|
July 23, 2014
Vĩnh biệt nhà văn Nobel
Nadine
Gordimer
Nhị
Go on, run
away, but you'd be far safer if you stayed at home.
(John Fowles
trích dẫn Martial, nguyên văn: I, fugi, sed poteras tutior esse domi.)
Trong Tựa đề
cho những bài thơ, Foreword to the
Poems, John Fowles cho rằng cơn khủng hoảng của tiểu thuyết hiện
đại, là do
bản chất của nó, vốn bà con với sự dối trá. Đây là một trò chơi, một
thủ thuật;
nhà văn chơi trò hú tim với người đọc. Chấp nhận bịa đặt, chấp nhận
những con
người chẳng hề hiện hữu, những sự kiện chẳng hề xẩy ra, những tiểu
thuyết gia
muốn, hoặc (một chuyện) có vẻ thực, hoặc (sau cùng) sáng tỏ. Thi ca, là
con đường
ngược lại, hình thức bề ngoài của nó có thể chỉ là trò thủ thuật, rất ư
không
thực, nhưng nội dung lại cho chúng ta biết nhiều, về người viết, hơn là
đối với
nghệ thuật giả tưởng (tiểu thuyết). Một bài thơ đang nói: bạn là ai,
bạn đang cảm
nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là
những ai,
họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này:
thật khó
mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi
một bài
thơ. Go on, run away... Cho dù chạy đi đâu, dù cựa quậy cỡ nào, ở nhà
vẫn an
toàn hơn.
Khi trở về với
thơ, vào cuối đời, Mai Thảo đã ở nhà. Cái lạnh, trong thơ ông, là cái
ấm, của
quê hương. Của Nhị.
Anne Frank, một ghi nhận
Nếu Anne
Frank không mất tại trại tập trung vào năm 1945, cô ăn mừng lễ sinh
nhật 68 tuổi
vào tháng Sáu vừa qua (1996). Và nếu cô không giữ tập nhật ký khác
thường, qua
đó, chúng ta có thể coi cô là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế
kỷ -
cho dù vậy, số phận của cô cũng không quá sức bi đát, như là bây giờ,
sau những
khám phá mới nhất về cô.
Cô sinh ra để
là một nhà văn. Vào năm 13 tuổi, cô đã cảm thấy quyền năng này; tới 15,
cô điều
khiển được nó. Nếu cô được phép sống, thật dễ dàng khi tưởng tượng,
biết bao
nhiêu tiểu thuyết, khảo luận, từ cái nguồn giầu sang, từ ngòi bút lưu
loát,
chín mùi chữ nghĩa đó. Người
ta cũng thấy được những tác phẩm chẳng bao giờ có
được đó, sẽ gần gụi với Nadine Gordimer, Nobel văn chương, hơn là
Francois
Sagan. Cô bé la lên, vào mùa xuân năm 1944: "Ta muốn tiếp tục
sống, ngay cả
sau cái chết của ta!" (I want to go on living even after my death!)
Thơ
Mỗi Ngày
FAITH
The word Faith means when
someone sees
A dew-drop or a floating leaf, and knows
That they are, because they have to be.
And even if you dreamed, or closed your
eyes
And wished, the world would still be
what it was,
And the leaf would still be carried down
the river.
It means that when someone's
foot is
hurt
By a sharp rock, he also knows that
rocks
Are here so they can hurt our feet.
Look, see the long shadow cast by the
tree;
And flowers and people throw shadows on
the earth:
What has no shadow has no strength to
live.
CZESLAW MILOSZ
translated by Robert Hass
and Robert Pinsky with Renata Gorczynski
Gấu đọc bài thơ trên, thì bèn
nhớ ra bài
viết dưới đây:
Người Về
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một
đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn
giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con
thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân
trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình,
một cái vỗ vai
Hoàng Hưng
Gấu nhớ, trong Gulag, có một đoạn Solz tả, về cái cảm giác giữa những
người đã
từng ở Gulag, và sau đó, được trả về đời. Họ nhận ra nhau ngay, giữa
phố đông
người. Chỉ ánh mắt gặp nhau, là biết liền đằng ấy và tớ đã từng ở trong
đó.
Gấu mê nhất, câu "Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui".
Nhưng cũng lạ nhất, tò mò nhất, là cái thời gian "một năm sau".
*
Bài thơ của Hoàng Hưng, như được biết, là một trong 100 bài thơ hay.
