*
 




Cái tít cuốn hồi ký của bà vợ của nhà thơ Osip Mandelstam, Hope Against Hope, là 1 kiểu chơi chữ, "Hi Vọng Chống Lại Hy Vọng". Tên của bà, Nadezhda, tiếng Nga, có nghĩa là “hi vọng”.
Phần thứ nhì có tên là "Hy Vọng Dã Dời, Hope Abandoned".
Bà viết về cái thế giới “pha lê hoá” của xứ của Bà:
Chúng tôi sống giữa những người biến mất vào lưu vong, lao động khổ sai, và những thế giới khác, và giữa những người đầy họ [We lived among people who vanished into exile, labor camps, or other worlds, and also among those who sent them there”.]
Có 1 câu hỏi cực kỳ dễ dàng vậy mà cực kỳ khó trả lời, đối với những người như Bùi Ngọc Tấn, khi ông cho rằng phải “pha lê hóa” Miền Bắc, như thế thì mới thắng được cuộc chiến.
Nhưng thắng cuộc chiến để như bây giờ ư?
Thành ra bà Nadezhda mới phân ra hai loại viết, một của bà, và một của những người viết báo cáo. They all write that is, they wrote reports for the secret police.
Bao nhiêu con người đã chết vì pha lê hóa, ông đâu biết.
Gấu tất nhiên cũng không biết, nhưng ở Liên Xô, 20 triệu.
Bà vợ biết chồng chết, khi được gọi lên Bưu Điện để nhận lại thùng quà bà gửi, the addressee is dead, người nhận đã chết, và bà dành cuộc đời còn lại của mình  để gìn giữ tác phẩm của chồng.

Văn chương mà Bùi Ngọc Tấn viết, cho những người “cam chịu lịch sử”, mũi lõ chúng gọi là văn chương người chứng, và thường là hồi ký, thí dụ của bà vợ Osip Mandelstam. Trên báo nhà, Queen’s Quarterly, a Canadian Review, Summer, 2014, trong “Viết Sự Thực trước Quyền Lực, Writing Truth to Power”, tác giả Kenneth C. Dewar viết về Hồi Ký Cách Mạng của Victor Serge, hồi ký về ông chồng nhà thơ Osip Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, của bà vợ Nadezhda, và hồi ký của Alexander Herzen [1812-1870], My Past and Thoughts. Ông này cũng như Serge, một nhà cách mạng, xã hội… một người tù, và 1 tên lưu vong.

Steiner phán về Hồi Ký của bà vợ nhà thơ Osip Mandelstam

REVIEWING THE MEMOIR in the New Yorker, the critic George Steiner wrote, "Nothing one can say will either communicate or affect the genius of this book. To pass judgment on it is almost insolence - even judgment that is merely celebration and homage" (December 26,1970). If memoirs are about bearing witness to one's time, few better examples can be found than the three I've discussed here. Coming to the end of Mandelstam's after reading the first two, one feels one has reached the pinnacle of the genre. At the same time, one is reminded that, during the times in which all three were written, an international community of political disposition and literary taste transcended the geopolitical divide between Russia and the West. I don't think, in 2014, that it exists any longer.

KENNETH C. DEWAR is Professor Emeritus in the Department of History at Mount Saint Vincent University. ~

Từ "viết sự thực trước quyền lực", chứng thực thời của mình, "bearing witness to one's time"... biến thành "cam chịu lịch sử", là cái nước Mít bi giờ!

NQT

Nói cái đéo gì về cuốn Hồi ký này thì đều là láo xược, và chẳng hề ảnh hưởng đến tính thiên tài của cuốn sách. Steiner phán!
Ui chao, giá câu này dành cho CKN200, thì tuyệt quá!

