*

1





Cái sự tự thổi mình, trên trang nhà của mình, thì là chuyện rất ư là bình thường ở trên đời, theo cái nghĩa ta về ta tắm ao ta, đồ sạch đồ dơ, đồ gì thì gì, thì cũng giặt rũ xong, phơi ở sau nhà, có gì là bất bình thường, có gì là măng tàn heo [mental health] có vấn đề [disorder]?
Còn hơn là mang khoe trên Blog VOA!
Nhà của Gấu, Gấu muốn làm gì thì làm, muốn treo hình ai thì treo vậy mà một đấng đệ tử của Thầy Cuốc mail, hoạnh họe, tại sao mi bắt ta phải coi hình con cháu của mi? Tại sao mi không mở một diễn đàn cho ta post còm, viết bài…?
Khủng đến thế, thì mới là mental health disorder chứ?
Ngay cả chuyện đụng độ giữa Gấu và Thầy Cuốc, thì cũng chuyện cá nhân, dù liên quan tới một vấn đề văn học, kệ cha hai thằng cha đó, tại sao đám đệ tử xúm vô sủa như một bầy chó điên?
Ly kỳ nhất là một ông ghé nhà, xưng bạn già của Gấu, chửi chủ nhà sao già rồi không chịu nghỉ ngơi, tiêu dao cho khỏe cái thân, sao còn ảo tưởng này ảo tưởng nọ. Gấu dạ dạ vâng vâng. Khách về rồi mới vỡ ra không phải bạn già, mà bợm già!
Còn cái chuyện chê bai người khác, người khác ở đây, đều là những cá nhân có vấn đề, không thể bỏ qua, vì nó liên quan tới rất nhiều người, rất nhiều vấn đề rất ư là quan trọng, những vấn đề này lại liên quan đến Cái Ác, Cái Xấu… của dân Mít chúng ta!

Tự truyện một người vô tích sự

Trong đời sống, mất mát nhiều hơn là thu nhận. Cây lúa sẽ không trổ bông, nếu trước đó nó không chết đi. Hãy sinh động một cách không mệt mỏi, nhìn về tương lai và nuôi dưỡng bằng những nguồn dự trữ sống chất chứa từ trí nhớ và sự lãng quên. It is more important in life to lose than to acquire. The grain will not sprout unless first it dies. One must remain untiringly alive, looking into the future and feeding on the living reserves which memory and oblivion together accumulate. - BORIS PASTERNAK “An Essay in Autobiography” 

Câu này, có lẽ nên dịch là:
Trong cuộc sống, cái mất quan trọng hơn cái được. Hạt lúa nếu không chết đi thì làm sao nẩy mầm. Con người phải luôn luôn tỉnh táo nhìn về tương lai, và nuôi dưỡng nguồn đời bằng hồi nhớ và lãng quên, cả hai cùng tích tụ lại.
Đại khái như thế.

Câu bạn ta dịch bỏ, và dịch sái đi, hai chữ quan trọng, có gạch đít, ở trên.
André Gide hình như có cuốn “Si le grain ne meurt”, là cũng ý này mà ra.

 
Tại sao Nguyễn Tôn Hiệt?

Vì tôi muốn tìm cách đảo ngược cái tên của tôi theo một cách nào đó. Nguyễn Tôn Hiệt (NTH) tức là Ngoc-Tuan Hoang (NTH). Đơn giản là thế.
Việc sử dụng bút danh khác cho thơ của tôi xảy ra trong thời gian tôi say mê Fernando Pessoa (1888-1935). Nhà thơ Bồ-đào-nha này có 72 bút danh khác nhau cho 72 khuôn mặt văn học khác nhau của mình. Mỗi bút danh đều được Pessoa viết cho một tiểu sử khác nhau, với những chi tiết hoàn toàn khác nhau về tính tình, tư tưởng, bút pháp… Nổi tiếng nhất là các bút danh Alberto Caeiro, Ricardo Reis, Álvaro de Campos, Bernardo Soares, C. Pacheco, vân vân. Sau khi Pessoa qua đời, người ta mới dần dần khám phá ra rằng 72 nhà thơ ấy chỉ là một người!
Ấy thế mà tôi lại không giấu nổi mình như Pessoa.
Nguồn

Người mắc bợm NTH, đầu tiên, là GNV!
Trước đây, người mắc bợm HN, đầu tiên, cũng GNV!
Một ông Mít thử đủ thứ trò, chẳng trò nào nên thân, vậy mà dám ‘bác bác tôi tôi’ với Pessoa!
Trong 72 phép thần thông của Pessoa, có ‘tuyệt kỹ’, nhổ sợi lông chân của mình, thổi phù một cái, biến thành một Pessoa khác.
Nhưng có bao giờ ông làm nhục mình, biến thành một tên cớm đâu?
Trong khi đó, HNT, HN, NTH đều làm nghề chính, là cảnh sát văn học!
*
Ấy thế mà tôi lại không giấu nổi mình như Pessoa.
Láo thế!
*

"Trang TV bị virus chui vô PC, rồi chôm password, rồi mò lên net, may
độc giả báo động kịp, server đã làm sạch."
TV

Làm sao độc giả biết virus chui vô PC của ông, chôm password của ông,
mò lên net của ông?
Láo thế.
Này, nếu trang TV là "phơi đồ ở sân sau" thì ra thông báo cùng độc giả làm gì?
Mời họ vào xem phơi đồ ở sân sau ư?
Láo thế.
Nhất lé nhì lùn.

