Tự  Kiểm

Ông Số Hai - như cái mail ông số một [không viết hoa], ngày nào gửi cho ông, và được ông bệ lên đầu một bài viết, cho thấy - là bạn của ông số một. Thành thử, theo suy nghĩ của ông, có thể, bạn bè cầm nhầm của nhau là chuyện thường, mày là thằng đàn em, sao dám hỗn? Dám nói bạn của ông anh của mày là thằng... ăn cắp?

Ông số một quả đúng là ông anh của Hai Lúa. Tuy không phải ruột thịt mà sợ còn quá cả ruột thịt. Trong ba đứa, hai ông con ruột, là nhà thơ, và ông em, me-xừ C. bạn thân của HL, thì, tuy là phận ghẻ, nhưng HL được cụ thương yêu còn quá con ruột. Có những chuyện mà một bà mẹ chỉ thích nói cho thằng con nuôi nghe, ở đời thường vậy. Vì hai thằng con ruột ít chịu ngồi nghe cụ nói, hoặc, ôi dào, mẹ ơi, nói hoài chuyện đó, mệt lắm, đại khái như vậy. Đã có lần, ông số một cằn nhằn, tại sao những chuyện như thế mà mẹ cũng nói cho thằng Trụ nó nghe?
Hai Lúa này hay nhắc ông số một, là vậy, chứ không phải ông là sư phụ, thần tượng trong văn chương của Hai Lúa. Ông là sư phụ, là thần tượng, hay giản đơn hơn, ông anh ở đời. Những gì Hai Lúa hay nhắc tới, nếu có liên quan tới ông, là những kỷ niệm những ngày cả ba anh em sống quây quần dưới gối của bà cụ, chúng có "tính tự thuật" nhiều hơn là "chất văn chương". Nói vậy, để trả lời nhà thơ Viên Linh, đã nhiều lần "cảnh cáo" Hai Lúa, mày, hay Jennifer Tran, mà không nhắc tới ông số một, là bịnh liền tức thì!
Nhưng nhờ ông, mà HL tìm ra ông thầy văn của mình.

Trân trọng xin lỗi,
Bài của Ông Số Hai, đọc kỹ lại, có một câu, cho thấy, ông thực sự không nhận mình là tác giả cái tên bài viết: Nói như một thi sĩ của chúng ta: “Những người đã chết đều có thật.”. Câu văn tuy mập mờ, đúng ra, ông phải nêu rõ tên tác giả câu nói "Những người đã chết đều có thực" đó, là của ai, thi sĩ của chúng ta là Ông Số Hai, hay ông số một, nhưng thôi, bỏ, và xin chấm dứt phần viết về đại thi sĩ.
NQT
*

Hồi ông số một ở Hà Nội, đi dậy học, theo kiểu kèm trẻ tại gia ở tận Hà Đông. Thường là nhịn ăn sáng, [nhà có gì đâu mà ăn, cơm nguội không, tiền đâu ăn quà?]. Trưa, đạp được cái xe đạp về tới nhà, ông nói với mẹ:
- Con mệt quá, chắc bịnh.
Bà cụ biểu:
- Bịnh gì đâu. Tại đói quá đó. (1)

(1) Có thể hai câu thơ "Muốn làm người học trò mười bẩy tuổi/Đạp xe trên đường đồng" trong Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy, là được gợi hứng từ cơn đói này?

Với tôi, Thơ ở đâu xa mới là cực điểm của bạo động trong thơ: Thiền.
Trích tiên bị đầy [vào trại tù], trở về trần.
NQT đọc TTT

- Sơ Dạ Hương, tại sao?
Một cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là thực.
Phỏng vấn NQT


Đọc chú, có cảm giác, chú rất hiền, tôi bỗng nhớ, một nhận xét của một nhà văn ra đi từ miền Bắc.
Ôi chao, cái thằng từng đã được nhà thơ NS gọi là "tên sa đích văn nghệ", và viết cả một loạt bài, ra cả một cuốn sách [Một Mình Một Ngựa, Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ], để chửi, chưa kể đến "đệ tử", hay cùng ê kíp, là DA, chửi ròng rã gần một năm trời trên nhật báo Sống, ra đến hải ngoại vẫn còn chửi, [thời gian HL còn ở tù VC, xin xem Nhìn Lại Những Bến Bờ của tác giả này], vậy mà có người khen "đọc chú thấy chú rất hiền, khác hẳn mấy ông phê bình kia!"
Một cơ sở báo chí, với những người cầm đầu như thế, làm sao lại có thể có một "cái nhìn dung thứ", đối với Cái Đại Ác? Nói một cách khác nữa, khi bạn Chống Cộng với một cái đầu "ang ác" như thế, làm sao có được sự hoà giải? Một khi bạn tưởng niệm những nạn nhân của Cái Ác, bằng một cái đầu "lem nhem" như thế, làm sao người chết chịu... đọc bạn?
Trong khi tưởng niệm, lại tìm cách gọt rũa văn chương, hay tục hơn nữa, vay muợn chỗ này, chỗ nọ, là dã man, là sỉ nhục người đã chết.
Đây chính là điều mà Adorno đã nói: Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man.
Cũng theo nghĩa của câu Adorno, những nhà phê bình sau này chỉ ra, sau Lò Thiêu, sau Lò Cải Tạo, văn chương mất tiêu luôn sức mạnh thần kỳ của nó: Chữa Lành Những Vết Thương.

Hãy tưởng niệm bằng một cái đầu thực sự tưởng niệm. Có văn chương hay không có văn chương, đừng thèm để ý đến.
Và xin chấm dứt bài này. NQT.