*


Bài liên quan
Phong Kiều Dạ Bạc
Nguồn



Đối Sầu Miên

Nhờ một thoáng nhiệm mầu, Gấu được đọc bài viết của Trần Kiêm Đoàn, và cũng nhờ một thoáng nhiệm mầu, Gấu có được một ý nghĩ khác, về cụm từ "đối sầu miên", trong bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc.
Theo Gấu, cụm từ này, để diễn tả cái tĩnh đi đến tận cùng của cảnh Bến Phong Kiều.
Nôm na mà nói, thì như vầy: Cảnh đẹp quá, ta buồn quá, sầu đối sầu, đến triền miên, và cứ thế mà lịm đi.
"Đối sầu miên" khóa chặt lại phong cảnh phong kiều dạ bạc. Thành thử thi sĩ, làm được hai câu, rồi thì bí, là đúng rồi.
Chính vì thế mà thi nhân thiên hạ, từ cổ đến kim, ngất ngư với động từ "đáo" thuộc phần hạ, chứ không phải động từ "miên", khoá lại phần thượng.
Cái tĩnh của động từ miên, của phong cảnh, giật mình sống lại, nhờ tiếng chuông chùa "đi đến" thuyền, thăm nhà thơ. Động từ  "đáo", ở đây, chẳng khác gì "sử", trong câu "Yên ba giang thượng sử nhân sầu".
Bản dịch của Tản Đà, hay là thế, mà ai cũng tiếc hùi hụi, ấy là vì dùng vần bằng, ấy là vì không làm sao chuyển được cái ý giục, xúi, con người buồn, của câu thơ.
Viết tới đây, bất giác lại nhớ đến câu đối "Cô Miên ngủ một mình", nổi tiếng hắc búa một thời, hình như do Doãn Quốc Sĩ kể lại.
Nguyễn Đình Thi cũng đã từng mở ra triết học Mác Xít bằng ý niệm tĩnh động, trong khi Henri Lefebvre sử dụng ý niệm théorie/praxis, cái lý thuyết/cái thực hành, trên đường rong ruổi, hành hiệp, làm thịt một nửa nhân loại, chúng cuốn quýt lấy nhau, triệt tiêu lẫn nhau, để tạo ra con người mới, con người hoàn toàn, theo quan niệm của Marx.
Koestler thì lại cắt nghĩa bằng sự đụng độ của hai mặt phẳng. Chúng ta có hai phong cảnh, một, bến Phong Kiều, một, chùa Hàn San, nhờ tiếng chuông chùa, chúng đụng vào nhau, mà ra bài thơ.
*
Gấu cũng đã từng gặp tình trạng bí như trên, khi nằm trong nhà tù Bangkok, và cũng đã viết ra kỷ niệm thú vị này, trong bài viết Đêm Thánh Vô Cùng.
*
Bạn không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!
Câu văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy, bắt phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang ngủ trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành phố London:
"Trong tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An toàn, vì không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân Đôn…"
(He felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled from his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it was his ghost that ranged the London streets….)
Những từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái chập chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương. Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế, một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường phố cũ…". Tới đó tịt luôn.
Phải tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu văn:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó… 

*
Chính cái ước muốn, 'nay sống lại, chỉ để kể về nó', đã hoàn tất câu văn, nối kết hai nửa đời người.
*
Tiếng chuông lọt vào tai Trương Kế đang thao thức với tâm trạng lòng buồn, thơ cạn...  Tiếng chuông như điệu kèn đam mê sâu đắm thoát ra từ cõi thơ. Hồn thơ của Trương Kế tưởng như đã lụi tàn trong nỗi buồn “đối sầu miên” bỗng trỗi dậy khi hốt nhiên từ ngoài thành Cô Tô, tiếng chuông chùa Hàn Sơn ngân nga vọng lại. Ông lắng nghe tiếng chuông và chợt tỉnh. Tiếng chuông nửa khuya vang lên rửa sạch lớp bụi trần gian của tâm thức đầy tục lụy. Cảm nhận giải thoát đến từ tiếng chuông. Tiếng chuông đến từ vô ngã. Một đời bôn ba trên trường khoa bảng của Trương Kế đã bị tiếng chuông cuốn phăng vào quá khứ. Hiện hữu là một sự tỉnh thức: Là tâm trạng thoát tục; là khách cửa thiền.

