TẠP GHI
|
Thần tượng của tôi là MDP
Nếu để tôi
chọn làm một nhân
vật trong kiếm hiệp Kim Dung,
tôi sẽ chọn làm Mộ Dung Phục trong Lục Mạch Thần Kiếm, người ngày đêm
theo đuổi
cơ đồ khôi phục nước Mộ Yên của tổ tiên, chứ không là Kiều Phong, một
con người
nghĩa khí nhưng với đầy duyên nợ oan nghiệt.
Nhưng tôi muốn Mộ Dung Phục có được cái tấm lòng thành, cái chân chất
khẳng khái của Kiều Phong, thêm vào cái lãng mạn rất là con người của
Đoàn Dự
để hành hoạt trong giang hồ. Mộ Dung
Phục cũng cần phải có thêm một chất tâm khác từ Vi Tiểu Bảo trong Lộc
Đỉnh Ký:
tấm lòng chung thuỷ với bạn hữu dù bất cứ với giá nào. Vì thiếu cái đức
lớn của trái tim và trí óc
hành hiệp mà con người tài hoa ngút trời Mộ Dung đã thất bại bi đát.
Nguyễn Hữu
Liêm
Đây là lần đầu
tiên, thú thực, Gấu ngu này thấy một ông 'fan' chọn 'thần tượng' là Mộ
Dung Phục.
Trong những kỳ
tới, Gấu ngu sẽ
cố giải cho ra, tại sao lại có cái vụ
[chọn mặt gửi vàng, trao duyên lầm tướng cướp, ngưu tầm ngu...!] quái
đản như thế này!
*
Giai thoại bên lề:
Mộ Dung Phục là một tay rất giỏi món võ 'gậy ông đập lưng ông'. Ai giỏi
đòn nào, là anh ta sử dụng đúng đòn đó.
Nếu thế, NMG cũng rất rành món võ này.
Nhưng, ông sử dụng đòn này cho... chính ông.
Hai câu ở trên, chẳng phải "gậy ông đập lưng ông", là gì?
Trong làng văn, cái đó gọi là, "cắn phải lưõi"!
*
Một trong
những thủ pháp đắc ý nhất, theo nghĩa, hay được sử dụng, của
Kim Dung là "Sóng sau đè sóng trước".
Cặp Hân Tô
Tố-Trương Thuý Sơn chưa kịp nằm xuống, ông đã nghĩ đến cách
đẩy Vô Kỵ-Triệu Minh ra sàn diễn.
Không chỉ một
mình Triệu Minh, mà còn thêm
Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Tiểu Siêu.
Từng em, từng
em, ông búng tay đánh tách một cái, là dón dén bước ra
sân khấu.
Kiều Phong,
lẫm lẫm liệt liệt, anh hùng như thế, xuất hiện, kèm
theo câu "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung", khiến người đọc, vừa đọc vừa
lo,
chỉ sợ sểnh cơ hội chiêm ngưỡng cảnh Mộ Dung lừng lững bước ra sân
khấu, sóng đôi với người anh hùng phía Bắc.
Tay này ghê
lắm, chưa xuất
hiện mà chưởng phong đã đầy trời...
Làm sao biết?
Làm sao không
biết? Thì cứ ngó Kiều Phong là suy ra ngay.
Chắc chắn còn
hơn Kiều Phong. Xuất hiện sau mà.
Đây là thủ
pháp vẽ
rồng, cho thấy đuôi rồng trước. Kiều Phong chỉ là cái đuôi con rồng.
Đầu rồng chưa xuất hiện.
Nhưng không
hiểu, Kim Dung tả Kiều Phong bút lực khủng khiếp đến như
thế, thì, bút pháp nào mới có thể lột hết vẻ đẹp ngút trời của... Mộ
Dung Phục?
Cứ thế, cứ
thế....
*
Chỉ sợ sểnh,
chỉ sợ bỏ lỡ..?
Ấy là vì tiểu
thuyết Kim Dung lúc đó được đăng phơi ơ tông,
mỗi ngày một tí, theo báo Hồng Kông [hay Đài Loan?].
Tác giả, cũng
viết theo kiểu mỗi ngày một tí.
*
Sau Kiều
Phong, ở phiá Bắc, xa tít, tới đám lâu la hầu hạ Mộ Dung Phục.
Anh nào thì cũng... ngút trời cả.
Tới mấy em
hầu. Em nào cũng đệ nhất giai nhân.
Nào A Châu,
nào A Trúc....
Nhưng ghê gớm
nhất, nhằm "đánh lừa" độc giả nhất là thứ độc giả khó
tính, lúc nào cũng sẵn sàng nghi ngờ, chắc gì tay Mộ Dung Phục đã, Kim
Dung đưa ra người đẹp Vương Ngọc Yến, để bảo đảm credit "ngút
trời" cho Mộ Dung Phục.
*
Stefan Zweig
sử dụng cùng một thủ pháp trên, khi viết Người Chơi Cờ.
Để giới thiệu
ông B. - nhân vật thần bí, nạn nhân của Nazi nhưng phút
chót, sống sót, nhờ môn chơi cờ - ông đưa ra nhân vật mào đầu,
bản văn mào, bản viết dạo, bản viết đính kèm, [récit enchâssé]. Nhân
vật mào đầu này - lạ chi đâu, thật giống... anh cu Sài của Lê Lựu, 'ngu
si dốt nát', Đảng bảo sao nghe vậy, biểu tượng anh nông dân Bắc Bộ -
nhưng sức mạnh thần kỳ, kẻ thù nào cũng đánh thắng, trở thành kỳ vương!
Ở đâu ra sức
mạnh thần kỳ đó?
Chính là nhờ
chủ nghĩa Cộng Sản và giấc mơ giải phóng Miền Nam!
Theo nghĩa tốt
đẹp nhất của nó!
Không có chủ
nghĩa Cộng Sản thì mơ là mơ vậy thôi. Đây là giấc mơ trải
dài suốt lịch sử Việt Nam, nổi bật lên trong thời kỳ Pháp thuộc, thật
là rõ nét trong văn chương, thí dụ, trong những truyện ngắn của Tô Hoài
viết về một miền đất Thiên Thai là Miền Nam, không hề biết đến cái lạnh
lẽo, cái khắc nghiệt, cái chai đá, của thiên nhiên.
Và của con
người.
Chủ nghĩa Cộng
Sản là cơ may để thực hiện giấc mơ đó.
Chính vì thế,
có lần Gấu này viết:
Khi lấy được
Miền Nam,
có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho
chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam
chỉ có công: Thất trận.
Hình Bóng
Cũ
Trong hai nhà
văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với
tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế
mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ
xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một
buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê
mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc,
nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm,
không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không
cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi,
một nhà văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về
loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về
một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi,
một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế
kể"
Một chuyến
đi
|
|