Nguyễn thị Hải
Hà
Cửa đóng
Tôi không
còn nhớ hôm ấy là năm nào tháng nào chỉ biết là trước năm 80 vì tháng
Mười năm
1980 tôi vượt biên. Hôm ấy trời rất nóng. Tôi nằm áp mặt xuống sàn gạch
mong
tìm chút hơi mát. Gió từ chiếc quạt nan phe phẩy bằng tay cũng nóng
hổi. Nóng
liên tiếp đã mấy ngày, điện cúp, nước đá không có, cả ngõ hẻm thoi thóp
sắp
phát cuồng vì nóng. Chịu không nổi tôi ra ngoài sân. Nắng hầm hập lóa
mắt. Hơi
nóng từ nền xi măng hắt lên rát mặt.
Cây mận ở
ngay ngõ vào cổng mấy năm trước trái rất sai, những chùm mận da xanh bu
kín cả
cành, mọng nước, năm nay héo rũ như sắp chết. Cây mận tỏa ra mùi hôi
thúi. Ban
đầu tôi không để ý, nhưng ông Sanh, công an khu vực, lúc đi ngang ngõ
nhà tôi,
nói bâng quơ: “Mùi gì thối quá, chắc có
nhà nào ăn sầu riêng.” Tôi tuy phật ý vì lời chê sầu riêng thối nhưng
không trả
lời.
Ông Sanh là
người ngoài Bắc mới vào cai trị ngõ hẻm của tôi. Cái gì của miền Nam
ông cũng
chê. Tôi không hiểu được tại sao tôi thấy sầu riêng thơm mà ông Sanh,
bảo là thối
không chịu được. Ở nhiều nơi trên thế giới, như Thái Lan và Mã Lai, sầu
riêng
là loại trái ngon đắt tiền được nhiều người ưa thích đến độ người ta
pha sầu
riêng vào chè, kem, bánh ngọt. Trong khi có một số người mạnh miệng
chê: “ăn sầu
riêng giống như ăn mít ướt trong cầu tiêu.” Tôi không ưa ông Sanh từ
đầu. Đi
ngang ông, tôi giả vờ không nhìn thấy ông. Ông Sanh cũng không ưa tôi.
Ông nói,
cốt ý cho tôi nghe. Con gái miền Nam dữ dằn, quê mùa, không biết lễ
phép, không
biết cách ăn mặc, trang điểm. Dạo ấy con gái miền Nam thích mang giày
đế dầy cồng
kềnh, ông bảo phải mang giày đế nhọn như các nữ cán bộ miền Bắc mới đẹp.
Chị tôi bảo
tôi: “Hễ gặp ông Sanh phải chào hỏi đàng hoàng.”
“Ông Sanh là
ông nào?” Tôi giả bộ ngu.
“Công an khu
vực mới về. Ổng nói mày vô phép gặp ổng không chào, cái mặt nghênh
nghênh. Phải
tránh đụng chạm với ổng để ổng đừng kiếm chuyện với nhà mình.”
Lần đầu tiên
con trai lớn của chị tôi ở Mỹ gửi thùng quà về, ông Sanh đánh tiếng,
“Vải ấy
may quần là đẹp đấy.” Chị tôi, ngay lập tức, biếu ông xấp vải làm quà.
Tôi xía
vào, “tưởng cái gì của miền Nam ổng cũng chê. Cho làm gì, phí xấp vải.”
Chị tôi
mắng: “Mày biết gì mà nói lung tung. Phải mừng là biết ông ấy thích gì
để biếu.
Mất chỉ xấp vải mà được lòng ông ấy thì yên thân mà buôn bán.” Chị đang
ở bán
chợ trời Lê Công Kiều lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị xét nhà tịch thu đồ
bán.