*

Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô. (a)

The Case Of  BNT

[Cái tít mượn Victor Serge:
The Case of Comrade Tulayev]

The Case of  BNT

[Cái tít mượn Victor Serge: The Case of Comrade Tulayev]
Hải phòng ngày 12-10-2001

Kính gửi Ông Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam
Thưa Ông,

Tôi là Bùi Ngọc Tấn, hội viên Hội Nhà Văn Việt nam viết thư này gửi tới ông bởi có quá nhiều tin đồn thất thiệt xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của Hội quan sát nhân quyền (HRW) và chuyến đi Trung quốc vừa qua của tôi
Người nói tôi đã nhận giải, nhận tiền, người nói tôi đã từ chối giải, người nói tôi đã “ẵm gọn” 50 triệu đồng của thành phố Hải phòng, thậm chí một ông vụ trưởng còn nói tôi đã làm đơn tự nguyện không nhận giải mà xin đi Trung quốc như đòi một sự đền bù, “kỳ này chúng tôi cho đi, tiền tiêu thoải mái.”
Tôi xin phép được trình bày lại toàn bộ vấn đề để đính chính trước dư luận những sai lệch trên:

1. Về giải thưởng:

 a. Khoảng tháng 3-2001 tôi có nhận được tin từ nước ngoài báo về tôi được trao giải thưởng văn học Chân Thiện Mỹ cho bộ tiểu thuyết của tôi. Tiền thưởng kèm theo giải là 3000 USD. Tôi đã tìm hiểu về tổ chức đứng ra tặng giải, và khi biết đó là tổ chức Việt nam phục quốc, tôi đã từ chối nhận giải.
b. Khoảng cuối tháng 4-2001, tôi lại nhận được tin từ nước ngoài báo về: tôi được trao giải nhân quyền Hellman-Hammett của HRW. Sau khi tìm hiểu tổ chức này, tôi đã quyết định nhận giải.
Trong nửa tháng 7 và đầu tháng 8 200l, các ông Hữu Thỉnh, Tổng Thư ký Hội Nhà văn (HNV), Nguyễn Trí Huân phó Tổng Thư ký HNV, Đỗ Kim Cuông vụ phó vụ Văn nghệ Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương, Vũ Thiệu Loan, Hồ Anh Tuấn, chủ tịch, phó chủ tịch Hội Văn nghệ Hải phòng, Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ đã đến nhà tôi khuyên tôi đừng nhận giải.
Với tất cả các ông trên tôi đã trả lời như sau: Tôi nhận giải thưởng vì:
1. Nhân quyển là một vấn đề có mặt ở mọi nơi, mọi quốc gia, mãi mãi song hành cùng với nhân loại. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể nói là mình đã giải quyết hoàn hảo vấn đề nhân quyền.
2. Đó cũng là mục tiêu mà Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội nước ta hết sức quan tâm để thực thi ngày một tốt hơn. Trong các nghị quyết của Đảng, Chính Phủ luôn luôn có vấn đề dân chủ hoá đời sống xã hội, chìa khoá đưa đất nước tiến lên.Tình trạng mất dân chủ hiện nay là rất nghiêm trọng dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm lòng tin của nhân dăn, cản trở sự phát triển của đất nước.
3. Giải thưởng là do những Đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ góp tài sản sáng lập.
4. Tôi được tặng giải là do tập tiểu thuyết “Chuyện kể năm 2000” của tôi, trong đó tôi thuật lại trung thực cuộc đời tù tội oan ức của tôi với một thái độ chân thành và xây dựng (tôi đảm bảo với ông rằng, 4 nhân vật: ông Trần, ông Hoàng và vợ chồng người tù không án là thực đến từng chi tiết), một bộ sách được độc giả rất hoan nghênh nhưng lại bị thu hồi tiêu huỷ mà tôi luôn nghĩ đó là việc làm chưa được cân nhắc kỹ. Nếu đó là quyển sách phản động, chắc chắn tôi không nhận giải.
5. Người ta tặng giải cho tôi không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
6. Tôi đã tuyên bố nhận giải, giờ đây tôi không thể phủ nhận.
II. Về tiền thưởng kèm theo giải:
1. Khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7- 2001, tiền thưởng đã hai lần được chuyển từ nước ngoài về tài tài khoản của tôi, nhưng tôi không nhận được. (người ta gọi điện về tôi mới biết) Và họ đã đề nghị gửi ít một theo đường bưu điện nhưng tôi gạt đi vì quá phiền phức hơn nữa cũng rất khó đến tay tôi.
 2- Trong khi gặp tôi, các ông Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Đỗ Kim Cuông, Vũ Thiệu Loan, Nguyễn Viết Lãm đều khẳng định với tôi rằng tiền thưởng là của CIA. Trước những thông tin từ hai chiều trái ngược nhau, tôi tự thấy cần phải có thời gian xác minh, kết luận, không thể vội vàng hấp lấp.
Vì những lý do trên, tôi đã điện ra nước ngoài đề nghị tạm hoãn việc chuyển tiền.

