Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
1 979: Ba triết gia
Jean-Paul Sartre, André Glucksmann, và Raymon Aron trong cuộc họp báo
"Một con tầu cho Việt Nam" [Un bateau pour le Viêtnam].
[Hình từ báo Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số đặc biệt 1966-1996:
La passion des idées, đam mê tư tưởng.]
Về phía những nạn nhân
Chiến dịch "Một con tầu cho Việt Nam" huy động một số những nhà trí
thức, trong có Sartre, Aron và Glucksmann, vượt lên khỏi những ý thức
hệ, và những bản kẽm cũ mèm về chính trị, một bài học tuyệt vời về đạo
đức.
Bernard Kouchner [người thành lập hội Y Sĩ Không Biên Giới]
Anh nghĩ sao về văn chương
kháng chiến chống Pháp từ 1945 tới 1954? Nếu giai đoạn văn chương ấy là
của cộng sản, tại sao cộng sản miền Bắc lại cấm phổ biến chính nền văn
chương của mình? Có một tờ báo, một nhóm người nào ở miền Bắc công khai
phổ biến thơ văn kháng chiến 1945-1954 chăng? Tôi không hề thấy. Trái
lại, miền Nam tự do phổ biến văn chương kháng chiến chống Pháp, trong
khi chính các tác giả của nó đang sống tại miền Bắc. Người miền Nam
thuộc và đọc hầu hết thơ nhạc truyện của Văn Cao, Ðỗ Nhuận, Quang Dũng,
Hữu Loan, Hoàng Cầm, Thâm Tâm, Nguyễn Tuân,... Miền Bắc thì không. Anh
đánh giá văn chương kháng chiến ra sao? Riêng tôi gọi đó là Văn chương
Dân tộc.
Viên Linh
trả lời Phan Nhiên Hạo,
trên talawas
Gấu @ tòa soạn báo Văn Hóa.
Hình trên tường là quang cảnh ngày Trần Trường năm nào, tại Tiểu Sài
Gòn.
Thực tình, bi giờ chẳng ai có
thể là nhà văn, a Dichter,
nếu anh ta không tận tình hồ nghi cái quyền làm nhà văn của anh ta.
For in
reality, no man today can be a writer, a Dichter, if he does not seriously
doubt his right to be one.
May mắn làm sao, mới đây, tôi
vớ được một câu viết vội của một tác giả vô danh, mà nếu tôi có nói tên
thì cũng chẳng ai biết. Câu viết vội đề ngày 23 Tháng Tám 1939, nghĩa
là chỉ một tuần lễ trước khi Thế Chiến Thứ Hai nổ ra.
Câu đó như vầy:
"Nhưng
mọi chuyện vậy là xong. Nếu tôi thực sự là nhà văn, tôi đã có thể
ngăn chặn cuộc chiến".
"But everything is over. If I were really a writer, I would have to be
able to prevent the war."
Elias
Canetti [1905-1994, Nobel 1981]: Nghề
của
nhà văn, The Writer's
Profession, bài đọc tại Munich, Tháng Giêng 1976, được in trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of words.
Trong bài Tựa,
ông tự hỏi, liệu có một người nào lại lấy lại được cái nghĩa của từ
tiếng Đức, nhà văn, dichter,
một khi nó có vẻ như đã bị huỷ diệt.
[Ôi
chao, bảnh chưa, sướng chưa! Trơ cu lơ có một thằng, mà phải là một
thằng nhà văn, thế là nó "bèn" ngăn được cuộc chiến!]
Ó Đen bị xiềng
Khi Gấu ở trại tị nạn Thái Lan,
thời gian 1990, cuốn sách do ông viết, Ó Đen, là một "best seller", và
ông, một người hùng. Lần ông thả truyền đơn trên thành phố Sài Gòn, một
tay cựu phi công nghe tin, than, mình chỉ mong đậu thanh lọc, qua bên
đó, để làm cái cú đó. Bi giờ Ó Đen làm rồi, qua làm gì nữa!
Bellow năm
1953 khi
Những cuộc phiêu lưu của Augie March,
cuốn sách thay đổi đời chàng, ra lò.
Bằng
những từ của chàng
"Tôi hoàn toàn
biến đổi [do viết Augie March]. Và tôi có lẽ, sẽ là kẻ sau cùng hiểu
chuyện gì xẩy ra, nhưng chính vì thế mà tôi cứ loay
hoay cố tìm lý do."
