Tuong Niem DNM

http://www.viet-studies.info/TuongNhoDuongNghiemMau_NV.htm

*

GNV & Nguyễn Tân Văn
Bút hiệu Dương Nghiễm Mậu là ghép tên thật (Phí Ích Nghiễm) với tên làng quê nội và quê ngoại (Dương Liễu, Mậu Hoàng), có lẽ thế.

NTV

Note: Nhảm. DNM là từ Nghiễm (Phí Ích Nghiễm] + Dương Từ Hà Mậu [tên tác phẩm của Đồ Chiểu].
Khi chọn cho mình 1 cái nick như thế, là DNM còn chọn 1 miền đất, và sĩ khí/linh hồn/ông thần đất…  của nó, qua nhân vật Đồ Chiểu, “chở bao nhiêu đạo…”

GCC nhìn thấy DNM, lần đầu,
là lần đi cùng Nguyễn Tân Văn, lang thang trên đường phố Sài Gòn, khu Chợ Đũi, gần nhà BHD.
Đang đi, anh
chỉ, DNM kìa, và GCC, từ xa nhìn thấy, DNM đang chăm chú theo dõi 1 xen gì đó trên đường phố.
Thời gian liền sau khi Rượu Chưa Đủ xuất hiện trên Sáng Tạo.

NTV là người kể cho GCC về những con sư tử, trong 1 truyện ngắn của DNM, mà anh nghe, từ DNM, chôm của Hemingway!
Lạ, là GCC nhớ hoài chi tiết này, mỗi lần đọc/chôm từ lũ mũi lõ.
Mình chôm giùm bạn mình, chứ không phải chỉ cho mình mình!

Trang TV là như thế đó: Viết là chôm chĩa.
Bài đầu tiên viết cho talawas là cũng theo tinh thần đó: Nhà văn là 1 tên biệt kích văn hóa.
Sến đọc mê quá, bèn cho phép Gấu cắp rổ theo hầu!

Dịch Là Cướp

Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes des terres sereines"  của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ. (1)
Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.
Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.
Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.

NQT

[Bài viết cho diễn đàn talawas, khi mới xuất hiện trên net]

(1) PHAM Duy Khiêm : "Légendes des terres sereines "


*

Phí Ích Bành, ông em Dương Nghiễm Mậu & NQT
@ Phạm Phú Phong's


Dương Nghiễm Mậu: Thật chững chạc, thật cảm động

Trong kho chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi khác…

GCC, viết về DNM, khi anh còn sống, “thật chững chạc, thật cảm động”, từ trong hồi ức bật ra câu chuyện cổ trên đây, 1 phần là nhờ cái nick của anh, từ vị phúc thần Miền Nam, là Đồ Chiểu, mà có được.
Chuông đúc ở xứ Bắc Kít, gõ lên 1 phát, không thấy kêu kiếc con mẹ gì
hết, mà cả 1 một miền nam thì lại nghe, tạo thành cả 1 nền văn học có tên là văn học Ngụy, thế mới ghê, “nàm” sao, từ hai địa danh của Miền Bắc, ra cái nick DNM được?
“Vô ný” quá!
Đã 1 đấng đầu bạc phán nhảm rồi, giờ lại thêm Nguyễn Tân Văn!

NTV, làm thơ, ký là Hà Tuệ, Tin Văn có giới thiệu. Anh là bạn thời mới lớn, người đưa thư giùm Gấu, khi Gấu bị ông cụ của BHD cấm cửa, và là người đi cùng Gấu xuống Sóc Trăng mang xác thằng em trai tử trận về nghĩa trang Gò Vấp mai táng. Anh, khi đó đóng ở Mỹ Tho, trên đường đi, Gấu ghé đón. Trở về lại đơn vị, anh bỏ chuyến xe thứ nhất, vì thèm ly cà phê, và có thể, thèm nhìn lại ST lần cuối, nhờ
vậy thoát chết, trong chuyến xe đò thứ nhất rời thành phố, trên đường đi ăn mìn VC. Anh vẫn thường nghĩ, anh thoát chết, nhờ thằng em của Gấu cản anh đừng đi chuyến xe đó.
Cũng có thể.

Hà Tuệ

Hạ Huyền 

Tưởng niệm TTH 

Vầng trăng thôi đã ngàn thu

Nguồn mơ còn lại mấy tờ thư phai

Gửi về đâu, những dấu hài

Tóc huyền ai thả theo lời thơ bay

Hồn trăng trên ngọn lau gầy

Hắt hiu sông nước sương đầy bến không

Mây trôi thuyền lạc muôn trùng

Mênh mang thiên cổ mịt mùng viễn khơi

Tiếng kêu thương nỗi ngậm ngùi

Trăng tà núi lặng không lời vọng âm

 Huyền 

Trong bầu trời xám của Utrillo của Đà Lạt và em chiếc khăn hồng rực rỡ em bừng sáng trên phố đông em bừng sáng suốt thời thanh xuân anh. 

Anh ủ dột ngã quỵ trong bão lốc. Anh chết dấp bên bờ rừng còn vo ve lời trá ngụy. Gục đầu đi trong bóng chụp ma quỷ chẳng còn gì đời anh. 

Như thế ba mươi năm không thấy nhau, những buổi chiều rũ nát không còn em dòng máu anh vẫn tiềm ẩn ảnh hình một buổi chiều đường Lê Lợi. Ba mươi năm những ngày vỡ vụn buồn chán những ngày hốt hoảng mù mịt không có em anh đã quên trong cuộc đời. Vầng trăng sơ huyền mắt trong xanh vầng trăng hạ huyền trong đêm Sài Gòn khuya lặng lẽ đi. 

Huyền vẫn là vầng trăng trong đêm sao vẫn là pháo bông một ngày hội suốt thời thanh xuân anh chưa bao giờ đạt tới.

 Mùa Xuân Mùa Đông 

Đầu mùa hạ cuối mùa xuân, lan đã tàn, quỳnh bắt đầu nở, chùm bông giấy tím cuối bờ tường. Buổi sáng chim gọi nhau ríu rít. Bỗng tưởng như một buổi chiều trong rừng Trảng Táo chim xào xạc. Những ngày tháng hoảng hốt âm u em đã đến như bông hồng rực rỡ sáng trong đời.

Rừng mưa lũ, thác réo như cuốn trôi mọi tồn sinh mọi hy vọng. Một nhánh phong lan còn nằm trong tâm tưởng đợi một mùa êm đềm. Và nhớ mãi một buổi sáng mưa xuân những giọt nước long lanh trên lá cỏ, những bài hát của một thời chiến tranh mà chúng ta lạc lối hoang mang. Anh vẫn nghe và nhớ em nhớ một thời hỗn độn tối tăm và tình yêu như cánh chim trong lửa cháy mịt mù.