Bữa trước G nhận được cái mail trên, lầm của một ông bạn họa sĩ, vì cũng tên T.
Đã trân trọng trả lời, [do trục trặc kỹ thuật, trang TV có bài trả lời này đã bị xóa]
Nay coi lại, hóa ra của đệ tử hoặc bạn của thầy Cuốc.
Trân trọng xin lỗi hai ông bà T/H.
NQT

Nói cho ta biết bạn mi là ai, ta sẽ cho mi biết, mi là ai. Đọc những câu văn hoang tưởng của NTH, Gấu này mới hiểu ra ông quả xứng là bạn của thầy Cuốc:

Ngô Tự Lập viết: “Đọc những bài của Nguyễn Tôn Hiệt, mà bây giờ tôi được biết chính là Hoàng Ngọc-Tuấn…”

Anh khám phá điều ấy thì cũng muộn gần bằng tái khám phá châu Mỹ!

Tháng 12 năm 2004, sau khi viết bài thơ “Đứa con của cơn hảo mộng”, Tôi đã lấy bút danh Nguyễn Tôn Hiệt, vì lúc ấy tôi tự thấy quan niệm và bút pháp thơ của tôi bắt đầu có sự thay đổi. Trước kia, Hoàng Ngọc-Tuấn không làm thơ như thế, vậy hãy khai sinh một cây bút thơ mới. Tại sao Nguyễn Tôn Hiệt? Vì tôi muốn tìm cách đảo ngược cái tên của tôi theo một cách nào đó. Nguyễn Tôn Hiệt (NTH) tức là Ngoc-Tuan Hoang (NTH). Đơn giản là thế.

Việc sử dụng bút danh khác cho thơ của tôi xảy ra trong thời gian tôi say mê Fernando Pessoa (1888-1935). Nhà thơ Bồ-đào-nha này có 72 bút danh khác nhau cho 72 khuôn mặt văn học khác nhau của mình. Mỗi bút danh đều được Pessoa viết cho một tiểu sử khác nhau, với những chi tiết hoàn toàn khác nhau về tính tình, tư tưởng, bút pháp… Nổi tiếng nhất là các bút danh Alberto Caeiro, Ricardo Reis, Álvaro de Campos, Bernardo Soares, C. Pacheco, vân vân. Sau khi Pessoa qua đời, người ta mới dần dần khám phá ra rằng 72 nhà thơ ấy chỉ là một người!

Ấy thế mà tôi lại không giấu nổi mình như Pessoa. Ngay sau khi viết được một số bài thơ theo bút pháp mới, rồi tung ra cái “Tuyên ngôn về THƠ THỰC HIỆN” vào tháng 5 năm 2005, tôi đã gửi nó đi “tiếp thị” với các bạn văn của tôi ở Úc, ở Mỹ, và các bạn văn “ngoài luồng” ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang… Sau đó, tôi mở một trang Yahoo 360 cho Nguyễn Tôn Hiệt, trong đó tôi đăng thơ và những bài viết châm biếm, phê phán chính trị, rồi tôi nối kết với nhiều bạn cũ và mới, và tôi cho những người đáng tin cậy biết Nguyễn Tôn Hiệt tức là Hoàng Ngọc-Tuấn. Sau khi Yahoo 360 sập tiệm, tôi mở trang Facebook và trên đó tôi cũng trao đổi với các bạn bè cũ mới như Hoàng Ngọc-Tuấn, và như Nguyễn Tôn Hiệt. Gần đây nhất, tôi tình cờ gặp cô bé Joyce Anne Nguyen trên Facebook và tôi đã cho cô bé biết rằng: “Bác cũng là Nguyễn Tôn Hiệt!” Chẳng có gì để giấu! Tôi đã từng bị cấm nhập cảnh Việt Nam một lần, và bị thu hồi visa Việt Nam một lần (việc này tất cả các bạn văn thân thiết của tôi ở Úc và Sài Gòn đều biết), và tôi không muốn về Việt Nam nữa, cho đến khi nào quê hương tôi thực sự trở thành một quốc gia tự do và dân chủ.

Trong gần 6 năm qua, những bài thơ và văn của Nguyễn Tôn Hiệt đã lan đi khắp nơi, và hầu như rất nhiều dân văn nghệ ở Việt Nam, đặc biệt ở Sài Gòn, đều biết Nguyễn Tôn Hiệt là ai, (chẳng hạn, có thể thấy trong một cảm tưởng của nhà thơ Trần Tiến Dũng). Trước đây, giá như tôi có dịp trao đổi thường xuyên với anh Ngô Tự Lập thì chắc chắn là tôi đã cho anh biết rồi, chứ đâu phải đợi đến bây giờ anh mới “được biết” (do một bạn văn nào đó ở Hà Nội nói lại?).

Nguyễn Tôn Hiệt thường viết văn xuôi theo lối hài hước, châm biếm. Và từ đầu cuộc tranh luận này, tôi đã dùng kiểu ngôn ngữ đó để đối đáp với Ngô Tự Lập. Nhưng dần dần, cuộc tranh luận trở nên căng thẳng hơn, và tôi không thể dùng lối văn đùa cợt được nữa. Vì thế, Nguyễn Tôn Hiệt đành phải tiếp tục cuộc tranh luận bằng giọng văn Hoàng Ngọc-Tuấn vậy.
Nguồn

Đành tẩy uế những dòng hoang tưởng trên đây, bằng một Pessoa thứ thiệt vậy!

*

Tôi nghe trong đêm, qua con phố,
Xa thật xa,
Từ một quán hầm cũng khu lối xóm,
Một điệu nhạc xưa, không rõ ra là từ một bản nhạc nào.
Nó làm tôi bất thình lình nhớ ơi là nhớ
Điều mà tôi chẳng bao giờ nhớ. 

