|
Tribute
to Bùi Ngọc Tấn
A French
essayist has said: ‘What is terrible when you seek the truth, is that
you find
it.’ You find it, and then you are no longer free to follow the biases
of your
personal circle, or to accept fashionable clichés. "What is terrible
when
you seek the truth.... "
A dictum to
be pinned above every writer's desk.
Sunsan
Sontag: The Case for Victor Serge
Một anh Tẩy
phán: Cái khủng khiếp nhất, khi anh tìm sự thực, là khi anh tóm được nó
Câu này phải
dán ở bàn viết của mỗi anh nhà văn, nhất là nhà văn VC!
Gấu tính đi
bài này, mấy lần rồi. Nay nhân BNT đi xa, có lẽ đành phải dịch nó,
không phải
cho BNT, mà cho những tên như ông, cũng sắp đi như ông!
Unextinguished
The Case for
Victor Serge
"After
all, there is such a thing as truth."
- The Case
of Comrade Tulayev
How to
explain the obscurity of one of the most compelling of
twentieth-century
ethical and literary heroes, Victor Serge? How to account for the
neglect of The
Case of Comrade Tulayev, a wonderful novel that has gone on being
rediscovered
and reforgotten ever since its publication, a year after Serge's death
in 1947?
Is it because no country can fully claim him? "A political exile since
my
birth"-so Serge (real name: Victor Lvovich Kibalchich) described
himself.
His parents were opponents of tsarist tyranny who had fled Russia in
the early
1880s, and Serge was born in 1890 "in Brussels, as it happened, in
midjourney
across the world," he relates in his Memoirs of a Revolutionary,
written
in 1942 and 1943 in Mexico City, where, a penurious refugee from
Hitler's
Europe and Stalin's assassins at large, he spent his last years. Before
Mexico,
Serge had lived, written, conspired, and propagandized in six
countries:
Đọc bài viết,
và nhìn bức hình đám tang của Bùi Ngọc Tấn, trên Văn Vịt, thấy thê
lương vô
cùng: Chỉ có mấy vòng hoa, và những vòng hoa phản động, thì băng rôn
đều bị gỡ
bỏ. VC khuyến cáo, chỉ được khóc trong nội bộ gia đình, đéo được khóc
lớn. Thế
là cả lũ nhà văn VC đéo thằng nào dám chường mặt ra trước ống kính máy
ảnh, máy
quay phim.
Không lẽ bạn
mình nằm xuống, mà không khóc. Lũ khốn không dám khóc, thì Gấu Cà Chớn
đi 1 đường
khóc BVVC [Bạn Văn VC] của Gấu vậy.
Nên nhớ Gấu
là tên đầu tiên điểm “Chuyện Kể Năm 2000”, trong bài điểm đã tiên tri
ra được,
cái điều sau này BNT thú nhận, ông cám ơn VC đã bắt giam ông, bởi là vì
nhờ
chính sách pha lê hóa xã hội Miền Bắc như thế, mà làm thịt được lũ
Ngụy, đưa
chúng đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, và đuổi thằng Yankee mũi lõ ra khỏi
xứ Mít,
và bi giờ
chúng đang năn nỉ nhà nước VC chúng ta, cho chúng quay lại!
Salman
Rushdie: rereading The Remains of the Day by Kazuo Ishiguro
'The real
story here is that of a man destroyed by the ideas upon which he has
built his
life'
Kazuo
Ishiguro: how I wrote The Remains of the Day in four weeks
The author
reveals how the Tom Waits song Ruby’s Arms served as inspiration for
his Booker
prize-winning classic novel
Nhân vật
chính của cuốn "Tàn Ngày", cũng thuộc týp "cam chịu lịch sử",
và câu của Rushdie, “câu chuyện thực ở đây là của 1 người bị huỷ diệt
bởi những
lý tưởng mà anh ta dựa vào chúng để xây dựng đời mình", có thể áp dụng
cho
bất cứ 1 tên Bắc Kít nào đã từng xẻ dọc Trường Sơn đi kíu nước. Tuy
nhiên, cái
thứ văn chương mà BNT đã viết và tính viết tiếp, mũi lõ gọi là văn
chương người
chứng, witness literature. Cái sự lầm lẫn này hủy diệt tác phẩm của
ông, thay
vì chiến thắng thì thành hàng phục nhà nước VC. Đó là lý do tại sao sau
này,
ông cám ơn VC đã đưa ông đi tù.
Trong “Những
đứa trẻ của im lặng”, Michael Wood có 1 bài thật “căng”, về Tàn Ngày.