Thấp thoáng nắng hàng tre bên kia sông có tà áo xa xa dẫn anh về một nẻo đường như ngày xưa như ngày mai, nhưng hôm ấy nhưng hôm nay còn mộng mị.

Mùa xuân, anh vẫn sống trong mùa thu buồn bã anh vẫn sống trong mùa đông ủ dột. Em, em ở đâu bây giờ. 

Bạn bè anh em ta đã chết nơi bìa rừng cuối bãi, và chân lý vẫn biền biệt như chưa từng hội tụ.

Vang vọng một mùa xuân, vang vọng một mùa đông chiêm bao. Em về đâu giòng thời gian đi mãi. Em về đâu?

 Ngọc. Hỗn Mang 

Nhớ một tình yêu ngập ngừng nhớ một quê hương tối tăm.
Giả đò quên thân phận một gã thợ thúc ép giữa những hãng xưởng căng thẳng.
Giả đò quên một xứ sở xa lạ một bầu trời đe dọa, trái đất cheo leo vũ trụ hung hiểm.
 

Làm thơ như đốt lửa trong đêm Bắc Cực, trong lung linh tìm một bóng hình.
Như trang kinh những phép lạ hư thực.
Đã hai ngàn năm, đã hơn hai ngàn năm, một sinh vật nhỏ nhoi còn hốt hoảng. 

Chẳng là gì, không về đâu.
Điếu thuốc trên môi ly rượu trong tay và nỗi thơ quay cuồng quay quay mãi.
Không thể sống một mình như sẽ chết một mình.
Có thét gào vẫn im lìm không tiếng vọng.
Trơ trọi như ngủ với một người đàn bà không cảm giác.

Ngọc.

Chẳng thể vãn hồi, đừng bao giờ trở lại.
Nàng đã chết từ muôn ngàn năm.

 Trời đất một màu mây 

Lòng trong xanh ngọn suối
Cuồn cuộn sóng đời sông
Vòi vợi bao núi rừng
Đêm ngàn sao mong nhớ 

Có gì xa xôi quá
Trời đất một màu mây
Có gì sao xuyến lạ
Chập chùng khói sương bay

Và mùa xuân buồn bã
Mùa thu qua hoang vu
Biển vỗ vô cùng tận
Trời mênh mông không bờ

 Trăng long lanh lòng suối
Chiều nhuộm đỏ sông xưa
Người tìm hoài đợi mãi
Điều không đến bao giờ.

Nguyễn Hà Tuệ

Thủ bút thơ Joseph Huỳnh Văn, bản độc nhất còn lại, của TSVC, số ra mắt, Nhã Tập, trong có bài Truyện Kiều ABC của Đỗ Long Vân, là của Nguyễn Tân Văn gửi cho Tin Văn

Nhã Tập

Truyện Kiều ABC

*



Cả ba thằng, cùng xuất hiện 1 lúc, có thể nói như thế. 
DNM với Rượu Chưa Đủ, trên Sáng Tạo. Cung Tích Biền, Ngoại Ô, trên Nghệ Thuật, 1 số trước, thì tới Sơ Dạ Hương, với Những Ngày Ở Sài Gòn, Nghệ Thuật số 9, vẫn còn nhớ, liền sau đó.

Bientôt… Soon, very soon….

Our Gang

Like moths
Around a streetlamp
In hell
We were

Lost souls
One and all
If found,
Returned to sender

Tụi Tớ

Như thiêu thân
Quanh ngọn đèn đường
Ở địa ngục
Tụi tớ

Những linh hồn mất linh hồn
Một và tất cả
Nếu kiếm thấy
Gửi trả người gửi

Charles Simic


I KILLED HITLER

IT IS LATE; I am old. I should finally confess to what happened in the summer of 1937 in a small town in Hesse. I killed Hitler.
    I am Dutch, a bookbinder, retired for some years now. In the thirties I was passionately interested in the tragic European politics of the time. But then my wife was Jewish, and my interest in politics was in no way academic. I decided to wipe out Hitler myself, with a draftsman's precision, just as one would bind a book. And I did it.
    I knew that Hitler liked to travel in the summer with a small group, practically without bodyguards, and that he stopped in small villages, often in outdoor restaurants, in the shade of linden trees.
    What good are the details. I will say only that I shot him and was able to get away.
    It was a humid Sunday, a storm was on its way, bees meandered as if they were drunk.
    The restaurant was concealed beneath enormous trees. The ground was covered with a fine gravel.
    It was almost completely dark, and there was such drowsiness in the air that it took great effort to press the trigger. A wine bottle was knocked over and a red blot spread over the whit paper tablecloth.
    Then I sped away in my small car like a demon. But no one was after me. The storm broke, down came a heavy rain
    Along the way I threw the gun into a ditch overgrown will nettles; I flushed out two geese, which began to run with an awkward waddle.
    Why the details?
    I returned home triumphant. I tore off the wig, burned my clothes, washed the car.
    And all for naught, because the next day someone else exactly like him down to the last detail and perhaps even crueler than the one I killed, took his place.
    The newspapers never mentioned the murder. One man vanished, another appeared.
    The clouds that day were completely black, the air sticky as molasses.

Adam Zagajewski: Two Cities

Note: Đây là truyện ngắn “Kinh Kha với con chủy thủ trên đất Tần bất trắc" của DNM, được nhà thơ Ba Lan mô phỏng, hoặc viết lại, bằng 1 văn phong nhẹ nhàng hơn nhiều!
    Một anh chàng thú tội, đã từng ám sát Hitler, nhưng lạ làm sao, chẳng ai phát hiện, và 1 kẻ khác, y chang Hitler, có lẽ còn hung ác hơn nhiều, thế chỗ tên bị giết!


Hai mươi năm VHMN

"Những con dã tràng", truyện ngắn đầu tay của GCC, là cũng nằm trong dòng văn chương hục hặc hiện sinh, như truyện Cuối Đường, hay Tư của TTT. Sau này, đọc Kẻ Xa Lạ, Gấu nhận ra nhân vật chính trong truyện có dáng dấp của Meursault, và luôn cả Camus, vì Camus có thời gian ho lao, như nhân vật chính trong “Những con dã tràng”. 
Như thế, có thể nói, Gấu đọc Camus, gián tiếp, qua TTT.
Bởi là vì thời gian đó, Gấu chưa biết gì về Camus.
Truyện viết từ chuyến đi Nha Trang, trong dịp hè, sau khi rớt Tú Tài Hai, Khoá I, và nhân bà bạn của bà cụ Chất, bà Thời, tổ chức Trại Hè cho đám con cái công nhân viên hoả xa, hai cụ cho đi theo luôn. Hết hè về, Gấu thi đậu khoá hai, bạn bè rớt hết.