Điệu nhạc xưa ư? Cây ghi ta cũ
Tôi không thể nói gì về điệu nhạc, chịu thua…
Tôi cảm thấy nỗi đau chạy rần rần trong máu, nhưng chẳng làm sao nhìn thấy móng sắc thương đau
Tôi cảm thấy, không khóc, mà đã khóc.

Quá khứ nào, của ai, điệu nhạc mang về cho tôi?
Chẳng phải của tôi, chẳng phải của ai, mà chỉ là quá khứ
Mọi chuyện đều đã chết
Đối với tôi, đối với mọi ngườì, trong một thế giới đã bỏ đi 

Đó là thời gian, nó lấy đi cuộc đời
Đời khóc, và tôi khóc, trong một đêm buồn bã
Đó là nỗi đau, nỗi than van
Về tất cả cõi đời, bởi vì đó là cõi đời
Pessoa

Toàn bài thơ làm nhớ câu thơ của Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."

Hôm nay, tôi bị đánh gục, như thể tôi biết được chân lý
Hôm nay, tôi sáng suốt, như thể tôi sắp lìa đời
Pessoa

Nhà thơ Bồ Đào Nha, Pessoa nói về sự nổi tiếng, "Đôi khi tôi nghĩ về những con người nổi tiếng, và cảm thấy tất cả nỗi phiền hà của nó. Nổi tiếng là chuyện tầm phào. Nó gây thương tổn tới cảm tính của bất cứ một ai.... Nổi tiếng là mất tiêu luôn cuộc đời riêng tư của mình... Những bức tường bảo vệ sự riêng tư biến thành những tấm gương... Trở thành nổi tiếng là mất tiêu luôn cơ may trở về lại với cõi u tối. Nổi tiếng là hết thuốc chữa. Như thời gian, làm sao có chuyện đảo ngược.

[Xin coi bài "Những Dấu Chân của Một Cái Bóng", đã đăng trên Tin Văn].

Trên TV còn nhiều trang dành cho Pessoa.

'Bác cũng là Pessoa Mít đấy cháu ạ'!


Tại sao NTH?

Tháng 12 năm 2004, sau khi viết bài thơ “Đứa con của cơn hảo mộng”, Tôi đã lấy bút danh Nguyễn Tôn Hiệt, vì lúc ấy tôi tự thấy quan niệm và bút pháp thơ của tôi bắt đầu có sự thay đổi. Trước kia, Hoàng Ngọc-Tuấn không làm thơ như thế, vậy hãy khai sinh một cây bút thơ mới. Tại sao Nguyễn Tôn Hiệt? Vì tôi muốn tìm cách đảo ngược cái tên của tôi theo một cách nào đó. Nguyễn Tôn Hiệt (NTH) tức là Ngoc-Tuan Hoang (NTH). Đơn giản là thế.

Việc sử dụng bút danh khác cho thơ của tôi xảy ra trong thời gian tôi say mê Fernando Pessoa (1888-1935). Nhà thơ Bồ-đào-nha này có 72 bút danh khác nhau cho 72 khuôn mặt văn học khác nhau của mình. Mỗi bút danh đều được Pessoa viết cho một tiểu sử khác nhau, với những chi tiết hoàn toàn khác nhau về tính tình, tư tưởng, bút pháp… Nổi tiếng nhất là các bút danh Alberto Caeiro, Ricardo Reis, Álvaro de Campos, Bernardo Soares, C. Pacheco, vân vân. Sau khi Pessoa qua đời, người ta mới dần dần khám phá ra rằng 72 nhà thơ ấy chỉ là một người!

Ấy thế mà tôi lại không giấu nổi mình như Pessoa. Ngay sau khi viết được một số bài thơ theo bút pháp mới, rồi tung ra cái “Tuyên ngôn về THƠ THỰC HIỆN” vào tháng 5 năm 2005, tôi đã gửi nó đi “tiếp thị” với các bạn văn của tôi ở Úc, ở Mỹ, và các bạn văn “ngoài luồng” ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang… Sau đó, tôi mở một trang Yahoo 360 cho Nguyễn Tôn Hiệt, trong đó tôi đăng thơ và những bài viết châm biếm, phê phán chính trị, rồi tôi nối kết với nhiều bạn cũ và mới, và tôi cho những người đáng tin cậy biết Nguyễn Tôn Hiệt tức là Hoàng Ngọc-Tuấn. Sau khi Yahoo 360 sập tiệm, tôi mở trang Facebook và trên đó tôi cũng trao đổi với các bạn bè cũ mới như Hoàng Ngọc-Tuấn, và như Nguyễn Tôn Hiệt. Gần đây nhất, tôi tình cờ gặp cô bé Joyce Anne Nguyen trên Facebook và tôi đã cho cô bé biết rằng: “Bác cũng là Nguyễn Tôn Hiệt!” Chẳng có gì để giấu! Tôi đã từng bị cấm nhập cảnh Việt Nam một lần, và bị thu hồi visa Việt Nam một lần (việc này tất cả các bạn văn thân thiết của tôi ở Úc và Sài Gòn đều biết), và tôi không muốn về Việt Nam nữa, cho đến khi nào quê hương tôi thực sự trở thành một quốc gia tự do và dân chủ.

Note: Trong 72 khuôn mặt khác nhau của Pessoa, không có khuôn mặt nào là cớm văn nghệ cả!
Chán thế!

'Bác cũng là Pessoa Mít đấy cháu ạ'! Chẳng có gì để giấu!
*

TTT, tại sao?