Cách đọc sách của ông, là từ hai bậc đại sư phụ trong giới phê bình,
một, đại
phê bình gia “Trùm” Mác Xít, G. Lukacs, và một, “Trùm” Cơ cấu luận, Ký
hiệu học,
và là người đỡ đầu, phát ngôn viên của trào lưu Tiểu Thuyết Mới ở Tẩy –
còn là vị Thầy
“hụt” của Thầy Kuốc [hụt, theo nghĩa, phịa ra] - Roland Barthes.
Bài này
“kinh” lắm. Hắc búa lắm. Thực sự là vậy. Diễn ngôn của những kẻ khác: The Dicourse of Others.
Quotes by Kazuo Ishiguro
“There
was another life that I might have had, but I am having this one.”
― Kazuo Ishiguro
Câu trên, thuổng của Gấu Cà Chớn:
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà cuộc đời bỏ lỡ, nhớ hoài.
Tribute
to Bùi Ngọc Tấn
Mơ
Một cái bánh
chưng gửi vào cũng được cắt ngang dọc, xem có tài liệu gì trong ruột
bánh
không, không sao để dành được, chỉ hai ngày sau là mốc xám dài bằng đốt
ngón
tay đã mọc xù lên dọc hai bên vết cắt. Khi còn giam cứu, gói đường gửi
vào cũng
bị đổ tung ra. Bao thuốc bị bóc. Ðiến thuốc bị xé. Hắn và Hoá thận
trọng trao đổi.
Trong tù rất thận trọng. Chẳng nên làm phức tạp tình hình. Chẳng nên
làm mình
thêm lo lắng. ở ngoài đời tự nhiên đã bị khoác cái tội tuyên truyền
phản cách mạng”.
Vào đây lại thêm tội chóng đối thì chỉ có mục xương. Nên tù chính trị
ai cũng
giữ mồm giữ miệng. Chỉ cởi mở với rất ít người đã qua thử thách. Như
với già
Ðô. Với Giang.
Chẳng ai nói
với ai những điền sâu kín trong lòng, nhưng tất cả đều hiểu rằng: Không
ai chấp
nhận cái thứ tù không án. Tù không có ngày về. Không một ai chấp nhận
chế độ ăn
uống lao dịch khủng khiếp mà họ đang chịu đựng. Hắn quý trọng anh em tù
Công
giáo. Tất cả đều sống kiên cường, đúng mực. Tốt với bạn tù. Không ai là
Giuđa.
Không ai bẩm sớ. Có lẽ đó là anh em thực hiện lời dạy của Chúa. Thử
thách này
cũng là thử thách trước Chúa.
Thấy Cân
đang ngồi với Hoá, hắn vòng về phía sau hội trường. Ngồi một mình. Ðấy
là nơi
cao nhất của quả đồi được lấy làm trại tù. Hắn nhìn anh em đi vật vờ,
vô mục
đích. Những thân hình xác xơ trong những bộ quần áo xác xơ. Những cái
đầu cúi
chậm rãi đếm bước. Chờ thời gian trôi. Chờ tối xuống. Ðể ngày mai lại
hệt như
hôm nay.
Hắn nhìn
hàng rào ken dày dưới chân đồi. Cỏ mọc lút. Không ai dám tới. Ra đấy
làm gì, nếu
không có ý định trốn trại. ở đó vắng teo. Như cầu Hiền Lương, khu phi
quân sự.
Tháng Tám năm ngoái, bọn hắn đã được ra chỗ đó. Bão. Bão to làm hàng
rào đổ mấy
chỗ. Bọn hắn phải đẵn gỗ, đẵn cây, đẵn nứa giồng lại. Chỉ một ngày
xong. Ðể nhốt
chính bọn hắn. Bao giờ thì mình cũng tự làm hàng rào, làm nhà tù nhốt
mình. Ðời
là thế!
Già Ðô đến
ngồi cạnh hắn. Già đã đi đảo một vòng và biết khối tin thời sự. Già bảo:
“Cái đám mới
lên ấy nhốt chung với toán lò vôi.”
Chưa phân
toán. Có một anh ở Bộ N tên là Ðức. Từ Hoả lò chuyển lên. Còn cái anh
Kiều Xuân
Vĩnh chính họ Cao. Dòng dõi Cao Bá Quát. Sau vì sợ tru di tam tộc nên
đổi thành
họ Kiều. Thấy bảo chỉ thêm cái chấm vào thôi thì chữ Cao thành chữ Kiều.