Gấu vẫn còn nhớ, là, khi đọc bản nháp, bài luận Triết của Gấu, đưa về trình ông anh, TTT không nói gì hết. Chỉ đến khi Gấu làm được cả hai bài Toán, và Vật Lý, ông mới gật đầu, phán, đậu, nhưng do Toán và Vật Lý, chứ bài Triết chỉ đáng 1 gậy!

Như thế, ông không tin tài văn, tài triết con mẹ gì ở Gấu, và cũng thế, là nhận xét khi đọc “Những Con Dã Tràng”, mi sẽ đi xa hơn DNM.
Ông đâu khen Gấu viết hay hơn DNM!

Chỉ đến khi viết được truyện ngắn “Những Ngày Ở Sài Gòn”, thì Gấu hiểu ra, mình đã thoát ra khỏi cái bóng của ông anh, và đã tìm ra được văn phong của riêng mình, nhờ kiếm ra ông thầy, là Faulkner.
Đây cũng nằm trong lời khuyên của ông anh, mi hãy đọc, đọc, đọc, đọc thật nhiều, và sẽ có 1 ngày, mi tìm ra cái dòng văn của mi, qua ông thầy của mi.

Trên số báo sau đây, Asia Literary Review, Spring 2010, có bài viết “Pico Iyer và Dalai Lama”, thật là tuyệt, với riêng Gấu.

Thầy của Iyer Pico là Graham Greene. Và ông nhìn Dailai Lama qua Thầy của mình.
Không chỉ Dalai Lama mà còn luôn cả Phật Giáo, qua cá nhân Phật Sống.

Số này có mấy đấng Mít, Gấu mua là vì mấy đấng Mít, Nguyễn Quí Đức và Andrew Lam, bỏ qua bài về Pico.
May quá, mới kiếm thấy tờ báo!

*

THE QUIET AMERICAN

by Graham Greene, 1955

Greene's book is widely regarded as a classic, prophetic literary tale that examines the start of American engagement in Vietnam. The acclaimed English novelist and journalist, who covered the French war in Vietnam from 1951 to '54, set the book in 1954 Saigon. The quiet American of the title is Alden Pyle, who tries to forge an American solution to the Communist insurgency. Another character, cynical British journalist Thomas Fowler, say of Pyle : "I never knew a man who had better motives for all the trouble he caused”. In a discussion of The Quiet American , essayist Pico Iyer said: “Lyrical, enchanted descriptions of rice paddies, languorous opium dens and even slightly sinister Buddhist political groups are a lanterned backdrop to a tale of irony and betrayal." Greene died in 1991.

Note: Bài viết ngắn trên, trong số báo trên, trong nhắc tới câu của anh ký giả ghiền Hồng Mao, nói về anh Mẽo trầm lặng: "Tôi chưa từng thấy thằng nào có những ý hướng tốt đẹp hơn, như anh, về những khốn nạn mà nó gây ra [cho xứ Mít, ở đây]".

Quả như thế thực. Đau thế.

Bài viết ngắn nhắc tới Pico Iyer. Tò mò, Gấu lần ra bài viết của tay này, cũng thật là tuyệt vời, về GG:

The Disquieting Resonance of 'The Quiet American'

by Pico Iyer
April 21, 2008 5:08 PM ET

Pico còn viết cả 1 cuốn sách về ông thầy của mình, ở trong đầu của mình, The Man Within My Head

Ever since he first discovered Graham Greene's work, Pico Iyer has felt a haunting closeness with the English writer. In The Man Within My Head, Iyer follows Greene's trail from his first novel, The Man Within, to such later classics as The Quiet American, examining Greene's obsessions, his elusiveness, and his penchant for mystery. The deeper he plunges into this exploration, the more Iyer begins to wonder whether the man within his head might not be Greene but his own father, or perhaps some more shadowy aspect of himself.

Drawing upon experiences across the globe, from Cuba to Bhutan, and moving, as Greene would, from Sri Lanka in war to intimate moments of introspection, this is the most personal and revelatory book yet from one of our most astute observers of inner journeys and crossing cultures.

Võ Phiến, khi qua Paris, ở nhà Kiệt Tấn, khi nghe chủ nhà hỏi về TTT, đã phán, nhớ đại khái, thằng chả nổi tiếng nhờ tiểu thuyết.
Thoạt nghe Gấu bật cười, nhưng sau nghĩ lại, có phần đúng. TTT được đọc nhiều, và có đệ tử, là nhờ truyện ngắn, tiểu thuyết.
Thơ của ông, số 1, nhưng đếch có đệ tử, đúng như Đặng Tiến nhận xét.

Ph
ải đến mãi bây giờ, trong khi ăn mừng thượng thọ, thì
GCC mới ngộ ra, tiểu thuyết, truyện ngắn của TTT sở dĩ khủng như thế, là vì cái viễn ảnh/ảnh tượng/thi ảnh....  của chúng.
Bóng dáng 1 anh chàng "lỡ độ đường", không nhà nào dám chứa, lom khom bên lu nưóc, chiếu lên nền trời mỗi lần hoả châu rực sáng, "cũng còn là" hỉnh ảnh 1 thuyề
n nhân Mít đếch nước nào muốn nhận.
Lạ nhất là Kiệt.
Bắc Kít di cư, bỏ chạy thoát cuộc chiến nhờ ông bố khôn tổ cha, bò về để kịp chết - lỡ cuộc chết vs lỡ độ đường - GCC cứ tự hỏi chính mình hoài, liệu có 1 tên Bắc Kít chịu chết thay cho cả 1 giống Bắc Kít như "cái tay này"?
Lạ nhất cũng là Hiền.
Như thể có 1 thoát xác, chuyển kiếp....  nếu chúng ta biết tới nguyên mẫu "đảo xa",
ở ngoài đời!

TTT @ Phan Nguyên Blog


Những đứa trẻ của Dickens

17.2.1973

Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?
Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.