Chị Nga, bà xã bạn C, cho Gấu biết, lần gặp lại hai ông bà trong đám Thất Hiền, tại San Jose, khi nhà thơ mất, vợ chồng chị đã từng gặp cô Thanh Tuyền ở ngoài đời.

Bất giác G. lại nhớ lần Cụ kể, khi, một trong những người yêu đầu đời của thi sĩ, chắc hẳn, đi lấy chồng, đêm nằm, thi sĩ ngủ không được, lăn lộn, gãi sồn sột, cụ thương hại, biểu ông tương lai thi sĩ, thôi, ráng học, sau này còn khối em!
Ông anh nghe được, gắt um lên, những chuyện như thế mà mẹ cũng kể cho thằng Trụ nó nghe!

Có gì liên hệ giữa Sơ Dạ Hương, và Nguyễn Quốc Trụ, người viết phê bình sau này?

Tôi vẫn nghĩ truyện ngắn, tiểu thuyết là hoàn toàn bịa đặt, như vậy, chỉ có một con người bịa đặt mới xứng đáng là tác giả của nó. Sau này, tôi dùng tên cúng cơm, vì phải đối diện với một thực tế: những người viết, và những tác phẩm của họ. Tôi không muốn họ nghĩ rằng, một kẻ nào đó, dưới một cái tên giả, bầy đặt những sự thực, hay dối trá, về tác phẩm của họ. Vả chăng, khi viết phê bình, tôi nhận ra, nó cũng chỉ là một hình thức khác của giả tưởng. Một bạn văn mới quen, nhân chuyến đi này, nhận xét về những truyện ngắn trong Lần Cuối của tôi: Chỉ có mỗi một truyện, viết đi viết lại, và là tự truyện. Tôi tự hỏi, chúng sẽ ra sao, với bút hiệu Sơ Dạ Hương?

Một cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là thực.
*

HNT, khi sử dụng bút hiệu này, đã từng khám phá ra HNH ngụy tạo tài liệu. Và khi, dưới bút hiệu HN, tố cáo NQT dịch sai cái tít 'Viện sĩ ưu tú nhân dân' của 'nghiên cứu sinh' Steiner, ông cho biết, HN là bút hiệu ông đã từng sử dụng, dành riêng cho dịch thuật, cho một tờ báo ở xứ Tây Vực!
Bây giờ ông sử dụng bút hiệu NTH để tố cáo một người đã từng cộng tác với Tiền Vệ là NTL
Nhờ mấy vụ làm cớm văn học mọi người mới biết tới ông!
Kỳ tới G sẽ lèm bèm về vụ án văn học: Cớm văn học, có cần thiết không?

*

Tôi viết để trả thù cho Lưu Quang Vũ…
DTH

Gấu đọc, và nhân đang đọc một bài điểm sách về một tay chuyên viết trinh thám người Hoa, Qiu Xialong, ông cũng viết như thế, trong thư gửi độc giả: Tặng cho tất cả những người đã đau khổ vì Mao —“For all those suffered under Mao.”
Tình cờ Gấu đọc tờ Điểm Sách London, mới biết tới Qiu. Cuốn đầu tay của ông được coi là số 1, bởi giới báo chí, trong có tờ Báo Phố Tường: Một trong năm cuốn số 1 của mọi thời!
Nhưng, không phải số 1 về tiểu thuyết trinh thám, mà là về chính trị!
Khen như thế mới bảnh chứ!
Khen cũng bảnh, mà được khen lại càng bảnh!
Một cuốn nữa, trong số năm cuốn số 1, tiểu thuyết chính trị, là Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler!
Cuốn đầu tay của Qiu: Cái chết của một Nữ Hồng Vệ Binh [tạm dịch, không biết có đúng không cái tít bằng tiếng Anh, Death of a Red Heroine].
Cái tít này, là từ cái tít Hồng Lâu Mộng mà ra, theo người điểm, trên Điểm Sách London, số 18 Tháng Chạp, 2008, khi đọc cuốn mới nhất của Qiu: Red Mandatin Dress. Ông này, quái, vì bản đầu tay cho ra lò, cho Tây Phương, là bản dịch tiếng Tây: As before, the French edition came out first. Ông "còn" là một thi sĩ
*
When Qiu Xiaolong was a boy in Shanghai, Red Guards loyal to Mao Zedong ransacked his parents' home. The thugs took jewelry, books and anything else associated with a bourgeois lifestyle. But they left a few photo magazines. In one, Qiu saw a picture of a woman wearing a red qipao, the form-hugging Chinese dress that became an emblem of capitalist decadence during the Cultural Revolution.

Decades later, the stirred memory of that photo suggested the plot of Qiu's Red Mandarin Dress, the fifth and latest of his popular, Shanghai-set Inspector Chen detective novels. This time, Qiu's hero, a cop and poet, is on the trail of a serial killer who dresses his female victims in tailored qipao dresses — a macabre gesture freighted with political meaning. As in the previous books, the investigation leads Inspector Chen to a brutal legacy from the past, for even the most vicious of Qiu's criminals are victims of China's bloody history. So, incidentally, are many of the people close to the author. "My mother had a nervous breakdown at the beginning of the Cultural Revolution and she never really recovered," Qiu says. "But I also have friends who suffered even worse things. I'm not saying they're dead or anything. But they're really ruined. Their life, dreams, career — gone."
Time [Thời Báo]