Hắn cơ hồ
tuyệt vọng:
"Tình hình xấu
lắm, cụ ạ. Ngoài ấy lại đang bắt.”
“Hội Vũ Lượng
thổi kèn làm gì mà cũng tù chính trị.”
“Thì tôi với
cụ làm gì mà cũng tù chính trị. Mưu đồ gì. Chống đối gì. Chỉ có tin
tưởng ở các
ông ấy quá.”
“Tội của
chúng mình không phải là mất lòng tin mà là tin tưởng quá.”
“Sống thế
này không điên kể cũng lạ thật.”
“Tôi cũng
mong tôi điên. Thật khốn nạn vì mình vẫn không điên lên được.”
“Ðêm qua,
tôi mơ thấy con bé con bên Pháp. Nó vẫn như lúc tôi từ biệt nó. Tôi mơ
thấy
quán rượu của bà Jeannette. Tôi vào ngồi ở quán. Con bé chạy ra hỏi:
Que
buvez-vous? _ Vẫn cái giọng nói ấy. Nó chẳng nhớn lên chút nào. Tôi ôm
lấy nó:
“Không nhận ra bố à? Con mèo con của bố”. Nó khóc, nó giãy tụt khỏi tay
tôi. Rồi
nó gọi: “Mẹ ơi Có khách! ! Vợ tôi ra đứng sau quầy: “ Ông dùng gì? Tôi
cũng nói
như một người khách: “Cho một cốc vang và một xăng-đuých! ! . Kỳ lạ...
Bà
Jeannette cũng không nhận ra tôi. Tôi thì nhận ra cả hai. Nhưng cứ ngồi
uống
như một người khách lạ.”
Già Ðô cúi đầu.
Hắn thở dài, thèm được như già Ðô, giọng rầu rầu:
“Tôi mất. khả
năng nằm mơ rồi. Ðã bao lần tôi ao ước năm mơ thấy vợ, thấy con. Nhất
là các
cháu. Lần cuối cùng tôi nằm mơ là thời gian còn ở xà lim 75 _ cách đây
hơn ba
năm rồi. Phải nói, tôi mong năm mơ thấy các cháu lắm. Thế rồi cầu được
ước thấy.
Tôi nằm mơ thấy thằng cháu lớn. Hai bố con ở dưới đầm. Nước tới cổ tôi,
cổ
cháu, mênh mông, nắng loá. Sóng nữa. Tôi bơi lại chỗ cháu. Và cứ thế
túm đầu thằng
bé mà tát nó, đánh nó. Nó khóc, nó khóc thảm thiết: “Con lạy bố rồi, bố
đừng
đánh con nữa”. Tôi vẫn cứ ấn nó xuống và đánh. Nó nhô lên, tóc ướt đẫm.
Nó
khóc. Nó gào khóc đau đớn: Con lạy bố rồi. Bố đừng đánh con nữa”. Tôi
choàng tỉnh.
Run lên. Toát hết mồ hôi. Trống ngực đập thình thịch. Nghĩ thương con
quá. Sao
tôi lại đánh nó? Tôi chỉ mong nằm mơ thấy chúng, được gặp chúng trong
mơ để ôm ấp,
yêu chiều. Thế mà mơ thấy nó tôi lại đi đánh nó.”
“Tôi cũng thế.
Tôi cứ ngồi uống như một khách hàng, thế mới khổ chứ. “
Hắn lặng im.
Hắn đang nghĩ đến cái ước mơ nằm mơ thấy con của hắn, nằm mơ thấy thằng
lớn một
lần nữa để hắn sửa chữa tội lỗi làm bố của hắn. Sao hắn lại đánh con
hắn như
đánh đòn thù? Sao hắn lại là một thằng bố độc ác, vũ phu đến thế Thàng
bé gào
lên trong mơ, những tiếng gào thảm thiết cứ vọng mãi bên tai hắn: “Con
lạy bố rồi.
Bố đừng đánh con nữa”. Sao phải lạy bố, hở con? Ôi! Con tôi, những đứa
con khổ
dau, côi cút ở bên kia thế giới.
Hắn than thở:
“Ðêm nào đi
ngủ tôi cũng ao ước nằm mơ thấy cháu một lần nữa. Nhưng từ bấy đến nay
tôi
không nằm mơ thấy gì hết. Tôi hoàn toàn mất khả năng nằm mơ rồi. Ðấy là
lẩn nằm
mơ cuối cùng của tôi. Tôi thương nó quá.”