Note: Ui chao Le Petit Chose là cuốn sách Gấu học tiếng Tẩy, với Thầy Roch Cường, thời gian học Đệ Nhị, sửa soạn thi Tú Tài I, ở trưòng Hồng Lạc của Thầy Đoàn Viết Lưu, đường Sương Nguệt Anh kế bên vườn Bờ Rô, sống nhờ ông anh rể Nguyễn Hoạt, bà chị họ, Chị Hoạt, con ông Cả Hoán, tối đi làm bồi bàn ở tiệm chả cá Thăng Long, một bữa ông thầy cùng bà vợ ghé
ăn, bèn không lấy học phí nữa, chuyện này kể rồi, in ra rồi trong Lần Cuối Sài Gòn, hình như thế.

Lại nói về Dickens, và những đứa trẻ bất hạnh. Graham Greene, trong Gánh Nặng Tuổi Thơ, có 1 bài thần sầu về Dickens, trên Tin Văn cũng đã từng chôm


*

http://www.tanvien.net/notes_1/burden_childhood.html

Trong cuốn tiểu luận nho nhỏ trên, đa số là những phê bình, nhận định, điểm sách, có hai bài viết về tuổi thơ, phải nói là tuyệt cú mèo. Tin Văn sẽ post, và lai rai ba sợi về chúng.
Bài “Tuổi thơ đã mất”, The Lost Childhood, viết về những cuốn sách mà chúng ta đọc khi còn con nít. “Gánh nặng tuổi thơ”, theo Gấu, tuyệt hơn, phản ứng của con người, ở đây, là ba nhà văn hách xì xằng, về thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn của họ, và bằng cách nào, họ hất bỏ gánh nặng này.
Khi Gấu trở về lại Đất Bắc, Gấu thấy mình giống như một kẻ đi tìm gặp một thằng Gấu còn ở lại Đất Bắc, và, tìm hiểu, bằng cách nào thằng Gấu đó hất bỏ được gánh nặng tuổi thơ…
*
Trong bài Gánh nặng tuổi thơ, Graham Greene viết:

"Có vài nhà văn, khác nhau, như Dickens khác Kipling, chẳng ai giống ai, nhưng đều có chung nỗi bất hạnh, chẳng làm sao hất đi được: gánh nặng tuổi thơ. Đứa con nít bị tống vô một xưởng máy đen thui, trong trường hợp Dickens, còn với Kipling, là những ngày tháng ăn cơm thừa canh cặn nhà bà cô Aunt Rosa, bên một con đường cát bụi vùng ngoại ô, cả hai đều chẳng bao giờ quên được. Tất cả những kinh nghiệm sau đó của họ, đều như dính mắc tới những tháng, những năm bất hạnh đó."
"Thường thì cuộc đời tàn nhẫn nhe bộ nanh hung hãn của nó ra khi chúng ta đã có tí ti kinh nghiệm, để mà tự vệ. Thê thảm nhất, là bị nó cắn vào những năm tháng còn thơ dại như trên."
*
Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, (1) thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
Hai tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
*
Hai ông nhà văn nhớn trên, bị cuộc đời cắn, bất thình lình, đúng vào lúc chưa biết thế nào là tự vệ. Khác thường làm sao, là cách họ phản ứng, sau khi bị cắn. Dickens học được sự thân ái, sympathy. Kipling, sự độc ác. Dickens phát hiện và khai triển một văn phong dễ dãi, tự nhiên, easy and natural, đến có thể ôm trọn cả nhân loại vào trong sự hiểu biết của nó.
Kipling chế tạo ra cỗ máy đi dã ngoại, rất ư là hợp thời, vào thời đó.
*
Câu này, Bonaparte viết cho người yêu Joséphine, Gấu mượn để tặng Gấu Cái:
Sự nghèo khổ, bị tước đoạt, và sự cùng cực làm nên vợ nhà văn nhớn. La pauvreté, les privations et la misère sont l'école du bon soldat. Napoléon Bonaparte. Extrait d'une Lettre à Joséphine de Beauharnais.
Note: Tks. Napoléon Bonaparte. Gấu.

(1) Đây là Gấu Cái nhớ lại kỷ niệm tuyệt vời nhất trong đời, là lần rời Cai Lậy về Sài Gòn, và, vì nước lụt, xe cô dâu biến thành xuồng.
Bả than: Trên xuồng có đủ cay đắng, đủ dùng cho... ba người, người thứ ba là cô phù dâu cũng ngồi trên xuồng!
*
Gấu, nhà văn

Unpredictability, not the inevitable death, Nooteboom seems to say, is at the core of our life.

Nguồn

Không thể biết trước, chứ không phải chết không thể nào tránh được, đó mới là cốt lõi của cuộc đời của chúng ta.

Unhappiness wonderfully aids the memory.
Greene: The Burden of childhood
[Bất hạnh là thuốc bổ của hồi nhớ]
*
Không thể biết trước được.
Quả có thế.

Kh
ốn đốn vì yêu người!
TTT

Chúc ai mãi giữ được nụ cười
K

Tks
NQT

*
 TTT 10 years Tribute

http://www.tanvien.net/Viet/11.html

Lướt Tin Văn

Winter Poem

The valley resounds
With the sound of the stars
With the vast stillness
Over snow and forest.

The cows are in their byre.
God is in his heaven.
Child Jesus in Flanders.
Believe and be saved.
The Three Wise Men
Are walking the earth.

W.G. Sebald: Across the Land and the Water

Thơ Mùa Đông

Thung lũng dội,
Bằng âm thanh của những vì sao
Bằng sự tĩnh lặng bao lao
Lên tuyết và rừng.

Bò thì về chuồng rồi
Chúa thì ở thiên đàng
Chúa Hài Đồng ở Flanders
Tin và Được Cứu Rỗi.
Ba Vì Hiền Giả
Đang lang thang trên mặt đất.

Il ritorno d'Ulisse

Returning from a lengthy trip
he was astonished to find
he had strayed to a country
not his place of origin

For all his encounters in scattered spots
with the black paper hearts of men
shot by the arquebuse
his bow-and-arrow story
did not happen

Then there was Penelope's
Castilian grandmother
blocking his entry at the garden gate
wordless and busy with embroidery

Sure, the grandchildren
are smiling in the background
apparently better disposed
towards foreigners

Their furtive hopes
still almost too small
for the naked eye
(But the idea is good
and the noise far away
even the building)

Note: Bài thơ này làm nhớ một, hai bài thơ trong Thơ Ở Đâu Xa, tả cảnh anh tù, nhà thơ, sĩ quan VNCH, gốc Bắc Kít, về quê Bắc Kít ngày nào, và, tất nhiên, còn làm nhớ bài thơ của TTY, Ta Về.