Không hiểu
thi sĩ có tiên tri ra được cái sự bí nhiệm của con số hay không, nhưng
có vẻ
như ông rất quan tâm đến nó, chỉ để "đếm" thời gian: vợ khóc 'một'
đêm. con lạ 'một' ngày. Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui, hai năm
sau còn
toát mồ hôi. Năm năm, muời năm... một hôm, một đêm...
Liệu tất cả những cân đo đong đếm đó, là để qui chiếu về câu: Nhất nhật
tại tù
thiên thu tại ngoại?
Câu này, lại trở thành một ẩn dụ, nếu so cảnh tại ngoại của ông, như
được miêu
tả trong bài thơ:
Có vẻ như cái cảnh trở về đời kia, vẫn chỉ là, tù trong tù.
Tuy nhiên, khi đọc như thế, có
vẻ như hạ thấp bài thơ.
Bài thơ Hoàng Hưng bảnh hơn
cách đọc đó nhiều. Có cái vẻ thanh thoát, vượt lên
trên tất cả của nhà thơ. Đây cũng là điều nhân loại tìm đọc Gulag của
Solz: Cái
thái độ đạo đức, nhân bản của tác phẩm và của tác giả, mới bảnh làm
sao. (1)
(1)
The book was also written as a
treatise on the subject of survival. The
tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One
Day in the
Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader).
Unlike another
genius writing in this genre, Varlam Shalamov (a kind of Russian
Primo
Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man
is
stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a
moral fable
of the condemned soul seeking, in the grueling experience
of prison
life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope. This was
another
reason why his writing was such a huge success in the West.
Giọng kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy
tìm mong
sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già".(1)
Nó đem đến hy vọng.
(1) Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ.
[Đa tạ. NQT]
The Solz.
Reader
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một
chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có
nhắc tới
trong một số Văn Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên
tường, thành
một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của
người đó
in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn thấy nó, để
mà hỏi
thử, thời gian, khi nào xoá mờ!
THE GUEST
Everything's
just as it was: fine hard snow
beats
against the dining room windows,
and I myself
have not changed:
even so, a
man came to call.
I asked him:
"What do you want?"
He said,
"To be with you in hell."
I laughed:
"It seems you see
plenty of
trouble ahead for us both."
But lifting
his dry hand
he lightly
touched the flowers.
"Tell
me how they kiss you,
tell me how
you kiss."
And his
half-closed eyes
remained on
my ring.
Not even the
smallest muscle moved
in his
serenely angry face.
Oh, I know
it fills him with joy-
this hard
and passionate certainty
that there
is nothing he needs,
and nothing
I can keep from him.
1 January
1914
ANNA
AKHMATOVA
translated by Jane Kenyan
and Vera
Dunham
Người khách
Mọi thứ vũ
như cẩn: Tuyết nặng đẹp
Đập lên cửa sổ
phòng ăn
Và tôi, chính
tôi, chẳng thay đổi
Ngay cả thế,
chàng tới
Tôi hỏi: Chàng
muốn gì?
Ta muốn cùng
với em, ở địa ngục
Tôi cười: Có
vẻ như chàng nhìn ra
Đầy tai ương
trước đôi ta
Nâng bàn tay
khô
Chàng chạm
nhẹ những bông hoa,
Hãy nói cho
ta biết, chúng hôn em như thế nào
Và như thế nào,
em hôn
Và mắt chàng,
nhắm một nửa
Đọng trên nhẫn
của tôi
Không một thớ
thịt, dù nhỏ nhặt đến cỡ nào, cử động
Trên khuôn mặt
thanh thoát giận dữ
Ôi chao tôi
biết, nó làm chàng tràn đầy niềm vui –
Điều chân xác
đam mê, gay gắt
Rằng, chẳng
có gì, chàng cần
Và, chẳng có
gì tôi giữ được cho riêng mình, đối với chàng.
An
ủi
Ví thử luân
hồi là có thật
Ta về soi lại vạn kiếp xưa
Xem thử kiếp nào ta gây tội
Mà đeo nhau mãi đến bây giờ
Biết đâu ta
từng là bọ ngựa
Cắn cổ người tình lúc giao hoan
Kiếp này tạ tội ngàn đêm lẻ
Trả từ ngọn
tóc đến bàn chân
Hay trước ta
là tù giữ ngục
Hành nhau đến ma dại thân tàn
Kiếp này tha mãi từng sợi cỏ
Tự kết cho
mình chiếc lồng son
Thản hoặc
trước ta là con nhện
Chiều chiều sau ngõ cứ giăng tơ
Kiếp này gom
hết bao mầu sắc
Dệt cho người hạnh phúc như mơ
Hoặc giả ta
là sam thuở trước
Thảo nào thấy trông trống trên lưng
Nhìn quanh cả biển người trùng điệp
Chỉ lụy một người, có lạ không
Thôi thế kiếp
này ta tu nhé
Không hờn, không oán, chỉ cười vui
Đừng trách,
đừng buồn, đừng kể lể
Mai sau làm
mây trắng ven trời
Đặng Lệ
Khánh
Nancy Jane
Grandma laughing
on her deathbed.