“Tôi cũng ít
nằm mơ. Giá đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy Marseille. Thật là một thành
phố...
Không. Hải Phòng không thể nào bì được. Hải Phòng xa biển.”
Ðằng này biển
gầm thét ngay nơi mình ngủ. Thật là vĩ đại Những người dân ở đấy thẳng
thắn, cởi
mở, vui tính... ông Martin với cây đàn violon và cả bầu đàn thê tử đến
đâu là hội
ở đó. Trẻ con người lớn quây lấy. Thật là những người vô tư lự.
“Ðời cụ thật
sung sướng. Biết đây, biết đó. . Tôi thì từ bé lên rừng, ăn rau muống
của cách
mạng. Bây giờ lại lên rừng. Rau muống chẳng có mà ăn.”
“Tôi về nước
với bao ý định tốt đẹp. Thật không ngờ.”
“Tôi ao ước
được như cụ. Ðược một lần leo lên tháp Eiffel đứng trước Khải Hoàn Môn.”
Họ nói với
chính họ. Mỗi người mang trong lòng nỗi khổ đau quá lớn, đến nỗi trong
một lúc
không còn khả năng tiếp thu được nỗi lòng người khác.
Có tiếng kẻng
vang lên. Một hồi dóng dả dội vào rừng xanh. Kẻng điểm danh buổi tối.
Tribute
to Bùi Ngọc Tấn
Viết
trung thực, bao dung, không thù hận
Một nhà
văn hải
ngoại, ông Lâm Chương,
sau khi đọc Chuyện kể năm 2000, đã nói với bạn bè là từ nay ông ấy
sẽ
không viết về trại cải tạo nữa, vì có viết cũng không thể nào hay
hơn Chuyện
kể năm 2000 ? Theo ông, tại sao Chuyện kể năm 2000 lại
được độc
giả cũng
như các nhà văn đặc biệt trân trọng như vậy ?
Tôi
rất cảm động khi được biết
ông Lâm Chương nói như vậy về tập sách của tôi. Việc phân tích những
cái hay
cái chưa hay của Chuyện kể năm
2000 thuộc bạn đọc và các nhà phê
bình. Là
tác giả, tôi chỉ có thể nói rằng tôi viết Chuyện kể năm 2000 với
tất cả sự
cố gắng nhằm đạt tới cái trần của mình. Tôi tự nhủ : Hãy trung thực.
Viết tất cả
những gì mình biết, mình trải, với tấm lòng bao dung, không thêm, không
bớt,
không thù hận. Hãy dọn mình đối thoại với vô cùng. Viết với lòng nhân
ái, với sự
tự do mình dành cho mình, để tìm ra gốc gác, căn nguyên, không hớt
váng. Viết với
một sự giản dị chân thành nhất. Và viết với sự luyến tiếc đến đau đớn
một thời
tuổi trẻ đã qua.
"Lẫm liệt một thời mà bây giờ thì… tội
nghiệp
quá."
Câu văn trên, trích từ "Một Thời Gió
Bụi", tập
truyện ngắn của Nguyễn Khải (nhà xuất bản Lao Động Hà Nội 1993). Tác
giả không
định nói về một miền đất, mà là một khí hậu văn chương, khi so sánh anh
nhà văn
hiện nay với người dân làm cói ở xã N.
"Một Thời Gió Bụi" mở ra bằng câu chuyện một làng
làm cói. Thuở lẫm liệt, "vào thập niên 1970 có năm họ thu được 9 triệu
tiền
hàng. Tiền thu đã nhiều mà làm cói lại dễ hơn trồng lúa. Một lần cấy
mống cói
thu hoạch từ bẩy đến mười năm… Mọi người tin rằng sự ổn định ấy là bất
di bất dịch…
Vậy mà cái yên tĩnh bây giờ [không còn lo chiến tranh], cái mở ra của
bây giờ…
đang dồn xã anh hùng vào ngõ cụt…". Thế rồi tác giả bèn quay qua chuyện
viết
văn, "cũng như những người làm cói, tôi tin tưởng cái nghề viết của bọn
tôi sẽ không có gì thay đổi, sẽ mãi mãi vẫn như thế. Nền văn học trong
tương
lai là nền văn học xã hội chủ nghĩa, làm sao nghi ngờ được… Vậy mà bỗng
chốc… bỗng
chốc bản thảo đưa tới nhà xuất bản từ nửa năm bị trả lại. Tại sao vậy?