Thưa Ông,

Đó là tất cả những gì xầy ra xung quanh việc tôi nhận giải thưởng của HRW.
Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên nhận thức trên. Hơn nữa cho đến nay việc nhận giải của tôi đã được nửa năm, đã là chuyện đã qua, không ai nhắc đến nữa. Việc tôi từ chối nhận giải bây giờ không chỉ làm tổn hại đến danh dự của tôi mà chắc chắn nó còn gây phương hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà Nước. Và đấy mới là điều tôi say nghĩ hơn cả.
3- Về số tiền 50 triệu của thành phố Hải Phòng:
 Tôi cũng có nghe nói thành phố Hải Phòng quan tâm đến tôi, có thể sẽ giúp đỡ tôi số tiền khoảng 50 triệu đồng. Khi nghe tin này tôi đã phát biểu: "Nếu tôi được phép xin chính quyền làm điều gì đó thì đó không phải là tiền mà là xin chính quyền xét lại vụ án rõ ràng là oan sai của tôi."
Cho đến nay tôi chưa hề nhận số tiền đó.
III. Về chuyến đi thăm và làm việc tại Trung quốc tháng 9-2001 vừa qua:
Trong công văn Hội Nhà Văn VN gửi Thành Uỷ, Uỷ ban Nhân dân, Hội Văn Nghệ thành phố Hải Phòng (mà tôi có nhận được bản sao lục) đề nghị ra quyết định và làm thủ tục xuất cảnh cho tôi, có đoạn viết: "Việc tác giả Bùi Ngọc Tấn tham gia đoàn nhà văn đi công tác nước ngoài có thể góp phần xua tan dư luận phương Tây vẫn cho rằng: tác giả hiện vẫn bị phân biệt đối xử và bị ngược đãi về chính trị.”
Rõ ràng tôi đi Trung quốc vì cái chung chứ không phải tôi đòi hỏi một sự đền bù nào đó cho mình. Hẳn ông cũng biết năm 1998, tôi đã không nhận lời mời của một tổ chức nhà văn quốc tế mời tôi sang Châu Âu hoặc Châu Mỹ nghỉ một năm. Tôi luôn nghĩ rằng đối với một nhà văn, điều quan trọng nhất không phải là một chuyến đi ra nước ngoài.
Trong chuyến đi thăm Trung quốc vừa qua mà ông làm trưởng đoàn, thu hoạch sâu sắc nhất của lôi là về trường hợp ông Trương Hiền Lượng, nhà văn Trung quốc. Ông Trương Hiền Lượng bị tù oan 20 năm. Ông đã được sửa sai. Ông chuyên viết về nhà tù, thuật lại trung thực những gì ông đã trải. Tới nay ông đã viết và in cả chục tập sách. Nước ta đã dịch in 3 tập của ông và sẽ in 9 tập của ông. Ông được coi là một trong những nhà văn hàng đầu của Trung Quốc, “một nhà văn của bốn bức tường, nghia là nhà văn của nhà tù." Sách của ông được nhiều nước phương Tây dịch. Ông chưa bao giờ bị phương tây nêu tên như một tồn tại về nhân quyền.
Tôi khao khát số phận đó của Trương Hiền Lượng và hy vọng rằng chuyến tôi đi thăm và làm việc tại Trung quốc vừa qua là mở đầu cho một giai đoạn mới của đời tôi.
 Tôi xin gửi kèm theo đây xác nhận của Công an Hải Phòng về việc bắt tôi tù 5 năm để ông thấy rằng tôi hoàn toàn vô tội, và bản sao bức thư tôi đã gửi ông hồi tháng 7 trả lời ông về việc tôi nhận giải thưởng của HRW.