Eternity,
the quiet one, listening in.
Like moths
around an oil lamp we were.
Like rag
dolls tucked away in the attic.
In walked a
cat with a mouthful of feathers.
(How about
that?)
A dark
little country store full of gravediggers' children
buying
candy.
(That's how
we looked that night.)
The young
man pumping gas spoke of his friends: the clouds
It was such
a sad story, it made everyone laugh.
A bird
called out of a tree, but received no answer.
The beauty
of that last moment
Like a red
sail on the bay at sunset,
Or like a
wheel breaking off a car
And roaming
the world on its own.
Charles Simic
Nancy Jane
Người bà cười khằng khặc trên
giường chết
Vĩnh cửu, thứ trầm lặng, xin nhập vô, cùng lắng nghe
Lũ chúng ta
Như bướm đêm xúm quanh cây đèn dầu
Như búp bế rách bị thẩy vô
căn gác xép
Dạo với chú mèo mồm đầy lông
[Thế là thế lào?]
Tiệm nhỏ, miền quê, tối thui,
đầy đám con nít của những người đào
mồ
Mua kẹo
(Đêm đó, chúng ta giống như lũ con nít đó)
Chàng thanh niên cây xăng tán
gẫu với bạn: Những đám mây
Một câu chuyện buồn, như thế đó, và nó làm mọi người cười
Chim ới cây
Cây đếch trả lời
Cái đẹp của khoảnh khắc sau
cùng đó
Như cánh buồm đỏ ra khơi vào lúc mặt trời lặn
Hay như cái bánh xe vuột ra
khỏi cái xe
Và dong chơi thế giới, mình ên.
NHÀ THƠ
Không nên
trách các nhà thơ là ngây thơ. Không ngây thơ, khó có ai có thể làm thơ
vào thời
buổi bây giờ, khi mọi người, nói chung, đều rất ít ngây thơ. Chức năng
của thơ
là để cứu rỗi, phần nào, sự ngây thơ ấy. Để tâm hồn con người, có thêm
chút hoa
và chút hương, đẹp hơn. — with Tuan Nguyen
FB Thầy Kuốc
Cần phải phân biệt, theo GCC, giữa thơ
và sự ngây thơ. Gấu
nghi là Thầy Kuốc coi giống nhau. Và có thể cũng nghĩ như thế,
cho nên Mít rất ghét thứ thơ gọi là thơ trí tuệ. Ngây thơ mà… trí tuệ sao được, hà hà!
Đọc thêm bài viết của THQ, gửi Thầy
Kuốc thì rõ ra vấn đề, cả
hai ông đều chưa từng làm thơ. Viết về thơ, dịch về thơ, có thể, nhưng
chưa từng
làm thơ.
Bạn phải làm thơ, thì mới hiểu được chức năng của nó, không
phải để cứu
rỗi, dù phần nào, sự ngây thơ. Làm thơ theo GCC là để thoả mãn cơn thèm
làm thơ
đến phát…. khóc lên được, sự tình có lẽ
chỉ giản dị như thế!
Gấu xuống phố,
trả phim, ghé sạp báo Tẩy, hoá ra là ngày cuối, mai dẹp. Thế là bèn bị
mấy anh
phóng viên & bộ sậu, đi một đường phỏng vấn… bằng tiếng Tẩy, tất
nhiên, mi
có thèm, có nhớ tiếng Tây không, một khi sạp dẹp!
Buồn, làm
sao không. Bèn chơi hai tờ chót, và bèn ghé tiệm sách Hồng Mao, Indigo,
chơi thêm
hai cuốn thơ.
Về.
Đọc lại cái
status của Thầy Kuốc, thấy Thầy delete bài của THQ [Trương Hồng Quang,
một tay
hay viết cho talawas ngày nào] mất rùi!
Chán thế.
Cái sự thèm làm
thơ đến phát khóc, một nữ thi sĩ đã
diễn tả bằng những dòng, “trong túi luôn có 1 bài thơ đang làm dở”, và
nếu như
thế, là để giải đáp liền tức thời, hứng thơ bất thình lình vọt ra!