Nhưng quả thật,
cây mận tỏa ra mùi thối. Và mùi sầu riêng không phải lúc nào cũng dễ
chịu. Có lần
ai đó bỏ vỏ sầu riêng ở gốc cây mận tỏa mùi nồng nặc. Có lẽ mùi gì đậm
đặc quá
cũng gây khó chịu. Chẳng hạn như mùi chồn hôi, pha thật loãng vào dầu
thơm nó
quyến rũ ma mị, nhưng chắc chẳng ai dám ôm con chồn hôi mà ngủ. Nhưng
mùi thối ở
cây mận không phải mùi sầu riêng. Cũng không phải mùi cầu tiêu công
cộng ở cuối
đường hẻm bay đến đây.
Bé Tí đang
ngồi chơi một mình trước cửa, mặt đỏ hồng, mũi lấm tấm mồ hôi, chân mày
cau lại
vẻ cáu kỉnh, có lẽ vì nóng. Tôi hỏi:
“Bé Tí, sao
không đi ngủ trưa, hay vào trong nhà có bóng mát cho đỡ nóng.”
Bé Tí không
nhìn tôi, liếc mắt vào cánh cửa đang đóng im ỉm. Chị Du thường khi
không đóng cửa.
À, có lẽ hôm nay là ngày hẹn của chị Du, má của Bé Tí, với ông Công
chức, ba của
Bé Tí.
Nhà chị Du
cách nhà tôi chỉ một con đường hẻm rất hẹp, không đầy một sãi tay. Gọi
là nhà,
thật ra đó chỉ là một căn phòng nhỏ chia ra từ căn nhà của bà Tám bán
dưa cải.
Chị Du về ở xóm này trước tôi. Chị sinh ở ngoài Bắc nhưng theo gia đình
vào Nam
từ trước năm 54. Chị nói giọng Nam, những chữ v được đọc giống như d,
nhưng dấu
hỏi và dấu ngã vẫn mang giọng Bắc. Chị có một đứa con gái, tên trong
giấy khai
sinh là Ngọc An, nhưng mọi người vẫn hay gọi là bé Tí. Tôi tự hỏi không
biết
trong giấy khai sinh của bé Tí, ở mục tên cha để trống hay đề vô danh.
Ở xóm
này, người ta gọi bố của bé Tí là ông Công chức. Nhà ông ở đâu đó thuộc
quận
Nhì, kín cổng cao tường. Trước năm 75, ông là công chức cao cấp. Chị Du
là người
giúp việc của gia đình ông từ khi chị mới mười ba mười bốn tuổi. Không
biết khi
chị lớn lên chị đâm ra phải lòng ông chủ, hay ông chủ dở mòi, mỗi khi
vợ vắng
nhà ông đòi tòm tem, chị không biết trốn vào đâu. Chị
Du có thai, ông Công chức đưa tiền giúp
chị Du thuê nhà ở riêng. Thỉnh thoảng ông đến thăm, thường vào lúc giữa
trưa và
không ở lâu. Khi ông đến, chị Du đóng cửa, bé Tí ra ngoài sân ngồi chơi
chờ mẹ
mở cửa trở lại. Nhà chị Du thường khi không đóng cửa. Chị nghèo quá
không có gì
phải sợ mất và chị ở nhà suốt ngày. Thêm nữa cửa nhà chị cũng là cửa
dẫn lên
trên gác. Phần trên gác bà Tám cho chú hai Miên thuê. Chú hai Miên bình
thường
không nói tiếng Miên, chỉ nói tiếng Miên khi lên đồng. Chú làm nghề coi
bói và
hốt thuốc trừ tà nên cửa lên gác cần phải mở. Cửa chỉ đóng khi nào ông
Công chức
hẹn gặp chị Dung. Ông đến và đi lặng lẽ. Tôi chưa bao giờ thấy mặt ông
Công chức.