https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpa1/v/t1.0-1/e2/c0.5.50.50/p50x50/45084_108311335892277_5197317_n.jpg?oh=41eb2b73abf147f185fdcc13e7b0b7e6&oe=54D17687&__gda__=1423689300_625241f9f9db9e900224c780ac91bb35

Nguyen Pham Xuan

Xuống Hải Phòng thăm nhà văn Bùi Ngọc Tấn đang bị bệnh K. giai đoạn cuối. Anh gượng đau cùng chị tiếp mấy đứa em. Và anh ký tên vào tờ bìa in photocopy cuốn sách cuối của đời anh "Thời biến đổi gien" như là "Hậu chuyện kể năm 2000" in ở nước ngoài sẽ ra mắt vào giữa tháng 12/2014. Trong tờ ký anh không ghi ngày là 12/11 hôm nay mà là 8/11, vì đó là ngày anh bị bắt cách đây 46 năm.

*
Note: Bài trên BBC. Có hai lỗi, Livre de poche, Vie de chien, [không phải en]
[Mới vô BBC, 11.4.2012; 2h.40 local time, thấy sửa rồi, nhưng vờ cám ơn GCC!
Cũng được!]

Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến (phần 1)
Phần 2

Cái Đẹp và Con Thú
[GCC đọc Chuyện Kể Năm 2000]

Note: Cái truyện ngắn Người Chăn Kiến, khi mới ra lò, GCC tính đi 1 đường rồi… quên!
Tuy nhiên, cái lần quên mới đây, mới thật nhảm.
Lần đó GCC đọc 1 truyện ngắn của mũi lõ, thần sầu, quái làm sao, làm nhớ đến "Người Chăn Kiến", nhưng không làm sao tìm ra nối kết giữa cả hai.
Ghi ở đây, như đặt 1 viên gạch, biết đâu...

Hình như có 1 hậu quả khủng khiếp của những ngày tù lên BNT, như GCC vẫn mơ hồ nghĩ tới, khi nghĩ tới ông, nhất là sau lần gặp ở Hải Phòng& Đồ Sơn, lần về Việt Nam.

Lần qua Mẽo, gặp HL, người giới thiệu DTL với Đại Học Mẽo, và từ đó, đưa bạn ta vô văn học sử Mẽo, em cũng nói, "có 1 cái gì đó", ở nơi BNT, như em đã từng gặp, lần ông qua Mẽo.

Cái gì đó, là cái gì, nhỉ?
Đọc bài phỏng vấn cũng không nhận ra.
Hay là nó nằm ở câu này:“Ai đã bước vào nhà tù, vĩnh viễn không thoát khỏi nó. Hãy thận trọng, những ai được quyền xử lý con người
!" (1)

Câu nói của BNT có vấn đề theo tôi.
Nó làm Gấu nghĩ đến câu của Jean Améry, một nạn nhân Lò Thiêu: Một khi bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.
Nhưng không phải, bởi vì câu của BNT hình như muốn nhắn nhủ nhà nước VC đúng hơn.
Ở những nước dân chủ, chẳng có ai được cái quyền xử lý con người, mà chỉ có pháp luật. Cá nhân phạm tội, đưa ra tòa, tòa quyết định theo luật pháp. Làm gì có chuyện xử lý con người. Làm gì có chuyện trồng người 100 năm. Người đâu có phải cây?
Bác Hồ đại nhảm!