Trong bài tưởng
niệm Mai Thảo, TTT đã lấy ý câu của Holderlin, “Tại sao thi sĩ, trong
thời điêu
linh khốn khổ”, để vinh danh bạn mình, và mình nữa tất nhiên [trong thơ
tôi có
thơ anh], điều này cho thấy, đây là 1 đề tài lớn – “tôi
như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ” - không phải chuyện đùa.
Viết về thơ vào thời điểm này, là bắt buộc phải viện tới hai câu khủng
nhất về
nó. Một, "Tại sao thi sĩ trong thời khốn kiếp", của Holderlin, mà
Heidegger dùng làm tựa đề cho bài viết thần sầu của ông về thơ và về
Rilke, mà
ông coi là thi sĩ của Đêm Đen [Đêm Thiêng]. Và câu của Adorno, Làm thơ
sau Lò Thiêu
thì thật là Man Rợ.
Tin Văn sẽ đi bài này, để… ăn mừng SN của
GCC!
Hà, hà!
Trong Đất Trời Nhau....
Trong nhiều
năm anh viết văn, bằng lòng làm nhà văn, không làm thơ. Trên Sáng Tạo
chỉ một lần anh đăng hai bài thơ ngắn – Nghe Đất, Ý Thức – cũng ký tên
Nhị. Cả ba bài thơ của thời trẻ này được giữ lại trong tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền gồm
những bài thơ anh làm sau ngày anh bắt buộc phải lìa bỏ Sàigòn. Chẳng
rõ anh Khánh có tìm thấy những trang thảo để lại trên bàn viết của Anh
bài thơ nào sót không? Câu thơ trích làm nhan cho bài viết này lấy từ
một bài thơ anh gửi tôi khi tôi còn ở nhà sau chuyến đi Bắc.
Ở Người Việt rồi Sáng Tạo, anh viết truyện ngắn, tùy
bút, lý luận… Những bài tùy bút như Phương
Sao, Tiếng Còi Trên Sông Hồng đánh dấu một bước mới mẻ của câu
văn Việt. Tuy nhiên, đối với tôi, anh lúc nào cũng là một thi sĩ cho dù
anh không làm thơ.
Đầu năm 78,
ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi
viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như
người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ.
Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất
và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày
gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của
anh.
*
Như mọi thi
sĩ của một thời điêu đứng, anh chạy trốn thơ cho đến lúc không thể trốn
được nữa...
What are
poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
Bài
viết này, bạn NXH chọn đúng
ngày 22, Tháng Ba, 2010,
là ngày cách đây 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta,
để đăng
trên VOA, như là một tưởng nhớ của tất cả chúng ta,
trong lúc cùng tưởng nhớ sự
ra đi của nhà thơ Hữu Loan, ở trong nước.
*
Ngày 22
tháng 3 năm nay,
2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về
thơ của
ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải
được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra
thế giới
bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta
khó cảm
hay yêu thơ của ông.”
Và, nhận xét của D.M. Thomas,
trong cuốn tiểu sử nhà văn Solzhenitsyn, ["Alexander Solzhenitsyn: A
Century in his Life" By D. M. Thomas, St. Martin's Press], về sự ra đi
của
nhà thơ Pasternak, có thể áp dụng vào trường hợp nhà thơ Thanh Tâm
Tuyền, nếu
chúng ta nhớ lại, tình cảm sửng sốt, bàng hoàng của đồng bào hải ngoại,
khi
được tin ông mất:
“Nỗi đau của dân Nga khi nhà
thơ Pasternak qua đời vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô
Viết.”
The explosion of grief and
celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in
Soviet
history.
*
Nhân dịp tưởng nhớ nhà thơ
năm nay, chúng ta tìm hỏi ý nghĩa của sự chọn lựa, “Tôi là kẻ sống sót,
nhưng
tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn”, của ông, sau
khi ra
khỏi trại tù.
Liệu đây có nghĩa là, từ chối
viết? (1)
Như rất nhiều tác giả khác,
cũng như ông, thí dụ như một Melville, nhà văn nổi tiếng Mỹ, qua nhân
vật nổi
tiếng của ông, Bartleby, với câu nói nổi tiếng: I would prefer not to:
Tôi chọn
đừng.
Báo Văn
học Pháp, Le Magazine
Littéraire, số đặc biệt về Văn chương và những trại tù [La littérature
et les
camps], trong bài viết mở đầu, Thư gửi độc giả, Lettre aux lecteur,
dưới nhan
đề Hội chứng Bartleby, Jean-Louis Hue viết:
Nghĩ đến chuyện từ bỏ viết,
Melville tưởng tượng ra nhân vật Bartleby, thách đố câm lặng và hư vô,
đã chọn
lựa một giải pháp là tự nhốt mình trong văn phòng, vắng mặt trước những
kẻ
khác, và trước chính mình. “Tôi chọn lựa đừng” [I would prefer not to,
khi được
dịch sang tiếng Pháp, là, “Je préférais ne pas le faire”, và mới nhất,
“Je
préférais pas”].
