Gấu này có lần kể chuyện,
ngủ xóm, cùng với một anh bạn. Sáng sớm, hai thằng, vắt vẻo một cái
xích lô, phì phèo hai cái thuốc lá, vểnh hai cái mặt lên trời, bị ông
bố vợ hụt của Gấu, tức ông già BHĐ, tó được.
Mới đây thôi, gặp anh bạn cùng ngồi xích lô, anh nói, tao không nhớ vụ
đó, quái quỉ thế. Có thể mày đi với thằng Vưu, bữa đó.
Vưu, Cao Đình Vưu, tức thi sĩ Cao Thoại Châu.
Có thể lắm.
Gấu cũng đã từng kể, đang làm việc tại Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến
Điện, thuộc Bưu Điện, số 11
Phan Đình Phùng, Sài Gòn, thời còn ông Diệm, lúc đó chừng 10 giờ sáng,
nhớ xóm
quá, thế là Gấu hăm hở, chưa đến hẹn đã lại lên. Xong, vừa ra tới đầu
ngõ, gặp
cảnh sát đi vô. Hóa ra đang chiến dịch.
Anh ta
hỏi:
-Đi đâu?
-Dạ cũng tính vô chơi, nhưng nghe có mấy ông lên, thành thử vội vàng bổ
ra.
Anh ta cười:
-Tha !
*
Vụ này, tưởng chuyện đùa, nhưng thực, và rất ư là nguy hiểm, rất ư là
khủng khiếp. Về già, nhớ lại, Gấu vẫn còn rởn tóc gáy!
Ấy là vì, vào thời kỳ đó, ông tổng thống thầy tu muốn cả Miền Nam không
có tí gái gẩm nào hết.
Một anh công chức nhà nước, bị bắt tại trận ở xóm, lại đúng vào
giờ làm việc công sở, không tù thì cũng mất job.
Hoặc tù trước, mất job
sau.
Tuy nhiên chưa khủng khiếp bằng lần đi với ông bạn, có thể cùng ngồi
xích lô, trên.
*
Cao Thoại Châu rất mê cái cảnh đứng ở bên trong nhà thương Grall nhìn
ra ngoài đời, và lúc đó chiến tranh đã hết, kết thúc
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
Có lần anh bảo Gấu, "Câu thơ... 'anh reo hò tưởng hết chiến tranh'
của tao, là từ hình ảnh trên."
"If a man could pass through Paradise in a dream, and
have
a flower presented to him
as a
pledge that his soul had really been there, and if he found that flower
in his
hand when he awoke—Ay!—and what then?"
Đóa hoa hồng vùi quên
trong tay.
Trong mơ, Gấu thấy mình ở Thiên Đàng, và được tiên nữ tặng -
không phải hai trái đào thơm mà là - một bông hồng, như một bằng chứng
linh hồn Gấu đã được vô Thiên Đàng, và, đúng lúc Gấu xòe đoá hồng vùi
quên trong tay ra coi, thì bèn tỉnh giấc. (1)
Giấc mơ trên Gấu đã từng trải qua, nhưng, thay vì bông hồng,
thì là vết sẹo trên tay Cô Bạn.
(1) Câu của Coleridge: Nếu một người đàn ông có
thể đi qua Thiên Đàng, và có được bông hồng trình ra cho anh ta, như là
bằng chứng rằng linh hồn của anh ta đã thực sự ở đó, và nếu anh ta thấy
bông hồng ở trong tay, khi thức giấc, hèm, hèm, rồi thì sao đây ?
Tưởng tượng của Borges làm nhớ một truyện trong Liêu Trai.
Một anh chàng học trò, do bạn bè thách đố, bèn ngủ đêm tại một căn nhà
đầy chồn. Đúng đêm đó, chủ nhà chồn mở tiệc đưa con gái về nhà chồng.
Anh chàng học trò được mời, và trong khi ăn nhậu, chôm một cái chén
quí, làm bằng chứng gặp chồn.
Sau đỗ đạt, làm quan, được mời dự đại tiệc, chủ nhà kêu người hầu lấy
chén quí ra đãi quan. Chỉ có ba. Hỏi, chủ nhà nói, chén quí, để
trong rương, khoá cẩn thận, không hiểu sao mất một. Quan cười khà,
nói, để tôi biếu một cái y chang, cho đủ bộ.
Trong trường hợp của Gấu, cái sẹo có thật, nhưng, trong giấc mơ,
Gấu lầm lẫn Gấu Cái với Cô Bạn.