Từ khi anh
Hiền về bà Tám làm cái cổng từ chỗ bồn chứa nước nối vào nhà cậu Ba, em
trai của
bà. Cái cổng biến mấy căn nhà gom chung lại thành một thứ gia trang nho
nhỏ
cách biệt với đường hẻm bên ngoài. Nhà tôi ở trước kia cũng thuê của bà
Tám,
sau chị tôi mua luôn. Hai căn nhà gạch trước mặt nhà tôi cũng là nhà
của bà
Tám. Một căn anh Hiền, con trai của bà, ở. Căn kia cho hai vợ chồng bán
thịt bò
thuê. Hai vợ chồng một hôm cãi nhau đánh nhau, má tôi thấy vậy vào can
ngăn. Bà
vợ, nổi giận ông chồng tát mình, thuận tay chụp cái đồng hồ ném ông
chồng. Vừa
lúc má tôi vào can, cái đồng hồ đập trúng đầu má tôi, vì ông chồng
nhanh mắt né
kịp. Sau đó ông chồng bỏ đi, bà vợ ở một mình ban ngày đi bán tối mới
về. Ngó
qua ngó lại, xóm này có thể gọi là xóm không chồng. Tất cả những người
đàn bà
có chồng đều trở thành không chồng vì chồng chết hay chồng bỏ. Đường
hẻm này
người ta đi qua đi lại suốt ngày đêm. Mười hai giờ khuya có tiếng người
về xóm
ruộng. Hai ba giờ sáng có tiếng người đi dọn hàng. Ban ngày cổng chỉ
khép hờ tối
mới khóa lại. Bà Tám nhờ có hợp đồng bán dưa cải với quân đội trước năm
75 nên
rất khá giả. Nhà bà và nhà tôi cất cùng một kiểu, nhưng chiều dài nhà
tôi chỉ bằng
hai phần ba nhà bà Tám. Cái phần ba sau cùng của nhà bà Tám, chị Du
thuê. Phòng
chị Du đủ chỗ để cái giường, cái bàn nhỏ, và một hai cái ghế. Chị Du
nấu ăn bằng
cái bếp nhỏ ở đường hẻm giữa nhà chị và nhà tôi. Phòng chị Du có hai
cửa. Một cửa
mở ra đường hẻm còn cửa kia nối vào khúc giữa của nhà bà Tám.
Thằng Cu
con, cháu nội bà Tám, con của chú Hai Hiếu, từ đầu đường chạy vụt vào,
nói nhỏ
vào tai bà Tám. Bà bảo Cu con chạy ra khóa cổng lại và đi vào nhà anh
Hiền. Chập
sau anh Hiền vừa đi vừa mặc áo, chân mang dép Nhật vào nhà bà Tám và gõ
cửa
phòng chị Du. Anh gọi nhỏ thôi, nhưng tôi đang đứng ở đường hẻm của hai
nhà, cửa
sổ nhà bà Tám lại mở nên tôi nghe được. Có tiếng sột soạt bên trong
nhưng không
ai trả lời.
“Chị Dung, mở
cửa! Mở cửa. Nhanh lên!” Anh lắc mạnh cánh cửa hai ba lần. Anh nghiến
răng chửi
thề lầm bầm.
“ĐM! Chỉ có
mặc quần áo sao mà lâu thế!”
Anh Hiền ra
ngoài vào đường hẻm, chỗ bé Tí đang ngồi, gõ cửa, đẩy mạnh cánh cửa.
Cửa không
nhúc nhích.
Ngoài cổng,
tiếng lao xao mỗi lúc một gần. Có người gõ cửa nhà cậu Ba, giọng Bắc.
“Công an
thành phố kiểm tra hộ khẩu. Chủ nhà mang hộ khẩu ra đây.”
Hồi sáng, thằng
cháu tôi kể là đêm qua có án mạng.
“Có người
nào đó vào giết ông Công An ở khu nhà Kiến Thiết. Thế nào hôm nay cũng
bị xét
nhà. Họ đang lùng thủ phạm giết công an.”
“Ai bị giết
vậy?” Chị tôi hỏi.
“Không biết!”
Nếu người bị
giết là ông Sanh thì tôi sẽ thoát sự soi mói của ông. Nghe nói ông Sanh
khắc
nghiệt nhưng chú Út, người cộng sự của ông Sanh, rất được mọi người quí
mến vì
chú hòa nhã với tất cả mọi người.
