*



2




Thơ Cao Thoại Châu
1 3

Tiễn bạn
Cao Thoại Châu

Nhà ngươi đi bỏ lại ngọn đèn đường
kẻ nào đó vô tình không tắt.

Tôi viết dưới ánh sáng của một ngọn nến: Sài-gòn.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn đang âm ỉ cháy.
Tôi đốt lên ngọn nến của tôi để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn

Thơ Cao Thoại Châu
1 2
của những ngày mưa mọc lên từ đất
 có ai buồn bỏ Huế ra đi
 nghe dòng sông thở giữa đêm hè
 nghe đá nổi rùa kêu trong từng khúc ruột.



Thương cả hai người, em với bóng
 chiều vàng nghiêng nón lá qua sông
 để giọng hò em mát mái xuôi dòng
 người ta đã xây bến đò Thừa Phủ.

người ta đã xây bến đò Thừa Phủ.

Đây là câu thơ 'hiện thực', nhưng "không có không được", nó "đảm bảo" cho những hình ảnh ở trên.
Theo nghĩa của Lukacs, khi viết về "ý thức tiểu thuyết gia vượt ý thức nhân vật", để tìm lại đời sống thực, đời sống mất đi tìm lại được.
Đám "tiểu thuyết mới", theo đó, định nghĩa: Đọc, là treo lửng thời gian. Là "tạm ngưng" sống.
Cũng theo nghĩa đó, Nabokov gọi, mỗi cuốn tiểu thuyết, là một câu chuyện thần tiên.
Đọc, là lạc vào thế giới đó.
Đọc đến câu chót, là lúc Lưu Nguyễn về trần!
Câu thơ cuối,
người ta đã xây bến đò Thừa Phủ, đẩy những hình ảnh, cảm xúc, "thương cả hai người", "chiều vàng nghiêng nón".... lên đến đỉnh cao của chúng.
*

Trong bài thơ Dạ Vũ Ký Bắc, chẳng hạn, ước muốn - gặp lại bạn, kể cho bạn nghe, về cái đêm mưa - đảm bảo bài thơ:
Hà đương cộng tiễn tây song chúc,
Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì
Dạ Vũ Ký Bắc
Theo nghĩa đó, câu kết thúc Bếp Lửa, nghe rất cải lương, nhưng lại rất ư thực, rất ư cảm động, ấy là vì, không gian, khí hậu, nội dung câu chuyện - 'miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết': Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù - đảm bảo nó:
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Đây là phần đảo của "định lý" Lukacs.
Thuận: Nếu cả cuốn sách là ảo, thì câu cuối phải là thực.
Đảo: Câu chót ảo, cải luơng, thì cả cuốn sách phải thực.
Cái cải lương mùi mẫn này là 'evidence', chứng cớ, đảm bảo, những suy nghĩ, hành động, nỗi đau, cái ý thức khốn khổ...  của những nhân vật trong Bếp Lửa, là có thực.
Bài viết Bếp Lửa trong văn chương, trong số Văn đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền [1973], là dựa trên "định lý" Lukacs, trong Lý Thuyết về Tiểu thuyết, La Théorie du Roman, như được tóm tắt ở trên. (1)
Vào thời điểm đó, người viết không thể nào cảm nhận ra được, câu văn chót kết thúc Bếp Lửa, lại là tiếng nói của những người Việt lưu vong, vọng về trong nước:
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Câu nói đó, là của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng - vọng về Quê Nhà.
 -Nghe thấy rồi!
P.V. DỞM
(1) "Định lý" Lukacs: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Lưu vong và Tiểu thuyết

Một câu hỏi bên lề, Thư Ấn Quán vừa in tập "Lục bát ba câu" của ông, gồm 229 bài. Nghe nói nhà thơ Huy Tưởng cũng có làm thể loại này, vậy bản quyền phát kiến thuộc về ai đây?
Trong tập này, tôi ghi chú là viết năm 1990 đến 1996, nhưng thực tế tôi chỉ làm có 10 ngày là xong, Trụ Vũ có chứng kiến điều này. Theo nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ thì nhà thơ Huy Tưởng có tranh chấp về 'phát kiến' này; tôi thì không quan trọng lắm, cốt là phải viết như thế nào thôi. Chưa nói thực tế, Huy Tưởng chỉ làm 'những bài 14 chữ' thôi, chứ đâu phải 'lục bát ba câu', 20 chữ.
Phỏng vấn Nguyễn Tôn Nhan

