Tạp Ghi
2
3
|
30.4.2008:
Người xa vắng biết đâu nấm nhà
buồn?
Nhân
đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải
- Đi
tìm cái tôi đã mất —
Nguyễn
Khải — Cập nhật : 06/05/2008 21:57
- Tuỳ
bút chính trị cuối cùng
của nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008)
- Đi
tìm cái tôi đã mất (3 và hết) —
Nguyễn
Khải — Cập nhật : 06/05/2008 21:59
-
- Đi
tìm cái tôi đã mất (2) — Nguyễn
Khải — Cập nhật : 05/05/2008 23:47
Nhà văn Nguyễn Khải từ trần
Ông này, đã có thời, Gấu rất mê, những ngày
đầu 'giải
phóng' qua những cuốn như Thời gian của Người, Vòng sóng đến vô cùng...
ở trong
đó, có giấc đại mộng của toàn dân Mít: Thắng trận này, là xong. Là có
"Cái
Nhà Việt Nam"!
Con Bọ là hình ảnh ngược. Thượng Đế thì cười. Vừa cười
vừa trao lộn món quà: Thay vì cái đẹp nhất, dân Mít chúng ta có cái tệ
nhất.
*
Trong số những tác phẩm của ông, báo trong nước vờ đi
mấy cuốn, thuộc loại bảnh, làm mất đi một phần bản chất của Nguyễn
Khải, thí
dụ, Điều tra về một cái chết [?], viết về Cao Đài, và Thánh Thất của
nó, Tây
Ninh. Theo Gấu, một trong những bận tâm ruột của ông này, là tôn giáo.
Ông đã
từng có một cuốn về Ky tô giáo, viết về cái nôi của nó ở Miền Bắc, là
vùng Phát
Diệm.
Ông còn một bận tâm ruột nữa, là dòng dõi,
vốn con
quan, nhưng thuộc dòng thứ, bị bố ruột chê, nên chọn Đảng thay. Lòng
biết ơn
Đảng của ông, đúng ra, là dành cho ông bố. Bi kịch của Nguyễn Khải, là
bi kịch
Hamlet, hay đúng hơn, bi kịch trong Con Gái Viên Đại Uý của Puskhin.
Tay sĩ
quan trẻ ở trong đó, nằm mơ, thấy bố bịnh, đến gần giường vấn an, thì
hoá ra là
Pugachev, một tay nông dân nổi loạn chống Nga Hoàng, sau bị xử tử.
*
Bạn văn VC của Nguyễn Khải xếp ông vào loại nhà văn
phóng sự. Tôi nghĩ, "ông thì cười", và gật gù, mấy thằng ngu, không
đọc nổi ta.
Ngay cả chuyện, đám ngu vờ mảng văn chương dám đương
đầu với món thuốc độc của quần chúng của ông, là đủ hiểu.
Nhưng theo Gấu, về lâu về dài, ông sẽ được nhìn như là
nhà văn viễn tưởng, chuyên viết truyện thần tiên, về một xứ sở Mít, với
giấc mơ
thiên đường của chúng, qua hai cuốn truyện dành cho nhi đồng, là Thời
gian của
Người, và Vòng sóng đến vô cùng!
Một trường hợp Daniil Kharms của Việt Nam, nhưng ngược
lại. Ông Liên xô kia thì bị làm thịt.
Chân
Dung Nga
Trong
một kỳ Tin Văn, Jennifer có nhắc
tới bức hình nhà văn Nga Nabokov khi còn là một cậu con nít nhà giầu,
ngồi vắt vẻo trên ghế cao, chân mang vớ dài, tay mở bộ sưu tập bướm.
Hai nỗi đam mê lớn của ông đã có ở trong bức hình: mê bướm, và mê làm…
phù thuỷ, cầm cây "viết thần", ra lệnh : hãy nói đi, hồi ức (speak,
memory).
Bức
hình nói trên, là ở trong tạp chí
Điểm Sách Paris (The Paris Review), số Mùa Đông, 1995. Còn hình một vài
nhà văn Nga khác. Đây là những hình thật đặc biệt; có những bức lấy ra
từ hồ sơ "mật", hoặc "nghe đồn", được giấu ở đáy một ống thông hơi
thang máy. Đặc biệt hơn nữa, mỗi bức kèm theo một bài viết, do những
tác giả đã từng có một mối thân quen đặc biệt với người trong hình,
hoặc do chính người phát giác ra bức hình (như hình Andreyev, Babel, và
Kharms).