            Nhà thơ bỗng cảm thấy tâm hồn lâng lâng thoát tục và ý thơ từ đâu ùa vào như nước lũ.  Ông cầm ngay quản bút làm tiếp hai câu sau:

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

             (Thành Cô Tô, chùa Hàn Sơn

Chuông khuya lay động tâm hồn thiền nhân)

Trần Kiêm Đoàn: Một đốm lửa thơ
*
Tôi sợ rằng, chính cái tiếng chuông chùa kia, mới đưa nhà thơ Trương Kế trở lại với cõi đời đầy tục lụy, khiến cho ông thoát ra khỏi cái tâm trạng sầu miên miên... Tiếng chuông đã cứu thoát nhà thơ!
*
Một đời bôn ba trên trường khoa bảng của Trương Kế đã bị tiếng chuông cuốn phăng vào quá khứ. Hiện hữu là một sự tỉnh thức: Là tâm trạng thoát tục; là khách cửa thiền.
Trương Kế bị chững lại vì đã dùng hết tuyệt chiêu diễn đạt bằng ngôn ngữ tinh túy của thi ca khi ông điểm xuống một chữ “thần” tuyệt tác, đó là chữ “miên”.  Nếu chỉ là “đối sầu” thì xưa nay đã có nhiều người nói đến trong thơ.  Nhưng mà “đối sầu miên” thì quả thật là tuyệt bút nên nhà thơ đã ngất lịm trong thơ, không còn gì hơn đáng để nói nữa.
TKĐ
*
Tôi sợ rằng, tất cả những giai thoại, mà Trần tiên sinh đưa vô bài viết Một đốm lửa thơ, liên quan tới bài thơ, được hậu thế thêm thắt, để vinh danh tiếng chuông chùa, và chữ "thần", ở đây, không phải là "miên", mà là "đáo"!
Không có tiếng chuông, không có sự chuyển động của tiếng chuông, 'đáo" khách thuyền, thì bài thơ sẽ bị đông lạnh trong cái tĩnh, cái chết, của cái vụ đối sầu miên! Chữ miên quả thật tuyệt, để đóng lại phần đầu bài thơ. Nhưng mở ra nó mới thật là ly kỳ, và mới thật là thiên nan vạn nan. Cái giây phút nhiệm mầu là sau đó, chứ không phải lúc đó.
*
Đó cũng là điều Lukacs đã từng phán, trong Lý thuyết về Tiểu thuyết, về cái phút nhiệm mầu, khi ý thức tiểu thuyết gia vượt ý thức nhân vật, để tìm lại đời sống thực, khi đời sống mất đi [trong tiểu thuyết, trong bài thơ], tìm thấy lại [Lưu Nguyễn về trần].
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, trước cảnh đẹp Phong Kiều [nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên, giang phong, ngư hỏa], nhà thơ Trương Kế phê quá, và lạc vào Thiên Thai....
Chính tiếng chuông làm ông thức tỉnh, về trần trở lại, và nhân đó có được phút nhiệm mầu, ngộ ra chân lý, cõi đời tục lụy này mới đáng kể, và kết thúc bài thơ.
*
Thành thử, thường ra, tiếng chuông chùa, là để đánh thức, và kêu gọi con người tìm về cõi Phật, riêng trong trường hợp với nhà thơ Trương Kế, thì ngược lại, tiếng chuông "đáo khách thuyền", đến với nhà thơ, đánh thức ông dậy, và phán, phê như thế đủ rồi, hãy tỉnh thức, từ giã cõi Thiên Thai, cõi thơ, và về trần!
*
Có người nói, đọc là treo lửng đời sống, là nói với đời sống, khoan khoan, chờ tớ đọc xong cuốn sách, bài thơ này, rồi lại sống tiếp. Nhưng, như Nabokov phán, những cuốn tiểu thuyết bảnh nhất, đều là những câu chuyện thần tiên, và nếu như thế, khi đọc, là bạn lạc vô một cõi khác, cõi thiên thai, [cho dù, một cõi thiên thai ở trên net]. Và, nếu bạn mải mê quá, là quên mất đường về.
Với nhà thơ Trương Kế, nếu không có tiếng chuông chùa Hàn San, thì không biết sự tình sẽ ra sao. Có thể, hậu thế sẽ chỉ có được một nửa bài thơ.
Với Văn Cao, ông đang ở trong cõi thiên thai, thì nghe tiếng Đảng gọi, và ông trở về trần, tưởng để làm gì, hóa ra để đi giết người!
Thành thử, lại thành thử, chẳng biết đường nào mà lần.