-Anh viết
chính trị quá, cao siêu quá, bạn đọc sẽ khó mua. –Bạn đọc nào? Bạn đọc
của tôi
vẫn trung thành với tôi mà! –Bạn đọc quen thuộc của anh đã tới tuổi về
hưu rồi,
đã về hưu tiền ăn còn chả đủ lấy tiền đâu mua sách."
"Nhưng người có tiền là những người đang làm việc, họ
còn trẻ, rất trẻ. Hãy viết cho tuổi trẻ đi! Khốn nỗi cái tuổi trẻ hôm
nay với
tuổi trẻ của bọn tôi lại khác nhau quá nhiều vì thời thế đã thay đổi…
Chân lý
vĩnh cửu không còn nữa… Tiêu chuẩn bây giờ là tiền. Nó là bản vị của
mọi giá trị.
Chẳng hạn một nhà văn mà không kiếm ra tiền là nhà văn tồi… Nên ví thân
phận
anh nhà văn với ai nhỉ? Chắc là phải xếp dưới thầy cúng với thầy bói.
Nghề này
đang hái ra tiền, vì còn rất cần thiết cho những cái mộng tỉ phú. Chỉ
có thể so
sánh anh nhà văn hiện nay với người dân làm cói ở xã N mà thôi. Lẫm
liệt một thời
mà bây giờ thì… tội nghiệp quá!"
Ấy chỉ vì "chân lý vĩnh cửu không còn nữa!"
***
Bất cứ một so sánh nào cũng khập
khễnh. Đôi khi khập khễnh
"cần thiết" hơn cân đối, hoàn chỉnh, ít ra là trong trường hợp ở đây.
Người viết đã từng nghe "hơn một nhà văn" ở trong
nước chê Nguyễn Tuân. "Những tùy bút sau này của ông dở quá! Thua xa Võ
Phiến!", một nhà văn ở trong nước đã nói với tôi như vậy. Anh kể, kỷ
niệm
lần đầu đụng đầu với văn chương miền nam trước 1975, "Tôi đọc câu thơ
của
Nguyên Sa, hình như là thế này, ‘Sáng hôm nay Nga buồn như một con mèo
ốm…’, và
sướng điên lên. Làm sao ở miền bắc lại có một câu thơ ngu ngơ dại khờ
tuyệt vời
đến như vậy! Làm thơ như thế thì còn quá phản động!"
Ấy là tôi diễn ý của tôi, khi nhìn anh bồi hồi với "nụ
hôn đầu ôm mái tóc lang thang" (thơ Thanh Tâm Tuyền): thì cứ coi như
anh lần
đầu tương tư Nga, và tiện thể, tương tư câu thơ đi, có chết ai!
Tôi lạc đề như vậy, là để nói ra điều này: không thể có một
thứ văn chương lẫm liệt, và nếu có một thứ văn chương lẫm liệt, thì cái
hậu quả
tội nghiệp bây giờ là tất nhiên!
Và nếu Nguyễn Tuân sau này dở quá, cũng là lẽ tất nhiên,
theo nghĩa, có thể ông thừa sức để viết hay hơn, thừa sức kiếm ra những
đề tài
xứng với ông hơn, nhưng ông biết rất rõ: viết hay là bỏ mẹ!
Bởi vì hãy nhớ lại câu cảnh cáo của Adorno: Sau Lò Thiêu mà
còn làm thơ thì thật là … "tội nghiệp"! (ông dùng chữ "dã
man").
Hay là mượn ngay một câu chuyện ngụ ngôn của Đông phương, về
một con chó chuyên săn hùm beo, bị đánh què chân, chỉ để dùng vào việc
săn chuột!
Ở đây, Nguyễn Tuân đánh què chính mình, tự tay ném tác phẩm của mình
vào thùng
rác, vì sợ rằng sau này thiên hạ sẽ hỏi, tại sao một thời đại khốn kiếp
như thế
mà lại có một thằng viết văn hay như vậy?
Liệu có thể coi nhà văn đó hèn nhát? Và cái thái độ chê bai
Nguyễn Tuân, có phải do quá ghen với tài năng của ông, hay là vì họ
Nguyễn phải
đợi ba trăm năm sau mới tìm được kẻ khóc mình?
Liệu chúng ta có thể đi đến một kết luận vội vã: lẫm liệt
cho lắm vào, bây giờ tội nghiệp cho đáng kiếp!
***
Cũng một trường hợp như vậy, nếu chúng
ta đọc truyện ngắn
"Huyền thoại phố phường" của Nguyễn Huy Thiệp.