Jennifer
xin cống hiến bạn đọc bài
viết của Ian Frazier (nhà văn Mỹ, thường viết văn "u mặc", humor, và
"không-giả tưởng", non-fiction, hiện sống ở Missoula, Montana), về bức
hình nhà văn
Trong
số hàng triệu con người bị
Stalin sát hại, có một nhà văn tức cười nhất, uyên nguyên nhất, của thế
kỷ: Daniil Kharms. Sau khi ông chết ở trong tù, vào năm 1942, khi 37
tuổi, tên và tác phẩm của ông hầu như biến mất, và chỉ còn sống dưới
dạng chép tay, lưu truyền giữa những nhóm nhỏ, ở một nơi có tên là Liên
Bang Xô Viết.
Thực
tình là, không có một độc giả Anh
ngữ nào biết về ông. Tôi (Ian Frazier) cũng vậy, cho tới khi đi Nga,
trở về, đọc những cuốn sách về nó, và cố gắng học tiếng Nga. Cô giáo
của tôi, một người đàn bà trẻ chỉ ở Mỹ được vài tháng, đã ra bài làm ở
nhà cho tôi như sau: hãy dịch một đoản văn của Daniil Kharms ra tiếng
Anh. Đoản văn "Những mẩu chuyện từ Cuộc Đời Puskhin", (Anecdotes from
the Life of Puskhin) là ở trong CTAPYXA (Bà Già), một tuyển tập nhỏ tác
phẩm của Kharms, đã được xuất bản ở Moscow vào năm 1991. Tiếng Nga, hai
cuốn từ điển, và một cuốn sách văn phạm, tất cả đều quá mới, lần đọc
Kharms đầu tiên của tôi thật là chậm như sên. Cùng với sự mầy mò từng
từ, từng câu, niềm hân hoan của tôi gia tăng, khi ý nghĩa của chúng lộ
dần ra. Mỗi câu là một tức cười, hơn cả dự đoán của tôi về nó. Một đoạn
văn bắt đầu như thế này: "Puskhin mê ném đá". Những mở đầu như vậy làm
cho tôi nghẹt thở: làm sao đoán ra nổi cái gì sẽ tới liền sau đó.
Giữ
được chất tiếu lâm, khi chuyển
dịch ngôn ngữ, là một điều khó khăn vô cùng, ai nấy đều biết. Nhưng có
một hệ quả, ít được biết: đôi khi, trong tiến trình dịch thuật, câu
chuyện có vẻ tếu hơn là lúc thoạt đầu chúng ta nghĩ về nó. Trong khi
dịch, tôi nghĩ Kharms là một nhà văn tức cười nhất mà tôi đã từng đọc.
Ian
Frazier, qua cuốn Văn Chương Phi
Lý Đã Mất của Nga (Russia’s Lost Literature of the Absurd), được biết,
Kharms ra đời với tên Daniil Ivanovich Yuvachev, tại Petersburg vào năm
1905. Cha ông, một nhà trí thức cách mạng bị cầm tù và đầy đi Siberia.
Ông thừa hưởng từ người cha, đam mê chuyện kỳ quái. Ông đau khổ vì
"buồn" (that he suffered from melancholy). Mê Gogol, Knut Hamsun và
Bach. Một bạn đồng học nói về ông: "Kharms là nghệ thuật" (Kharms is
art). Cùng với sự lên ngôi của "nhà vô sản", và sự vào tù của "nhà quí
tộc", Kharms cảm thấy thích thú trong bộ dạng một nhà quí phái, cộng
thêm hàng ria mép giả thỉnh thoảng lại nhinh nhích, hinh hỉnh, cộng
thêm chiếc cặp da kè kè bên mình, trong là những… chiếc ly uống rượu
bằng bạc! Để lôi kéo khán thính giả cho một buổi trình diễn kịch của
nhóm OBERIU, ông di dạo ở chót vót phía bên trên thành phố Saint
Petersburg, miệng ngậm ống vố, và la lớn, thông báo cho những bộ hành
qua lại phía bên dưới, về "biến cố quan trọng" kể trên!