*

Note: Đã sửa liên can/ liên quan.
Cám ơn độc giả Art2all.
NQT

*
Ý niệm "tĩnh động", còn có thể sử dụng, để giải thích bài thơ thứ nhì, liên quan tới bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc.
Tĩnh là hai câu đầu, 'gần như' không sử dụng động từ.
Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,
Bán tợ ngân câu bán tợ cung...
(Mồng ba, mồng bốn trăng non,
Nửa cong câu bạc nửa tròn cánh cung...)
Động, hai câu sau, của chú tiểu:
Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để, bán huyền không
(Ngọc bình một mảnh chia hai
Nửa lưng đáy nước, nửa cài trên không...)
Nếu như thế, có vẻ như người xưa đã nhìn ra yếu tố mang tính nhị nguyên, digital, two bits, âm dương, cộng trừ, tĩnh động, tri hành...  ở nền của bài thơ?
*
Giang Phong Ngư Hỏa

Trần Trọng San, trong bài tựa cho cuốn Thơ Đường, [nhà xb Bắc Đẩu, Canada, 1993], cho biết, "Tôi bước vào cảnh giới Đường thi từ bến Phong Kiều, qua lầu Hoàng Hạc. Phong Kiều Dạ Bạc và Hoàng Hạc Lâu là hai bài đã in trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất...". Về Trương Kế, như tiểu sử được Trần Trọng San ghi lại: Tự là Ý Tôn. Người Tương Châu (tỉnh Hồ Bắc). Năm thứ 14 niên hiệu Thiên Bảo, đời Đường Huyền tông (756), thi đậu tiến sĩ. Từng giúp việc quân trong mạc phủ, và làm chức diêm thiết phán quan. Cuối thời Đại Lịch, đời Đường Đại tông, vào triều làm chức Tự bộ viên ngoại-lang. Rồi ra coi việc tài phú tại Hồng-châu và mất tại đây.
Như thế, nhà thơ đâu có khổ, đâu có vinh nhục thăng trầm, như Trần Kiêm Đoàn có những dòng về ông:
Tương truyền, Trương Kế sau bao nhiêu năm trải qua nhiều chặng đời vinh nhục thăng trầm với chữ nghĩa khoa bảng, đã tìm thơ để ghi lại cái chí và cái tâm của mình. 
Tiếng chuông nửa khuya vang lên rửa sạch lớp bụi trần gian của tâm thức đầy tục lụy.  Cảm nhận giải thoát đến từ tiếng chuông.  Tiếng chuông đến từ vô ngã.  Một đời bôn ba trên trường khoa bảng của Trương Kế đã bị tiếng chuông cuốn phăng vào quá khứ.  Hiện hữu là một sự tỉnh thức:  Là tâm trạng thoát tục; là khách cửa thiền.
*
Giai thoại chú tiểu nhà sư cùng sáng tác bài thơ, cũng được Trần Trọng San ghi lại. Sau đây là bản dịch nghĩa của ông, bài Phong Kiều Dạ Bạc
Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều
Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời. Hàng cây phong bên sông và ngọn đèn thuyền chài ở trước giấc ngủ buồn. Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn San, tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến thuyền khách.
Như thế, một bên là ngoại cảnh, trăng tà... một bên là nội cảnh, giấc ngủ buồn, hai bên chiếu tướng lẫn nhau [đối] .
"Đối sầu miên" là ra cái nghĩa đó, sầu miên, giấc ngủ buồn.
Thành thử, thực sự, Gấu này không thấy được, cái giây phút nhiệm mầu ở khúc này, như Trần tiên sinh phán:
Trương Kế bị chững lại vì đã dùng hết tuyệt chiêu diễn đạt bằng ngôn ngữ tinh túy của thi ca khi ông điểm xuống một chữ “thần” tuyệt tác, đó là chữ “miên”.  Nếu chỉ là “đối sầu” thì xưa nay đã có nhiều người nói đến trong thơ.  Nhưng mà “đối sầu miên” thì quả thật là tuyệt bút nên nhà thơ đã ngất lịm trong thơ, không còn gì hơn đáng để nói nữa.
*
Sau đây là bản dịch thơ
Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều
Quạ kêu trăng lẩn sương trời,
Buồn thiu giấc ngủ lửa chài bến phong.
Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn san đến thuyền sông Phong Kiều
Trần Trọng San
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Tản Đà
Trần Trọng San cố giữ sự chuyển động của tiếng chuông chùa, 'đáo', cũng như ông đã cố dịch động từ 'sử', trong bài Hoàng Hạc Lâu. Như thế, ông cũng cho rằng, chữ thần của bài thơ là chữ 'đáo", chứ không phải chữ "miên".