Ôi chao, Gấu lại nhớ những ngày cũ, quán cà phê Bà Lê Chân....
Trong bài phỏng vấn, có một câu thật chí tình, về NTN:
"Những người khác nghĩ thế nào thì không biết; tôi thì cho rằng, không riêng gì với chữ Hán, nếu không mưu sinh được thì rất dở. Tôi cũng có một thời kỳ rất dài… làm người rất dở."
*
Tôi gặp K. khi anh từ một trại cải tạo ở miền Bắc về, tại chợ sách phía sau rạp Đại Nam, điểm không hẹn mà gặp của những kẻ chỉ cần nhìn lại một cuốn sách cũ là cảm thấy bạn bè vẫn còn đủ, Sài-gòn vẫn là Sài-gòn.
Bẵng thật lâu, trước chuyến đi xa chừng nửa năm, tôi gặp lại anh, lúc này làm nghề bán sách dạo. Anh thận trọng ghé chiếc xe đạp với chồng sách cao ngất ngưởng, vào lề đường, rồi đến bên tôi, thường là buổi chiều, tại cà phê "Bà Lê Chân", cũng một quán đặc biệt vỉa hè Sài-gòn, của một anh bạn xưa thi sĩ. Chủ quán cười cười như để bào chữa cho vai trò mới mẻ của mình: Quán là khởi đầu của mọi khởi đầu. Và khởi đầu, cho dù buồn, vẫn còn hơn kết cục vui. (Le début même triste, c'est mieux que la fin heureuse. Cantique des cantiques). Câu nói của anh còn là lời trách móc nhẹ nhàng cái tật của tôi, khi viết, thường hay lấy một câu của một nhà văn nước ngoài làm khởi đầu. Quán, nơi tụ tập của những đứa con hoang đàng, dù có đi xa chân trời góc bể nào cũng nhớ hoài, giống như sự trừng phạt. Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...
Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain
Lần Cuối Sài Gòn

SUBJECT: BRODSKY
Đề tài: Brodsky
Thông minh rộng. Đề tài ruột: thời gian 
 chống lại tư tưởng

rượt đuổi những bóng ma
làm sống lại Mary Stuart, Daedalus, Tiberius.
Thơ phải nên giống như đua ngựa: ngựa hoang, jô kề bằng đá cẩm thạch,
và đích tới là một đường không nhìn thấy, nằm ẩn trong những đám mây.

*
Hoàng Cầm [Hình Diễn Đàn]
Cuộc sống của các thi hữu các ông thời ấy thế nào?
- Cuộc sống của chúng tôi cũng vất vả, nhưng không đến mức bi đát. Nhà nước đối xử với anh em chúng tôi không có gì ghê gớm lắm như người ta đồn thổi.
Nguồn
Gừng càng già càng cay!
Cũng với sự khiêm tốn như vậy, Brodsky phán: Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân.
Bằng mọi giá, cố mà tránh, đừng ban cho mình cái dấu đóng vào trán, tớ là nạn nhân, tớ là nhà văn nhà thơ ly khai!
["At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim", he [Brodsky] advises an audience of students, On Grief, Về Khổ Đau,  p. 144. Coetzee viết về Brodsky trong Stranger Shores]

Chùm thơ rải rác trên Tin Văn

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Một lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ nữa, cũng vẫn được, anh ạ.
Cao Thoại Châu là người mở ra cánh cửa dẫn vào văn chương cho cả lũ chúng tôi.
Bài thơ đầu tiên của anh, gây chấn động không chỉ giữa bè bạn mà còn cả Sài Gòn, là bài đăng trên báo Văn, cũng đề tài chiến tranh, lâu quá chẳng thể nào nhớ nổi.
Đến bài sau đó, trên Nghệ Thuật số 9, thì, như ly nước đầy làm tràn ra Những ngày ở Sài Gòn (1965)
Lẽ dĩ nhiên, còn những miểng mìn claymore tản mạn đầy trong Gấu.
Viên bác sĩ nhà thương Grall phán:
Tao đã cho X Ray tất cả người mày, nhiều miểng ly ty, chẳng thể nào giải phẫu lấy ra hết. Đành chích trụ sinh, liều thật nặng, để trừ hậu họa.
Cứ nát bấy một bên đùi, là đổi bên, mỗi lần thấy cô y tá chuyên "chích" Gấu, là Gấu phát khóc !

Cao Thoại Châu
Hình như tôi vừa tiễn một người
có điều gì mất đi trong tôi
lúc qua đèo tôi nhủ mình như thế
lệ có bào mòn núi cũng không nguôi...

