*

Tạp Ghi

















Nếu đúng như Nguyên Ngọc nhận xét, Nguyễn Khải là tay bảnh nhất trong đám, thì thảm quá. Ông này chưa hề bao giờ nói ra được một lời về cái ác tuyệt đối của VC: Lò Cải Tạo.
Bút ký chính trị, được viết năm 2006, tức là lúc chót đời, vẫn chỉ là một cú tự sướng, trước khi đi!


Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Nguồn
Câu văn cay đắng nhất:
Thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng!
Suốt một đời, Nguyễn Khải ra rả nói, biết ơn Cách Mạng. Nhờ có Cách Mạng mà ông được đổi đời, khi bị Bố xua đuổi. [Những điều này, do ông nói ra, không phải Gấu. NQT]
Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Câu này đúng týp tự sướng!
Nhưng câu sau đây, tuyệt hơn, vì nhân danh của đám, không chỉ một Nguyễn Khải:
Et on admire que ces hommes, ces révolutionnaires (communistes ou marxistes) n'aient pas été abandonnés de l'espérance:
Và người ta ngưỡng mộ những con người này, những con người cách mạng (Cộng Sản hay Mác Xít), chẳng bao giờ "được" hy vọng bỏ rơi!

*

LE LIVRE DU MALHEUR ABSOLU
“Shoah”, la mémoire de l’horreur

Dương Tường
Biết mình phải làm gì quả không đơn giản!
Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện 

Bài tuỳ bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” của nhà văn Nguyễn Khải đang gây xôn xao trên các diễn đàn mạng nửa năm sau khi ông qua đời. Tuy chưa được phát hành chính thức tại Việt Nam, nhưng đã có nhiều luồng tranh luận đáng chú ý. Nguyễn Vĩnh Nguyên có cuộc trao đổi mở rộng và thẳng thắn với nhà thơ, dịch giả Dương Tường xoay quanh tác phẩm này.
Trích net

Bài viết này đăng nhiều nơi trên mạng, và có thể được bàn tán nhiều, qua cửa miệng, ở trong nước. Ngay khi bài được đăng, Tin Văn đã đi một đường lèm bèm, và đã chỉ ra Nguyễn Khải chẳng đi tìm cái tôi đã mất, mà đúng ra, cái tít của nó phải là đi tìm một ông bố đã mất.
Cùng lúc, chỉ ra bi kịch nhớn của ông, khi phải thay Bố bằng Đảng, và khi thấy Đảng không thể nào là Bố, bèn đi một đường di chúc, cuối đời, về nụ cuời hụt mà Thượng Đế ban cho ông.

Những gì gì, "đang gây xôn xao trên các diễn đàn mạng nửa năm sau khi ông qua đời", "nhiều luồng tranh luận đáng chú ý... " nếu có, là đều do thằng cha Gấu và trang Tin Văn, mà ra!

Đây là thái độ vô trí thức, vô học, của ngay cả một số người có học, thí dụ như… VP chẳng hạn!
Khi bị NTC phạng, ông trả lời, theo cái kiểu, “nghe có một luồng dư luận thọi tui”!

Khi bị thọi, một là trả lời, hai là vờ, khốn nạn nhất, là trả lời theo kiểu vờ, coi thằng cha con mẹ thọi mình là "không đáng trả lời", "nghe nói... hình như... có nguồn tranh luận".

