timid drowned people, our demented dragons.” The first railway train arrives in Macondo and a woman goes mad with fear. “It’s coming,” she cries. “Something frightful, like a kitchen dragging a village behind it.” And of course, unforgettably:

“Colonel Aureliano Buendía organized 32 armed uprisings and he lost them all. He had 17 male children by 17 different women and they were exterminated one after the other on a single night before the oldest one had reached the age of 35. He survived 14 attempts on his life, 73 ambushes and a firing squad. He lived through a dose of strychnine in his coffee that was enough to kill a horse.”

For such magnificence, our only possible reaction is gratitude. He was the greatest of us all.

Salman Rushdie is the author of 11 novels and, most recently, the autobiographical memoir “Joseph Anton.”