Khi Qiu còn là một đứa trẻ ở Thượng Hải, Hồng Vệ Binh trung thành với Mao đã lục soát nhà cha mẹ ông. Chúng lấy đi nữ trang, sách vở, và bất cứ một thứ gì liên quan tới cuộc sống trưởng giả, nhưng vứt lại vài tờ báo hình. Trong một tờ, Qiu nhìn thấy bức hình một người đàn bà bận áo xẩm đỏ, thứ áo đặc biệt của người TQ, sau trở thành biểu tượng của sự sa đọa thoái hoá của tư bản trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.
“Lần đầu nhìn thấy bức hình, tôi sững sờ vì vẻ đẹp,” Qiu nói, lúc này ông 54 tuổi, trông thư sinh nho nhã như một giáo sư trung học. Cũng là tự nhiên khi tôi nghĩ rằng, những con người ở trong những bức hình như thế này từ một gia đình có gốc rễ trưởng giả, và như thế, chắc là họ đã chịu đựng rất nhiều đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Chuyện gì đã xẩy ra cho họ.
Nhiều chục năm sau, kỷ niệm về bức hình vẫn khuấy động trí tưởng của ông, và là nguồn hứng khởi khiến ông viết “Áo đỏ tiểu thư” [tạm dịch Red Mandarin Dress]
Mẹ tôi sụm xuống, khi Cuộc Cách Mạng Văn Hoá nổ ra, và chẳng bao giờ hồi phục. Nhưng tôi có bạn bè còn khốn đốn hơn nhiều. Tôi không nói, họ chết. Nhưng họ hoàn toàn tiêu ma, điêu tàn, huỷ diệt. Đời của họ, mộng của họ, nghề nghiệp của họ. Đi hết.
Một nhà văn nữ, ra đi từ Miền Bắc, có một loạt bài về một miền đất, khi nó chưa đi cả, đi hết. Thay vì cái áo dài tiểu thư của một cô xẩm, như của Qiu, thì là một cái bát cổ.
Thứ dễ vỡ nhất.
NKTV

Tại sao NTH?

Nhắc tới cớm, có cớm liền!
Ghé tiệm phở nổi tiếng của thành phố Một Vạn Con Voi, rồi ghé tiệm sách bên kia đường, của một anh mũi lõ, vợ Lào, vớ được cuốn trên, làm quen anh cớm nổi tiếng, thứ thiệt, của Qiu Xiaolong, Inspector Chen. Cớm, ngoài ra còn là nhà văn, nhà thơ, thứ thiệt, rất mê Eliot.
Đọc và nhập liền vào không khí của câu chuyện, mê liền anh cớm, và càng chán anh cớm dởm nhà văn nhà biên khảo nhà thơ dởm xứ Mít!


Tôi luôn luôn chẳng là cái quái gì
Tôi muốn là cái quái gì cũng không được
Nhưng tôi có trong tôi tất cả những giấc mộng của thế gian…"
Fernando Pessoa


Sontag tóm tắt sự khác biệt giữa bà và các trí thức Hà Nội thời ấy: “Khung nhận thức của họ mang tính lịch đại (chronological). Còn khung nhận thức của tôi lại vừa lịch đại vừa địa lý (geographical).” (trang 23-25)
“Địa lý”, thật ra, chỉ là cách gọi khác của khái niệm đồng đại (synchronical).
NHQ Blog VOA

Thầy Cuốc hiểu không đúng, mấy thuật ngữ trên.

Chrono… là, có tính biên niên, cứ theo thời gian trước sau mà kể ra. Còn synchro, có tính đồng bộ.
Từ này, phải dân kỹ thuật mới hiểu thật rành về nó. Gấu có kinh nghiệm về từ này, thời gian làm chuyên viên cho UPI, gửi hình ảnh chiến tranh VN, theo phương pháp vô tuyến điện, tới Tokyo, Manila, Paris. Trước khi chuyển hình, thì phải chuyển tín hiệu ‘pulse’, xung động, những xung động từ máy phát được chuyển tới máy nhận, để cho máy nhận chuyển động đồng bộ với máy phát.
Khi hai ống ru lô của hai máy quay đồng bộ với nhau, thì lúc đó mới chuyển tín hiệu hình được.
Còn địa lý, là.. địa lý, cái này thì ai cũng hiểu, chỉ thầy Cuốc không hiểu!
Nói rõ hơn, chrono là biên niên, còn synchro là đồng bộ, không thể hiểu là lịch đại và đồng đại như thầy Cuốc.

Nhưng phải một người Đông phương, như Tolstaya, thì mới thấm hai từ trên, và đẩy nó tới cực điểm, khi nhận định, Tây phương sống bằng văn minh, còn Đông phương, lịch sử.

Gấu đã mượn ý niệm này để giải thích trường hợp NHT, và tại sao Bác lại ‘bác bác tôi tôi' với 'Bác' Trần Hưng Đạo:

Trên Hợp Lưu, 6/92, sau khi đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần Vũ, và Phẩm Tiết, của Nguyễn Huy Thiệp, Trương Vũ đã đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai truyện ngắn đó là những sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác 'không' và 'không thể' "bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ý thừa sức thấy rõ điều đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ được xây dựng với những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng 'táng đởm' vì những nét đó. Không vì đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà vì đó là một nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không thấy được sự công bình cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách hư cấu như vậy. Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?"
Đụng vào một nhân vật lịch sử cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lý do như Trương Vũ đưa ra, "mà vì đó là một nhân vật có thật, và có như mọi người được biết", còn một lý do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con người. Joseph Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần đầu ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mã làm ông nhớ đến cô giáo dậy môn sử, và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus, Flavius... toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lý do, theo ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào còn đen kịt, sặc mùi thuốc súng, vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đã ăn sâu vào bộ óc non nớt của chúng ta, không dễ gì bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng người" không dễ dàng, khi cố tình xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là "nhiệm vụ" của nhà nước, không phải của nhà văn.