"Thiên hạ chỉ có ba bồ chữ", cho nên sáng tạo, theo Koestler, là "tài sản riêng" của ba nhà: Bác học, Nghệ sĩ, và Hề sĩ. Trong cuốn Hành vi Sáng tạo, The Act of Creation, ông cho thấy sự tương tự, trong tiến trình sáng tác nghệ thuật, khám phá khoa học, và hứng cười. Tiếng cười bật ra khi hai mặt phẳng luận lý tưởng chừng như đối nghịch, "đụng" nhau. Một ông chồng về nhà, thấy cha tinh thần đang quan hệ mật thiết với bà vợ, bèn đi ra bao lơn, nơi tín đồ đang tụ tập. "Anh làm gì vậy?" "Thì người làm 'việc' của anh, anh làm 'việc' của người."
Một người mua xe cũ, than với người bán xe (dealer), cái xe ẹ quá, bộ phận nào cũng kêu, trừ cái còi. Một anh cán bộ giải thích, chế độ Cộng Sản và tư bản đối nghịch hẳn nhau; học viên hỏi, chế độ tư bản là gì? Người bóc lột người. Chế độ Cộng Sản?...
Picasso, một bữa có một tay dealer đưa bức tranh, ký tên ông, ông lắc đầu, giả. Mấy bữa sau, cũng vậy. "Bữa trước chính mắt tôi trông thấy ông vẽ nó?" "Tôi thường vẽ tranh giả." (Cái trước là đồ mạo hóa, cái sau: đâu phải bức tranh nào của tôi cũng đạt tới "đỉnh cao nghệ thuật").
Một định luật khoa học, cũng là giao điểm của hai mặt phẳng luận lý, hai khung qui chiếu. Định lý Archimedes (287-212 B.C, toán học gia Hy lạp): Vật bỏ vô - nước dềnh lên, hai hiện tượng vật lý không liên quan gì đến nhau. Rồi "eureka", luật tỉ trọng ra đời, vật bỏ vô bị nước đẩy lên, sức đẩy tương đương trọng lượng khối nước bị vật choán chỗ.
Trước Einstein, khối lượng và năng lượng khác biệt, rồi công thức E = mc2 (bình phương) cho thấy, năng lượng là một dạng của vật chất.
Truyện ngắn
 *
Nếp áp dụng nhận xét của Koestler vô bài thơ Giang Phong Ngư Hỏa, theo Gấu, cũng đặng. Tới chữ "miên", là bí, là vì tới đây, mới chỉ có một mặt phẳng, một không gian, tĩnh. Từ miên, nếu có thần, là ở chỗ, từ đắt nhất, để đóng lại hai câu đầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, đối sầu miên còn là như vậy.
Tiếng chuông, từ thành ngoại, đáo khách thuyền, làm vỡ không gian tĩnh đó, có khác gì tiếng một con ếch nhảy vô một cái ao, trong một bài thơ haicu nổi tiếng, [hay trong bài thơ dở, tệ nhất trong thơ, con cóc trong hang con cóc nhảy ra ? Tiếng chuông từ trên ngọn đỉnh trời, là núi Hàn San, [Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, chùa Hàn San ở ngoại thành, chưa chắc đã ở trên một đỉnh núi, ở đây, chỉ là tưởng tượng. NQT], hạ san, đi tới và làm vỡ, (1), không gian "nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên... " của bến Phong Kiều, phải nói như vậy, mới thấy cái thần của động từ 'đáo'  ở đây. Tiếng chuông, như Đức Phật, hạ sơn, từ núi Hàn San, nhập thế trở lại, (2) đến bến, đến thuyền, gặp thi nhân, cả hai nhập vào nhau, hoàn tất bài thơ, hợp nhất người và thần, thơ và đạo, núi và sông....
Phong Kiều Dạ Bạc là bài thơ đỉnh cao của thơ Đường, đỉnh của đỉnh, có thể là như vậy chăng?
(1) Hiểu, là vỡ òa về: Connaitre, c'est s'éclater vers. Sartre.
(2) Giấc mộng lớn của Hồ Hữu Tường, trong Trầm tư của một tên tội tử hình: Chỉ có Đức Phật nhập thế trở lại, mới cứu vãn nổi dân Mít mà thôi!
*
Một điều thật là tuyệt vời, trang thơ mới ra lò nào, của Tin Văn, là bèn dẫn đầu Top 25 !
Cũng tuyệt vời, là, Talawas bị tường lửa: Thường xuyên Top 25, kể từ khi xẩy ra sự cố!
*
Bài thơ của Trương Kế, thiếu tiếng chuông là thiếu tất cả. Bài thơ của Nguyễn Khuyến, "Ao thu lạnh lẽo...", thiếu tiếng cá đớp động dưới chân bèo, là cũng hỏng.
Chỉ một chi tiết đó, nó "đánh thức" thiên nhiên và nhà thơ và độc giả.
Nói một cách khác, cả bài thơ là... giả, chỉ có chi tiết đó là... thực.
Đời sống mất đi tìm lại được, là theo cả nghĩa đó nữa. (1)
(1) Hemingway, khi được hỏi [?], về nhà để làm gì, đã trả lời, để treo cái nón, chắc là cũng theo cái nghĩa này.
Nhưng Steiner, khi viết về Lukacs, và nhân đó, về văn chương hiện thực, mới giải ra bài toán 'u trầm miên man, phiêu lãng... ' của một cái nón, một tiếng chuông, một tiếng cá đớp động dưới chân bèo.
Ông viết: Khi Balzac tả cái nón, ấy là bởi vì có người đội nó.
[When Balzac describes a hat, he does so because a man is wearing it.]
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ
*
Gấu đã có lần kể về ông khỉ Tôn Ngộ Không, rành "thất thập nhị huyền công", 72 phép lạ, trong có phép "câu đẩu vân", chớp mắt một cái, theo Air Cathay, tới Hongkong, chớp mắt cái nữa, theo Air Thai, tới xứ Phật, tha hồ đi mây về gió, tè một phát, tưởng ở mãi ngàn dặm nơi quê người, vậy mà vẫn ở quê ta, thế mới tài, thế mới gọi là hiện thực huyền ảo!