Trong số những nhà văn “Tôi
chọn lựa đừng” này, có, kể sơ sơ, Rimbaud, Robert Walser, J.D.
Salinger… và nhà
thơ Celan, sống sót Lò Thiêu, sau tự sát.
Liệu thái độ “Tôi chọn lựa
đừng” này, là cũng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sau trại tù cải tạo?
(1)
Après ma libération, sur le
chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier
et
écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je
ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis
toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au
camp: «II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe,
comme si
rien n'était modifié.»
Et maintenant je me dis:
«Quand serai-je capable d'une telle chose?» Pour re-écrire.
THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et
le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại
tù
Propos recueillis et traduits
par Le Huu Khoa
Khi ra
khỏi trại tù, trên
đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ
lưu giữ
trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi
chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ,
khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy
ra,
chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi:
"Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?”
Thanh Tâm Tuyền
*
La poésie entre la guerre
et
le camp
Thơ giữa chiến tranh và
trại
tù
Văn chương và những trại tù
La litérature et les camps
Trại Cải Tạo vs Lò Thiêu
Hai cái tít nói lên tất cả!
[NQT]
*
Bài
viết thực ra, chỉ là một
cái dàn bài, bạn NXH cần bài gấp quá, cho đúng dịp tưởng nhớ ngày nhà
thơ từ giã
chúng ta; tuy nhiên “luận điểm” (1) của bài viết thì đã đưa ra
được rồi.
Rằng,
cái sự từ chối không làm
nhà văn nữa của TTT, nó liên can đến Lò Cải Tạo. Nó liên can đến câu
phán của
Adorno:
Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ
thì thật là dã man.
Nói một cách khác, sau 30 Tháng
Tư 1975, giả như còn văn học Mít, thì nó bắt buộc phải trả lời cho được
câu hỏi:
Tại sao Lò Cải Tạo?
(1)
Phạm
Gia Thanh (Việt Nam)
Ở bài này ông Nguyễn Quốc Trụ
chỉ góp nhặt linh tinh rồi chép lại chứ không có một luận điểm gì cả.
Dàn bài
cũng tùy tiện. Tôi không hiểu tại sao nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng lại
chọn đăng
và VOA lại đồng ý cho đăng. Nản quá ạ.
Độc giả VOA
Cám ơn
đã góp ý.
Bài này tôi định viết ngay sau khi nhà thơ TTT mất, nhưng ngại, sẽ có
người cho
rằng dựa hơi cái chết của nhà thơ đế đánh bóng mình.
Bây giờ, 5 năm qua đi,
viết, thoải mái hơn.
NQT
On Poetry
CHÚC
MỪNG PVH
Gấu đã tính
mở ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên vào cuối đời của mình, bằng những hồi
ức về quãng
đời quen bạn Hàm, sau khi đậu Trung Học, được bà cô ở bên Pháp viết
thư, ra lệnh,
hãy học tiếp, tháng tháng ta gửi tiền về. Và thế là Gấu bèn bye bye
cái khu
Chợ Vườn Chuối, sang Thủ Thiêm đóng vai một học sinh thực thụ, không
phải vừa
đi học, vừa làm bồi bàn nơi nhà hàng Chả Cá Thăng Long, ở đầu đường
Phạm Đăng Hưng,
kế bên cầu Sài Gòn.
Tuy nhiên,
đúng vào thời gian này, thì thiên hạ bèn mở ra cái vụ kỷ niệm 60 năm di
cư, thế
là Gấu bèn tự bảo mình, làm sao mi không “bắt đầu bằng bắt đầu”, để cho
cuốn tiểu
thuyết của mi có tí mùi… lịch sử?
Hà, hà!
Hồi ức di cư
của Gấu chắc chắn là bảnh nhất, so với ba cái lăng nhăng Gấu vừa mới
lướt qua
trên net. Chắc chắn như vậy, vì ba thứ hồi ký đó, thì toàn của những
người ra
đi vào lúc sớm sủa, trong khi, Gấu, không hề có ý định di cư, và chỉ đi
vào lúc
sắp sửa hết hạn 300 ngày dành cho Hải Phòng, cánh cửa Miền Bắc sẽ vĩnh
viễn
đóng sập xuống, cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975, nó lại mở ra và nuốt
trọn Miền
Nam vào họng nó!