Chuyện người đi đã là có thật
thôi cũng đành to nhỏ với hư không
tôi là núi sao người bỏ núi
tôi là thuyền sao người không qua sông

Pleiku 11-05-1969
*
Ba câu đầu thì cũng... thường thôi.
Nhưng câu cuối của khổ thơ mới khủng khiếp làm sao: Lệ có bào mòn núi cũng không nguôi
Cứ nghĩ đến lúc BHĐ đi xa, đập cửa khóc ròng, [Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. Apollinaire], núi thương tình thằng Gấu, khóc theo, đến mòn tịt xuống, rồi thành hồ, thành ao, thành sông, thành biển, thì em vưỡn cứ xa.
Giọt Mưa Trời Khóc  1


trên dấu hài xưa 

Người sẽ về trên chuyến tàu đêm
đêm cho thấy cánh buồm màu trắng
đêm cho thấy không có gì trên bến
hạnh phúc bao giờ cũng rực sáng về đêm 

Có thể người về trên xe đò
kéo dài thêm phút giây mong đợi
xe mỏng manh làm sao chở nổi
hành lý người gói cả hồn tôi 

Người sẽ về trên một sân ga
cho tôi đến nằm bên đường sắt
chờ đoàn tàu rú còi đi qua
để lại đêm những bụi hồng rát buốt 

Người sẽ về theo phấn hương bay
thân gái co ro trên gót guốc
trên dấu hài còn sâu trong ký ức
trên dòng sông chảy ngược trong tôi 

Người hãy về trên bước chân tôi
bước chân một đời ưa chạy nhảy
những vì sao trên bầu trời nhấp nháy
không có gì buồn chỉ thấy không vui 

Sẽ đợi người trên một bờ sông
giữa đôi bờ là dòng nước chảy
chiếc đèn chài giữa trời sao rơi vãi
đêm nay về có lưới được hồn tôi


Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay
TMT

tôi là núi sao người bỏ núi
tôi là thuyền sao người không qua sông
CTC
Một cách nào đó, thơ CTC bảnh hơn thơ DTL, theo nghĩa, không đến nỗi quỵ lụy như chàng du tử.

Ta là núi sao ngưòi bỏ núi?
Bảnh thật.
*
Bất giác lại nhớ đến anh chàng Thạch trong Ung Thư [?], của TTT, quần em mê tơi, lử cò bự, xong, hất hàm hỏi:
-Em đã biết tay anh chưa? (Chửi tục).
*
Ta là thuyền sao người không qua sông?

Làm nhớ Thâm Tâm, 'sao có tiếng sóng ở trong lòng'. 

Không có gì buồn chỉ thấy không vui

Đâu có cái cảnh van xin thê thảm, ăn mày tình yêu:

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường.
DTL.

Hôm trước, viết đến cái giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, Gấu sướng tê người, bồi hồi nhớ lại những giọt nước mắt ngày nào của Bông Hồng Đen, nhỏ xuống vì Gấu, khi Gấu được mấy anh biệt động thành thưởng cho hai trái mìn claymore ở nhà hàng Mỹ Cảnh, ngay bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ, bến tầu Sài Gòn.
*
Có vẻ như mấy bài thơ của CTC [như được post trên Tin Văn], đều như những 'ứng tác' Tống Biệt Hành của Thâm Tâm.

Thâm Tâm

Tống Biệt Hành 

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Môt giã gia đình, một dửng dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn không về, bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong. 

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai giòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa vào thu tươi lắm thay
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay.. 

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật
Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
Chị! thà coi như là hạt bụi
Em! ừ xem như hơi rượu cay

Có vài từ, nghe kỳ kỳ, nhưng đành chịu. Thí dụ, giòng lệ sót. Sót hay xót? Ba năm mẹ già cũng đừng mong [hay trông?]
Bài TBH này, được HHT mô phỏng, có những câu cũng thú vị:
Đưa người ta không đưa đia đâu
Sao lại có phở ở trong lòng?
Phở chiều không tái, không vè nạm
Sao đầy mỡ gầu trong mắt trong?
*
Sẽ đợi người trên một bờ sông
giữa đôi bờ là dòng nước chảy
chiếc đèn chài giữa trời sao rơi vãi
đêm nay về có lưới được hồn tôi

đêm nay về có lưới được hồn tôi  làm nhớ đến thơ của Gấu:

Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối,
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.

Bạn ta may mắn hơn, lưới khư khư chờ vớt hồn mình!