7

Chụp tại nhà BNT, lần đầu về Việt Nam. Đi cùng cả 1 băng, hai cái xế, có Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn. Thêm tay chủ báo Tia Sáng, dân Cảng, đi ghé xe.
Kéo nhau đi Đồ Sơn, coi hơn đồ nhà, Nam Kít, chút nào chăng, hà, hà!
Bùi Ngọc Tấn kể cái cảnh buổi sáng bướm tíu tít, chẳng khác chi mấy em nữ sinh tới trường.
GCC trả tiền cho cả băng, nhớ lời PXN, trong bữa ăn sáng trước đó, khi Gấu tranh trả tiền, anh gạt đi, chầu này nhẹ, để đám chúng tôi lo.
Phần anh, chầu nặng hơn.
Có 1 cái gì đó, mất đi cùng với BNT, vì những ngày tù VC.
Phải đến khi gặp HL, cũng băng bạn bè nơi nhà NDT, ở Little Saigon, nghe kể về lần gặp BNT tại Mẽo, thì Gấu mới hiểu ra điều này.

Tuổi trẻ Bắc Kít, lứa tuổi của BNT.

Chuyến đi, chắc là do NTS& NBD lên kế hoạch thực hiện, khi nghe Gấu nói cần gặp BNT để chuyển 1 message của 1 nhà xb ở Toronto, đã từng xb "Chuyện Kể Năm 2000."

Tôi là bạn của ông Dương Tường

Chuyện ở thành phố Hồ Chí Minh: Một lần Dương Tường đưa nhóm họa sĩ 5 người (gang of five) từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh mở triển lãm. Nguyễn Quân mời tất cả tới khách sạn chiêu đãi. Dương Tường đi xích lô, tay cầm tờ Vietnam News cẩn thận, bước vào khách sạn. Người gác cửa khách sạn to lớn, mặc sắc phục nắm chặt vai anh đẩy ra vỉa hè:
 - Không được bán báo ở trong ấy! Ði ra ngoài kia mà bán!

Chuyện ở Hà Nội: Một ngày giáp tết, nghe mấy hoạ sĩ trẻ rủ rê, Dương Tường đi chợ hoa với họ. Vào chợ, họ tản mát khắp nơi để chọn bằng được một cành đào ưng ý. Lơ ngơ một mình giữa chợ, Tường mua đại một cành đào, vác ra ngoài cổng chợ đứng chờ. Ðang cầm cành hoa mới mua, xo ro trong mưa dầm gió bấc, bỗng một bàn tay nắm lấy vai anh, đẩy anh vào trong chợ:
-Không được bán hoa ở đây! Mang vào trong chợ mà bán!
Ðó là người bảo vệ chợ. Người ta nhầm Dương Tường là người bán báo, người bán hoa. Nhưng học theo cách nói của Nguyễn Tuân, tôi nghĩ chưa ai nhầm Dương Tường là nhà thơ, nhà văn hoá cả...

BNT [trích talawas]

Gặp nhà văn Bùi Ngọc Tấn ở New York

&

Tác giả “Chuyện Kể Năm 2000”, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, vừa có chuyến đi làm việc ở Trung tâm William Joiner, Boston. Tuần qua anh ghé thăm New York, trên đường đi Washington DC và California. Đây là lần thứ hai tôi gặp, chuyện trò cùng anh, được biết thêm về nhà văn đáng kính, từng trải, nhân hậu, đầy trách nhiệm với những câu chữ của mình, và thật lý thú được hiểu thêm một suy nghĩ của nhà văn mà chưa bao giờ tôi nghĩ tới.
Trong bài nói chuyện nhan đề “Những người cam chịu lịch sử” nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói đến những người tham gia chiến tranh một cách đặc biệt. Do nhu cầu pha lê hóa hậu phương, tất cả những phần tử là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã hội cần pha lê hóa, đều bị tập trung cải tạo. Khi tổng kết chiến tranh, không được quên những người đó. Họ đã góp phần vào chiến thắng, bằng cuộc đời mình, bằng sự đóng góp phần cao quý nhất của mình: Tự Do!
Dù họ chỉ là những người cam chịu lịch sử. Lịch sử phải viết về họ. Văn học phải viết về họ. Và với những suy nghĩ như vậy, anh đã cầm bút viết văn trở lại sau hơn 20 năm im lặng.