Tin Văn có lẽ là nơi độc nhất viết về Nguyễn Khải!
Những mạng khác, đăng bài viết, thôi, đâu dám viết gì, mà biết gì mà viết? Nguyễn Khải đâu phải thứ thường? Nguyên Ngọc coi ông là "chef de file", cánh chim đầu đàn, người anh cả. Dễ gì viết?
Nếu có, chỉ bắt đầu từ bây giờ, và là cú đụng độ giữa hai ông Trùm DT vs VTN, theo kiểu "clash of titans". Phải cỡ đó, mới dám viết về Nguyễn Khải, còn Gấu là đồ ngoại đạo!
*
Có lần, có một ông hải ngoại, được giáo sư nhớn Hoàng Ngọc Hiến ở trong nước, nhắc đến, Tin Văn đăng lên. Thế là ông ta bèn lôi ra khoe, nhưng đếch có dám nhắc tới Tin Văn, là "nguồn chính", mà lại lấy "nguồn phụ", là bài viết, được đăng lại trên Việt Báo.
Cũng thế, là bài viết về thơ Joseph Huỳnh Văn, hân hạnh được một diễn đàn số 1 ở trên net để mắt tới, nhưng cũng lấy "nguồn phụ", trên Việt Báo.
Thế thì làm sao mà khá cho được! NQT
*
Về hai tác phẩm Nguyễn Khải viết để “tổng kết cuộc đời”
VTN             


Gấu tính "không thèm nhắc tới" tay Nguyễn Khải này nữa, nhưng sau hai bài mới ra lò, một của Dương Tường, một của Vương Trí Nhàn, có lẽ lại phải đưa ông ta ra, và "nèm bèm" thêm một tẹo vậy!
*
Nguyễn Vĩnh Nguyên: Thưa ông, các website, diễn đàn văn chương trên mạng đang xôn xao về bài tuỳ bút chính trị dài hơn 20 trang của nhà văn Nguyễn Khải. Ông đã đọc chưa? Và tiếp nhận nó như thế nào?
Dương Tuờng: Có, tôi đã đọc và đọc khá kĩ. Tôi chơi với Nguyễn Khải không thân nhưng cũng không hẳn là sơ. Cũng đã từng có những buổi tâm sự chia sẻ nhiều nỗi niềm với nhau. Nguyễn Khải, như tôi cảm nhận, là một “ca” đặc biệt. Và phức tạp nữa. Trong Khải, luôn có hai con người. Một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn. Một Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn nhát kia. Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ. Vì thế tôi đón nhận bài tuỳ bút “Đi tìm cái tôi đã mất” với mối quan tâm đặc biệt, thầm mong đó có thể là một cái gi giống như “tiếng hót của thiên nga”.
Net
*
Xôn xao ở đâu, như thế nào?
Cas đặc biệt . Hai tay Nguyễn Khải như vậy, thì đâu có đặc biệt gì, vì đã có “tên khoa học”, là homo sovieticus. (1)
Nhưng quả là cas đặc biệt, ấy là vì NK làm nhớ đến… Kafka, và cuộc đấu sinh tử giữa hai cha con.
Giả dụ, ông via NK, không bỏ đi Nam kịp, kẹt ở lại, có bị ông con làm thịt không, vào năm 1954?
Giả như NK có biết câu nổi tiếng của Kafka, "Trong cuộc tử chiến tay đôi, hoặc mày chết, hoặc tao chết, giữa bạn và cuộc đời, hãy đâm vào sau lưng... bạn"]  [In the duel between you and the world, back the world, bản tiếng Anh], liệu ông có... “khác” đi không?
(1) In a work published after he was expelled from the Soviet Union, the dissident writer Alexander Zinoviev depicted a new type of human being: Homo sovieticus, a 'fairly disgusting creature' who was the end product of the Soviet regime's efforts to transform the population into embodiments of the values of communism.
Trong một tác phẩm viết sau khi bị tống ra khỏi Liên Xô, nhà văn ly khai
Alexander Zinoviev miêu tả một loại người mới: Homo sovieticus, một thứ sinh vật khá tởm lợm, sản phẩm sau cùng của những cố gắng của chế độ Xô viết, nhằm biến đổi nhân dân, nhập vào những giá trị của chủ nghĩa CS.
Nhật ký Tin Văn

Cynthia Ozick, trong “Tính Ích Kỷ của Nghệ Thuật” [The Selfishness of Art], viết, tiểu sử, hay gọi nó là cuộc đời, mắc míu tới một dúm nhà văn  - nhưng, chỉ với một dúm nhà văn - với sự kỳ lợm ma quái của một hồn ma: lịch sử, câu chuyện về cuộc đời của họ, cứ mờ dần đi và lẩn vào ngụ ngôn, biến thành giai thoại.
Ai nghĩ về một Scott Fitzgerald mà bỏ qua bệnh điên của bà vợ, Zelda?
Nguyễn Tuân, bỏ đi cây ba tong của ông? 