Ta Về

Trở về sau 1 chuyến dài dong chơi địa ngục
Hắn kinh ngạc khi thấy mình lạc vô 1 xứ sở
Đếch phải nơi hắn sinh ra

Trong tất cả những cú gặp gỡ ở những điểm này điểm nọ rải rác, tản mạn
Với những trái tim giấy đen của những người bị bắn bởi cây súng mút kơ tông
Thì giai thoại, kéo cây cung thần sầu, bắn mũi tên tuyệt cú mèo, đếch xẩy ra.

Và rồi thì có bà ngoại Tây Bán Nhà của Penelope
Bà chặn đường dẫn vô vườn
Đếch nói 1 tiếng, và tỏ ra bận rộn với cái trò thêu hoa văn khăn tay
Gửi người lính trận vượt Trường Sơn kíu nước,
Này khăn tay này, này thơ này,
Đường ra trận mùa này đẹp nắm!
Hà, hà!

Tất nhiên rồi, chắc chắn có lũ con nít
– không phải nhếch nhác kéo nhau coi tù Ngụy qua thôn nghèo –
chơi ở vườn sau, chúng có vẻ rất tự nhiên, mỉm cười với khách lạ

Những hy vọng ẩn giấu của chúng
vẫn hầu như quá nhỏ nhoi,
với con mắt trần trụi

(Nhưng ý nghĩ thì tốt
Và tiếng động thì xa
mặc dù tòa nhà)

Allow me to offer an example that will take us into the heart of the difficulty of translating Sebald's poetry. Many of the poems in this volume-which opens with a train journey-reenact travel "across" various kinds of land and water (even if the latter is only the fluid of dreams). Indeed, several, as the writer's archive reveals, were actually written "on the road," penned on hotel stationery, menus, the backs of theatre programs, in cities that Sebald visited. Train journeys constitute the most frequently recorded mode of travel. The following poem may refer to one such journey. "Irgendwo," translated in English as "Somewhere," was probably written in the late 1990s and originally belonged to the sequence of "micropoems" that provided the material for Sebald's posthumous collection Unerzdhlt (Unrecounted), published in 2003:

Somewhere

behind Turkenfeld
a spruce nursery
a pond in the
moor on which
the March ice
is slowly melting

Cho phép tôi đưa ra 1 thí dụ dẫn chúng ta tói trái tim của sự khốn khó trong việc dịch thơ Sebald. Rất nhiều thơ trong tập này  - mở ra bằng 1 chuyến đi xe lửa – tái tạo, tái kích hoạt, cuộc lữ “qua” những vùng đất đai, sông nước (ngay cả nếu thứ sông nước này chỉ là dòng mộng mị). Thực sự, một vài bài thơ, như thư khố của nhà thơ bật mí, đúng là đã được viết “trên đường", được gắn, ghim vào những tờ tiêu đề của khách sạn, thực đơn, đằng sau những tờ chương trình kịch nghệ, trong những thành phố mà Sebald từng thăm viếng. Những chuyến đi bằng xe lửa thường được nhắc tới, trong số những phương thức du lịch. Bài thơ sau đây, có thể là từ 1 trong những chuyến đi như thế. "Irgendwo," dịch qua tiếng Mít là “Đâu đó” có thể đã được in ấn vào cuối thập niên 1990, nguyên thuộc một chuỗi những “vi thơ”, chúng là chất liệu cho tác phẩm được xb sau khi tác giả mất, Unerzdhlt (Unrecounted), 2003:

Đâu đó

Đằng sau Turkenfeld
Một
vườn ương cây thông (1)
Một ao
Vùng truông,
Băng Tháng Ba trên mặt ao
Đang chầm chậm tan

(1) Tuy dịch là "vườn" chứ thực ra, những vườn ương thông này rộng bạt ngàn, như rừng .

K

Tks. NQT

The unadmitted reason why traditional readers are hostile to e-books is that we still hold the superstitious idea that a book is like a soul, and that every soul should have its own body.
ADAM KIRSCH
Cái lý đo đếch làm sao chấp nhận được e búc, e thơ, là, chúng ta vẫn khư khư giữ tục mê tín, 1 cuốn sách thì giống như 1 linh hồn , và mỗi linh hồn nên có riêng 1 cơ thể của nó.


*

*
*

in Thắp Tạ

*

Note: Trong cuốn này, có 1 bài "y chang" bài thơ của TTY tặng TTT!
Cả bài thơ của TTY, là nói về cú đi ẩn của Lão Tử. Khi qua Ải Tây, người gác cổng năn nỉ, trước khi đi ẩn, cố để lại cho đời bộ Đạo Đức Kinh.
Bài của Sebald thì mắc mớ đến 1 địa danh của Lò Thiêu

Ải Tây kể chuyện Lão Tử, đi ẩn, người gác cửa đời năn nỉ, làm ơn để lại cho đời 1 cái gì đó, rồi hãy đi.
Nhờ vậy đời có bộ Đạo Đức Kinh
Cũng thế, là Thơ Ở Đâu Xa.


CTB and DNM - anh HLNT

Cung Tích Biền và Dương Nghiễm Mậu trong dịp tưởng niệm nhà thơ Hoàng Trúc Ly ngày 23 tháng 12 năm 2013
(ảnh Huỳnh Lê Nhật Tấn)


Tôi đã đọc Sáng Mùa Xuân, trong ấy có một câu, mọi người có thể lơ đãng đọc qua, nhưng tôi cho là có nhiều ý nghĩa, anh viết, Làm kẻ sống sót, làm kẻ không chết thấy như một bản án…”
Tôi mong đây chỉ là một Cái Nhìn minh triết, một Cửa Mở để giải tỏa Nỗi Đau phận người, nhưng đó không là một Hố Thẳm, một Rào Chắn, có hiệu ứng chấm dứt cuộc Hành Xử đường trường chông gai, mà chúng ta mong đợi.

Tôi vẫn tin anh có Viết. Chỉ là chưa công bố mà thôi. Một nhân cách như anh, anh không thể gác bút, dưới một cường quyền, trong một hệ thống độc trị phi nhân, mà cả dân tộc này Không muốn đội trời chung.

Bảo toàn Danh tiết, là một nhân cách đáng trọng, chẳng bao nhiêu người làm được. Nhưng sự bảo toàn ấy lại được Bảo Toàn từ một sự Im Lặng, mãi mãi hơn bốn mươi năm đối với một người cầm bút đầy tài năng, là một nghi vấn đau lòng.

Bái biệt anh, Ông Mậu.