Trước năm 75
anh Hiền ở đâu, làm gì tôi không biết. Bà Tám dưa cải, có năm người
con. Chú
Hai Hiếu làm giày gia công cho tiệm Gia ở đường Hoàng Diệu. Chú có năm
con trai
làm thợ đóng giày cho chú. Từ khi sinh thằng Út, thím Hai Hiếu bị bệnh
tâm thần,
chửi chồng và chửi cả xóm. Chửi ra rả suốt ngày đêm, chỉ ngừng lại để
uống nước
và khi kiệt sức phải đi ngủ. Chủ tiệm giày Gia vượt biên đi Mỹ nên đóng
cửa tiệm.
Chú Hai Hiếu dẹp tổ đóng giày vì không còn ai đặt hàng gia công. Đánh
nhau với
vợ mấy chập chú Hai Hiếu bỏ nhà đi mất. Đàn con gặp bà mẹ nửa điên nửa
tỉnh tản
lạc tự tìm cách sống. Thằng Út, chừng ba tuổi suốt ngày trần truồng
nước mũi chảy
đến môi. Đói bụng nó thường mang chén qua đứng trước nhà bà nội xin
cơm. Kế chú
Hai Hiếu là anh Hiền, rồi đến chị Bé lớn, Ngọc, và Kim Ngà. Ngọc bằng
tuổi tôi
thỉnh thoảng đá lông nheo với tôi. Trưa nay chỉ có anh Hiền ở nhà.
Sau năm 75
anh Hiền về nhà thường xuyên hơn nhưng không ở luôn. Anh không bị đi
cải tạo vì
trước năm 75 anh trốn lính. Anh là trùm du đãng ở đâu đó. Đám con của
chú Hai
Hiếu, trở thành đàn em trong băng đảng trộm cướp của chú Hiền. Ngọc
cũng tham
gia tổ chức chạy xe gắn máy giật đồng hồ dây chuyền và ví phụ nữ thường
đeo lủng
lẳng trên vai. Những nhân vật giang hồ dao búa như Loan Mắt Nhung hay
Đại Ca
Thay trong tiểu thuyết hay được đám con gái lãng mạn cỡ tuổi tôi, có
thiện cảm.
Anh Hiền phải là du đãng hạng bảnh, vì anh có súng. Một ngày trước ngày
30
tháng 4 năm 75, trong lúc bàn cãi sôi nổi với mấy người bạn nhậu, anh
rút súng
chĩa lên trời bắn đoàng đoàng mấy phát. Tôi tình cờ đi ngang cửa nhà
anh nghe
tiếng nổ giật nảy người vội vàng lùa mấy đứa cháu về nhà sợ đạn lạc.
