Saigon 1965: Hình này thật tuyệt, có đủ cả, nào
taxi,
mobylette, xích lô máy.
Gấu
ăn mìn VC 1965
Con Bọ của Kafka và chiến tranh
Việt Nam
Chúng
ta đều biết hình dáng con
bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình tin vào Đảng, ngay
sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không thể nào tưởng
tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình dạng của nó
được phô bầy ra trước độc giả.
Flaubert đã
từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông có hình minh
họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là minh họa"
[Vous voulez que le premier imbécile venu dessine ce que je me suis tué
à ne pas montrer ? Marthe Robert: Livre de lectures]. Kafka đành
phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có hình, nhưng năn nỉ [Marthe Robert
dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi cách, không được trương hình con bọ
ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng chuyện này nhất định không" ["Surtout
pas cela, surtout pas cela!"], ông khiếp hãi trước một chuyện thô bỉ
như thế, trong thư gửi nhà xb. Cuối cùng, độc giả có một con bọ Gregor
vẫn còn mang dạng người, đứng trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng
trần trụi, quay lưng về phiá một cái cửa hé mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.
Gấu tui có đọc
báo trong nước ở trên lưới [tờ Người Lao Động thì phải], câu chuyện một
nữ cán bộ, trong lúc mệt nhọc vì công chuyện, bật cái máy TV nghỉ xả
hơi, và một giọng nói vùng địa phương của bà khiến bà chăm chú theo
dõi, câu chuyện một bà, suốt từ 30 Tháng Tư, đi khắp một nửa đất nước,
tìm hài cốt chồng. Bà đau lòng nghĩ, mình may mắn hơn, mà sao thê lương
quá. Bởi vì chồng bà có về, nhưng đã biến thành một... con bọ. Đúng lúc
đó, con bọ bò về nhà, sặc sụa mùi rượu Tây, mùi nước hoa nữ loại thượng
hảo hạng...
Ai điếu Samsa
Thành quả 30
Tháng Tư 1975-2011
danlambao
-
Như đã đưa tin về trường hợp
Blogger Thiên Sầu (Ngô Thanh Tú) nghi bị "mất tích"
từ sáng ngày 25/04 đến nay. Theo
tin tức mới nhất, blogger này hiện vẫn đang bị CA giam giữ một cách
trái phép
tại số 4, Phan Đăng Lưu (Bình Thạnh)
Một cuộc chiến kéo theo một
cuộc bỏ chạy quê hương
khủng khiếp đến như thế, cuối cùng cả một đất nước, cả một dân tộc vào
tay một
lũ vô lại, vô học, bất nhân…
Whoever
wishes to remember must trust to oblivion, to the risk entailed in
forgetting
absolutely, and to this wonderful accident that memory then becomes.
-Maurice
Blanchot
Người nào
mong mỏi hoài nhớ chắc hẳn đã tin rằng có lãng quên, tin rằng có sự rủi
ro tiếp
đó là sẽ quên tuốt tuột, và chính từ sự ngẫu nhiên tuyệt vời này mà kỷ
niệm được
hình thành.
Người ta biết
rằng sẽ quên, không chừng quên tuốt, nên biến những gì đáng nhớ thành
ký ức, để
sau này khỏi quên đó mà .
K
I seek
the
crucial region of the soul where absolute Evil and fraternity clash.
-Andre
Malraux
Tôi tìm vùng
chủ yếu của linh hồn, nơi Cái Ác tuyệt đối và tình anh em đụng độ
Gấu mua cuốn
trên lâu lắm rồi, từ cái hồi còn cái tiệm Britnell nổi tiếng nhất, lâu
đời nhất,
của Toronto, kế bên thư viện hách nhất thành phố, Toronto
Reference Library, cũng
là thư viện đầu tiên Gấu tới thăm, liền sau khi tái định cư một,
hai bữa,
khi còn ở trung tâm tiếp nhận người tị nạn, nơi gặp lại cô bạn lần đầu
tiên,
sau bao ngày xa cách, kể từ khi cô lấy chồng, thì cứ nói như thế cho
tiện việc sổ
sách.
Văn
chương hay Cuộc đời.
Bị cái tít, như “tường lửa ngăn chặn”, Gấu cứ nghĩ đây là 1 cuốn tiểu
luận, cho
đến bữa nay, tình cờ vớ được nó, trong đống sách ngổn ngang do dọn
nhà, giở ra đọc, quá tuyệt, vì được viết theo cái kiểu hồi
tưởng, giai
thoại, về những ngày ở Lò Thiêu.
Chương
9, "Ô Saisons, Ô Châtaux.." viết về Milena, và Thư gửi Milena,
của Kafka, đọc thật cảm động. Có thể nói, chương nào cũng như thế. Cứ
như thể,
đây là món quà của 30 Tháng Tư năm nay, của bao nhiêu người đã chết,
gửi nhắn
lại.
Sự
run rủi tuyệt vời từ đó phát sinh kỷ niệm.
Tks.
NQT
Lần
Cuối Sài
Gòn
30.4.2010
09
05
1
979: Ba triết gia
Jean-Paul Sartre, André Glucksmann, và Raymon Aron trong cuộc họp báo
"Một con tầu cho Việt Nam" [Un bateau pour le Viêtnam].
[Hình từ báo Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số đặc biệt 1966-1996:
La passion des idées, đam mê tư tưởng.]
Về phía những nạn nhân
Chiến dịch "Một con tầu cho Việt Nam" huy động một số những nhà trí
thức, trong có Sartre, Aron và Glucksmann, vượt lên khỏi những ý thức
hệ, và những bản kẽm cũ mèm về chính trị, một bài học tuyệt vời về đạo
đức.
Bernard Kouchner [người thành lập hội Y Sĩ Không Biên Giới]
Câu chuyện thời sự, một người
cán chết người, phải ở tù mỗi năm
một ngày, đúng cái ngày cán chết người, làm Hai Luá nhớ tới một câu
chuyện kinh
dị đọc từ hồi còn nhỏ, của Hoffmann, và khủng khiếp hơn nữa, là cứ hơi
bị liên
tưởng đến ngày 30 Tháng Tư.