Đây là một câu chuyện mô phỏng "Con đầm bích" của
Pushkin. Nghe nói ở trong nước có người "quá ghen" hoặc "quá
ngu" đến độ chê họ Nguyễn là đạo văn! Bản thân tôi, lần đầu đọc truyện
này, cũng ngạc nhiên, tự hỏi tại sao Nguyễn Huy Thiệp "viết lại"
Pushkin, bằng cách đẩy cái không khí huyền hoặc của "Con đầm bích"ù -
bạn đọc chắc còn nhớ cảnh tượng "nụ cười" của bà đầm già "bước
ra khỏi lá bài" khiến tay sĩ quan phát điên… - vào trong "thực tại"
phố phường?
Một cách nào đó, Nguyễn Huy Thiệp đã nhận ra nhu cầu phải viết
khác đi, nếu không muốn làm nhục văn chương, nghệ thuật. Nên nhớ, một
khi văn
chương phải hạ mình xuống để làm những công chuyện như "phản kháng, ly
khai, chống cộng, hợp lưu, giao lưu hoà giải…" một cách nào đó, nó đã
bị tổn
thương, hoặc đã tự đánh què chính nó, và nếu văn chương có một lương
tâm, chắc
là nó cũng cảm thấy hổ thẹn! Theo nghĩa đó, Cao Hành Kiện đã cho rằng,
đây chỉ
là chuyện tri âm tri kỷ mà thôi. Cũng vẫn theo nghĩa đó, những người
chê thơ
Nguyễn Chí Thiện (không phải là thơ!), đáng lẽ họ phải đặt ngược vấn đề
và tự hỏi,
nếu Nguyễn Chí Thiện ở trong tù mà còn làm thơ thì… tội nghiệp thực!
Đây chính là lý do tại sao, khi thiên hạ khen "Bác sĩ
Zhivago" của Pasternak, Nabokov đã "bực mình", qua một số câu trả
lời phỏng vấn mà Jennifer tôi trích dịch sau đây.
Khi được hỏi, ông tiên đoán ra sao, về
sức khoẻ của văn
chương Nga, Nabokov trả lời:
Thật khó mà có một câu trả lời giản dị cho một câu hỏi như
thế. Vấn đề là, không có một chính quyền nào, cho dù thông minh tới
đâu, nhân bản
tới đâu, có thể đẻ ra những nghệ sĩ lớn; ngược lại, một chính quyền tồi
tệ nào
cũng dư sức để mà hành hạ, làm tình làm tội, và hơn thế nữa, bách hại,
làm thịt
nghệ sĩ. Nên nhớ điều này, vì nó thật là quan trọng: chỉ đám thiếu thẩm
mỹ
(philistins), mắt mù tai điếc trước nghệ thuật, mới ăn nên làm ra trong
mọi chế
độ. Bởi vậy tôi chẳng có thể nào tiên đoán gì hết, nhưng hy vọng, lẽ dĩ
nhiên,
rồi chế độ công an trị ở Liên xô sụp dần rồi biến mất. Trong khi chờ
đợi, tôi lấy
làm thương hại cho mấy tên ngu đần đã lầm lẫn Staline với McCarthy, Lò
Thiêu
Auschwitz với bom nguyên tử…
Khi được hỏi, ông viết cho ai, Nabokov
trả lời:
Tôi không tin một nghệ sĩ lại phải lo lắng đến độc giả của
mình. Độc giả số một của ông ta, là cái kẻ mà mọi buổi sáng ông ta nhìn
thấy
trong gương, khi cạo râu. Tôi cho rằng, khán thính giả độc giả của một
nghệ sĩ,
mà ông ta tưởng tượng ra được, là những người làm đầy một căn phòng, và
tất cả
đều mang mặt nạ của ông ta.
Về cuốn Dr Zhivago, khi Robert
Bingham, của tạp chí
Reporter, New York, muốn biết ý kiến của ông, Nabokov đã từ chối đưa ra
một lời
phê bình, sợ có hại cho tác giả. Theo ông, đây là một cuốn sách ủng hộ
(pro)
bôn sê vích, và sai lầm về lịch sử (historiquement faux), bởi vì đã vờ
đi cuộc
cách mạng tự do (révolution libérale) mùa xuân 1917; hơn nữa vị bác sĩ
đã mừng
đến phát điên, khi cú đảo chánh của bôn sê vích xẩy ra bẩy tháng sau
đó. Tuy
nhiên, ông đánh giá cao Pasternak như là một thi sĩ trữ tình (poète
lyrique).