Cây gậy, có thực, cũng biến thành huyền thoại, chẳng có khác gì cái hộp hổ phù đựng thuốc lào của một tay anh chị trong Vang Bóng Một Thời.
Có thể, chính vì nghĩ như vậy, Trần Dần chẳng hề “delete” những cái độc, cái ác, những ngày ông và bạn bè trải qua, sau Cách Mạng Mùa Thu.
Chính cái đời tư của ông trở thành một địch thủ đáng sợ của tác phẩm của ông.
*
Gấu cứ luẩn quẩn với câu hỏi, tại làm sao Trần Dần không “đánh bóng” Sổ Ghi, làm cho nó dịu dàng đi, bớt độc đi, cho đến khi đọc những dòng trên của Ozick.
Thành thử cái gọi là thông điệp, nếu có, ở những con người như Hoàng Cầm, như Trần Dần, lại chính là cuộc đời riêng tư của họ.
Chính cuộc đời của họ, và những cay đắng nhục nhã họ phải chịu đựng khi nói "Không" với quyền lực, đã tố cáo chế độ, mạnh hơn tác phẩm của họ.
Thơ của tôi không cần thông điệp, [Hoàng Cầm phán], là còn theo nghĩa đó.
*
Nhìn như thế, cuộc đời theo kiểu tự thuật, của Nguyễn Khải, sẽ là tấm gương soi chế độ, ở mặt sau của nó?
Hay nói như Akhmatova, "Khi một người đàn ông chết, những bức chân dung của người đó thay đổi":
Chân dung Nguyễn Khải cứ méo xệch mãi ra, sau khi ông mất?
Và nếu như thế, chúng ta sẽ đọc Trần Dần, Hoàng Cầm song song với Nguyễn Khải, và sẽ tìm ra được con đường dẫn vào mặt sau của những cung đình Bắc Bộ Phủ?
[Nguyễn Khải chẳng đã từng làm điều này, khi viết về mặt sau của Hà Nội, qua một cô Hiền nào đó?]
*
Khi Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm làm thịt, bỏ chạy đất Bắc, tin theo lời ông thầy bói Trạng Trình, Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân.... và thành lập ra Đàng Trong, ông không hề có ý định trở về thăm Đàng Ngoài, nhưng Đàng Ngoài không hề quên ông, và lẽ nhiên, không thể không thèm nhỏ nước miếng, ấy chết, nước rãi, cái miền đất phì nhiêu này.
Chính lý do "kinh tế"  đó đẻ ra cuộc chiến Trịnh Nguyễn ngày nào.
Hồi nhỏ, thằng bé Bắc Kỳ là Hai Lúa đọc những truyện ngắn của Tô Hoài, và thật là thèm, như ông Tô Hoài, và những nhân vật của ông thèm, cái thiên đường, nơi chỉ có nắng ấm, mưa rào thật nhanh và tạnh cũng thật nhanh, và hơn thế nữa, cơm đầy đường, hay nói như ngay sau ngày 30 tháng Tư 1975, TV - TV chứ không phải Honda - chạy đầy đường.
Giấc mộng lớn đó, biến ước mơ thành hiện thực, sỏi đá thành cơm gạo, nhờ những người như Cao Bồi, sau bao nhiêu năm xâm nhập miền nam, không nằm gai nếm mật, mà ăn uống thỏa thuê, nếm toàn sâm banh với rượu vang đỏ, đã hoàn tất, kể như là từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Nước Việt Nam từ nay là một.
Những người như Cao Bồi, khi họ làm chuyện này, là mong cái điều thật là tuyệt vời: Biến cả nước Việt Nam thành thiên đường, như thiên đường Miền Nam.
Than ôi, giấc đại mộng của họ bị đảo ngược: Cả nước biến thành một xứ Bắc Kỳ, còn khốn nạn, đen tối, thê thảm hơn tất cả những thời đại Bắc Kỳ đã từng có, kể từ khi miền đất này được thành lập, từ bùn đỏ sông Hồng.
Nhật ký Tin Văn
*

Tình cờ đọc bài viết của Nguyên Đầu Bạc, BVVC của Gấu, trên blog của ông, viết về Nguyễn Khải. Lạ, là khi ông liệt kê những tác phẩm của Nguyễn Khải, ông quên hai cuốn hách xì xằng nhất của tay này, Thời gian của Người và Vòng sóng tới vô cùng.