Note: Chuyến đi làm việc là cái gì? Thì cứ nói đại, đi lãnh tiền của Mẽo, cho tiện sổ sách!

Hà, hà!

*

GCC chụp, tại nhà ông, lần ghé thăm 2001

&

Hành Quân Đêm

 …. Ðể tôi kể cho ông nghe. Ông xem có thằng nào như thằng T.H. không. Ðầu năm 1968 thời gian ông đang rất gay go, còn tôi ở Hội Văn nghệ Hà Nội cũng đang điêu đứng vì bị nghi vấn có dính líu đến một vụ gián điệp, bị gọi hỏi nhiều lần, không được viết, không được in. Chỉ làm thủ quỹ, hàng tuần xách bị đi căng-tin mua bánh kẹo cho anh em. Trong cơ quan có hai ông nằm điều dưỡng ở Quảng Bá là ông T.H. và ông Huỳnh Tâm. Ông Huỳnh Tâm là tổ trưởng sáng tác bị dãn phế quản, không bao giờ ra khỏi cổng trạm điều dưỡng vì quá lo cho sức khoẻ. Thế mà hôm ấy dù mắc thêm bệnh viêm kết mạc, đau mắt nặng vẫn lù lù từ Quảng Bá về đền Ngọc Sơn, nói với tôi: "Bố cậu T.H. bị ô-tô kẹp chết ở Hải Phòng. Ông là thủ quỹ. Ngày mai mang tiền thay mặt anh em xuống viếng." Sau đó chánh văn phòng Hội Văn nghệ cũng chính thức giao nhiệm vụ cho tôi về Hải Phòng. (Nhân vật này đã đưa một bài thơ của tôi sang công an, tôi sẽ nói với ông sau.) Cơ quan từ chính quyền tới Ðảng, công đoàn đều rỗi việc. T.H. lại là người rất gần có thể nói là xoắn xuýt với lãnh đạo. Thế mà không ai đi. Lại cử tôi. Tôi hiểu ngay. Ðiệu hổ li sơn đây. Người ta cần tôi đi. Ðể khám buồng tôi ở. Làm gì có chuyện bố thằng T.H. chết. Nếu chết thật thì đã chẳng đến lượt tôi đi viếng. Sáu giờ chiều thằng T.H. lại dẫn xác đến đền Ngọc Sơn. Nó bảo nó đến ngủ với tôi để sáng mai cùng đi một thể. Chà chà! Không cho mình xoay xở cái gì mặc dù chẳng có gì cần đối phó xoay xở. Sáng hôm sau chúng tôi lên tầu về Hải Phòng. Rồi đi bộ về nhà thằng T.H. Ðến cửa nhà nó thấy bố nó đang ngồi tiện gỗ ở sân. Tôi bảo nó: "Bố mày không chết đâu T.H. ạ. Thôi tao đi đây." Mặt nó tái đi. Ông đừng nghĩ nó tái mặt vì bố nó vẫn sống, nó ngượng với mình. Không đâu. Nó tái mặt vì mình về Hà Nội ngay trong khi chưa khám xong nhà mình thì thành ra nó chưa hoàn thành nhiệm vụ. Mình bảo: "Bình tĩnh. Mai tao mới về Hà Nội. Tao còn ở chơi Hải Phòng đã. Cứ yên tâm." Thế rồi tôi đến nhà ông. 

Bùi Ngọc Tấn: Rừng Xưa Xanh Lá [Trích diễn đàn Talawas]

Hồi Ký của Nadezhda, viết về chồng là nhà thơ Osip Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng,  cũng mở ra bằng một vụ công an xét nhà trong đêm, và sau đó bắt ông chồng.