Gia Định tháng Vu Lan. 2016

Trên Tin Văn, ngay từ khi DNM còn sống, GCC đã phán, đúng ra, ông "đừng" cho phép VC tái bản sách của ông.
Cứ kể như không có vụ Vũ Hạnh đánh ông, thì cũng vẫn… hỏng!
Nhớ, hồi Thảo Trường còn sống, Gấu biểu ông, đưa hết tác phẩm lên net, cho trong nước đọc, ông nghe ra liền, OK liền. 

Đọc bài viết tưởng niệm bạn DNM, của tác giả Ngoại Ô Dĩ An và linh hồn tôi, đọc cái câu của DNM thì lại rất ư cảm khái. 

Cả ba thằng, cùng xuất hiện 1 lúc, có thể nói như thế. 
DNM với Rượu Chưa Đủ, trên Sáng Tạo. Cung Tích Biền, Ngoại Ô, trên Nghệ Thuật, 1 số trước, thì tới Sơ Dạ Hương, với Những Ngày Ở Sài Gòn, Nghệ Thuật số 9, vẫn còn nhớ, liền sau đó.

Bientôt… Soon, very soon…. (1)

Anh Mậu, khỏe re rồi. Thanh thản rất mực. Anh có thể ngồi quán Cái Chùa trên thượng giới cùng các tiên ông, Mai Thảo, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Thanh Nam…

(1)

Trong bài Vài kỷ niệm về Mai Thảo, Gấu có nhắc tới Virginia Woolf. Trong năm bài essays nho nhỏ về thành phố London [The London Scene], bà có đưa ra một nhận xét, không hẳn giống như Ozick, về đời tư nhà văn nhớn:
London, may mắn thay, đầy những nhà của Vĩ Nhân, Great Men. Với đầy đủ những trò lẩm cẩm, nào là cái ghế họ ngồi, cái ly họ uống cà phê, cái giỏ đựng rác… Chúng ta đến căn nhà của Dickens, không hẳn hoàn toàn chỉ vì tò mò, nhưng mà còn để nhận ra một điều: có thể, họ cũng chẳng có một khiếu thẩm mỹ nào ghê gớm lắm, nhưng những dấu ấn của họ lên những đồ vật thì thật rõ nét… Cách họ sắp xếp bàn ghế, đồ đạc, nhà cửa của họ.. làm sao cho chúng trở thành một phần của cuộc đời của họ. Chỉ cần một giờ quanh quẩn ở nơi đó, là chúng ta có thể biết nhiều về họ, hơn những gì chúng ta được biết từ những cuốn tiểu sử dầy cộm.
Không hiểu những miếu đền, những ngàn chương sử, mà Mai Thảo mơ ước đó, là về ông, hay là về Sài Gòn, có Quán Chùa, hay Tiểu Sài Gòn, có căn phòng, có một ông già bịnh, mơ mơ màng màng, chẳng bao lâu, ta sẽ là cả thế giới…
Bientôt, je serai tout le monde.
Je serai mort
Borges.

Vài kỷ niệm về Mai Thảo

Bài viết này, có thể coi là bài văn tế sống Mai Thảo, viết vội, khi nghe ông sắp đi. Nguyễn Mộng Giác vội vàng mang vô nhà thương đọc cho Mai Thảo nghe. Ông cám ơn Gấu, qua Nguyễn Mộng Giác, và còn nói thêm, bây giờ, sao nó viết dễ đọc, khác hẳn ngày xưa.

Những lời vinh danh Svetlana Alexievich của tờ Người Kinh Tế, dưới đây, cách viết của Bà, 1 cách nào đó, có thể áp dụng cho DNM, khi anh viết Địa Ngục Có Thực, vào lúc cuộc chiến Mít sắp sửa chấm dứt:

Không giả tưởng, vào đúng tay người viết, mãnh liệt hơn nhiều so với tiểu thuyết, và đây đúng là trường hợp với
Svetlana Alexievich, một tác giả, ký giả điều tra được Nobel năm ngoái, cho "cách viết đa giọng" của bà.
“Thời gian xài rồi xài lại, cũ người mới ta”, 
“Second-hand time”, cuốn sách mới nhất của bà được dịch qua tiếng Anh, là tham vọng nhất của bà, cho tới lúc này.
Từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, bà bỏ ra hai thập niên để viết ra những câu chuyện về những con người bình thường ở quê hương Belarus của bà, và quá nó nữa.
Cuốn sách của bà là cuốn ký sự độc nhất về thời gian và nơi chốn, tuy rằng những đề tài về hy vọng, và mất mát thì phổ cập
...

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua đời, hưởng thọ 81 tuổi


Nhà văn Dương Nghiễm Mậu. (Hình: RFA)

by Ngô Thế Vinh [
9. 2006]
https://vietbao.com/a233864/bon-muoi-nam-duong-nghiem-mau-va-tu-truyen-nguyen-du

http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nha-van-duong-nghiem-mau-qua-doi-huong-tho-81-tuoi/

Th
ành thực chia buồn cùng bạn Phí Ích Bành & gia đình
RIP

Nguyễn Tân Văn  & NQT & Tin Văn

*

Phí Ích Bành, ông em Dương Nghiễm Mậu & NQT
@ Phạm Phú Phong's


http://www.tanvien.net/tg/tg_duong_nghiem_mau.html

Dương Nghiễm Mậu:  Thật chững chạc, thật cảm động...

Trong kho chuyện cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi khác. Rượu Chưa Đủ bản thân nó cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một miền đất khác (1), âm thanh của nó như được nén lại, ra tới nơi quê người, mới thực sự rền rĩ. Ở đây, chúng ta như mường tượng ra bức địa đồ tỉ lệ xích 1/1 của Borges, mà người Việt cố mang ra ngoài để vá víu lại, cho nó như xưa. Chúng ta càng nghe rõ âm thanh của tiếng chuông lạ này, khi đọc Mai Thảo, viết về đoạn kết Rượu Chưa Đủ.....

Dân làng sau đó, tới nơi chuông ngân, làm lễ thỉnh tiếng chuông trở về, từ đó, nó bình thường như mọi quả chuông khác.

Nguyễn Quốc Trụ

Chú thích: (1) Dương Nghiễm Mậu vào Nam năm 1954.

Oct 14, 2015

Một ví dụ về kiệt tác

Jun 15, 2016

Văn chương miền Nam: 1964

Một trong những nhà văn Việt Nam gây nhiều kinh ngạc nhất cho tôi, khiến tôi phải nhiều lần tự điều chỉnh cách nhìn nhận riêng của tôi: Dương Nghiễm Mậu.