Câu chuyện của Hoffmann, như Hai Lúa còn nhớ được đại khái như sau.
Một anh chàng xa quê hương quá lâu, bèn về. Tới làng, thì đã đêm, bèn
trọ lại ở
quán nước đầu làng. Ở đây, anh ta chú ý tới một ông khách lạ dáng vẻ
hết sức
bồn chồn, tay đeo một chiếc nhẫn chạm nổi hình một chiếc xe ngựa, bốn
con ngựa
dáng thật hung hãn, đang phi nước đại.
Sau hồi làm quen, ông khách cho
biết, ông là chủ chiếc xe ngựa
được khắc trên mặt chiếc nhẫn, và đây là một kiệt tác của một thợ nổi
tiếng tại
làng này, cách đây năm trăm năm. Ông khách lạ là vị lãnh chúa của vùng
này. Mê
xe ngựa, mê cho xe chạy như điên trên đường làng, và một lần, đã cán
chết đứa
con gái nhỏ của ông thợ.
Quá đau đớn, và cũng để trả thù cho đứa con, người thợ này cặm cụi khắc
chiếc
xe ngựa lên chiếc nhẫn, và nguyền: Mi mê phóng ngựa, thì ta cho phóng
ngựa. Cứ
mỗi năm, đúng vào ngày mi cán con ta, mi sẽ phải trở về đây, cưỡi chiếc
xe này,
phóng vòng đua này, rồi sau đó, đi lang lang như người Do Thái phạm tội
giết
Chúa, đến ngày đến tháng lại trở về.
Khi vòng đua cuối cùng của năm trăm năm được thực hiện, chiếc xe ngựa
trên
chiếc nhẫn mà ông khách trao tặng anh chàng kể chuyện này, cứ thế mờ
dần, và
biến mất.
Nhân câu chuyện thời sự, Hai Lúa bỗng nhớ lại câu chuyện ma quái trên,
và cứ
tưởng tượng một cách thật là ma quái rằng thì là có một dân tộc bị lời
nguyền,
cứ đến ngày 30 Tháng Tư, là lại diễn lại cái tuồng cuộc chiến 30 năm
mới có
ngày 30 Tháng Tư này, vui sao nước mắt lại trào?
*
Này coi chừng, bị tẩu hỏa nhập ma đấy, cha nội!
Hai Lúa lại bỗng nhớ đến một lời cảnh cáo của một độc giả Tin Văn.
*
Thư độc giả
Lần này thì không kêu lên “Coi chừng bị THNM”, mà gật gù đồng ý, rằng
đúng như
thế, dân tộc kia rõ ràng là bị một lời nguyền độc địa, khiến mỗi lần
chỉ nghe
nói đến 30 Tháng Tư là đã rợn cả người, không biết nên quên hay nên nhớ.
Chao ôi, chẳng lẽ chúng ta cũng bị một ông thợ rèn nào đó trù yểm, một
ngàn năm
nô lệ chú Chệt, một trăm năm nô lệ thằng Tây, ba mươi năm nội chiến
từng ngày,
và năm trăm năm sau vẫn còn lang thang chờ khóc một 30-4?
K.
Nguồn
Tin Văn tưởng niệm 30 Tháng Tư năm 2009 bằng cách đọc
Thượng Đế đã chết trong thành phố của Malaparte.
“La Peau”de Malaparte
Whoever
wishes to remember must trust to oblivion, to the risk entailed in
forgetting
absolutely, and to this wonderful accident that memory then becomes.
-Maurice
Blanchot
Người nào
mong mỏi hoài nhớ chắc hẳn đã tin rằng có lãng quên, tin rằng có sự rủi
ro tiếp
đó là sẽ quên tuốt tuột, và chính từ sự ngẫu nhiên tuyệt vời này mà kỷ
niệm được
hình thành.
Người ta biết
rằng sẽ quên, không chừng quên tuốt, nên biến những gì đáng nhớ thành
ký ức, để
sau này khỏi quên đó mà .
K
I seek
the
crucial region of the soul where absolute Evil and fraternity clash.
-Andre
Malraux
Tôi tìm vùng
chủ yếu của linh hồn, nơi Cái Ác tuyệt đối và tình anh em đụng độ
Gấu mua cuốn
trên lâu lắm rồi, từ cái hồi còn cái tiệm Britnell nổi tiếng nhất, lâu
đời nhất,
của Toronto, kế bên thư viện hách nhất thành phố, Toronto
Reference Library, cũng
là thư viện đầu tiên Gấu tới thăm, liền sau khi tái định cư một,
hai bữa,
khi còn ở trung tâm tiếp nhận người tị nạn, nơi gặp lại cô bạn lần đầu
tiên,
sau bao ngày xa cách, kể từ khi cô lấy chồng, thì cứ nói như thế cho
tiện việc sổ
sách.
Văn
chương hay Cuộc đời.
Bị cái tít, như “tường lửa ngăn chặn”, Gấu cứ nghĩ đây là 1 cuốn tiểu
luận, cho
đến bữa nay, tình cờ vớ được nó, trong đống sách ngổn ngang do dọn
nhà, giở ra đọc, quá tuyệt, vì được viết theo cái kiểu hồi
tưởng, giai
thoại, về những ngày ở Lò Thiêu.
Chương
9, "Ô Saisons, Ô Châtaux.." viết về Milena, và Thư gửi Milena,
của Kafka, đọc thật cảm động. Có thể nói, chương nào cũng như thế. Cứ
như thể,
đây là món quà của 30 Tháng Tư năm nay, của bao nhiêu người đã chết,
gửi nhắn
lại.
Sự
run rủi tuyệt vời từ đó phát sinh kỷ niệm.
Tks.
NQT
Cũng vớ
được
số Granta, Bad Company, Summer
2002, trong có bài của Kundera, Cuộc
Trở Về Vĩ Ðại.
Bài này mà có thì giờ dịch tặng nhà văn Mít lưu vong, “vĩ đại trở về”,
khóc rưng
rức khi nhìn hai lỗ đạn Tây mũi lõ để lại trên thân thể Hà Nội, thì
thật tuyệt!
