Hỗn
Có một dạo,
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư gây xôn xao dư luận. Nhà văn
nhận xét thế
nào về quyển sách này và về tác giả?
- Cô Tư viết
hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong “Cánh đồng
bất tận”
không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có
lý của họ.
Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau
vụ lùm
xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn Nam
Nguồn
*
Cần người chỉ
dẫn?
Ai, chỉ dẫn
được một nhà văn? (1)
Anh già này
hỗn thật! NQT
(1) WILLIAM
FAULKNER
1956
“The good
artist believes that nobody is good enough to give him advice. He has
supreme
vanity. No matter how much he admires the old writer, he wants to beat
him.”
Một nhà văn
tốt tin tưởng, không ai đủ tốt để mà ban cho mình lời chỉ dẫn. Anh ta
ngông tối
thượng, hỗn thượng tới.
Cho dù anh
ta kính lão đắc thọ cỡ nào, thì cũng chờ dịp để mà phạng cho nhà văn
già Sơn
Nam một hèo.
The Paris
Review
*
Hay là chỉ dẫn
theo kiểu này:
- Cháu là
công an hả, phải thổi còi cho Khoa thôi. Nhưng đừng để cho nó giật
mình, ngã xe
nhé!
Ôi viết văn
mà cứ phải có người thổi còi, lo mình ngã xe, thì thảm thật!
Ra đến nước
ngoài vẫn còn bị ám ảnh bởi tiếng còi, vẫn cảm thấy như là mình... có
đuôi; soi
gương cứ như thấy một ông công an ở đằng sau tấm gương. Viết, vẫn như
dưới ánh
sáng của... Đảng: Liệu liệu mà viết. Còn bà con, họ hàng của mi ở đây,
đấy nhá!
Thảm thật!
Chân
Dung
và Đối Thoại
*
Cái vụ SN
này, xem ra còn có tí đố kỵ ở trong. Anh già vốn nổi tiếng từ lâu, một
chuyên
gia, một bậc thầy, về văn chương Miền Nam. Viết hàng lố sách về văn hóa
Nam Bộ,
nổi thì có nổi, nhưng chưa có một tác phẩm nào ăn xuống được tới phần
chìm của
một miền đất, chưa lần tới được nỗi đau của nó. Đùng một cái, có Cô Tư
này, ở
đâu xuất hiện, cứ như từ dưng không trồi lên, phán sự thực về một miền
đất, bề
ngoài dzui dzẻ, cười nụ như thế, tưởng như chưa hề biết nỗi đau làm
người.
Cái câu của
Faulkner nói về nhà văn, và cái câu của Coetzee nói về Faulkner, xem ra
đều áp
đụng thật là đắc địa vào trường hợp của Cô Tư:
"A book
is the writer's secret life, the dark twin of a man: you can't
reconcile
them."
William
Faulkner: Mosquitoes [1927] (1)
Một cuốn
sách là cuộc đời bí ẩn của nhà văn, cái thằng anh em sinh đôi u tối của
hắn ta:
Bạn đừng hòng hoà giải hai thằng chả này.
(1) Coetzee
trích dẫn trong bài viết trên tờ Điểm sách Nữu Ước.
Cuốn sách của
Cô Tư, chính là Miền Nam: Cô em sinh đôi u tối của tác giả.
Một sử thi,
kể đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác,
về bất
công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề
kháng. Coetzee: Thời vô song
Đấy là nội
dung của cuốn sách của Cô Tư, phần đời của cả hai, hay số phận người
đàn bà của
cả một miền đất.
*
Anh già bị
xe đụng, nằm một chỗ, ngẫm nghĩ sự đời, lại càng thêm tức. Cứ nghe anh
hăm he
là đủ biết:
-Tuổi tác
không đáng ngại, “gừng càng già càng cay”. Nhưng nằm một chỗ hơn một
năm nay,
tôi viết lách gì nổi. Bao nhiêu ý tưởng trong đầu chỉ chờ tôi đi đứng,
ngồi dậy
được là có ngay một quyển sách mới.
Ghê thiệt,
chờ xem!
Anh già sẽ
viết gì, trong cuốn sách anh hăm hoe, dọa dẫm độc giả, chờ coi, tao mà
nhẩy ra
khỏi cái giường này là... đó?
-Đã viết về
văn minh miệt vườn thì phải vào tận vườn để thực tế, mà văn hóa Nam Bộ
bắt nguồn
từ vùng đất Tiền Giang. Chỉ cần đi loanh quanh ở các xóm coi cách làm
ăn của bà
con thấy nhiều điều hay lắm. Tại sao người ở đây chèo xuồng khác người
ở vùng đất
Biên Hòa, vào các làng nghề coi họ làm bánh tráng sữa, bánh tráng
phồng, làm kẹo
chuối… Đi từ đầu trên xóm dưới la cà là có được cả kho tàng về văn hóa
trong đầu
chứ nói đâu xa xôi.
Đi như thế,
hăm he viết như thế, may lắm chỉ đụng tới phần nổi của Miền Nam, chứ
làm sao lặn
xuống dưới được?
*
Anh già khôn
tổ cha, thời nào cũng sống được, làm sao dám lặn sâu xuống dưới để mà
đau nỗi
đau của Miền Nam? NQT