Đây là tác phẩm năm 1964 của Dương Nghiễm Mậu:


Mar 1, 2016

Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn

Không dễ tìm lại những bài Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn báo chí (vì Dương Nghiễm Mậu gần như không trả lời phỏng vấn). Trước đây, tôi mới tìm được một bài, dưới đây là bài thứ hai.

Lê Minh Hà reacted to this.

TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN DƯƠNG NGHIỄM MẬU (1936 - 2016)

Bất ngờ và đau đớn khi được tin anh mất - anh Phí Ích Nghiễm, một người con của xứ Hà Đông quê lụa sống ở Sài Gòn từ năm 18 tuổi, lấy tên mình ghép với hai chữ đầu tên quê nội ngoại thành bút danh nhà văn Dương Nghiễm Mậu.
Nhớ anh, lần gặp đầu ở nhà riêng tại Sài Gòn sau vụ bốn tập truyện ngắn của anh được công ty Phương Nam và Nxb Văn Nghệ in lại bị "đánh", tôi có bài viết trên báo Thể Thao & Văn Hóa về bốn tập này cũng bị "đá...

Continue Reading

Note: Bút hiệu của DNM, là từ tên tác phẩm của Đồ Chiểu, Dương Từ Hà Mậu.
Hình như ông có nói ra điều này.
DNM, lúc cuộc chiến sắp tàn, bỏ ngòi viết nhà văn, làm nhà viết ký, ghi nhận, nhớ có 1 lố bài viết rất được.
Ông quen gia đình BHD, bạn với ông anh lớn của BHD, rất rành cuộc tình của GCC, có lần nhắn Nguyễn Tân Văn, bảo nó không viết, là tao viết đấy!
Ông không phải thuộc nhóm Sáng Tạo, mà tác phẩm đầu tay của ông đăng trên báo này, Rượu chưa đủ,
hay Cũng đành, không nhớ rõ truyện nào, gây chấn động trong đám trẻ, trong có GCC.
Chỉ đến khi ST chết, thì ông và đám bạn làm tờ Văn Nghệ, do Lý Hoàng Phong chủ trương.
Do cái truyện ngắn đầu tay của ông, mà Gấu cũng... viết, và cái truyện ngắn đầu tay của GCC, Những Con Dã Tràng, cũng được gửi tới ST, và báo cũng tính đăng, nhưng chưa kịp đăng, thì ngỏm.
Cái truyện bèn chuyển qua cho tờ Văn Nghệ. Gấu thấy tên Sơ Dạ Hương, tức
GCC trong mục Hộp Thư, dù không gửi đăng.
Sau chắc vô sọt
rác.
Đây là cái may cho GCC, vì sau đó, chỉ lo học, lo đậu ba cái bằng liền tù tì trong ba năm.
Chỉ đến khi ăn mìn VC thì mới viết lại, và cái truyện ngắn đầu tay
được đăng báo
, là Những Ngày Ở Sài Gòn.
DNM sinh 1936, như thế là hơn GCC 1 tuổi, bằng tuổi TTT.


Đọc & Viết

Eastern European writing

Svetlana Alexievich’s monument to those left behind
Aug 1st 2016, 12:18 by A.B.C.

NON-FICTION, in the right hands, can prove to be more powerful and perplexing than novels. This is the case with Svetlana Alexievich, an author and investigative journalist who won last year’s Nobel prize in literature for her “polyphonic writings”. “Second-hand time”, her latest book to be translated into English, is her most ambitious yet. From the collapse of the Soviet Union in 1991, Ms Alexievich spent two decades writing down the stories of ordinary people in her native Belarus and beyond. Her book is a unique chronicle of that time and place, yet its themes of hope and loss are universal.

The stories pile up over 700 pages, with love, death and everyday concerns jostling for attention. In the cramped kitchens Ms Alexievich visits, the mundane and historic overlap. The voices she records—named and unnamed, literary Muscovites, Belarusian villagers, Party officials and mothers—repeat themselves, and each other. They argue about whether Stalin and Mikhail Gorbachev, the last leader of the Soviet Union, were villains or heroes. As their world crumbles, people seek solace in books, God, alcohol or suicide. Salami becomes one of the symbols of this brave new world; one man calls it the “benchmark of our existence”, suddenly abundant, though not necessarily affordable. 

As in the author’s earlier books, war forms an omnipresent backdrop to their narratives. Older people recall the horror and glory of the second world war, the subject of her “War’s Unwomanly Face”. The present is warlike too; street vendors by the metro make one woman think of a “war film”. Reds clash with Whites, like after the October Revolution of 1917, and history seems to be repeating itself. “Were things any different in 1917? Some people were shooting while others were dancing at balls,” one woman wonders. This cyclical element gives the book its title, with one person observing that “the future is, once again, not where it ought to be. Our time comes to us second hand.”

Amid the new uncertainty, people cling to books and words. Lovers reading an underground copy of the memoirs of poet Osip Mandelstam’s widow forget to kiss, “that’s how ardently we believed that the word could change the world”. The language of the book is lyrical but simple, using words that are short, concrete and vivid. Bela Shayevich’s translation from the original Russian runs smoothly, despite the abundance of terms and cultural references that may be unfamiliar to international readers. Some passages read like music.

A professional listener, Ms Alexievich manages the feat of being present and invisible at the same time. If voices are her medium, so too is silence; when a teenager hangs himself in the bathroom, or when no-one says the final words at a funeral because “they didn’t know how”. Silences have been inserted in square brackets, like stage directions or punctuation. In one of her brief asides, Ms Alexievich announces that “I want to be a cold-blooded historian, not one who is holding a blazing torch.” Yet the result is always warm and human, however dark the content. Many of the people the author meets simply want to talk, sharing memories they had held on to for years or decades. With “Second-hand time”, Ms Alexievich has built a monument to these survivors of the collapse of the Soviet Union; a monument in words.

Tờ Người Kinh Tế đọc "Thời gian xài rồi xài lại", cuốn sách mới nhất của Bà Nobel văn chương, Svetlana Alexievich.
Đây là thứ viết, theo GCC, Dương Nghiễm Mậu, vào những giây phút cuối cùng của cuộc chiến, bỏ ngòi viết nhà văn, cầm cây viết không-giả tưởng, viết "Địa Ngục Có Thật":
“I want to be a cold-blooded historian, not one who is holding a blazing torch.” Yet the result is always warm and human, however dark the content. Many of the people the author meets simply want to talk, sharing memories they had held on to for years or decades. With “Second-hand time”, Ms Alexievich has built a monument to these survivors of the collapse of the Soviet Union; a monument in words.