1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và
Cao Bồi, PXA,
bạn GNV, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng
Givral,
coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!
Bây giờ là đầu tháng Tư. Người
Việt nào ở hải ngoại cũng như đang
lên cơn sốt, một cơn sốt lây lan ra từ bang nọ đến bang kia, từ quốc
gia này
sang quốc gia khác, không có thuốc chủng nào ngăn được.
Những cánh rừng
Nhà văn lớn là người kết hôn với đất nước của họ.
Và câu này, cũng đã được tôi sử dụng, khi đọc Nhất Linh. Mối tình lớn
của Nhất
Linh với Miền Bắc, bật ra, khi ông, trong nhân vật thế thân của mình,
là Dũng,
buổi trưa hè "ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung" đó, đó, vô tình nhìn
thấy cái áo cánh trắng bên vườn hàng xóm, tự hỏi, của ai đấy nhỉ, và
chợt nhớ
ra là nghỉ hè, và Loan đi học ở tỉnh trở về nhà.
Nhưng với TMT, còn hơn thế nữa.
Bà chỉ có thể kết hôn với ngôn
ngữ, bởi vì quê hương của bà không còn.
Đây cũng là điều Brodsky nói
ra, khi được hỏi, và ông trả lời, tôi
hết còn tin vào cái xứ sở đó.
Nhưng, khác Brodsky, những
người như TMT, họ chứng kiến cái giây
phút hấp hối của xứ sở, khi ngoái nhìn lại, những ngày 30 Tháng Tư
1975. Kinh
nghiệm này, Kundera cũng đã từng sống vào năm 1968, khi Liên
Xô xâm lăng
xứ sở của ông, và ông bảo, nó đau như là một trận cháy nhà. [Trong Le
Rideau, Bức Màn]
Nhà văn người
Nhật Kawabata, Nobel văn chương 1968, trong bài mở đầu tập truyện
"Những
truyện ngắn ở trong lòng bàn tay", viết: Những người viết, khi trẻ
thường
làm thơ. Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay....
Tinh thần
thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống mãi ở trong chúng".
Biển,
của Miêng cũng thuộc loại truyện lòng
tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, còn có những giọt nước
cam lồ nhỏ
xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương một người đàn ông
mất trí
nằm trong bệnh viện và trong những giờ phút cuối cùng, người đàn ông
lầm vị nữ
bồ tát với người vợ đã chết, cùng với con cái, trong lần vượt biển.
Lầm
lẫn, có lẽ không phải như vậy. Hoặc đây là
giá trị biểu kiến của truyện. Trong cuốn Chữ và Vật, Michel Foucault
cho rằng
người điên, hay Kẻ Khác (l'Autre), là một người nhìn tất cả sự vật đều
giống
nhau, khác với người bình thường, hay Kẻ Vẫn Thế (le Même). Cũng trong
cuốn
sách, ông cho rằng tự tử là phán đoán sáng suốt cuối cùng của một con
người
bình thường.
Nếu
chúng ta chấp nhận hành động vượt biển
như là phán đoán sáng suốt sau cùng, như vậy người đàn ông sống sót
trong khi vợ
con chết hết, đã thực sự tin rằng người đàn bà đang nhỏ lệ là vợ của
ông. Cũng
tương tự như vậy - và đây là ý nghĩa đích thực của truyện ngắn theo tôi
-
"sự thực" xuất hiện, khi người đàn bà gọi điện thoại cho chồng:
"... Xong rồi anh ạ... trong tay em".
Camus
có truyện ngắn "Người đàn bà ngoại
tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm xong hết
bổn
phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã len lén thoát
ra
ngoài, để ngắm trời ngắm sao... Đây là một đề tài lớn của dòng văn
chương hiện
sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn "Before the Law", của
Kafka.
Đây
là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh,
tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị người lính gác
cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi". Chờ hoài chở hủy,
chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê
phều
phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô chơi, coi cho biết; người
lính
gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây, cũng chỉ vì anh;
nhưng bây giờ
anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ
đi.
Trong
truyện ngắn Evelyne của James
Joyce,
trong tập "Những người dân thành phố Dublin", người lính của Kafka xuất
hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn dương. Một người yêu thương, và có
đủ điều
kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng
tới giờ
phút chót, cô gái quyết định "ở lại".
Truyện
ngắn Biển, của Miêng, bằng
những tình
cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo tôi, đã đưa ra một
đề nghị
chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại tình. Bằng hành động "trong tay
em", người đàn bà đã vượt quá "Luật Pháp", ôm cả hai cuộc đời,
bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đầy và quê nhà?), nhập làm một.
Linh
Hồn Của Biển
Bài đọc Biển
của Miêng, Gấu đọc lại, và thấy khác
hẳn, bản được in trong Lần Cuối Sài Gòn,
và đoạn viết về TMT, mất tiêu luôn.
Scan lại ở đây,
toàn bài viết, như được in trên giấy.
Bài đọc sách
này, được đăng trên Văn Học
của NMG, và ông chủ chi địa, chắc cũng ngại sau cái
cú "cái tai người", bèn "hiệu đính" cụm từ “nữ bồ tát”, và thay bằng vị
“nữ tu”!
Trong bài điểm
có nhắc tới câu của Adorno, khiến VD, nhà văn hàng đầu hải ngoại bực,
phán, tay
này “vung tay quá trán”, chứng cớ sau Lò Thiêu vẫn có Ðêm
Tận Thất Thanh, một đóa kỳ hoa dị thảo, của PNN! (1)
(1)
GNV là người
đầu tiên giới thiệu tới độc giả Mít, "hơn
một" tác giả mũi lõ, đa số họ, GNV biết tới, là nhờ đọc tờ Partisan
Review. [Kundera, Gấu cũng là thằng đầu tiên giới thiệu, khi giữ
mục Tạp
Ghi cho tờ Văn Học của NMG: Mùa Thu những di dân].