Nói
tóm lại, một gã vui nhộn, quá vui
nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với bất cứ một ấn bản nào của
Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản. Sau thành công của vở kịch "Elizabeth
Bam", một hài kịch về một người đàn bà chờ… "được bắt và được giết",
báo chí nhà nước kết án nhóm kịch của ông là… "trò múa may phản động,
thơ ca vô nghĩa… chống lại nền chuyên chính vô sản". Ông bị bắt ở ngay
trên đường phố, vào năm 1941. Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà
được thông báo, ông chết hai ngày trước đó. Mười bốn năm sau khi mất,
tên tuổi của ông được phục hồi. Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông
vào danh sách: viết chuyện cho nhi đồng.
Nguyễn Khải:
Lẫm liệt một
thời
Sau
1975, ông ở lại, gần như mút mùa lệ thuỷ, hết mùa vượt biên mới bỏ đi.
Nhân nói đến chuyện vui sao... xin ông cho biết về văn chương hiện thực
xã hội chủ nghĩa ở trong nước.
Câu
hỏi rộng, và căng quá. Theo tôi,
cùng với sự kiện 1975, thoạt đầu, một số người viết Miền Bắc coi đây
như là một đổi đời đối với họ. Hay một cơ hội để có được những tác phẩm
hiện thực đúng nghĩa, tương xứng với sự kiện thống nhất đất nước, tiến
lên xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này trong tác phẩm,
thí dụ của Nguyễn Khải (Thời gian của người, Vòng Sóng Đến Vô Cùng...),
nhưng dần dần họ nhận ra, nếu cứ tiếp tục viết như vậy, những tác phẩm
của họ chỉ là đồ dởm. Họ nhận ra, chỉ có thể nói về thất bại của chiến
thắng, thay vì ca ngợi nó. Nhưng việc này họ không làm được, phải đợi
những người viết khác, thí dụ như Nguyễn Huy Thiệp
Phỏng Vấn Gấu
Thơ tôi không cần thông
điệp
Cơ
bản, tài năng đếch cần lịch sử.
[Basically, talent doesn’t need history]. Hãy nhớ lại những tài năng
tiền chiến, đếch cần tới Mùa Thu Lịch Sử sau đó. Thê thảm hơn, họ bị nó
nghiền nát bấy, biến thành, hoặc đao phủ hoặc nạn nhân. Người đọc chẳng
đã sửng sốt vì những cái độc cái ác đầy rẫy ở trong sổ Ghi của Trần
Dần, chúng đâu làm cho tài năng của ông lớn thêm lên đâu? Một cách nào
đó, phải coi hành động tiêu diệt nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như là một
hành động sát nhân.
Joseph
Huỳnh Văn 1975
&
Anna
Akhmatova 1917
Cynthia
Ozick, trong “Tính Ích Kỷ của Nghệ
Thuật” [The
Selfishness of Art], viết, tiểu sử, hay gọi nó là cuộc đời, mắc
míu tới một dúm nhà văn - nhưng, chỉ với một dúm
nhà văn - với sự kỳ lợm ma quái của một hồn ma: lịch sử, câu chuyện về
cuộc đời của họ, cứ mờ dần đi và lẩn vào ngụ ngôn, biến thành giai
thoại.
Ai nghĩ về một Scott Fitzgerald mà bỏ qua bệnh điên của
bà vợ, Zelda?
Nguyễn Tuân, bỏ đi cây ba tong của ông?
Cây gậy, một sự kiện có thực, như thế đó, cũng biến thành huyền thoại,
chẳng có khác gì cái hộp hổ phù đựng thuốc lào của một tay anh chị trong Vang Bóng Một Thời.
Có thể, chính vì nghĩ như vậy, Trần Dần chẳng hề “delete” những cái
độc, cái ác, những ngày ông và bạn bè trải qua, sau Cách Mạng Mùa Thu.
Chính cái đời tư của ông trở thành một địch thủ đáng sợ của tác phẩm
của ông.
*
Gấu cứ luẩn quẩn với câu hỏi, tại làm sao Trần Dần không “đánh bóng” Sổ
Ghi, làm cho nó dịu dàng đi, bớt độc đi, cho đến khi đọc những dòng
trên của Ozick.
Thành thử cái gọi là thông điệp, nếu có, ở những con người như Hoàng
Cầm, như Trần Dần, lại chính là cuộc đời riêng tư của họ.
Chính cuộc đời của họ, và những cay đắng nhục nhã họ phải chịu đựng khi
nói "Không" với quyền lực, đã tố cáo chế độ, mạnh hơn tác phẩm của họ.