Nhạc
Sĩ Trường Sa
Ngụy Tín
Tình cờ đọc
lại tờ báo Văn Nghệ số ra ngày 3-12-1988 ở Hà Nội, thấy một lời tâm sự
thành thực
và thấm thía của Nguyễn Minh Châu:
“Là những
nhà văn hiền lành, vô sự, chỉ biết ca ngợi, cả đời chúng ta không làm
hại ai,
không làm điều ác với ai. Nhưng cái lỗi lầm lớn nhất của mỗi người
chúng ta là
khiếp hãi trước cái xấu và cái ác. Và lâu dần dường như không làm gì
được thì
chúng ta coi như không có nó – cuộc đời không có cái xấu và cái ác đang
hoành
hành, đang chi phối số phận con người, coi như cuộc đời không còn oan
khiên,
oan khuất.”
Lời tâm sự ấy,
áp dụng vào tình hình hiện nay, không chừng vẫn còn đúng. Vẫn còn vô số
những kẻ
khiếp hãi trước cái xấu và cái ác. Vì khiếp hãi nên im lặng; không
những im lặng,
còn coi như không có những cái xấu và cái ác ấy, một thứ tâm lý được
Jean-Sartre gọi là nguỵ tín (mauvaise fois / bad faith). — with Tuan
Nguyen.
FB Thầy Kuốc
Note: Jean-Paul
Sartre. Không phải Jean-Sartre.
Mauvaise foi,
không phải mauvaise fois.
Nguỵ tín, như
từ điển định nghĩa, là khẳng định 1 điều, khi biết nó đếch có đúng,
affirmer quelque chose tout en sachant que cela n'est pas vrai, (1) và
nếu như thế,
không liên quan tới "im lặng coi như đếch có cái xấu"!
Chán quá!
NQT
Note: Cái
"xì ta tuy", status, này, Gấu đọc xong, đi 1 đường "còm", đi
ngủ, bất giác thức, coi, thì thấy bản gốc bị delete, bèn đi ngủ
trở
lại, sáng
ra, lại thấy bản gốc vưỡn còn đó!
Tếu quá!
“Mauvais foi”,
biến thành mauvais “fùa”, rồi lại trở thành “mauvais foi”, qua bản
tiếng Anh, “bad
faith”, rồi trở thành bản tiếng Vịt, "ngụy tín", nghĩa là, biết mà sợ
nên câm họng!
Thấm thía thật!
Kasparov says, “I have to
be careful not to become cruel, because I became a soldier too early".
Kỳ
Vương
phán:
Tớ phải rất ư là cẩn thận để không trở thành độc ác, bởi vì tớ đi lính
sớm quá!
The Tsar’s Opponent
Note: Câu
phán của Vua Cờ đúng là số mệnh của giống Mít.
Ðúng hơn, nó
chỉ ra nguồn cơn của Cái Ác Bắc Kít.
André
Glucksmann, triết gia Tẩy mũi lõ cũng đã từng phán:
Bắc Kít bị
Ông Giời trù ẻo, bắt phải gây chiến hoài hoài!
Bài viết của
Remnick, thú vị. Ông là chuyên gia về Liên Xô. Đọc, lại thèm dịch ra
tiếng Mít!
Two great
traditions have survived in Russia: the power of the secret police and
the use
of allegory as a means of truthtelling. In Putin’s Russia, the latter
is one of
the few effective means of describing the former.
Hai truyền thống lớn sống sót ở Nga: Quyền năng của Cớm Chìm
và nói sự thực qua ám dụ. Dưới thời Putin, cái sau là 1 trong một
số ít
phương tiện, để miêu tả cái trước.
Tếu nhất là
chưa bao giờ Mít thèm hòa bường, và sợ chiến tranh, với Tẫu, như lúc
này!
Và thèm Mẽo
trở lại xứ Mít!
NYRB điểm cuốn
tiểu sử mới ra lò WB: A Critical Life
Note: Bài này, Gấu tính
dịch, nhưng chưa làm sao dịch được, chán thế!
VĨNH
BIỆT
NHÀ VĂN TÔ HOÀI
Tình Buồn
Truyện ngắn
này, quả là thần sầu. Nhân tình cờ đọc 1 bài viết về nó, bèn nhớ ra,
và bèn mò
trên net, và có lại được.
Bài viết về
nó, ở đây
Ở đây nữa:
11:06-18/07/2014
Tô Hoài - Giữa
sự viết và hư vô
Trần Ngọc Hiếu
Thú thực, Gấu đọc, và
không mặn lắm, bài viết, nhất là cái tít. Hư
vô cái con mẹ gì ở đây.