Kỷ niệm thú vị có lẽ cũng nhiều, để nhẩn nha nhớ lại, nhưng 1 trong số
đó, là,
lần giới thiệu Adorno và câu nói nổi tiếng của ông: “Làm thơ sau
Auschzitz thì
thật là dã man”. Nhà văn hàng đầu hải ngoại Võ Đình bực lắm, phán,
thằng cha
Adorno này là ai mà vung tay quá tr[ch]án. Và ông chứng minh, sau Lò
Thiêu vẫn
có thơ, và đó là thơ của Phan Nhật Nam: Đêm tận thất thanh! (2)
Tuy nhiên, không chỉ một Võ
Đình bực vì câu nói của thằng cha
Adorno. Czeslaw Milosz cũng nực. Trong bài viết ngắn, viết về ‘hậu môn
của thế
giới’, ông cho biết, chính là vào cái năm ông ở hậu môn thế giới, ở Ba
Lan, ông
làm được thơ, và thơ cũng không tệ.
Cái tác phẩm của bậc thầy về Lò Thiêu vừa mới tái khám phá ra
được, A lost master of the Holocaust, chính là tác phẩm được viết khi
tác giả
của nó ở… Lò Thiêu!
(2)
Đêm Tận Thất Thanh.
Văn Học số Xuân Đinh Sửu
[129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ
viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ
thì
thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết,
trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không
lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ
như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán
này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?
Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ
bãi
dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh là một nhánh kỳ hoa đó...
Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....
Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình
Trên đây trích
từ bài viết của
Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận
Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta
tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.
LEAVES
Lá khô vì đợi
chờ,
Cũng như hồn mình quá âm u
Nhại lời
nhạc TCS
Lovers who
take pleasure
In the
company of trees,
Who seek
diversion after many kisses
In each
other's arms,
Watching the
leaves,
The way they
quiver
At the
slightest breath of wind,
The way they
thrill,
And shudder
almost individually;
One of them
beginning to shake
While the
others are still quiet,
Unaccountably; unreasonably-
What am I
saying?
One leaf in
a million more fearful,
More happy;
Than all the
others?
On this oak
tree casting
Such deep
shade,
And my lids
closing sleepily
With that
one leaf twittering
Now darkly; now luminously.
Lá
Những
cặp tình nhân
Thích
có cây cối cùng với họ
Tìm
sự giải trí sau nhiều cái hôn
Tay
trong tay,
Họ
ngắm lá.
Cái
cách lá run lên
Trước
một tí gió
Cách lá rên lên
Rất
ư là mình ên;
Một cánh
lá bắt đầu lay động
Trong
khi những lá khác vẫn im lặng,
Không
tính đếm, không tra hỏi -
Tôi
đang tính nói gì nhỉ?
Một
cánh lá, thì hàng triệu lần
sợ
hãi,
hạnh
phúc
hơn
những lá khác?
Trong
khi cây sồi này
Tỏa
bóng dầy đến như thế đấy
Thì
đôi mi tôi bắt đầu khép lại
Trong
giấc mơ đầy
Với
một cánh lá
Bồn chồn
Lúc thì âm u
Lúc thì tỏa sáng
HOTEL
INSOMNIA
I liked my
little hole,
Its window
facing a brick wall.
Next door
there was a piano.
A few
evenings a month
A crippled
old man came to play
"My Blue Heaven."
Mostly,
though, it was quiet.
Each room
with its spider in heavy overcoat
Catching his
fly with a web
Of cigarette
smoke and revery.
So dark,
I could not
see my face in the shaving mirror.
At 5 A.M.
the sound of bare feet upstairs.
The
"Gypsy" fortune-teller,
Whose
storefront is on the corner,
Going to pee
after a night of love.
Once, too, the sound of a child sobbing.
So near it was,
I thought
For a
moment, I was sobbing myself.
Charles
Simic
Khách sạn “Mat
Ngu” (1)
Tôi thích cái
lỗ nhỏ của mình
Cửa sổ của nó
nhìn ra một bức tường gạch
Cửa kế bên có
cái đàn dương cầm
Vài buổi chiều
mỗi tháng
Có ông già
què tới chơi bản
“Thiên Đàng
Xanh của tôi”
Ngoài ra, hoàn
toàn im ắng
Phòng nào có
nhện của phòng đó
Trong chiếc áo
choàng nặng nề
Bắt ruồi bằng
một tấm lưới
Dệt bằng khói
thuốc và cơn mộng
Tối thui,
Tôi không thể
nhìn thấy mặt mình trong chiếc gương cạo râu
5 giờ sáng,
có tiếng chân trần lên cầu thang
Cô gái xem bói
người “bô hê miêng”
Có tiệm ở góc khách sạn
Đi đái, sau
một đêm làm tình.
Một lần, có
tiếng nức nở của một đứa bé.
Quá gần
Trong 1 thoáng
Tôi nghĩ
Hay là chính
mình đang khóc?
(1)
Một lần khi còn viết cho
Chợ Cá, Gấu mail, hỏi tên 1 bài viết của HPNT về TD.
SCN trả lời, Doi Thoai Mat Ngu
Gấu mail hỏi lại:
Đối thoại,
Mặt Ngu?
Mật Ngữ?
Mất Ngủ?
Nai cao gót
lẫn trong mù
Note: Theo bạn 'lẫn' hay 'lẩn'?
Từ nào hay hơn?
Gấu cũng gặp đúng vấn nạn này, trong Biển:
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào
đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của
biển...
Simic: Selected Poems
THE DEVILS
You were
a
'victim of semiromantic anarchism
In its most irrational form.'
I was 'ill
at ease in an ambiguous world
Deserted by
Providence.' We drank wine
And made
love in the afternoon.
The neighbors' TVS were tuned to soap operas.
The unhappy
couples spoke little.
There were interminable pauses.
Soft organ
music. Someone coughing.
'It's like
Strindberg's Dream Play,' you
said.
'What is?' I asked and got no reply.
I was
watching a spider on the ceiling.
It was the
kind St Veronica ate in her martyrdom.
'That woman subsisted on spiders only,'
I told the
janitor when he came to fix the faucet.
He wore
dirty overalls and a derby hat.
Once he had
been an inmate of a notorious state institution.
'I'm no longer Jesus,' he
informed us happily.
He believed
only in devils now.
'This
building is full of them,' he confided.
One could see their horns and tails
If one
caught them in their baths.