Cũng có một “ông bạn nhà văn”, như “có thằng nào như thằng T.H”, là me-sừ David Brodski, một dịch giả, ngay từ buổi chiều đã mò tới, và nhất định không chịu từ giã khổ chủ. Bữa đó chủ nhân lại có hẹn với nhà thơ Akhmatova, và trong nhà chẳng còn có gì ăn. Ông chồng đi qua nhà hàng xóm kiếm cách vay mượn tí đồ nhắm, cũng một cách đuổi khéo nhà dịch thuật, nhưng ông này nhẵng nhẵng đòi đi theo nhà thơ thăm dân cho biết sự tình. Ông chồng mang về được một quả trứng cô đơn [the solitary egg]. Nhà dịch thuật lại ngồi xuống, và cứ thế đọc thơ, những dòng thơ Sluchevski và Polonski, là  hai thi sĩ    chàng chịu nhất [không có gì mà nhà dịch thuật không biết, từ hai nền thi ca thế giới, là Nga và Pháp]. Chàng cứ thế đọc đi đọc lại, nào khúc này, nào đoạn nọ… Chỉ mãi tới nửa đêm thì gia chủ mới nhận ra tại sao có cái sự lỳ lợm như vậy.

Khi nào tới thăm chúng tôi, Akhmatova cũng ngồi nơi xó bếp. Để “vinh danh” nhà thơ, và, như người Việt mình nói, “cho nó đỡ tủi”, chúng tôi dùng một miếng vải dầu phủ lên cái lò ga, làm thành một cái bàn nhỏ tiếp khách. Chúng tôi gọi cái xó bếp của mình là “giáo đường”, gợi ý từ một nhận xét của một người bạn của nhà thơ, là Narbut, khi nhìn thấy nữ thi sĩ ngồi trong xó bếp, đã thốt lên: “Làm gì ở đây, sao giống như một nữ thần ngoại giáo trong một giáo đường?”.

Akhmatova và tôi chui vào giáo đường, để ông chồng của tôi một mình chịu trận với nhà dịch thuật mê thi ca. Chừng một giờ đêm, bất thình lình có tiếng gõ cửa. “Họ tới là vì Osip”, tôi nói, và đi ra mở cửa.

Tôi cứ nghĩ, họ sẽ nói một câu, thí dụ như: “Bà mạnh khoẻ không?”, hoặc “Đây có phải là nhà của Mandelstam?”, hoặc một câu đại loại. Hoá ra là họ không có cái thói quen phí thì giờ với những câu mang tính nghi lễ. Hay là những công an chìm trên thế giới đều như vậy, tôi tự hỏi.

Chẳng thốt một lời, chẳng một chút ngần ngại, như những tay lành nghề đã từng đánh quen trăm trận, “nhanh như chớp”, họ tiến thẳng vào trong, vuợt qua tôi [không xô, không đẩy, may quá!). Và căn phòng trong thoáng chốc, đầy người, người lo kiểm tra giấy tờ cá nhân, người mò mẫn, rờ nắn thân thể kiểm tra vũ khí.

Chồng tôi từ căn phòng khách bước ra, và hỏi: “Mấy ngài tới là vì tôi?” Một tay công an chìm, người lùn lùn, nhìn M. [Mandestam], với một nụ cười mà chẳng ra nụ cười, nói: “Giấy tờ?”. M. lấy giấy tờ từ trong túi quần ra. Sau khi kiểm tra xong, anh ta đưa cho M một lệnh bắt. M. đọc, và gật đầu.