Thơ của tôi không cần thông điệp, là còn theo nghĩa đó.
*
Trong bài Vài kỷ niệm về Mai Thảo,
Gấu có nhắc tới Virginia Woolf. Trong năm bài essays nho nhỏ về thành
phố London
[The London Scene],
bà có đưa ra một nhận xét, không hẳn giống như Ozick, về đời tư nhà văn
nhớn:
London,
may mắn thay, đầy những nhà của Vĩ Nhân, Great Men. Với đầy đủ những
trò lẩm cẩm, nào là cái ghế họ ngồi, cái ly họ uống cà phê, cái giỏ
đựng rác… Chúng ta đến căn nhà của Dickens, không hẳn hoàn toàn chỉ vì
tò mò, nhưng mà còn để nhận ra một điều: có thể, họ cũng chẳng có một
khiếu thẩm mỹ nào ghê gớm lắm, nhưng những dấu ấn của họ lên những đồ
vật thì thật rõ nét… Cách họ sắp xếp bàn ghế, đồ đạc, nhà cửa của họ..
làm sao cho chúng trở thành một phần của cuộc đời của họ. Chỉ cần một
giờ quanh quẩn ở nơi đó, là chúng ta có thể biết nhiều về họ, hơn những
gì chúng ta được biết từ những cuốn tiểu sử dầy cộm.
Không
hiểu những miếu đền, những ngàn
chương sử, mà Mai Thảo mơ ước đó, là về ông, hay là về Sài Gòn, có Quán
Chùa, hay Tiểu Sài Gòn, có căn phòng, có một ông già bịnh, mơ mơ màng
màng, chẳng bao lâu, ta sẽ là cả thế giới…
Bientôt,
je serai tout le
monde.
Je
serai mort
Borges.
Vài kỷ niệm
về Mai Thảo
Bài
viết này, có thể coi là bài văn tế sống Mai Thảo, viết vội, khi
nghe ông sắp đi. Nguyễn Mộng Giác vội vàng mang vô nhà thương đọc cho
Mai Thảo nghe. Ông cám ơn Gấu, qua Nguyễn Mộng Giác, và còn nói thêm,
bây giờ, sao nó viết dễ đọc, khác hẳn ngày xưa.
ĐI
TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
(Tuỳ
bút chính trị - 2006)
Nguyễn
Khải
Năm
70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người
rã ra, đọc sách
cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình
đang đọc
cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt
cái nửa
trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa
trang vừa
đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật
đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ
sang trọng
cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.
Sang
tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém,
riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa,
vẫn viết
rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn.
Nó là
thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
Nguồn
Vì
bài viết chưa đăng hết, cho nên chưa dám có ý kiến. Tuy nhiên, hai
đoạn trên có vẻ chửi bố nhau
Cũng
không hiểu cái tít là của Nguyễn Khải?
Về
trường hợp Nguyễn Khải, khi ông mất, Gấu có đi một đường bói mu rùa,
ông chọn Đảng thay cho Bố, vì ông không được Bố thừa nhận. Bố là quan,
ông thuộc dòng con thứ.
From:
To:
Subject: Gioi qua
Date: Tue, 22 Jan 2008 07:03:45 -0500
Nhân
lúc câu chuyện đang hồi hào hứng, tôi hỏi nhà
văn vì sao ông rời Hà Nội, chia tay nhà số 4 Lí Nam Đế, nhà văn nói rất
hồn nhiên: ”Sài Gòn lúc ấy hấp dẫn vì nhiều lẽ. Cái mạch ngầm sôi động
của nó là nguồn đề tài phong phú, dạt dào lắm. Không vào làm sao viết
nổi
Gặp gỡ cuối năm, Sư già chùa Thắm và
hàng loạt truyện ngắn sau này và cũng sẽ không có
Nguyễn Khải hôm nay. Không bỏ Hà Nội đi làm sao viết về Hà Nội với niềm
nhớ thương khắc khoải lòng người đến thế."