Bỗng nhớ tới Garcia Marquez.
Trên TLS số đề ngày 13 Tháng Bẩy 2007, có một bài, của tay Joshua Marcus, "Du lịch cùng với Gabriel Garcia Marquez", dọc theo con sông Magdalena, một Mississipi của Colombia, [nhắc tới Mississipi là muốn nhắc tới Faulkner], trong có trích một câu của Garcia Marquez, đại ý, viết tức là "chuyển thơ vô thực tại", hoặc, "chuyển thực tại vô thơ" [poetic transposition of reality], [NHT cũng đã từng nói như vậy, khi đọc thơ ĐĐB, bữa nay dí thơ vô thực tại, bữa mai dí thực tại vô thơ, nhưng ông nói tục hơn nhiều!].
Nhưng câu này của Garcia Marquez, cũng trong bài viết, thì thật hợp với bài này:
"Tôi [Garcia Marquez] nghĩ, một cuốn tiểu thuyết là thực tại được trình bầy qua một mã bí mật... khác hẳn đời thực, mặc dù nó đóng rễ ở trong đó. [I think a novel is reality represented through a secret code... different from real life, althought it is rooted in it."].
Cái chi tiết ông khỉ Tôn Ngộ Không đi ta bà đủ 10 phương, 10 cõi, tè một phát, để cắm rễ vào thực tại, không có không được, trong cái gọi là văn chương hiện thực huyền ảo.
*
Lạ, là không hiểu tại sao Trần Kiêm Đoàn lại coi "đối sầu miên" mới là chi tiết thần kỳ đó, trong bài Phong Kiều Dạ Bạc? Ông viết:
... Nhưng tôi đã thành thật nêu lên nhận xét của mình rằng, chưa có một bài dịch Việt nào chuyển được cụm chữ tài hoa bậc nhất của Trương Kế trong Phong Kiều Dạ Bạc là “… đối sầu miên” ra ngữ điệu u trầm miên man và ngữ cảnh đầy phiêu lãng tương đương trong tiếng Việt cả.
*
Khi Gabriel Garcia Marquez vừa mới 16 tuổi, ông rời làng, do được cái học bổng, và lên Bogota, thủ đô Colombia, học trung học [y chang Gấu, được bà cô nuôi học Hà Nội, sau cái cú đào trộm khoai lang ở đồng làng Thanh Trì].
Để tới đó, ông làm một cú du lịch đường thuỷ, dọc theo con sông Magdalena, chuyến đi đổi đời, a life-changing journey. Gần 60 chục năm sau, nhà đại sứ văn học nổi tiếng nhất của vùng Mỹ Châu La Tinh viết tự thuật: "Bi giờ, tôi dám nói, cái lý do độc nhất, để mà tôi muốn lại được là một thằng bé, là để được lập lại chuyến đi đó một lần nữa".
*
Ui chao, ông này không bảnh bằng Gấu.
Gấu đã từng tắm sông Hồng những ngày ở quê, đúng cái khúc ông bố đã từng bị đảng phái làm thịt. Và trong chuyến bỏ chạy quê hương, Gấu đã được tắm sông Mekong, và, nếu không phải nước sông Mekong chẩy qua một xứ Phật, thì chẳng làm sao rửa sạch nổi mầu đỏ, của
sông Hồng, đã ăn tới tận xương tận tuỷ Gấu!
*
Cái giây phút nhiệm mầu, đốm lửa thơ, giây phút mặc khải, đốn ngộ...  tuy nhoáng một cái, [như một "câu chuyện chớp" của trường phái da mầu da mè?], nhưng đây chính là ý tưởng trung tâm, cái mầm, đẻ ra thế giới Macondo của Garcia Marquez, theo Joshua Marcus, trong bài viết đã dẫn, trên TLS số 13 July, 2007: Dọc sông Magdalena: Du lịch cùng với Gabriel Garcia Marquez.
Tay này viết, cái dòng sông [chảy về phía nam] đâu còn, mà chỉ còn cát bụi, và, ngay cả những thành phố, những làng mạc dọc theo sông ngày nào, nay chỉ là những thành phố ma, những làng mạc ma, tôi muốn nhìn thấy cát bụi chúng để lại, và tôi nghĩ, cách tốt nhất, là lập lại cuộc hành trình dọc theo con sông đã từng chẩy qua tất cả những câu chuyện của ông, và, chắc là nhờ vậy, "nắm bắt" được kỹ thuật Trăm Năm Cô Đơn: Tay này viết:
Người kể chuyện ở trong cuốn sách đã không đặt để những sự kiện theo thời gian đúng như qui uớc của một đời người, nhưng đã tích tụ, cả một thế kỷ của những câu chuyện thường ngày ở huyện, rồi để cho chúng cùng hiện hữu, chỉ trong một khoảnh khắc.
[The narrator of One hundred years of solitude 'has not put events in order of man's conventional time, but had concentrated a century of daily episodes in such a way that they coexisted in one instant']
Thành thử đốm lửa thơ, phút mặc khải, phút nhiệm mầu, có khi là đốn ngộ của cả một đời người. Cả nhiều đời người: Biết bao kiếp luân hồi mới hạnh ngộ được!
Nói một cách khoa học, đây là sự thành lập lỗ đen!
*
Gấu này đã từng trải qua giây phút thần kỳ đó, lần đầu tiên nhìn thấy Bông Hồng Đen, khi cô bé mới 11 tuổi, và mặc khải ra rằng thì là đây là Hà Nội, đây là tình yêu, đây là người nữ muôn đời của Gấu!

Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong tôi.
Lần cuối
*
Cuộc đời không phải như chúng ta đã sống, nhưng như chúng ta đã nhớ, và, nhớ thế nào, để kể lại nó."
[Life is not what one lived, but what one remembered and how one remmebers it in order to recount it. Garcia Marquez]
*
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
"Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó… ". NQT
*
Đốn ngộ của cả một đời người. Của cả nhiều đời người. Của bao kiếp luân hồi: Đúng như thế!
Bởi vì, có khi đốm lửa thơ của bạn, là đã được đốt lên, từ đời đời trước đó, có khi là đốm lửa trời, hay giọt lệ trời,
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước / Sao còn ướt trên lưng bàn tay?  [TMT]
Hay như những dòng sau đây, của Celan, đã được Brecht  đốt lên từ 30 năm trước.
Một LÁ, không cây,
Gửi Bertolt Brecht:
Thời nào thời này
Khi chuyện trò
là tội ác?
*
Và nếu như thế, thì ở phương trời này, là bao u trầm phiêu lãng, thì phương trời kia, là sự im lặng của bao điều ghê rợn:
Tại sao thi sĩ,
Trong thời  điêu đứng như thế này?  Holderlin
*
Giây phút nhiệm mầu, có khi, không phải chỉ con người, mà không gian, thời gian, thiên nhiên...  cũng cầu cho có được, và chờ đợi nó xuất hiện để hoàn tất định mệnh của.. thơ.
Đã có lần Gấu lèm bèm về câu thơ của Vương Bột:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
Cái cò đơn chiếc kia, ở bến sông vắng lặng kia, không gian về chiều kia, đã chờ cho đến khi giây phút nhiệm mầu xuất hiện, là, khi ráng chiều rớt xuống, để mà bay lên, nhập vào thành một, nối liền trời đất thành một giải, "thu thủy cộng trường thiên nhất sắc", giải tỏa lời nguyền, của thơ:
Trời đất từ nay xa cách mãi!