Đúng ra, bài
viết có thể hay hơn nhiều, nếu đừng bày đặt, đừng khệnh khạng, ra cái
điều “ta
là nhà phê bình, ta đang viết phê bình”, thực ra, ta đang bịp thiên hạ,
nhất là
cái câu kết:
Tô Hoài viết
để làm chúng ta nhớ. Khi sự hư vô xâm lấn mạnh mẽ vào đời sống ở mọi
phương diện,
chẳng đợi đến tuổi già người ta mới thấm thía, nhớ có lẽ cũng là một
cách kháng
cự.
nhớ có lẽ cũng là một cách
kháng cự:
“có lẽ" cái con khỉ gì nữa!
NQT
Nhân mò
net, kiếm truyện ngắn của Tô Hoài, ra
cái trang net này.
Gấu nhớ là,
khi còn nhỏ, ở đất Bắc, đọc 1 câu chuyện về 1 anh chồng, hình như ở nhà
trông
con, cho vợ đi làm, buổi tối, cãi nhau với vợ, cáu quá, quăng cái ly
xuống đất,
vỡ thành mấy mảnh, sau đó hai vợ chồng làm lành - chắc là có làm 1 cú -
sáng
hôm sau, vợ đi làm sớm, anh chồng mò ra đường lộ, cạy 1 cục nhựa đường,
về hàn
cái ly, miệng hát bi ba bi bô...
Đặc chất Tô
Hoài.
Không biết
có phải của ông không.
Cái chuyện “Tình
Buồn” thì lại làm Gấu nhớ tới bà mẹ của Scarlett,
trong “Cuốn Theo Chiều Gió”, bà chủ Trại Sồi, Tara, chỉ đến khi hấp
hối, mới la
tên người yêu, thời còn con gái, rồi... đi!
Đọc
Chuyện Cũ Hà Nội ( Đặng Tiến)
Thương
nhớ Tô Hoài ( Đặng Tiến)
Tổng
quan về Hồi Ký Tô Hoài ( Đặng Tiến)
SOMETIMES A
MAN STANDS UP
DURING
SUPPER
Sometimes a
man stands up during supper
and walks
outdoors, and keeps on walking,
because of a
church that stands somewhere in the East.
And his
children say blessings on him as if he were dead.
And another
man, who remains inside his own house,
dies there,
inside the dishes and in the glasses,
so that his
children have to go far out into the world
toward that
same church, which he forgot.
RAINER MARIA
RILKE
translated
by Robert Bly
Note: Có vẻ
như bài thơ trên có thể dùng để tiễn đưa cha đẻ “Ba Thằng Lăng Nhăng”:
Đôi khi
một
người đàn ông đứng lên
trong bữa ăn tối
Đôi khi một
người đàn ông đứng lên trong bữa ăn tối
Bước ra
ngoài, và tiếp tục bước
Vì một ngôi
nhà thờ ở đâu đó ở phía Đông
Và mấy đứa
con bèn đi 1 đường chúc phúc, như thể bố mình ngỏm
Và một đấng khác, bèn cứ ngồi lỳ trong căn
nhà của chính mình
Và chết, giữa
đống chén dĩa, đồ ăn
Mấy đứa con
bèn phải đi ra bên ngoài,
Về phiá cũng
ngôi nhà thờ mà ông bố mình quên béng, hoặc đếch thèm nhớ!
Ui chao,
không lẽ trong những đứa con của Ông Bố Bắc Kít này, chỉ mỗi một mình
Gấu là “bèn
di ra ngoài, về phía nhà thờ mà ông Bố của mình quên béng rồi” ư?
Chứ gì nữa. Chỉ có mình mi!
Hà, hà!
@
Factory's
Bistro
Lần gặp ở nhà
NDT, NVL đang đóng vai bodyguard cho DN. Gấu ghé tai em nói nhỏ, có
vẻ tìm đúng người, em mỉm cười, gật đầu, em cũng có cái “feeling” như
vậy.
Nhưng cuộc tình
đúng là ở giữa 2 lần mở và đóng [and live the space
of a door that opens
and shuts] bởi vì chỉ được ít lâu, Gấu nghe nói bodyguard ôm đầu máu
chạy về
lại xứ lạnh, hà, hà!
Gấu bất giác
nhớ đến lần Gấu Cái [Gấu Cái nhe] gặp DN lần đầu tiên, trong đám cưới,
của
con của 1 cô bạn cùng học với Gấu Cái từ những ngày tiểu học, trường
tiểu học Ðốc Binh
Kiều, Cai Lậy.