Ông chào mừng Pasternak được giải Nobel, chỉ vì những câu thơ của ông
ta. Trong
Dr Zhivago, văn đã không tới được tầm cao của thơ ông. Ông nói thêm,
tầng lớp
trí thức Nga không ăn ý với Đảng đã không mặn mà với cuốn sách như là
độc giả Mỹ.
Khi cuốn sách xuất hiện ở Hoa Kỳ, đám lý tưởng tả phái đã mừng quýnh
lên: đây
là một bằng chứng cho thấy "một đại tác phẩm" đã được đẻ ra, từ chế độ
Xô viết.
(Về những trích dẫn trên đây, là từ "Strong
Opinions", tạm dịch Bạo Mồm, Jennifer tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp,
"Partis Pris", tủ sách 10/18, nhà xb Julliard, ấn bản 2001).
Với riêng người viết, chính cái tình
trạng tội nghiệp kia,
là một dấu hiệu hết sức đáng mừng của văn chương ở trong nước, nếu
chúng ta nhận
ra cái thông điệp của nhà văn Nam Phi Coetzee, khi viết về trường hợp
cuốn
Thương Xá (The Arcades Project) của nhà văn người Đức gốc Do Thái,
Walter
Benjamin. Khi Hitler lên nắm quyền ở Đức, ông bỏ chạy qua Paris. Và khi
Pháp sắp
sửa lọt vào tay Quốc Xã, ông tìm đường tới Hoa Kỳ qua ngả biên giới
giữa Pháp
và Tây Ban Nha, ôm theo bản thảo cuốn sách. "Nó còn quan trọng hơn cả
tôi,
và phải được gìn giữ", ông nói về đứa con tinh thần của mình.
Theo Coetzee, cuốn "Thương Xá", cho dù chúng ta
đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả,
impossible
project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử
dụng những
rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh
đó; lịch sử
từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong
"Những
luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những
người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang
đầy tính
tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong
quãng đời
[còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
Note:
Khi BNT phán, viết cho những người cam chịu lịch sử, là theo cái ý của
W
Benjamin: Lịch sử viết từ đáy, từ đống kít, thay vì từ đỉnh cao chói
lọi?
Khó khẳng
định, vì, chính ông, lại đề cao nhà nước VC, BBP, ngay cả khi chúng bắt
ông vô
tù, và ông rất tin tưởng ở chính sách pha lê hóa xã hội của nhà nước VC.
Cũng vẫn chính
sách pha lê hóa xã hội, chúng vừa mới lôi thằng què NQL vô tù!
(1)
Trong chiến
tranh, việc gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu phương là gốc
rễ, là
cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền tuyến, cho chiến đấu và
chiến thắng.
Khẩu hiệu:
Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng lợi hoàn
toàn đã
thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng bằng bất kỳ giá
nào. Sự có
mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh
như Nam
Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào
những năm
tháng cực kỳ gay go gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh
tất cả cho
cuộc chiến.
Trong
cuộc
chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu
phương.
Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện
thiếu
lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ,
những kẻ trộm
cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu
cầu trong
như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và
đó được
coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe
những
người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từ
trần
vào lúc 6
giờ 15 sáng ngày 18-12-14
RIP
Bùi Ngọc Tấn (ở giữa) cùng
bạn văn. (Ảnh Xuân Bình)
“Người bộ tộc tà-ru” đi về vùng đất tự
do...
Phạm Tường
Vân gửi cho BBC từ Sài Gòn
18 tháng 12 2014
15 năm
trước,
Tết Canh Thìn, ra Hà Nội, tôi được nhà thơ Dương Tường - "nhà phát
hành
bí mật" của những tác phẩm ngoài luồng thời bấy giờ, dúi cho cuốn
Mộng
Du (tên cũ của Chuyện kể năm 2000), khi ấy còn là một bản đánh máy.
Những Tuấn,
Ngọc, Già Đô, vẻ diễm lệ của nỗi cay đắng phận người ấy đã cùng tôi
đi xuyên
qua đêm giao thừa tưng bừng nhất, để bước vào thiên niên kỷ mới.
Nhiều năm
sau, khi những câu chữ và nhân vật đã mờ đi trong ký ức, tôi tự hỏi:
Điều lớn
nhất tôi nhận được từ cuốn sách ấy là gì?