Anh Hiền trạc
ba mươi, da trắng. Khi anh mang dép gót chân đỏ hồng như chân con gái
nhà giàu
và đẹp. Tên Hiền nhưng anh có cặp mắt rất dữ. Lông mày rậm nhíu vào
nhau như muốn
che cặp mắt lúc nào cũng long lanh đỏ ngầu. Anh có cái vẻ nếu cần thì
giết người
dễ như giết gà vịt. Giết người cướp của ở đâu, mua bán cần sa ma túy ở
đâu tôi
không biết, nhưng chưa thấy anh gây gổ với ai ở xóm này. Nói cho đúng
ai cũng
tránh né anh vì sợ anh nổi cục lên anh sẽ thụi cho mấy cái. Anh Hiền có
nhiều bạn
gái. Anh thích những người phụ nữ có đường cong nẩy lửa. Mấy chị này
thường gọi
bà Tám bằng má nhưng bà không chấm ai là dâu. Có lần giận chuyện gì đó,
anh Hiền
dang tay thẳng cánh tát tai bạn gái của anh, mặt anh đỏ ngầu, mắt anh
long sòng
sọc. Nếu không có người can chắc anh sẽ lên gối và đập đầu bạn gái anh
xuống đất
cho thỏa cơn nóng giận. Có lần tôi đẩy chiếc xe đạp mini, thằng cháu
tôi ngồi
băng sau, sắp ngã mà tôi không để ý. Anh Hiền đi sau thấy vậy đỡ thằng
bé ngồi
thẳng lên và rầy tôi. Lúc ấy tôi rất sợ anh tát tai tôi. Trông anh
giống như
Hercules. Vai anh sau lớp áo sơ mi căng phồng tưởng chừng những bắp
thịt vai có
thể xé áo để trồi lên. Cái áo bó sát người chỗ cái eo thật nhỏ. Cái
thắt lưng xệ
xệ ở lưng quần, dáng đi khuỳnh khuỳnh làm anh có vẻ rất cao bồi, chỉ
cần cái mũ
và cái khăn quàng ở cổ người ta sẽ giống như John Wayne. Anh thích cởi
nút áo
trên cùng, đeo sát cổ là một cái mề đai bằng gỗ khắc dấu hiệu hòa bình,
nổi bật
trên cái cổ chắc nịch của anh. Anh có đôi môi giết phụ nữ.
Chị Du nghe
tiếng gọi nhưng không thể mở cửa. Trong căn phòng kín mít và nóng bức
chị im lặng
chìu lòng ông Công chức. Phải nói thật là chị cũng nhớ ông, và thèm
vòng tay của
ông. Dẫu sao chị cũng là một người phụ nữ trẻ và có nhan sắc. Với đứa
con và
cái nghèo, chị không có hy vọng bước thêm bước nữa. Trước năm 75 ông
đến thường
xuyên, nhưng sau này ông càng lúc càng ít đến vì bây giờ ông không còn
là công
chức nữa. Nếu ông không đến chị Du không có tiền. Chị làm việc vặt
trong xóm
nhưng xóm này ai cũng nghèo chẳng ai có tiền thuê chị.
Chị mua bán bánh kẹo thuốc lá để kiếm thêm tiền
chi tiêu nhưng vẫn không đủ. Nhiều khi bữa ăn của chị chỉ có miếng dừa
khô kho
tiêu. Bé Tí lớn rồi chị phải cho đi học, phải may quần áo, và mua sách
vở cho
con. Cũng may là xóm này ai cũng mến chị Du, không ai lời ra tiếng vào,
chẳng
ai trách móc chị buôn chồng người hay chế diễu bóng gió chị là gái bao.
Chị hiền
lành chân thật khá quê mùa đến độ không ai nghĩ là chị chủ động dụ dỗ
ông Công
chức để trở thành nhân tình hay vợ lẽ. Ai cũng nghĩ chị lỡ sa vào tay
ông Công
chức râu xanh. Nhà chị lúc nào cũng vén khéo gọn gàng, bé Tí lúc nào
cũng sạch
sẽ ngoan ngoãn. Ngay cả lúc còn bé nó cũng có vẻ nhẫn nhịn giống mẹ.
Đám người
xét hộ khẩu nhà cậu Ba đã xong. Họ đang ở cổng gọi bà Tám. Bà Tám đi
tìm chìa
khóa mở cổng nhưng chìa khóa bà để ở đâu bà không nhớ. Ngoại bất nhập
nhưng nội
cũng bất xuất. Người ta trước sau gì cũng sẽ vào, nhưng anh Hiền không
thể
thoát ra. Anh như con cá nằm trong rọ. Cuối đường hẻm giữa nhà tôi và
nhà chị
Du là bức tường của căn nhà phía sau nhà tôi và nhà bà Tám. Hẻm cụt.