Với riêng Gấu, Nguyễn Khải chỉ được có hai cuốn này. Nó là đỉnh cao của văn chương, như là một không tưởng, viết về cõi không tưởng là thiên đường Cộng Sản.

Hai cuốn viết liền theo một mạch, cuốn trước, cuốn sau. Thời gian của Người viết về Quân, điệp viên PXA, ẩn mình trong cõi địch để đem đến chiến thắng. Sau 1975, ông lộ mặt, làm một tay làm kinh tế [?] bị bao vây bởi đám tham nhũng, hối lộ…

Theo Gấu, hai cuốn này là hai cuốn tâm huyết của Nguyễn Khải. Tuy thất bại. Hiện không có sách trong tay, nên chỉ viết theo trí nhớ. NQT
*
Không dễ gì, làm một tay Cộng Sản.
Và lại càng không dễ, làm một nhà văn Cộng Sản.

Nguyễn Khải, trong một loạt bài viết có tính tự thuật, đã kể lại cái thuở mới viết của ông. Ngay cả khi về già nhìn lại, ông vẫn không thể tưởng tượng ra được, một con người như ông lại trở thành một nhà văn, mà lại nhà văn xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, phỏng vấn, ông cũng nói thẳng ra lòng biết ơn của ông, với Đảng. Qua hồi ký cho biết, ông vốn là con một ông quan, nhưng không được bố nhìn nhận, vì không thuộc dòng chính. Ông bố vào nam năm 1954. Tới 1975, ông gặp lại bố và gia đình bà vợ lớn của bố tại Sài Gòn. Chi tiết về cuộc gặp gỡ đã được tiểu thuyết hóa thành Gặp Gỡ Cuối Năm. Trong hồi ký Thượng Đế Thì Cười, ông kể thêm một số chi tiết cho thấy, việc hai bố con gặp lại, là do ông bố thấy ông con bây giờ có danh tiếng, có chức tước, nên mới tìm gặp. Có một chi tiết rất lạ, rất thú vị, là ông bố nói với ông con, ông vẫn còn giữ bằng khoán căn nhà ở Hà Nội....

Những nhà văn thuộc diện ba đời bần cố nông, trở thành nhà văn, biết ơn thì cũng biết ơn, nhưng không thể so với Nguyễn Khải  được, như trên cho thấy. 

Tôi có đọc được ở đâu đó, một câu chuyện ngụ ngôn, về một cái trứng chim, rớt khỏi tổ, và được một giống gà, hay vịt gì đó, ấp, rồi nuôi. Con chim, lẽ tất nhiên, rất biết ơn con vật mà nó đinh ninh là bố mẹ ruột đó. Nhìn thấy những con chim bay trên trời, nó cứ nghĩ là cái thân phận “bay” kia không thuộc về mình! Bố mẹ nuôi, vì không biết bay, nên không làm sao biết cái cử chỉ dạy con cái bay của loài chim, khi thấy đủ lông đủ cánh, là a lê hấp, đạp cho nó một cái, văng ra khỏi tổ, và thế là nó biết bay! 

Tôi nghĩ, chủ nghĩa CS đối với người dân miền bắc, nó cũng y hệt như bố mẹ nuôi của con chim khốn nạn kia. Con chim khốn nạn chỉ một lòng một dạ biết ơn Đảng [do giải phóng miền bắc khỏi đế quốc Phong Kiến, đế quốc thực dân Pháp và sau đó, Mỹ?], còn Đảng, do ngu dốt, hoặc do di căn của tinh thần... gia trưởng, nên không chịu đạp cho nó một cái, cho nó bật ra khỏi cái ổ, là Đảng Cộng Sản hay là cái nước Việt Nam, tức Cái Tổ Quốc Chẳng Bao Giờ Biết... Ăn Năn, để mà bay... 