'He's got
Dark Ages on his brain,' you said.
'Who does?' I asked and got no reply.
The spider
had the beginnings of a web
Over our heads. The world was quiet
Except
when one
of us took a sip of wine
Những
Con Quỉ
Em là ‘nạn
nhân của chủ nghĩa vô chính phủ nửa lãng mạn,
Trong cái hình
thức phi lý nhất của nó.’
Còn anh thì
‘chẳng thích thú gì ở trong một thế giới hàm hồ
Bị Chúa bỏ rơi.’
Chúng tôi uống rượu vang
Và làm tình
vào buổi chiều
TV hàng xóm
thì đang chiếu chương trình soap operas.
Cặp tình nhân
bất hạnh coi bộ ít nói
Có những khúc
nghỉ kéo dài.
Nhạc organ
nhẹ. Một người nào đó ho.
‘Thật giống
như trong Kịch Mơ của Strindberg,’ em
nói.
‘Cái gì?’ tôi
hỏi, nhưng không nghe trả lời.
Tôi ngắm một
con nhện ở trên trần nhà.
Giống St
Veronica ăn, trong cái xen tuẫn nạn của bà.
‘Người đàn bà
đó chỉ tồn tại nhờ mấy con nhện,’
Tôi nói với
người coi nhà, khi ông ta tới để sửa cái vòi nước.
Ông ta mặc cái
áo ngoài dơ dáy và đội một cái nón quả dưa.
Ông đã có thời
ở trong nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng.
‘Tớ hết còn
là Ðấng Cứu Thế,’ ông hoan hỉ thông báo hai đứa chúng tôi.
Ông bây giờ
chỉ tin vào Quỉ Ðỏ.
‘Tòa biu đinh
này thì đầy Quỉ Ðỏ,’ ông tâm sự.
Người ta có
thể nhìn thấy sừng và đuôi của chúng
Nếu bắt gặp chúng trong
nhà tắm.
‘Cái đầu ông
ta thì chìm vào Thời Ðen Tối rồi,' em nói.
‘Ai chứ?’, tôi
hỏi nhưng không nghe trả lời
Con nhện đang
giăng tơ, khởi sự làm cái lưới
Ở trên đầu
chúng tôi. Thế giới thì yên tĩnh
Ngoại trừ
khi một trong hai đứa chơi 1 ngụm vang.
NBC [Toán] vs Thơ
NBC
Nobel Toán
“Nhiều người
nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ
người ta
đến để rồi bắt giam.”
Võ Thị Hảo
Ðúng như thế.
Cũng như thế, là đòn 10 ngày cải tạo, đánh lừa tất cả lũ sĩ quan Ngụy.
Mười ngày
phù du, xong, về, là xúm nhau xây dựng cái nhà Mít bằng trăm bằng ngàn
trước đó.
“ Có cố tình
làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không
thể lấy
sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
NBC
Thể diện quốc
gia đâu bằng lý do hiện hữu, không phải của quốc gia, không phải của
chế độ, mà
của cái giống người có tên là Mít.
Khi ăn cướp
Miền Nam, lấy đi cái “giấc mộng thực” về 1 vòng tay lớn, là VC đã lấy
đi cái lý
do hiện hữu của người Việt.
Một Cù Huy Hà
Vũ, làm sao so với cả 1 miền đất nước?
Ông NBC, bà
VTH này, khi suy nghĩ, và viết ra, những gì liên quan đến đất nước, thì
đều suy
nghĩ, viết ra, bằng 1 nửa bộ óc. NQT
“Cái tay”
Nobel Toán người Mít làm Gấu nhớ đến Shakarov, mà TV đã từng giới thiệu
nhân đọc
1 bài viết về ông trong Quê Hương Tưởng Tượng
của Rushdie. Ông Nga này rất yếu ớt, hơi tí là nhè, như Gấu còn nhớ
được, nhưng
khi đụng trận [bị lôi ra để đóng vai ngôn sứ, thiên sứ, thiên chức…],
thì lại
thật là dũng cảm. Ðể Gấu gõ Google, coi bài đó còn không, và tiện thể
giới thiệu
bài viết mới về ông mà TV hăm he dịch, nhưng vờ hoài.
Cái tít bài
viết của NBC là cũng đầy ngụ ý. Ông tính chơi chữ. Thường thì đám ly
khai sợ hãi
bị vấp ngã, thí dụ như NBC, sợ, nên không dám đứng giữa Ba Ðình, nhìn
về phía Xác
Bác Hồ, Lăng Liên Xô, mà phán, dẹp chế độ, dẹp Cờ, dẹp Lăng, dẹp Bộ Lạc
[cờ lăng,
clan] Mít Ðỏ, Bắc Kít độc ác như rắn như rết, làm lại từ đầu, từ... cái
khúc cuối Trăm
Năm Cô Ðơn, cố kiếm ra 1 thằng bé Mít không đuôi.
Nhưng, ở đây, là đám VC sợ hãi
cố bảo vệ chế độ, chứ không phải đám ‘rân chủ’ [chữ của đám VC trên
net] sợ vấp
ngã.
Nói về đám ly khai sợ "vấp
ngã" [chữ của thi sĩ kiêm nghề cớm NTH], tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Solz,
đi 1
đường thật là tuyệt.
Chép ra đây, để tặng đám suy tư bằng 1 nửa bộ óc.
“Vào
thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu
quả đáng
sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí
thức hạng
nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử
cho Liên
Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự
thực tuy
vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm
2006, cho
thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải
là sự sợ
hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc,
và địa vị
mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung
thành của hệ
thống Xô Viết.”
Nguồn
Câu
trên, Hoàng Nguyễn, trên
talawas, dịch chính xác hơn:
Dưới thời Xô-viết, để nói sự
thật cần có lá gan lớn và chấp nhận những hậu quả đáng sợ. Đó là lý do
tại sao
những người đối kháng chỉ chiếm một thiểu số ít ỏi trong giới trí thức
chính
thức mà Liên bang Xô-viết tạo ra chủ yếu để xây dựng nền công nghệ
nguyên tử.