Saul Bellow
Vào một chiều
mùa hạ, năm 1998, trong lúc thăm Saul Bellow
và Janis, bà xã của ông, tại căn nhà nhà quê của họ ở Vermont, tôi đề
nghị Paul
và tôi sẽ làm một cuộc phỏng vấn thật ra trò, theo nghĩa, thật cật lực,
về một đời viết lách của
ông.
Chúng tôi nói chuyện nhiều giờ ở cái bàn ở sau nhà, cùng với một số bạn
bè khác
cũng mò xuống Vermont thăm họ - nhà văn Romania, Norman Manea
và vợ, Cella, nhà văn thầy
giáo Ross Miller. Bốn đứa chúng tôi cứ hè về là cố mò tới, do
chủ nhân có vẻ cũng khoái đám này…
Về nhà, tôi
gọi điện nhắc đề nghị trên, và hỏi, nếu
ông vưỡn còn thích, tôi sẽ bắt đầu, bằng cách đọc lại một số tác phẩm
của ông…
Philip Roth
Tiểu
thuyết là gì?
Cái, tiểu
thuyết có thể nói, bất cứ dạng nào khác không thể nói, Là Cái Gì?
Đó là câu hỏi
cơ bản mà Hermann Broch đã từng đặt ra, và Carlos Fuentes dùng để mở
ra bài viết có tên là Tiểu
Thuyết, ở trong một cuốn tiểu luận sắp xếp các đầu vào giống như
của một cuốn từ điển, Điều Tôi Tin,
This I Believe, An A to Z of a Life.
Một
trong những câu trả lời, của Fuentes, là:
Tiểu thuyết
tái dẫn nhập con người vào lịch sử. Trong thứ đại tiểu thuyết, anh ta
được giới thiệu, với định mệnh của mình.
The novel is a
reintroduction of the human being into history. In the greatest of
novels, the subject is introduced to his destiny.
Gấu chưa từng hân hạnh, là hội
viên của bất cứ hội nhà văn nào. Những
ngày vừa mới tới trại tị nạn, viết thư cầu cứu bạn bè, bạn bè cầu cứu
ông chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, khi đó là Nguyễn Ngọc Ngạn;
ông này bèn vẽ cho
một lá bùa, chứng nhận, "tên y" là hội viên, chỉ để bịp mấy anh người
Thái, và Cao Uỷ tị nạn.
Vậy mà bịp được! Gấu có kể lại vụ này trong bài viết Sách Quí.
Gấu tin tui rằng mấy anh VC, vì chưa vô PEN, nên chưa có kinh nghiệm
người ta hội họp ra sao. Nó không phải như Hội Nhà Văn của mấy ảnh.
Bởi vì Gấu đã từng được ông anh Hiếu Chân (1) kể, cái lần ông tham dự
đại hội PEN, ở Tokyo. Cũng họp, để nghe ba thông báo lên án mấy thằng,
mấy xứ khốn nạn đàn áp, cầm tù, làm thịt nhà văn. Trịnh trọng
lắm, nhưng họ làm cho xong, để còn ... bù khú, kéo nhau đi tán nhảm, kể
chuyện "đậu bằng quá giá vũ như ti", "mưa rơi qua giàn đậu nghe i
i...", thí dụ vậy!
Ôi chao, có đâu như "mấy ảnh", "bạn ta".
Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã chửi nhau ỏm tỏi rồi! (2)
(1) HC là một trong những sáng lập viên của PEN Việt Nam. Có Vũ Hoàng
Chương, Đỗ Đức Thu...
(2) "Kẻ cắp", là do Gấu thậm xưng, nhưng "chửi nhau ỏm tỏi", là của một
trong "các ảnh":
"Tất cả cùng có một thái độ giống nhau là hết sức
kinh ngạc, cứ tưởng các bác nhà văn, nhà thơ chuyên nghĩ điều cao sang,
chuyên chăm chú tạo ra cái đẹp, cái cao cả đặng thổi vào tâm hồn bạn
đọc những khát vọng này nọ, chứ ai biết đâu cũng cãi vã om xòm, tùm
lum, đặt điều bôi nhọ nhau ầm ĩ."
[Tạ Duy Anh trả lời phỏng vấn BBC]
Cuối
Đường
Đầu
năm 1949 tôi bỏ Sài Gòn về
Hà Nội. Từ một thành phố yên
ổn vui tươi trở lại, tôi rơi xuống một thành phố điêu tàn ngơ ngác...
|
Jen's sister
Vientiane, 2004
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|