Ðám cưới ở
tiểu bang Atlanta. Có Tara của Cuốn
Theo Chiều Gió. Cả đám bạn gái của Gấu Cái thì đều rành cuộc tình
của GCC với
cô phù dâu, vì họ đều cùng học Ðốc Binh Kiều. Ai cũng trách cô bạn lẫn
ông chồng
khốn nạn hết.
Hà, hà!
Mày đã thu xếp
qua chơi bên Mĩ này lần nữa vào dịp Tết cuối năm nay chưa? Chúc sức
khỏe.
À, Văn sẽ về
VN Thứ Tư tuần sau thăm ông già nó đang rất yếu, ăn uống không được.
NKL
Ðời
trong mộng
Rất nhiều kẻ như thằng cha
GCC trong số chúng ta. Nó tưởng tượng ra hình bóng này, hình
bóng nọ, rồi si mê, không phải 1 con người thực, mà là một ý tưởng mà
nó dâng lên
thánh nữ.
Lạ là không
bao giờ nó tỉnh mộng, vỡ mộng cả, thế mới cà chớn!
Sắp đi xa mà
vẫn như đứa con nít ngày nào dừng cái mobylette ở bên lề đường, nơi
cổng trường
Gia Long, đợi BHD tan học về, đến nỗi
bị Ban Giám Hiệu ra thông báo, cấm cái trò đưa đón như vậy.
Ðầy giọng cà
chớn, thật dễ ghét!
Tks again. NQT
Hồi này Thầy
Cuốc hết còn múa may trường phái văn học này, cách đọc gần, đọc xa kia,
và chỉ “đành
làm” [chôm chữ của TTT], 1 anh ký giả hạng bét, lèm bèm chửi VC, nhạt
đến nỗi
mấy đấng đệ tử cũng chán, hết còn hót rầm trời như hồi mới mở Blog. Bữa
trước
qua Cali, có 1 đấng hỏi GCC, Thầy Cuốc đâu có xứng để cho anh để mắt
tới, Gấu bèn
trả lời, đâu có phải như vậy. Gấu bị Thầy Cuốc đánh, qua diễn đàn Chợ
Cá của Sến
Cô Nương, từ những ngày nảo ngày nào, Gấu đâu có trả lời, đến nỗi Sến
mà còn bực
giùm, tại sao anh không trả lời, hay là già quá rồi, hết xí oát rồi.
Phải đến mãi
sau này, khi Gấu làm xong mấy chuyện kể như đại sự, thấy còn dư tí thời
giờ, mới
trở lại chuyện cũ, bởi nghĩ, một phần như Brodsky, khi trích dẫn 1 châm
ngôn của
anh Tẫu, cứ ngồi hoài bên bờ sông là sẽ có ngày nhìn thấy xác kẻ thù
trôi qua,
và một phần, như… Ðường Tăng, khi vượt
qua dòng sông sau cùng, tới Ðất Phật, nhìn thấy xác ‘kẻ thù’ trôi qua,
bèn hỏi
Phật, xác ai đó, Phật “xoa đầu” đệ tử GCC, phán, xác mi đó!
Hà, hà!
*
Trong những
thánh ngôn của thánh nữ BHD có câu này, thật là tuyệt.
Vào những ngày Sài Gòn đảo
chính lên đảo chính xuống, nhớ hồi em còn học Gia Long, lúc biểu tình
xuống, biểu
tình lên, có lần, nhờ Gia Long biểu tình bãi khoá mà Gấu có được hạnh
phúc chở em lên
nghĩa trang Bắc Việt, hôn em giữa những ngôi mộ, đám cỏ may, và thấy
những hồn ma
gật đầu, được, được, bèn nhờ Cô Nga điện thoại viên gọi điện thoại cho
em. Ðúng
như tiên đoán, ông bố khốn kiếp trả lời.
Không hỏi, có boyfriend
chưa, hẳn có rồi,
nhưng mà là, anh ta ra làm sao.
-Vừa ý ông bố
em lắm. Vừa nghe rục rịch đảo chính là đã vác mấy bao gạo tới nhà H rồi.
Một lát cũng
khá lâu, nói tiếp:
-Gấu không làm
được chuyện đó đâu.
Ui chao, Gấu
nghe mà sướng hết cả cõi lòng.
Về già, Gấu
nghĩ ra, quả như thế, mà cũng không như thế.
Gấu làm được
chuyện đó, dư sức làm chuyện đó, nhưng không làm sao nghĩ ra chuyện đó.
[Không
trình ra cuộc đời như nó là, mà như nó ở trong mộng].
|
|