Ngày nay, nỗi sợ hãi không phải là yếu tố lớn nhất bịt miệng các trí
thức tuy
nói ra vẫn có thể bị nguy hiểm, chẳng hạn như vụ ám sát bà Anna
Politkovskaya,
một phóng viên điều tra, năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn đằng sau sự im lặng của
nhiều người không phải là nỗi sợ mà là sự thèm muốn: thèm muốn tìm lại
niềm
hãnh diện và vị trí mà đa số trí thức Nga được hưởng với tư cách những
nô bộc
trung thành của hệ thống Xô-viết.
Tks. NQT
Về Sakharov
I conclude with some words of
Leszek Kolakowski that, I am
convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is
irreversible,
no defeat is definitive. That is what makes life worth living."
The New York Review 13 Jan 2011
Note: Khi NBC được Nobel Toán,
GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một
cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:
"Không có chiến thắng nào mà
không có thể đảo ngược, không có
thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để
cho chúng
ta sống, nó".
Ui chao, mừng hụt! NQT
Sakharov by Rushdie
Tàn
Dư của chủ nghĩa toàn trị
*
Người Việt
Nam đã từng có thời kỳ cư xử trong sống – chết chả kém gì người Nhật
hôm nay,
đã từng được thế giới kính trọng. Đó là những năm tháng sống dưới bom
đạn Mỹ
“cho miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”. Báo chí nước ngoài đưa các phóng
sự người
Việt ung dung đàng hoàng, sáng tập thể dục, anh bộ đội trực chiến qua
đêm đang
đánh răng ở nhà máy nước vỉa hè gần nhà máy. Mọi người xếp hàng vào ăn
phở
“không người lái” (không có thịt). Không có trộm cắp, đi đêm tha hồ.
Cửa nhà bỏ
đấy đi sơ tán chẳng ai đụng vào.
Vậy mà bây
giờ có bao tính xấu, ông Vương Trí Nhàn nghiên cứu tính xấu đó thì bị
“tấn
công” đến bỏ dở cuộc phỏng vấn, và câu của ông được treo trên mạng
“thói xấu nhất
của người Việt là sợ nói về thói xấu của mình”…
Người viết
bài này chắc chắn hiểu rõ lý do tại làm sao vẫn Bắc Kít , trước thì
như... Trời,
cả thế giới mong nằm mơ, sáng ngủ dậy thấy biến thành... Bắc Kít, thế
mà sau...
30 Tháng Tư, quá Quỉ, cả thế giới gớm sợ.
Trước 30
Tháng Tư, Bắc Kít là Savior, Thiên Sứ, sau 30 Tháng Tư, Quỉ Sứ, Demon.
Liên Xô
cũng
bị cái họa này, theo D.M. Thomas, người viết cuốn tiểu sử của Solz.
Charles
Simic
Selected
Poems 1963-2003
Charles
Simic is something of a magician, a conjuror. Out of nothing it seems,
out of
thin air, the poems appear before our eyes. One apparently casual
observation
leads to another, and suddenly, exponentially, we are spellbound. It is
a trick
many have tried to imitate but few have achieved. At the centre of
Simic's art
is a disarming, deadpan precision, which should never be mistaken for
simplicity. Everything appears pared back to the solid and the
essential, and
it is this economy of vocabulary and clarity of diction which have made
his
poetry so portable and so influential wherever it is published. Simic
is one of
the few poets of our time to achieve both critical and popular acclaim;
he is
genuinely quotable, and it is entirely possible that some of his
phrases and
lines will lodge in the common memory. Without any hint of loftiness,
then, and
from a position which is entirely his own, Simic manages to speak to
the many
and not just the few.
Charles Simic
có cái gì đó của một nhà ảo thuật. Dưng không, hay, từ lớp khí trời
mỏng dính, những
bài thơ của ông xuất hiện trước chúng ta. Một cú nhận xét bâng quơ dẫn
tới một
cú khác, và bất thình lình, như ngồi trong hỏa tiễn, chúng ta nghẹt thở
vì thất
thần, ngạc nhiên, sững sờ. Ðây là 1 tuyệt chiêu nhiều người bắt chước,
nhưng ít
người làm được. Ở trung tâm nghệ thuật của Simic, là sự chính xác khiến
chúng
ta đờ đẫn, bái phục, cởi giáp qui hàng. Và đừng bao giờ lầm lẫn nó với
sự giản
dị. Mọi điều xuất hiện là để tỉa gọt đưa về cái vững chãi, cái cơ bản,
cái yếu
tính, và cái sự kiệm từ, kiệm chữ, cái sự sáng sủa của câu phán, nó làm
cho thơ
của ông dễ dàng mang theo cùng với chúng ta và ảnh hưởng nhiều đến
người đọc cho dù in ấn ở
đâu. Simic
là 1 trong số ít những nhà thơ của thời chúng ta được ca ngợi ở cả hai
giới phê
bình và bình dân; ông được trích dẫn một cách thật là nguyên thuỷ
[không phải
theo cái kiểu tam sao thất bản], và chuyện, một vài dòng thơ của ông
dính chặt
vào trí nhớ của chúng ta, những con người bình thường, là chuyện hoàn
toàn có
thể.
Chẳng 1 tí bầy
đặt, không phách lối, kênh kiệu, và rồi thì, từ 1 vị trí hoàn toàn của
riêng mình,
thi sĩ lèm bèm với tất cả chúng ta, chứ không phải chỉ với một dúm
người.
MY SHOES
Shoes,
secret face of my inner life:
Two gaping
toothless mouths,
Two partly
decomposed animal skins
Smelling of
mice nests.
My brother
and sister who died at birth
Continuing
their existence in you,
Guiding my
life
Toward their
incomprehensible innocence.
What use are
books to me
When in you
it is possible to read
The Gospel
of my life on earth
And still
beyond, of things to come?
I want to
proclaim the religion
I have
devised for your perfect humility
And the
strange church I am building
With you as
the altar.
Ascetic and
maternal, you endure:
Kin to oxen,
to Saints, to condemned men,
With your
mute patience, forming
The only
true likeness of myself.