Mỗi lần
tôi đứng ngó cái hẻm này, tôi thường nghĩ đến lá số Tử Vi của tôi. Ở
cung Thiên
Di của tôi có sao Thanh Long và Thiên Mã gặp Triệt người ta bảo đó là
số ngựa
chạy đường cùng. Anh Hiền nhìn đường hẻm rồi nhìn tôi, ngoắc tay bảo
tôi đi
theo anh vào nhà tôi. Anh đi lên gác. Anh bảo tôi đóng cánh cửa dẫn ra
ngoài
lan can bằng gỗ.
Nếu chị Du mở
cửa phòng, anh Hiền có thể lên gác nhà anh. Từ nhà anh, anh có thể đứng
trên
lan can nhà anh, vịn cây cột và xoạc một chân sang lan can nhà tôi. Vịn
vào
thanh gỗ dựng thẳng từ lan can lên mái nhà anh có thể chuyền cả người
sang nhà
tôi. Sau đó anh có thể vào gác nhà tôi để trốn khi người ta đến nhà
anh. Sau
khi người ta xét xong nhà anh và đến nhà tôi anh có thể trở ngược về
gác nhà
anh rồi trốn dưới gầm giường chị Dung. Tôi tính toán. Hoặc trốn ngay
trên giường
chị Dung lúc ông Công chức còn trên giường. Nghĩ thầm, tôi mỉm cười,
giống như
phim xi nê vậy.
Gác nhà anh
bà Tám cho chú hai Miên mướn. Chú hai Miên có cái răng vàng sáng chói.
Chú hay
mặc xà rông, tóc bôi dầu dừa chải ngược. Ngày hôm đó chú hai Miên không
có ở
nhà. Cửa gác dẫn ra lan can đóng kín. Đó là lý do anh Hiền lên gác nhà
tôi.
Thấy ông
Sanh là người dẫn đầu đám người đi xét hộ khẩu, tôi hơi thất vọng. Thế
thì người
bị giết là ai? Nghe nói thủ phạm đã mở cửa sổ dùng dao cắt cổ người ấy.
Đến
sáng người ta mới phát giác là người ấy bị giết. Nhớ lời chị tôi dặn,
tôi cúi đầu
chào lễ phép. “Chào chú!”
Cùng đi theo
đám người xét hộ khẩu có thím Hai Hiếu. Thím hỏi mẹ chồng:
“Má thấy thằng
Út đâu không?”
Thím điên
điên dại dại mấy hôm nay, sực nhớ đến thằng con nên đi tìm.
“Không. Hôm
qua má rờ thấy nó nóng hổi. Hỏi nó có muốn ăn cơm không nó lắc đầu. Nó
muốn nằm
dưới gầm giường cô Du cho mát.”
Đám người
xét hộ khẩu này không vào nhà anh Hiền cũng không vào nhà bà Tám mà đi
thẳng
vào nhà tôi. Ông Sanh bảo tôi đưa ông lên trên gác để khám nhà. Tôi hơi
run
nhưng hy vọng anh Hiền đã chuyền qua lan can nhà anh rồi. Thấy cửa dẫn
ra lan
can hé mở ông bảo tôi dẫn ra ngoài lan can. Tôi tự hỏi không biết anh
Hiền có
mang súng theo không. Tôi chỉ sợ anh bắn nhầm tôi vì tưởng tôi là ông
Sanh. Tôi
ngỡ ngàng thấy anh Hiền vẫn còn đứng đó. Ông Sanh bảo anh trình giấy
tờ, sau đó
mời anh đi ra ngoài phường.
Trong lúc
nhà tôi bị xét hộ khẩu, một nhóm khác gọi cửa nhà chị Du. Họ đập cửa ầm
ĩ đến độ
chị phải mở cửa. Ông Công chức bước ra, áo quần chỉnh tề. Công an hỏi
giấy tờ
ông và mời ông ra phường. Tôi không nhìn thấy mặt ông Công chức vì tôi
đang bận
rộn với giấy tờ hộ khẩu nhà tôi.
Thím Hai Hiếu
hớt hải hỏi: “Chị Du, thằng Út có ngủ quên dưới gầm giường của chị
không?”
“Không có.”
Chị Du trả lời cụt ngủn.