Vẫn theo GCC, cách viết này hợp với DNM

 WRITERS LOST IN THE DISTANCE

Những nhà văn mất vào quãng xa

A few days ago, Juan Villoro and I were remembering the writers who were important to us in our youth and who today have fallen into a kind of oblivion, the writers who at the peak of their fame had many readers and who today suffer the ingratitude of those same readers and who-to make matters worse-haven't managed to spark the interest of a new generation of readers.
    We thought, of course, of Henry Miller, who in his day was read all over Spain, and whose name was on everyone's lips, but whose fame was perhaps due to a misunderstanding: probably more than half the people who bought his books did so expecting to find a pornographer, which in some sense was justified, and also understandable in the Spain that emerged after almost forty years of censure under Franco and the church.
    At the other extreme we remembered Artaud, the very spirit of asceticism, who in his day also sold well and had not a few Spanish and Mexican admirers, and if today one makes the mistake of mentioning his name to someone under the age of thirty, the response will surely be devastating. These days, even film buffs have never heard of Antonin Artaud.
    The same is true of Macedonio Fernandez: his books-except in Argentina, I imagine-are impossible to find in book- stores. And it's true of Felisberto Hernandez, who had a small resurgence in the 1970s, but whose stories today can only be found after much searching in second-hand bookstores. Felisberto's fate, I presume, is different in Uruguay and Argentina, which brings us to a problem even worse than being forgotten: the provincialism of the book market, which corrals and locks away Spanish-language literature, which, simply put, means that Chilean authors are only of interest in Chile, Mexican authors in Mexico, and Colombians in Colombia, as if each  Latin American country spoke a different language or as if t aesthetic taste of each Latin American reader were determined first and foremost by national-that is, provincial-imperatives, which wasn't the case in the 1960s, for example, when the Boom exploded, or in the 1950S or 1940s, despite poo distribution.
    But anyway, that's not what Villoro and I talked about. We talked about other writers, like Henry Miller or Artaud or B. Traven or Tristan Tzara, writers who contributed to our sentimental education and who are now impossible to find in the depths of bookstores for the simple reason that they have hardly any new readers. And also about the youngest ones, writers of our generation, like Sophie Podolski or Mathieu Messagier, who were simply incredible and highly talented and who not only can no longer be found in bookstores but can't even be found on the Internet, which is saying a lot, as if they'd never existed or as if we'd imagined them. The explanation for this ebb of writers, however, is very simple. Just as love moves according to a mechanism like the sea's, as the Nicaraguan poet Martinez Rivas puts it, so too do writers move, and one day they appear and then they disappear and then maybe they appear again. And if they don't, it doesn't really matter so much, because in some secret way, they're us now.

Roberto Bolano: Between Parentheses

Đọc bài viết của nhà phê bình Nguyễn Lệ Uyên về Dương Nghiễm Mậu, (1) GCC bèn nhớ ra bài viết này.

DNM, nếu nói về khí phách, về nhân cách, về cá nhân anh, thì thật là tuyệt vời, và đúng là “tự do hay là chết”.

Nhưng…  văn chuơng, nó không phải như vậy, chán thế!
Văn của DNM có 1 thời gây chấn động Sài Gòn, nhưng thời đó qua rồi.
Đúng ra, anh phải biết điều này, và không để cho VC in lại sách của anh.

GCC đã từng nhận xét về anh và Nguyễn Đình Toàn, như là hai “bản sao” của một TTT, và 1 bạn văn, nhận xét, quá đúng.
Nay post lại ở đây, và sau đó, sẽ lèm bèm về Miller, “Thầy của Thầy”, tức triết gia PCT.

Dương Nghiễm Mậu:  Thật chững chạc, thật cảm động...

Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...

“Có người đến hỏi tôi: Có đi ra ngoại quốc không? Tôi đã trả lời dứt khoát: Tôi sống và chết tại nơi này. Người ấy hỏi: Anh chấp nhận sống chung với người Cộng Sản? Tôi nói: Tôi không phải là một con chó để nay sống với chủ này, mai sống với chủ khác chỉ vì miếng xương chúng liệng ra. Tôi tin tưởng con đường tôi đi. Có một nơi là lẽ phải và ánh sáng. Có một nơi là lẽ trái và bóng tối. Có trắng và đen không thể nhập nhằng được. Nếu tôi có chết chăng nữa, điều ấy tôi không ân hận. Lịch sử đã chứng minh rằng: Nhiều khi cái chết là một điều tốt hơn là sống. Chết đi cho người khác sống, cho lẽ phải và sự thực, sống chết như thế cần thiết. Tôi bình tĩnh với quyết tâm đó”. (1)

Note:

Đâu có phải chỉ 1 DNM chọn ở lại. Gần như chẳng 1 ai chọn “đi”, trừ những người không thể ở lại.
Đọc những dòng trên, như không phải của DNM. Lớn lối quá!

NQT

Cách viết của DNM, thái độ của anh với cuộc chiến, một cách nào đó, hợp với những dòng của tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Boris Nemtsov, người hùng Nga Xô vừa bị giết hại:
Ông ta sinh ra không phải để hận thù, hay làm người hùng. Ông ta có những giấc mơ, nhưng không hề có ý trở thành 1 chiến sĩ chống lại chính quyền, nhà nước phát xít. Ông ta giản dị là 1 người tốt.

Đúng là thái độ của DNM trong cuộc chiến.
Nên nhớ, chỉ đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến, anh mới thực sự nhập cuộc, qua vai trò 1 ký sự gia, hay ký giả, hay ký giả chiến trường.

He was not born for hatred or heroics. He had dreams, but had never intended to become a fighter against state-sponsored fascism. He was simply a good man: too good, in the end, for the country and the times he lived in. + 

Obituary: Boris Nemtsov

The ruler who never was

DNM gần như chưa từng ngồi Quán Chùa, như Gấu còn nhớ được. Anh hay ngồi ở Cà Phê Thái Chi, nơi Gấu cũng hay ngồi, rồi tới thằng em của Gấu cũng hay ngồi, khi Gấu gần như quên hẳn nó. Con đường này, nổi tiếng, vì Thái Chi, quán hủ tíu phía bên kia đường đối diện Thái Chi, và 1 quán chuyên bán ô mai. Đầu vô, đường Đinh Tiên Hoàng, rạp Đa Kao, đầu ra Trần Quang Khải, quẹo trái, đi vài bước là đụng Cà Phê Bà Lê Chân của Huy Tưởng