Theo chân C. Lévi-Strauss, người viết xin mượn ý tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại" Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ 21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu Châu, bằng văn minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời thuở nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà chỉ còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền, những ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?" "Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó". 

Hình như có một tác giả ngoại quốc đã để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế bên một số truyện của Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, và luôn cả, tình yêu không được chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ". Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại "thực" của ông, một "nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực tại "mộng", của ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh Nguyễn Huệ "nhét" gì gì đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần Bắc Hà", không phải theo kiểu, "chỉ còn có tôi" của Nguyễn Hữu Chỉnh, hoặc "tôi nhét điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn Tuân. Tại sao lại là Nguyễn Huệ? 

Bởi vì còn bao nhiêu kẻ muốn bắt chước ông, "chỉ có một nửa": tới Thăng Long rồi ở lì lại. Phải chăng, chính vì vậy mà đã xẩy ra cơn xuất huyết não, hiện tượng chất xám thiên di vào Nam, hoặc ra hải ngoại, theo kiểu "cái cột đèn đi được nó cũng đi", hoặc, "Tôi ở đâu, văn chương Đức ở đó", của Thomas Mann, khi bỏ nước Đức qua Hoa Kỳ, hoặc "Nước Nga bây giờ ở ngoài nước Nga", của Solzhenitsyn, khi bị bắt bí, "Đi thì đi luôn, đừng trở về", mà nhà nước Xô viết đã từng "hù dọa", và đã thành công, với Pasternak. 

Câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại là Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ý niệm tác giả xuất hiện vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa" (individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương, triết học, và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu có tác giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu tên, khi cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta, (và chắc là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours), không phải là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt trong "trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro. Nhìn theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu, khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng, điều báng bổ có khi thật cần thiết...
Truyện ngắn, tình yêu và chiến tranh

Cái hành động, thái độ, 'xoa đầu, moa toa' với VP, MT của NHQ, là muốn sống bằng lịch sử, thay vì bằng văn minh, coi hai ông trên là ‘đồng đại’ với thầy Cuốc.
Và Brodsky mới 'chửi cho', phải có tôn ti trật tự, không cá mè một lứa được!

NOTES ABOUT BRODSKY

 BRODSKY'S PRESENCE acted as a buttress and a point of reference for many of his fellow poets. Here, was a man whose work and life always reminded us that despite what is so often said and written today, a hierarchy does exist. This hierarchy is not deducible through syllogisms, nor can it be decided upon by discussion. Rather, we confirm it anew every day by living and writing. It has something in common with the elementary division into beauty and ugliness, truth and falsehood, kindness and cruelty, freedom and tyranny. Above all, hierarchy signifies respect for that which is elevated, and disdain, rather than contempt, for that which is inferior.
The label "sublime" can be applied to Brodsky's poetry. In his fate as a representative of man there was that loftiness of thought which Pushkin saw in Mickiewicz: "He looked upon life from on high."
In one of his essays Brodsky calls Mandelstam a poet of culture. Brodsky was himself a poet of culture, and most likely that is why he created in harmony with the deepest current of his century, in which man, threatened with extinction, discovered his past as a never-ending labyrinth. Penetrating into the bowels of the labyrinth, we discover that whatever has survived from the past is the result of the principle of differentiation based on hierarchy. Mandelstam in the Gulag, insane and looking for food in a garbage pile, is the reality of tyranny and degradation condemned to extinction. Mandelstam reciting his poetry to a couple of his fellow prisoners is a lofty moment, which endures.
With his poems, Brodsky built a bridge across decade, of hackneyed Russian language to the poetry of his predecessors, to Mandelstam, Akhmatova, Tsvetaeva. He was not a political poet, for he did not want to enter into polemics with an opponent that was hardly worthy of him. Instead, he practiced poetry as a particular type of activity which was not subject to any apparent dimensions of time.
To aim directly at a goal, refusing to be deflected by voices demanding one's attention. This means one is capable of distinguishing what is important, and hewing only to this goal. That is precisely what the great Russian writers were able to do, and they deserve to be envied for that.
Brodsky's life and creative work aim straight at fulfillment like an arrow at its target. Of course, this is a delusion, just as with Pushkin or Dostoevsky. So one must conceive of it differently. Fate aims straight for its target, while he who is ruled by fate is able to decipher its main lines and understand, even if only vaguely, what he has been called to.
[suite]
Milosz

Sự hiện diện của Brodsky bảnh, hách, chẳng khác gì một cây cột trụ chống đỡ, hay ngọn hải đăng cho rất nhiều bạn thơ của ông. Ở đây, là một con người mà tác phẩm và cuộc đời của người đó luôn luôn nhắc nhở chúng ta, mặc dù lũ ngu si, bất tài thường lải nhải, phải có cái mới, phải có ‘hạ vệ’, phải có ‘hạ hiện đại’, thì vẫn có đẳng cấp. Đẳng cấp này, thì không được rút ra từ ba trò tam đoạn luận, hay trao đổi, đối thoại, tranh luận cái mẹ gì. Nó là điều mà chúng ta làm mới hàng ngày, bằng cách sống và viết. Nó có một điều gì thân thuộc với sự phân chia rất ư là tiểu học, bình dân, và cũ xì, giữa đẹp và xấu, thực và giả, thân ái và độc ác, tự do và bạo tàn. Trên hết, đẳng cấp có nghĩa là kính trọng đối với bậc trưởng thượng, với điều cao cả, và ghê tởm, chán ngán, chứ không phải khinh miệt, cái hạ cấp, hạ vệ!
Những mỹ từ như ‘tuyệt cú mèo’, ‘thần sầu’ có thể áp dụng cho thơ Brodsky. Trong số mệnh của ông, như là kẻ đại diện con người, có cái đỉnh cao vời vợi của tư tưởng, và đây là điều mà Pushkin nhìn thấy ở Mickiewicz: “Ông ta từ trên ngọn đỉnh trời ngó xuống thế gian”. Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là nhà thơ văn hóa. Brodsky, chính ông, cũng là một nhà thơ văn hóa, và có thể chính vì thế mà ông trước tác hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám phá ra quá khứ của nó, như là một mê cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê cung, chúng ta khám phá ra một điều, là, bất cứ cái chi, nếu mà sống sót từ quá khứ, thì đều là hệ quả của nguyên lý ‘mày khác tao, tao khác nó, nó khác mày’, tức nguyên lý dựa trên đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa đầu hay nâng bi ông tiên chỉ, ông Trùm văn nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.
Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt. Nhà thơ đọc thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.
*