Theo đám người
ra cổng, tôi thấy có một đường kiến bò vòng quanh những cái lu chứa dưa
cải của
bà Tám. Mọi năm cây mận có nhiều trái ngọt nên có kiến nhưng năm nay
cây mận
không có trái nào. Thấy cây mận héo rũ, tôi ngạc nhiên vì suốt buổi
khám hộ khẩu
trong cơn nhốn nháo tôi quên cái nóng điên người.
Có người hỏi
thằng Út có trốn trong lu không? Trước sân nhà bà Tám, dọc theo hồ chứa
nước là
hàng lu cao đến ngực dùng để chứa dưa cải. Sau khi nhúng dưa cải vào
nước nóng,
cải được xếp vào lu và rải muối hột, một lớp cải còn nguyên bẹ, một lớp
muối,
sau đó cho nước muối nấu để nguội vào và đậy kín bằng những cái nắp lu
rất nặng.
Bà Tám biết
võ Bình Định. Thỉnh thoảng dạy Ngọc và Kim Ngà tập võ trước hàng lu. Có
lần ông
Tám, sau khi nhậu say đánh con và chửi vợ, bà Tám bế bổng ông chồng của
bà, ném
ông vào một cái lu đang mở nắp. Ông rơi vắt trên miệng lu, cái mông nằm
trong
lu tay chân bên ngoài không ra được phải nhờ người kéo ông ra.
Thằng Út
không thể nào leo lên miệng lu được. Tuy nhiên bà Tám cũng thử ra hàng
lu để kiểm
soát. Thấy hàng kiến rất dài bò ngoằn ngèo quanh hàng lu bà đi theo. Út
nằm dưới
đất, giữa mấy kẽ lu. Kiến bu đầy mắt mũi của nó. Giun lãi bò ngo ngoe
ra miệng
mũi của thằng Út. Có lẽ trời nóng quá Út tìm bóng mát giữa những hàng
lu và vì
bệnh, chết luôn ở đó. Giun lãi trong bụng của Út, bò ngược ra đi tìm sự
sống.
Mùi hôi thối phát ra từ xác của Út chứ không phải cây mận.
Tôi suy nghĩ
mãi tại sao anh Hiền không leo từ nhà tôi qua nhà anh, hay leo lên mái
nhà. Có
lẽ anh tuy có sức mạnh, biết dùng súng và dao, nhưng không biết đánh đu
lộn ngược
lên mái nhà như hiệp sĩ trong phim kiếm hiệp. Khoảng cách từ nhà tôi
sang nhà
anh khá xa, anh không thể nhảy vì không có thế, và không thể chạy lấy
trớn. Nếu
nhảy có thể sập lan can. Thêm một điều nữa là chân của anh quá ngắn,
anh không
thể xoạc chân từ lan can này qua lan can kia. Vâng, anh rắn chắc như
lực sĩ
nhưng chỉ mỗi tội anh lùn quá.
Những cánh cửa
đóng lại ngày hôm đó đóng luôn tương lai anh du đãng tên Hiền mà không
hiền, mối
tình vụng trộm của chị Du và ông công chức. Ông Công chức bị tạm giữ
cho đến
khi vợ ông mang hộ khẩu nhà ông đến chuộc ông ra. Chắc chắn ông không
thể giấu
quan hệ của ông với chị nữa. Chị Du bị mất nguồn tài trợ và vài tháng
sau chị
phát hiện chị có mang đứa con thứ nhì. Anh Hiền đi cải tạo biệt dạng.
Cây mận
xanh gục chết. Tôi nhìn cái hẻm cụt, nhìn cây mận héo, nhìn những cái
cửa đóng
mà nghĩ về tương lai của bé Tí và của chính tôi. Tôi thấy sắp chết ngộp
trong
hơi nóng.
Nguyễn Thị Hải
Hà
Note: Đọc truyện này trên Gió O. Lôi về TV, sau khi đã sửa lỗi chính
tả, hỏi ngã!
NQT