*
Cái
cú ăn cướp Miền Nam, là một cú đổi đời với nhà văn Miền Bắc. Mặc
khải, đúng hơn. Ra khỏi hang Plato, càng đúng hơn nữa. Câu nói, dân
chúng Miền Nam chửi Thiệu như điên, của Duơng Thư Hương, là một nhận
xét, cụ thể, nhưng chính vì thế, thật mãnh liệt, thật khủng khiếp, về
mặt chính trị. Trong câu nói đó, là cú đụng độ giữa hai nền văn minh,
một dân chủ, một độc tài đảng trị. Biết đâu đấy, Nguyễn Huy Thiệp, nhờ
mặc khải từ câu này, mà viết ra được Không
có Vua?
Câu
nói, trên, của Nguyễn Khải đâu có "hồn nhiên". Một kẻ quá khôn, khó
mà hồn nhiên. Chứng cớ: ông bỏ đi những tác phẩm đầu tay tại "vùng đất
không người" đối với văn chương XHCN, khi làm cớm xông xáo sào huyệt
một tôn giáo, và làm điệp viên hai mang, khi đơn thương độc mã, tung
hoành giữa tận cùng hang ổ của tầng lớp đầu não Mỹ Ngụy, qua nhân vật
Quân, một hóa thân của Phạm Xuân Ẩn trong Thời
gian của Người.
Một
cách nào đó, đây mới là những tác phẩm mà ông muốn viết, chứ không
phải Gặp
gỡ cuối năm,
một thứ
tầm phào, gossip, cả về mặt văn chương lẫn chính trị, với giọng văn têu
tếu, khinh đời, đúng giọng một nhà văn già làm ra vẻ từng trải. Thứ đó,
chỉ bịp được những độc giả ấu trĩ, ghê gớm gì đâu, mà ông nêu ra một
cách hồn nhiên? Chính ông thừa biết điều đó, nhưng 'faiblesse oblige'!
Ông đâu đủ dũng khí như Dương Thu Hương?
So
sánh Lò Cải Tạo với Lò Thiêu, thì
đúng là khiên cưỡng. Một, thù và huỷ diệt Do Thái, một giống dân hạ
đẳng: Do Thái đâu phải là người; một thù và làm thịt, chính thằng em
của nó.
Có
thể vì vậy, Yankee mũi tẹt chưa từng đụng phải vấn đề đạo đức, như
đám hậu huệ Nazi, như tay này.
*
There
is a moment at the end of Bernhard Schlink's 1997 bestseller The
Reader - shortly to be filmed by Stephen Daldry, starring Kate Winslet
and Ralph Fiennes - where the narrator, Michael Berg, trying to make
sense of his teenage love affair with a woman who is later tried for
war crimes, picks up Homer's Odyssey. He remembers it 'as the story of
a homecoming. But it is not the story of a homecoming ... Odysseus does
not return home to stay, but to set off again.'
*
Ở
cuối Người
đọc sách,
cuốn
sách ăn khách của Bernhard Schlin, mới được quay thành phim, nhân vật
người kể chuyện, cố tìm hiểu, tại làm sao khi còn trẻ, mê gái già, mù
chữ, vốn là một nữ quản giáo, và sau bị đưa ra tòa như là tội
phạm chiến tranh, anh bà bèn lôi Homer ra để giải thích: "Về nhà không
có nghĩa là về nhà, mà là để đi nữa. Odyssseus đâu có về nhà để ở lại,
mà là để đi nữa".
Đây
cũng là ý nghĩa của tập tiểu luận của Coetzee: "Những bến bờ xa lạ
hơn".
*
Tin
Văn đã từng giới thiệu cuốn Người
Đọc Sách,
câu chuyện một anh chàng học sinh, một bữa đi xe buýt,
bị trúng gió độc [gió tình chăng ?], và được cô gái già tài xế, đưa về
nhà săn sóc. Sau đó, cậu học sinh này mang một bó hoa tới nhà cô gái
già để tạ ơn. Thế rồi chàng và nàng yêu nhau, và chàng vừa làm tình vừa
đọc truyện cho nàng nghe, vì nàng mù chữ. Sau này, chàng thành luật sư,
và gặp lại nàng, tại tòa án.
*
Về
nhà, tìm nhà để mà về, là câu hỏi trung tâm của "hiện đại tính", và,
của tiểu thuyết. Chúng ta gặp lại câu định nghĩa của Lukacs, trong Lý
thuyết về tiểu thuyết
Tiểu
thuyết, một
dạng không giống bất cứ dạng nào khác, là để biểu tỏ cõi không nhà siêu
việt.