Phải chăng
là một niềm tin vững chắc để dấn bước vào những vùng u tối nhất của
đời sống,
rằng nếu hấp lực của việc viết có đẩy mình tới đâu, thì vẫn có cách đi
xuyên
qua nghịch cảnh mà không đánh mất phẩm giá, dẫu có phải đối diện và
trở thành
nạn nhân của sự u tối và tàn bạo đến thế nào, thì nhất quyết không để
sự ngu dốt
vô minh nuốt chửng để trở nên cay nghiệt, hằn thù.
Sau 5 năm
"thực tế sáng tác' trong tù, ông đã đem đến cho tôi và những nhà văn đi
sau một kinh nghiệm tuyệt vời như thế.
2001, khi cuốn
sách được in và bị thu hồi ngay sau đó, tôi lại bay ra gặp ông để thực
hiện
một cuộc phỏng vấn. Có lẽ đó là một trong những bài phỏng vấn dài
nhất mà
tôi thực hiện trong đời làm báo của mình.
Đó cũng là lần
đầu ông trả lời phỏng vấn. Trong căn gác nhỏ số 10 Điện Biên Phủ Hải
Phòng,
không gian cũ với mớ hồi ức ngồn ngộn, tất cả đống dữ liệu ấy khiến
tôi bối rối,
và hơn một lần cả tôi và ông đều nhầm, gọi tên ông và vợ ông theo nhân
vật
trong cuốn sách.
Khi ấy, tôi
chợt nhận ra (một cách cay đắng) rằng dù ở phương diện nhà văn - một
chứng
nhân, ông cố gắng đem đến cho bạn đọc một cách kể khách quan trong vẻ
diễm lệ
của sự thứ tha, sự hòa giải với nghịch cảnh, nhưng trong khía cạnh nạn
nhân, 5
năm "thực tế bất đắc dĩ" ấy sẽ mãi ở lại trong ông, và không bao giờ
ông ra khỏi nó.
Hơn một lần
tôi định hỏi ông: "Con người chào đời với đôi bàn tay nắm chặt, như
thể
đang quyết tâm thực hiện một nguyện ước trong đời này nhưng khi ra
đi thì ai
cũng duỗi thẳng đôi tay, đó là viên thành nguyện ước hay buông xuôi bỏ
cuộc?".
Tôi biết ông sẽ chỉ trả lời bằng một nụ cười hiền, với những nếp nhăn
như bị
vò nhàu trên gương mặt dường như chưa bao giờ nếm trải hạnh phúc trọn
vẹn.
Có lẽ Bùi Ngọc
Tấn sinh ra với một cam kết bí mật: trải nghiệm, thấu cảm để viết về
nỗi
đau, cho nên hạnh phúc với ông vô cùng hiếm hoi. Ngay cả những ngày
tháng cuối
đời, khi cánh cửa nhà tù đã ở lại đằng sau hàng chục năm, ông cũng
không ra khỏi
lời cam kết đó.
Sau hai cuốn
tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn và bút ký, một cú địa chấn trong
làng văn
chương Việt đầu thế kỷ 21, một giải văn chương Pháp (Henri Queffenlec
2012),
ông vẫn tự giam mình vào sứ mệnh của một nhà văn thay vì hưởng thụ
thành quả.
Thời Biến Đổi
Gien, một tiểu thuyết - hồi ký có thể được xem là hậu "Chuyện kể năm
2000" sau nhiều lần viết đi viết lại đã ra mắt độc giả tại Đài Loan và
Mỹ
trong những ngày ông chiến đấu với bệnh tật.
Căn bệnh
ung thư từ phổi di căn vào xương nhốt ông trong những cơn đau triền
miên.
Nó đã mang
ông đi lúc 6:15 sáng nay.
Hơn một lần
tôi thầm ước: Ước gì ông chưa từng trải qua ngần ấy cay đắng, để văn
chương ông
không chỉ tích tụ thứ ánh sáng hiếm hoi của tình yêu, niềm hy vọng, sự
thứ tha
và lòng từ ái sau bao nhiêu nghịch cảnh cay đắng mà là thứ ánh sáng kỳ
vĩ của
niềm hạnh phúc tối thượng, nỗi kiêu hãnh làm người và ngùn ngụt năng
lượng của
một sinh linh tuyệt đối tự do.
Hè năm
ngoái, gặp luật sư Lê Công Định tại Sài Gòn, ông ôm vai anh nói đùa:
“Chúng ta
là người của bộ tộc tà-ru.”
Có lẽ già
làng của “bộ tộc tà – ru” đang đi về vùng đất tuyệt đối tự do, với sự
thảnh
thơi của người đã hoàn thành nhiệm vụ.
Vĩnh biệt
ông, người hiền của văn chương Việt.
|
|