Bạn có thể cho rằng tôi quá... đểu, nhưng nói về cái lòng biết ơn của những đảng viên CS, đối với Đảng của họ, thì có những chuyện còn cười ra nước mắt được. Vào những năm đầu của thời kỳ cởi trói, đã có những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết, thí dụ như của Hoàng Lại Giang, bị mấy đồng chí thủ trưởng vu cho đủ thứ tội, chỉ dám than khóc Oan Quá Đảng Ơi, chứ không dám thoi cho mấy tay thủ trưởng vài cái....
NHT hết gân rồi!

Note: Bài viết đã lâu, tình cờ đọc lại, thấy lạ quá! NQT
*

Tôi nhớ hồi 1975, giải phóng miền Nam, nhiều nhà văn ở miền Bắc vào Sài Gòn “càn quét” sách dịch, những tác phẩm tinh hoa nhân loại mà trước đó họ chưa từng biết đến. Nhiều người nói đây là một cuộc “Khai sáng” mới giúp cho họ mở rộng chân trời tri thức. Cho nên “nhìn ra sự thật và biết mình phải làm gì ở đời này” trong hoàn cảnh Việt Nam quả là không đơn giản chút nào.
Dương Tường, talawas, bài về Nguyễn Khải 

Câu này đểu thật, theo Gấu.
Xổ toẹt văn học miền Nam, trừ sách dịch.
Nhưng,
“nhìn ra sự thật và biết mình phải làm gì ở đời này” trong hoàn cảnh Việt Nam quả là không đơn giản chút nào!
Bởi vì:
1.  talawas, nơi DT gửi bài đăng, làm ngược hẳn lời phán của ông, hiện đang sưu tầm văn học Miền Nam.
2. Nhiều nhà văn này có "tha" cái chó gì đâu!
Vét tới cái lai quần cũng còn vét nữa là [Thuổng Nguyễn Thi, Chị Út Tịch].
Đỗ Lai Thúi chẳng hạn, bị ông Nguyễn Hoà, cớm chuyên nghề bắt đạo chích văn học, tố.
*
Nếu đúng như Nguyên Ngọc nhận xét, Nguyễn Khải là tay bảnh nhất trong đám, thì thảm quá. Ông này chưa hề bao giờ nói ra được một lời về cái ác tuyệt đối của VC: Lò Cải Tạo.
Bút ký chính trị, được viết năm 2006, tức là lúc chót đời, vẫn chỉ là một cú tự sướng, trước khi đi!
*
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao?
Nguồn