Đối sầu miên
Giây phút nhiệm mầu, theo Gấu, cú sét đánh,và trong những cú sét đánh như thế, có cú, trò gặp thầy!
Một trong ba búa mà ông anh truyền lại cho Gấu, búa thứ nhất, viết văn là phải có thầy, búa thứ nhì, đọc thật nhiều, thế nào cũng có ngày gặp Thầy, búa thứ ba liên quan tới BHĐ.
Gấu gặp Faulkner và Woolf, hoàn toàn là theo kiểu trên, gặp bất ngờ. Trước đó, chưa hề biết.
Nhờ làm cho Mẽo, có đô la, tha hồ mua sách, tha hồ đọc. Và nhờ chương trình IC, Information & Culture, Thông tin & Văn Hoá, của Trung Tâm Văn Hoá Pháp, bán sách Tây đúng giá gốc. Tuy cùng giá, nhưng một phật lăng khó kiếm hơn 1 đồng tiền Việt, thành thử có nhiều gia đình mua sách báo Tây ở Sài Gòn, gửi cho con cái học ở Pháp, theo kiểu chở củi về rừng.
Cuộc gặp gỡ của Gấu với Woolf, cũng tình cờ, cũng "nhiệm mầu", nhưng chưa ghê gớm như của Garcia Marquez. Ông đọc, chỉ một câu, của Woolf, cũng trong Mrs Dalloway, mà nhìn ra, trọn cả tiến trình phân huỷ của Macondo, và định mệnh sau cùng của nó ["I saw in a flash the whole process of decomposition of Macondo and its final destiny"].
Câu văn, sau ông viết lại theo trí nhớ, và thêm vô phần của ông, nhưng độc giả tinh ý, vẫn nhận ra hơi hướng của Woolf.  (Dẫn theo Michael Wood: Garcia Marquez: A Postmodernist Romance, trong Những đứa trẻ của sự im lặng::Về giả tưởng đương đại. [Nhà xb Columbia University Press,1998]