 Theo thuật ngữ của giới công an chìm, thì đây là những cuộc hành quân đêm, “night operation”.  Như bà vợ nhà thơ đuợc biết sau đó, những đấng bạn dân “chìm”, họ luôn luôn tin tưởng, trong những cuộc hành quân đêm như thế, họ dễ dàng đụng độ với những kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Và những con cái của họ, lại càng tin hơn nữa, rằng những ông bố đáng kính yêu của chúng đều là những đấng anh hùng. Và rất nhiều truyền thuyết về những cuộc hành quân đêm lãng mạn, hào hùng.. như vậy đã được chuyền tai nhau, chính bà vợ nhà thơ đã từng nghe kể, rằng con gái một đấng Chekist quan trọng [Nhân viên Cheka, mật vụ. Những thời kỳ sau đó, Cheka biến thành OGPU, GPU, NKVD, MVD, MGB, và sau chót KGB], kể, bằng một cái giọng hết sức hãnh diện, mà không kém phần thương yêu, lo lắng cho người cha của cô, trong cuộc hành quân đêm bắt tên nhà văn phản động Isaac Babel [tác giả Kỵ Binh Đỏ], tên này đã chống cự, “làm bị thương nặng một trong bốn người của chúng ta”. Rằng cha của cô rất yêu con cái, rất yêu thú vật, mỗi khi về nhà, ông thường ôm con mèo đặt nó vào lòng mình, ông luôn luôn nói với cô con gái, đừng bao giờ thừa nhận mình đã làm một điều gì tầm bậy, luôn luôn nói, “không”, trong những trường hợp như thế đó. Người cha của gia đình, yêu vợ con, yêu con mèo, con chó, người bạn dân sẽ “không bao giờ tha thứ cho những kẻ mà ông ta tra hỏi, về cái chuyện, họ thú nhận, họ đã làm những việc phản cách mạng, phản nhân dân, làm… nguỵ!”

-“Tại sao họ lại làm như vậy”, cô con gái hỏi, như lập lại lời ông bố.

-“Hãy nghĩ tới những khó khăn, những ‘gian khổ’ mà họ đem lại cho nhân dân, cho chính họ, và cho chúng ta”, cô gái nói thêm.

“Chúng ta” ở đây, là những người tham dự những cuộc hành quân đêm, có bác hay không có bác [Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân], với những lệnh bắt người, lệnh tra tấn, lệnh tống giam, lệnh cải tạo…, và khi không hành quân đêm, khi rảnh rỗi, kể cho con cái nghe, về những nguy hiểm mà họ đã phải trực diện với kẻ thù của  nhân dân, và con cái của họ chăm chú nghe, bồi hồi cảm động, càng thương bố bao nhiêu, càng yêu quí chế độ, càng thù ngụy bấy nhiêu… Bà vợ nhà thơ kể lại, cứ mổi lần nghe một câu chuyện như vậy, là bà nghĩ  đến cái lỗ hổng toác hoác ở nơi cái sọ của nhà văn Isaac Babel.

Như vậy đấy, họ trang bị tới tận răng, ùa vào căn hộ của chúng tôi trong đêm 13 tháng Năm 1934. Sau khi đọc lệnh, và chắc chắn chẳng có ma nào dám kháng cự, họ lục soát căn hộ. Nhà dịch thuật mê thơ ngồi một đống ở trong chiếc ghế bành, bất động như một khúc gỗ, bộ mặt cố làm ra vẻ giận dữ, bị thương tổn. Khi tôi [bà vợ nhà thơ] hỏi anh ta, liệu M. có thể mang theo vài cuốn sách, anh trả lời một cách thô lỗ: “Hãy để M. tự làm lấy.” Tới gần sáng, khi chúng tôi đã đuợc phép đi lại một cách tự nhiên trong căn hộ, nhà dịch thuật đứng bật dậy, xin phép mấy bạn dân: “Tôi có thể đi tiêu tiểu”, người chỉ huy cuộc hành quân đêm nói bằng một giọng khinh miệt, “Anh có thể về nhà”. “Ông nói sao?” “Nhà”, anh ta lập lại, và quay lưng, bỏ đi.

Đám mật vụ rất ghét những “con mắt của nhân dân”, tức những chỉ điểm dân sự, như nhà dịch thuật. Chẳng có chi nghi ngờ: Brodski đã được lệnh luôn luôn bám sát chúng tôi, đề phòng trường hợp tụi này tẩu tán, xé, đốt bỏ bất cứ một bản thảo nào, khi nghe tiếng gõ cửa.

Jennifer Tran