Đọc
muộn thơ bạn
Tôi
Cùng Gió Mùa
Mấy
anh VC bốc phét, cú Xô
Viết Nghệ Tĩnh là Tổng Diễn Tập cho cú Cách Mạng Tháng Tám; Tết Mậu
Thân, Thực Tập Lớn cho Đại Thắng Mùa Xuân 1975.
Giả
như học tập tốt, lao động tốt, thực hành tốt, bài bốc phét trên,
chúng ta có thể coi Tôi
cùng gió
mùa, Thơ ở đâu xa,
cái mầm của chúng là từ khí hậu Miền
Nam?
Rằng:
Chỉ có một cuộc sống như thế, thì, khi gặp hiểm nguy, thì, mới có
cứu rỗi?
Đúng
như thế. Đây đúng là ý của Holderlin, khi phán:
Nhưng
chỉ ở nơi mà có
hiểm nguy,
Thì
chính ở đó, có cứu
rỗi.
"Mais
où est le péril, là
Croit
aussi ce qui sauve"
Những
"où", những "là" đó, là nói về, chỉ một nơi chốn.
Bởi
thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?",
coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ
có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger,
với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới
chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong
những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.
*
Giả
như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có
yêu em nhiều như vậy không?
Cầm
Dương Xanh
Gấu
đọc thơ Hoàng Hưng
Câu
thơ "Muời năm còn quen
ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ trong
nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có nhắc tới trong một số Văn Học],
ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một cái vệt,
thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu
như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của
người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn
thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!
Người Tù
*
Giọng
kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy
tìm mong sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già". (1)
Nó
đem đến hy vọng.
(1)
Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ. [Đa tạ. NQT]
Có
những anh vai mỏng gánh trách nhiệm
quá lớn, không biết sợ, cứ thấy ổn cả. Hạ cánh an toàn là câu mất dạy.
Phải nhớ Khang Hy: "Việc vừa xong thì họa cũng vừa xong".
Nguyễn
Khải:
Nguồn
Tuyệt.
Đúng là, đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tuy nhiên, áp dụng
vào thực tế Việt Nam, sau ngày 30 Tháng Tư 1975, câu của Khang Hy có lẽ
phải đổi lại:
"Việc
vừa xong, thì họa bèn bắt đầu"
Hạ
cánh an toàn là câu mất dậy! Tuyệt, tuyệt!
Nhưng
phải thêm câu này nữa thì mới càng ra cái chất yankee mũi tẹt:
Hy
sinh đời bố, củng cố đời con!
Nếu
câu Hạ cánh an toàn mất dậy, thì câu Hy sinh đời bố củng cố đời
con, đại mất dậy.
Sorry!
There
is a political fashion for easy
apologies but forgiveness comes only from genuine dialogue.
Có một kiểu thời trang chính trị, dành cho những lời xin lỗi dễ dàng,
nhưng tha thứ chỉ có đến với chúng ta từ con đường ‘hội luận thứ thiệt”.
Trên
đây là cái tít bài
điểm cuốn “Tha thứ”, tác giả Charles Griswold, của Roger Scruton trên
tờ TLS số 14 Tháng Chạp 2007.
Tha thứ nghĩa là gì? Và làm cái chuyện đó, có tốt không? Nó có đỡ đần
cho chúng ta, khi cho, hay nhận? Liệu có ai, nhân danh ai đó, ban cho
ai đó, tha thứ, hay là nó luôn luôn đến từ nạn nhân? Và liệu, luôn luôn
[phải] có nạn nhân?
Griswold khẳng định, tha thứ gồm hai tiến trình. Hai người, một gây,
một chịu tổn thương, phải giải quyết với nhau, về nỗi đau thương này.
Cùng lúc, cả hai phải tu tập cái nhân chi sơ tính bản thiện ở trong mỗi
con người sao cho mỹ mãn.
Đạo hạnh, virtue, theo ông, mới là mục tiêu của sự giáo dục về lương
tâm, đạo đức. Và đẩy tới một mức nào đó, tha thứ là điều có thể học
được và dậy được [forgiveness can be learned and taught].
Nhưng, vẫn theo ông, có một số điều sẽ luôn luôn không bị hay được tha
thứ, và nếu như thế, trong mọi hoàn cảnh, mọi sắc thái, tha thứ không
có nghĩa là vờ, quên, hay lắc đầu quay mặt, đành chịu thua, thất bại.
|
|