Ðôi giầy của tôi
Giầy, bộ mặt
bí mật của cuộc đời bên trong của tôi :
Hai cái miệng
không có răng, cách nhau một khoảng
Hai miếng da
loài vật đã bị phân huỷ từng phần
Có mùi ổ chuột
Ông anh bà
chị của tôi đã chết ngay khi ra đời
Vẫn tiếp tục
sự hiện hữu ở trong bạn
Hướng dẫn cuộc
đời của tôi
Về một sự ngây
thơ trong sạch không làm sao hiểu được của họ
Sách thì dùng
làm gì đối với tôi?
Một khi mà, ở
nơi bạn, có thể đọc
Thánh Kinh của đời tôi ở trên mặt đất
Và, quá thế
nữa, những điều chưa tới, chưa xẩy ra?
Tôi muốn tuyên
bố một tôn giáo
do tôi làm
ra vì sự khiêm
tốn tuyệt hảo của bạn,
Và một ngôi
nhà thờ lạ kỳ tôi đang xây cất
Với bạn, là
bàn thờ
Khổ hạnh, và
mẫu tử, bạn như thế, đời đời
Bà con với dưỡng
khi, với Thánh Thần, để kết án con người
với sự kiên
nhẫn câm nín của bạn, tạo thành
cái thực giống
độc nhất với cái tôi
của tôi
PRODIGY
I grew up
bent over
a chessboard.
I loved the
word endgame.
All my
cousins looked worried.
It was a
small house
near a Roman graveyard.
Planes and tanks
shook its
windowpanes.
A retired
professor of astronomy
taught me how to play.
That must
have been in 1944.
In the set
we were using,
the paint
had almost chipped off
the black pieces.
The white
King was missing
and had to be substituted for.
I'm told but
do not believe
that that
summer I witnessed men
hung from telephone poles.
I remember
my mother
blindfolding me a lot.
She had a
way of tucking my head
suddenly under her overcoat.
In chess,
too, the professor told me,
the masters play blindfolded,
the great
ones on several boards
at the same
time.
Người Không Tầm Thường (1)
Tôi
lớn lên, trên
một cái bàn cờ
Tôi
mê cái từ tàn cuộc
Tất
cả bà con họ hàng đều tỏ ra buồn lòng.
Ðó
là 1 căn nhà nhỏ
ở gần một nghĩa địa Ba Lan
Máy bay và xe tăng
lắc lắc mấy khung cửa sổ của nó
Một
vị giáo sư thiên văn về hưu
dạy tôi chơi cờ
Hẳn
là năm 1944
Bộ
cờ của chúng tôi
Quân đen tróc sơn gần hết
Tướng trắng, mất
Phải thay bằng một mẩu gỗ
Tôi nghe kể nhưng không tin
rằng
mùa hè năm đó, tôi chứng kiến những
người đàn ông
treo trên những cột điện
thoại
Tôi
nhớ mẹ tôi đã bịt mắt tôi khá nhiều lần
Bà
luôn luôn có cái cách của bà
bất
thình lình cuốn đầu tôi
trong
chiếc áo khoác của bà
Trong
cờ tướng, thì cũng vậy, vị giáo sư biểu tôi
những
bậc thầy chơi cờ mắt bịt kín,
những
bậc đại sư phụ thường chơi,
cùng một lúc vài cuộc cờ.
(1)
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông
Cù
Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết
phục đặc
biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con
người
không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli
hay như
Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số
phận của
mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với
số
phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
*
Mặc Lâm: Tại
sao chị thích lập những hình ảnh ẩn dụ từ bài thơ này sang bài thơ khác
trong
khoảng thời gian rất xa. Chẳng hạn như: (2002) “Chân của anh em giấu
vào giầy
nhỏ / anh sẽ theo em đi thật là xa / khi trở về dẫu tuổi gầy sương
tuyết / bốn
bàn chân sẽ làm ấm thềm nhà” và mới đây, năm 2006 ”Anh đang ở trong đôi
giầy /
em bỏ giầy ra / tôi quăng giầy thật xa / còn hai bàn chân nhỏ / hai bàn
chân trần
/ đặt trên mặt đất / mỗi ngón chân như một câu thơ / làm sao vứt / Giầy
có phải
là hình ảnh quen thuộc trong trí nhớ hay chỉ đơn thuần vì cái “form”
của chúng
đã thuyết phục chị?
Trần Mộng
Tú: Anh đọc kỹ thật. Tôi không có ý dùng ẩn dụ này nọ đâu. Những hình
ảnh mà
anh nêu ra đó là những hình ảnh rất thân mật, rất gần gũi của đời sống
hàng
ngày. Tôi nhìn ngắm chúng hàng ngày. Tôi yêu mến chúng. Tôi thích dùng
những
hình ảnh rất thân mật của đời thường trong thơ.
Sẵn trước mắt
tại sao mình không dùng lại đi tìm đâu xa, phải không anh? Chân tay,
giầy dép,
khăn áo, thân thể là những thứ mình chạm vào thường ngày, mình cho nó
là thơ
thì nó thành thơ. Năm 2002 hay 2006 hay năm 2050 chăng nữa thì giầy hay
áo vẫn
thơ như thường.
TMT trả lời
RFA
Chỉ là 1 tình
cờ, hết sức tình cờ, bài thơ Người
Phi Thường, hình như được viết ra, để nhắm vào
trường hợp ông con trai Huy Cận!
Tuyệt cú mèo!
Nhất là câu: Tôi mê cái từ
“tàn cuộc”.
1944: Học chơi cờ với Cú
Cách Mạng Mùa Thu?
2011: Bịt mắt, chơi một lúc, mấy cuộc cờ?
Gấu cứ thử tưởng
tượng ra cái cảnh bà mẹ ông Cù Huy Hà Vũ, vào cái năm xẩy ra trận đói
khủng khiếp
đó, lấy vạt áo che cho con mình khỏi nhìn thấy cảnh người chết như rạ,
nằm la liệt
trên đường phố Hà Nội…
“Nhiều người
nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ
người ta
đến để rồi bắt giam.”
Võ Thị Hảo
Ðúng như thế.
Cũng như thế, là đòn 10 ngày cải tạo, đánh lừa tất cả lũ sĩ quan Ngụy.