Từ ‘chronological’… ra ‘chronique’, ‘ký’, từ ‘ký’ ra… tiểu thuyết:

Tiểu thuyết, một thế giới về chiều [le monde dégradé], nhân vật chính mang trong người căn bệnh siêu hình [le mal ontologique] - nhân vật chính trong Bếp Lửa cũng mang một con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não - một căn bệnh vô phương cứu chữa: và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Thất bại ở đây có nghĩa, như là sự chia lìa không sao hàn gắn, giữa nhân vật chính và thế giới bên ngoài, sự thụ động ù lì của gã, chỉ vì ý thức của gã quá rộng, trong khi thế giới quá bảo thủ, uớc lệ, không sao thỏa mãn nổi.
Đấy là nội dung của tiểu thuyết.
Về hình thức: Tiểu thuyết bắt buộc, vừa là một truyện ký [biographie] - tiểu sử, cuộc sống của anh chàng tên là Tâm ở trong Bếp Lửa, vừa là một ký sự xã hội [chronique sociale] - xã hội Miền Bắc, thành phố Hà Nội đúng hơn, trong cơn xao động của lịch sử.

Và sau cùng, biểu lộ tình cảm, "Anh yêu quê hương vô cùng, yêu em vô cùng", kết thúc Bếp Lửa, là một điểm vượt [le dépassement], khi đó, tác giả  - tiểu thuyết gia - rời khỏi thế giới về chiều, thế giới mộng ảo của tiểu thuyết, và trở lại đời sống thực [Lưu Nguyễn về trần]. Đó là lúc ý thức tiểu thuyết gia, vượt ý thức nhân vật, để tìm lại cái chính, cái thực [l'authenticité], Lucien Goldmann, diễn ý Lukacs, gọi đó là sự chuyển hoá [la conversion], từ thế giới tiểu thuyết qua thế giới thực, là đời sống mất đi tìm thấy lại.
G đọc BL
 

Khi cuốn ‘Đêm giữa ban ngày’ đang nổi cộm ở hải ngoại, G đã biết, cái tít là từ Koestler, nhưng thấy cũng chẳng đáng khui ra, một phần là do, cái tít tiếng Việt đó, được coi như là chiến lợi phẩm của Miền Bắc, sau khi chiếm được Miền Nam.
Gần đây, đọc một bài điểm sách trên tờ TLS, tác giả bài viết cũng coi ‘đạo văn’ giống như ăn cướp, giải phóng, xâm lược, mang gươm mở nước, dựng nước: một khi chiến thắng, thì tất cả đều là của chúng ông.
Đâu chỉ một VTH, chôm?
Chỉ đến khi một ông trong nước coi VTH đích thực là tác giả của cái tít, thì G mới đành phải lôi cái gốc gác của nó ra.
Trường hợp đạo cái tít của Ông Số 2, là cũng chẳng đặng đừng, như trong bài viết
Tự Kiểm đã trình bầy.

Tuy nhiên, cái việc cố tình bới lông tìm vết, và coi ‘tố cáo đạo văn’ như là 'thiên chức mang tính đạo đức' thì thật quá khốn nạn, theo Gấu.
Bởi vì, một cách nào đó, ‘đạo văn’ thật cần thiết, không có không được, trong văn chương, thế mới thú vị!

Như Borges phán, ở trên, ‘mơ ngày’ chẳng phải là mơ ‘chôm’ mẹ cuộc đời của một nhà văn khác, mà mình quá say mê, như nhà thơ dởm NTH mơ trở thành… Pessoa, ư?
Những mỹ từ như ‘ảnh hưởng’, ‘tiền thân’, mà chẳng nói lên cái ý tưởng trần tục ‘đạo văn’, ư?

Một trong những tổ sư đạo văn là Coleridge, theo như G được biết. Ông là người sáng tạo ra lối viết ‘viết bên lề’, và mang thuật ngữ ‘marginalia’ vô văn học. Những ghi chú bên lề, thì thường đều là những gì ông chôm từ những tác giả khác, và nếu thiếu chúng, thì cái tác phẩm trong lề kia mất hết đi sự quyến rũ của nó!

Khi những con người như Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung… can đảm, hùng dũng đứng lên tố cáo Cái Ác, Cái Độc  của nhà nước VC, họ đâu có nghĩ rằng VC sẽ tha cho họ, nhưng dù thất bại, thì vẫn cứ phải làm, ‘không con thì ai hở mẹ?’, như NTT trả lời vị sinh thành, họ đều có trong đầu câu nói, ý nghĩ của Nguyễn Thái Học, ‘không thành công thì thành nhân’, nhà thơ dởm ‘say mê’ Pessoa làm thơ cám ơn những người đã 'vấp ngã’! Vậy mà cũng được ông bạn quí đưa lên VOA thổi!
Họ đâu có vấp ngã? Làm sao có thể gọi hành động can trường như thế là vấp ngã?