Cuộc gặp gỡ của Gấu với Woolf, cũng tình cờ, cũng "nhiệm mầu", nhưng chưa ghê gớm như của Garcia Marquez. Ông đọc, chỉ một câu, của Woolf, trong Mrs Dalloway, mà nhìn ra, trọn cả tiến trình phân huỷ của Macondo, và định mệnh sau cùng của nó ["I saw in a flash the whole process of decomposition of Macondo and its final destiny"].
*
Lần đầu, là tại một tiệm sách ở Sài Gòn, một ngày đẹp trời lang thang giữa những tiệm sách ở đường Bonnard, (1), tình cờ cầm lên cuốn Dalloway, vào thời điểm mà cả thành phố và lớp trẻ của nó đã, đang, hoặc sẽ đợi cái ngày con quỉ chiến tranh gọi đến tên mình, và trong khi chờ đợi như thế, đọc Sartre, Camus, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, cuốn tiểu thuyết của Woolf thật quá lạc lõng, nhưng chỉ tới khi bạn nhập vào một ngày trong đời người đẹp, nhập vào cái giọng thầm thì, hay dùng đúng thuật ngữ của những nhà phê bình, giọng độc thoại nội tâm, dòng ý thức... là bạn biết ngay một điều, nó đây rồi, đây là đúng thứ "y" cần, nếu muốn viết khác đi, muốn thay đổi hẳn cái dòng văn học Việt Nam...
Mấy ngày sau, khoe với nhà thơ đàn anh, về mấy ngày đánh vật với cuốn sách, ông gật gù, mắt lim dim như muốn chia sẻ cái sướng với thằng em, và còn dặn thêm: cậu hãy nghe "tớ", phải đọc đi đọc lại, vài lần, nhiều lần...
Bonnard, hai "n", Gấu viết trật, đã sửa lại, theo bản đồ Sài Gòn xưa,  Việt Nam Xưa

A Burn-out Case [Một trường hợp lụi tàn]
by Graham Greene
Ấn bản năm 2004, nhà xb Vintage, nhân kỷ niệm 100 năm Graham Greene, có bài giới thiệu, và lời đề tặng, đọc rất thú vị.
Thú vị hơn nữa, liền mới đây, tờ Điểm Sách Luân Đôn, số đề ngày 2 Tháng Tám 2007, có bài viết,  Graham Greene at the Leproserie, của Michel Lechat, người được Greene mượn đỡ bộ vó, đưa vô cuốn tiểu thuyết, kèm lời đề tặng ở trang đầu. Y chang cái thư ở đầu cuốn Một người Mỹ trầm lặng.
Nhưng tuyệt hơn nhiều, nhất là câu này:
Ông, cũng như bất cứ ai, sẽ hiểu được tới cỡ nào, tôi thất bại, trong toan tính của mình. Một vị bác sĩ thì cũng đâu có được miễn nhiễm, bởi nỗi chán chường kéo dài, mình thì vô tích sự, chẳng làm được một việc gì nên thân, cơn u sầu, le cafard, lẵng nhẵng theo nhà văn, như một thứ đỉa đói.
*
Cũng là những giây phút nhiệm mầu.
*
Tháng Tám, tháng sinh nhật Gấu.
Sẽ đi một đường về trại cùi. Về cuốn tiểu thuyết, đúng hơn. Và về câu trứ danh của Greene, qua nhân vật của ông, Dr. Colin, mà nguyên mẫu ngoài đời, là vị bác sĩ Lechat nói trên:
"A patient can always detect whether he is loved or whether it is only his leprosy which is loved. I don't want leprosy loved. I want it eliminated".
"Một bệnh nhân luôn luôn ngửi ra, liền tù tì, hoặc anh ta được yêu, hoặc cái bệnh cùi của anh ta, được yêu. Tôi đếch khoái cái thú đau thương, yêu bệnh cùi. Tôi khoái nó bị trừ khử vĩnh viễn".
*
Câu trên, áp dụng cho cái bệnh toàn trị, bất trị gì gì đó, thì thật là tuyệt vời!
Cũng một thứ cùi hủi, của thế kỷ.

Giây phút nhiệm mầu đến với Coetzee mới sướng làm sao. Sướng lây đến độc giả. Nhất là những ai mê nhạc. Và nhất nhất là, nhạc cổ điển. Trong bài Thế nào là cổ điển? ông kể, vào một "buổi chiều chủ nhật năm 1955, khi đó tôi 15 tuổi, đang chơi đùa ở sân sau nhà tại Cape Town, khốn khổ khốn nạn với cái chuyện, không biết làm gì, chứng buồn chán là bệnh thường ngày của tôi thuở đó, thế rồi, từ một căn nhà hàng xóm bỗng bật ra tiếng nhạc. Và trong suốt thời gian âm nhạc ngự trị đó, tôi chết sững, không dám thở. Tôi được nói với âm nhạc như âm nhạc chưa từng bao giờ được nói với tôi như thế đó. [I was being spoken to by the music as music had never spoken to me before]."