Mười ngày
phù du, xong, về, là xúm nhau xây dựng cái nhà Mít bằng trăm bằng ngàn
trước đó.
“ Có cố tình
làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không
thể lấy
sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
NBC
Thể diện quốc
gia đâu bằng lý do hiện hữu, không phải của quốc gia, không phải của
chế độ, mà
của cái giống người có tên là Mít.
Khi ăn cướp
Miền Nam, lấy đi cái “giấc mộng thực” về 1 vòng tay lớn, là VC đã lấy
đi cái lý
do hiện hữu của người Việt.
Một Lê Huy Hà
Vũ, làm sao so với cả 1 miền đất nước?
Ông NBC, bà
VTH này, khi suy nghĩ, và viết ra, những gì liên quan đến đất nước, thì
đều suy
nghĩ, viết ra, bằng 1 nửa bộ óc. NQT
“Cái tay”
Nobel Toán người Mít làm Gấu nhớ đến Shakarov, mà TV đã từng giới thiệu
nhân đọc
1 bài viết về ông trong Quê Hương Tưởng Tượng
của Rushdie. Ông Nga này rất yếu ớt, hơi tí là nhè, như Gấu còn nhớ
được, nhưng
khi đụng trận [bị lôi ra để đóng vai ngôn sứ, thiên sứ, thiên chức…],
thì lại
thật là dũng cảm. Ðể Gấu gõ Google, coi bài đó còn không, và cũng lúc,
giới thiệu
bài viết mới về ông, mà TV đã hăm he dịch hoài, nhưng vờ hoài.
Cái tít bài
viết của NBC là cũng đầy ngụ ý. Ông tính chơi chữ. Thường thì đám ly
khai sợ hãi
bị vấp ngã, thí dụ như NBC, sợ, nên không dám đứng giữa Ba Ðình, nhìn
về phía Xác
Bác Hồ, Lăng Liên Xô, mà phán, dẹp chế độ, dẹp Cờ, dẹp Lăng, dẹp Bộ Lạc
[cờ lăng,
clan] Mít Ðỏ, Bắc Kít độc ác như rắn như rết, làm lại từ đầu, từ... cái
khúc cuối Trăm
Năm Cô Ðơn, cố kiếm ra 1 thằng bé Mít không đuôi.
Nhưng, ở đây, là đám VC sợ hãi
cố bảo vệ chế độ, chứ không phải đám ‘rân chủ’ [chữ của đám VC trên
net] sợ vấp
ngã.
Nói về đám ly khai sợ "vấp
ngã" [chữ của thi sĩ kiêm nghề cớm NTH], tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Solz,
đi 1
đường thật là tuyệt.
Chép ra đây, để tặng đám suy tư bằng 1 nửa bộ óc.
“Vào
thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu
quả đáng
sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí
thức hạng
nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử
cho Liên
Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự
thực tuy
vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm
2006, cho
thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải
là sự sợ
hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc,
và địa vị
mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung
thành của hệ
thống Xô Viết.”
Nguồn
Về Sakharov
I conclude with some words of
Leszek Kolakowski that, I am
convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is
irreversible,
no defeat is definitive. That is what makes life worth living."
The New York Review 13 Jan 2011
Note: Khi NBC được Nobel Toán,
GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một
cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:
"Không có chiến thắng nào mà
không có thể đảo ngược, không có
thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để
cho chúng
ta sống, nó".
Ui chao, mừng hụt! NQT
Sakharov by Rushdie
Tàn
Dư của chủ nghĩa toàn trị
Foreword by
Nadezhda Mandelstam
I think that
the most difficult task in the world is the translation of verses,
particularly
of a true poet, in whose verses there is no discrepancy between the
form and
the content (or meaning) - both of them always new and but a bit
different
(with no great disparity between them) - and where the ego of the poet
is
always strikingly felt. Marina Tsvetayeva said she could write as
Mandelstam
did but that she didn't want to. She was a great poet but she was
greatly
mistaken. She could be influenced by Mayakovsky and Pasternak and
remain
Tsvetayeva because they were
innovators and therefore easily aped. But Mandelstam
composed verses in tradition,
which is far more difficult to imitate.
Mr Robert
Lowell's translations are very free; Mr Paul Celan's into German also
free. But
both are a very far cry from the original text. As far as I know the
translations of Mr Greene are the best I ever saw. I can't give my
opinion
about the Italian translations, as I don't know Italian as well as
English,
French and German. As for Elsa Triolet's, they are as naive and vulgar
as she
was.
Mandelstam
said that the contents are squeezed from the form as water from a
sponge. If
the sponge is dry, there would be no moisture at all. So, to render the
content
- which Mr Greene has succeeded in doing - is to give, in a way, the
form or
harmony, the harmony which can't be rendered in translation, the
harmony which
is quite simple and at the same time mysteriously complicated. Poetry
is a
mystery.
Nadezhda
Mandelshtam, 1976
You took
away my seas and running jumps and sky
And propped
my foot against the violent earth.
Where could
this brilliant calculation get you?
You couldn't
take away my muttering lips.
(307) May
1935
Bản tiếng
Pháp:
En me
privant des mers, de l'élan, de l'envol
Pour donner
à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel
brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne
m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!
My country
conversed with me,
Spoiled me,
scolded, didn't listen.
She only
noticed me when,
Grown-up, I became an
eye-witness.
Then
suddenly, like a lens, she set me on fire
With a beam
from the Admiralty spire.
(part 6 of
312) May-June 1935
Ta không muốn,
như một cánh bướm trắng kia,
Trả lại mặt
đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái
thân xác này
Biến thành
ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố,
thành đường....
[Note: Gửi
Cù Hậu Duệ. NQT]
Mấy dòng thơ
sau đây, của Mandelstam, để tặng con phố mang tên ông.
Như Phố TCS!
What
street's this one?
- 'This is Mandelstam
Street.
His
disposition wasn't "party-line"
Or
"sweet-as-a-flower".
That's why
this street -
Or, rather,
sewer
Or possibly
slum -
Has been
named after Osip Mandelstam.'
After
Stalin's death Mandelstam was 'rehabilitated', but there is still no
street
anywhere in the Soviet Union named after him.