Câu văn này, thoạt đầu Gấu không hiểu nổi, tại sao vào lúc chót đời, viết di chúc chính trị, văn chương mà còn vặc các bạn văn cay đắng như thế, nhưng sau nhận ra, vẫn là cuộc chiến giữa Cha và Con, Con và Con Ghẻ, suốt đời làm khổ Nguyễn Khải.
Với Bố ruột, vì dòng con thứ, nên bị rẻ rúng, nay chọn Đảng thay Bố, cũng chẳng khá hơn!
*
Nói về Khải nhát, Trên net, có bài về ông, của một anh bạn thuở thiếu thời ở Hà Nội, có đưa ra nhận xét về ông, và gia đình, hình như ở phố Chợ Hôm. Tuy nhiên, nhút nhát, hơi chút thì kiếm một góc để ngồi khóc, ai bằng me-xừ Shararov, như Rushdie nhận xét, khi đọc cuốn tiểu sử của ông. Nhưng khi cần, ông vứt mẹ ba thứ hèn nhát, yếu đuối, và dõng dạc noí không với chế độ toàn trị, một mình một ngựa làm kẻ chống đối chế độ.
Thành thử, khó nói lắm.
*
Tôi được dậy dỗ từ những trường Xô viết; ở đó, những nghiên cứu xã hội và giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Xô Viết, là bắt buộc. Sau đó, tại trường y, tôi nghiên cứu triết học (lẽ dĩ nhiên, chủ nghĩa Mácxít-Lêninít), và kinh tế chính trị. Tôi chẳng tự hỏi chính mình, rằng có tí sự thực nào ở trong đó không. Khi qua được kỳ thi, nếu thiếu nó, tôi chẳng thể nào có bằng và trở thành bác sĩ, tôi quên tất cả những gì đã học.
Phải mất nhiều năm tôi mới hiểu, do không chịu nghiên cứu những môn học vượt quá mức yêu cầu, tôi đã bỏ qua một phần quan trọng, và có lẽ, phần cơ bản, về nhân văn, và trở thành một con người không có một cái nhìn hiểu biết [mang tính tri thức], về thế giới.
Tôi đang nói về chính mình, bởi vì làm gì có một trường hợp ngoại lệ cho tôi ở đây. Hầu hết những người thuộc thế hệ cha mẹ của tôi, và của tôi, đã có chung một kinh nghiệm tương tự. Chúng tôi sống và trưởng thành trong một bầu không khí của một sự sợ hãi toàn diện, vậy mà thường xuyên không nhận ra. Lớp học tôi có 23 đứa, 11 đứa có cha mẹ bị bắt. "Khủng bố là yếu tính thực sự của cái kiểu chính quyền này", Hannah Arendt viết như vậy, trong "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị".
Cái chết của Stalin và sự sụp đổ của chủ nghĩa toàn trị chẳng làm cho nỗi sợ này biến mất. Nó như trở thành một phần trong cấu tạo cơ thể của chúng tôi và cứ thế truyền từ đời này qua đời khác. Đó là lý do tại sao không hề có một phong trào sinh viên học sinh nào ở Liên bang Xô viết. Nói chung, xã hội chúng tôi là một xã hội không có những niềm tin tưởng thực sự, cốt lõi. Tôi không nói tới một ý thức hệ quốc gia – bây giờ chúng tôi không có, và chúng tôi chẳng cần có! – nhưng mà là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức, sự thiếu vắng khả năng phân biệt sự thực so với những điều dối trá, cái tốt so với cái xấu.
Và chỉ có một ít người, như Sharakov, có thể phát triển một hình ảnh mang tính nhân bản, gói trọn cả vũ trụ con người ở trong đó, về một thế giới vứt bỏ hoàn toàn những lời dối trá.
Tàn Dư Của Chủ Nghĩa Toàn Trị
Chính là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức, đã biến đám VC thành bọ, thành ruồi!

Người Hùng: Hồ sơ KGB của Andrei Sharakov.

Cái vụ việc 'biên tập' và cho xuất bản nhật ký Trâm Thạc của đàn em Việt Nam, đàn anh Liên Xô cũng có làm, nhưng ở một tầm mức cao hơn nhiều. Anne Applebaum [thuộc ban chủ biên của tờ Washington Post, tác phẩm của bà, Gulag: Một lịch sử, đã đoạt giải 2004 Pulitzer, non-fiction], khi điểm cuốn Hồ sơ KGB của Andrei Sharakov, [nhà xb Yale University Press] trên tờ Điểm Sách Nữu Ước số đề ngày 20 Tháng Mười, 2005, cho rằng, kể từ khi trở thành tổng thống, Putin đã cố gắng 'biên tập' hồi ức của nhân dân Nga, về thời kỳ Xô Viết, làm sao cho hướng thượng [positive], hoài nhớ [nostalgic], hơn, so với người trước ông. Mục đích của ông, theo Applebaum, là làm sao cho những người Nga lại hãnh diện về họ, lại tìm ra những vị anh hùng của họ, để mà thờ phuợng, để mà 'vơ vào' [chữ của Vương viên ngoại].
Tuy nhiên, một việc làm như thế, tỏ ra rất là nguy hiểm....

*