Gấu nghĩ, hay là nhà thơ dởm dùng sai từ, 'gục ngã', trước cường quyền?

*

Borges trong bài viết Những tiền thân của Kafka, đưa ra vấn nạn, theo Gấu, liên quan tới ‘đạo văn’, theo cái nghĩa ‘trái tim của bóng đen’, nghĩa là, ở ‘tận cùng của tận cùng’ của vấn đề: Liệu có văn học, nếu không có đạo văn?
Hay, lương thiện hơn, tao nhã hơn: Liệu có chuyện 'ảnh hưởng'?
Ba búa Trình Giảo Kim mà nhà thơ TTT truyền lại cho GNV liên quan mật thiết đến vấn đề nêu trên.
Búa, hay bài học thứ nhất: Muốn viết văn phải có thầy.
Thầy một cách nào đó, là… tiền thân của một nhà văn!
Riêng về Thầy, theo Gấu có hai loại. Một, là người mà bạn học theo rồi vượt lên, đi xa hơn, đào sâu hơn….
Một, một thứ sư phụ mà bạn biết rằng chẳng bao giờ với tới được.
Nhà văn, thứ tin rằng mình là nhà văn, đều có thầy.
Còn những thứ khác, cũng là nhà văn đấy, đầy rẫy trong thiên hạ, nhưng chỉ viết được một tí ti, một thời gian, là hụt hơi, hoặc dậm chân tại chỗ, hoặc viết thì viết đấy, nhưng chính họ tự biết, giá mà không viết cũng chẳng sao! Có tớ thì chợ cũng thế, mà không có tớ thì chợ vẫn cứ thế!
Dos phán một câu, nhiều người nhắc lắm, nhưng có lẽ ít người nhận ra, đây là một trong ba búa TGK:
« Je me suis contenté de porter à l'extrême ce que vous ne vous êtes jamais aventuré à pousser ne fût-ce que jusqu'à mi-chemin ».
Tạm dịch: Tớ khoái đẩy đến cực điểm, cái chuyện mà thế nhân chỉ dám làm có.. một nửa.
Bất cứ một nhà văn, thứ thực, [“thực”, ít ra, tệ lắm, là với chính mình, khi tin vào chính mình], là phải luôn tâm niệm bài học trên đây của Dos.
Trong quá khứ, làm cái nghề viết tay trái, tức là viết phê bình, điểm sách, sở dĩ Gấu bị chửi, bị coi như.. hủi, ấy là vì, mỗi lần viết, là tìm cách báo động cho tác giả cuốn sách, hãy đẩy đến cực điểm cái điều mà mi chỉ làm được một nửa, ở trong cuốn sách mà Gấu Nhà Văn đang mất công đọc, chỉ vì mi, cho mi chứ không cho Gấu Nhà Văn!
[Ui chao, lại nhớ đến lời khen tặng, ‘rất nhân hậu và cảm động’, của một độc giả: Vị này nhìn thấu "tim đen" của “anh cu Gấu”.]
Hà, hà, hà!

NKTV

Ngay khi talawas vừa xuất hiện, là GNV, đã thay mặt Đảng và Nhà Nước, chúc mừng, và giao trách nhiệm lớn, hãy trở thành một mũi nhọn, một biệt đoàn ‘biệt kích văn nghệ ‘trứ danh, qua bài viết Dịch là Cướp.

Đâu phải cớm văn nghệ trứ danh?

Dịch là cướp 

Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes des terres sereines"  của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ. (1)

Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.
Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!

Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy. 

Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.

Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm.
Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.

NQT

[Bài viết cho diễn đàn talawas, khi mới xuất hiện trên net]


Vụ Án

Chính là do Hoàng Ngọc Tuấn sử dụng nick Hoặc Ngữ mà G. [Gấu] đã trả lời, rất lịch sự. Nhưng khi ông HN lên tiếng tự nhận mình là HNT, thì G mới hỡi ơi, và chào thua, nghĩa là nín re.Vì thời gian đó, mối giao hảo giữa G và băng đảng Hậu Vệ vẫn còn tốt đẹp, giả như HNT cần chỉ cho G biết, từ đó, đó, dịch sai, chỉ cần một cái mail. Nếu cảm thấy quan trọng, viết bài, cũng được, nhưng phải dùng tên HNT, như hai bên đã từng quen biết. Khi dùng một cái tên lạ hoắc như thế, là phải có ‘uẩn khúc’, cho dù sau đó, ông ta giải thích, HN là nick chuyên sử dụng liên quan đến dịch thuật. Tuy nhiên, trong vụ ông ta tố cáo HNH ngụy tạo tài liệu, thì cũng liên quan tới dịch thuật, vì tài liệu này bằng tiếng Anh, ông dùng tên HNT. Chắc là theo ông ta, ông đại giáo sư HNH bảnh hơn Gấu, tên thợ Bưu Điện, không phải dân khoa bảng!

Ngay cái tên HNT thì cũng quá ‘trẻ’, đối với G.

Sau này NTV, [không phải Gấu], trong một lần trò chuyện, có hỏi PTH, tại sao lại cho sử dụng nick HN, thay vì HNT, Sến Cô Nương trả lời, do ông ta yêu cầu.
Theo G, yêu cầu cũng đếch có được. Phải đề tên HNT!

Trong Mặt Trời Vẫn Mọc, có nhân vật võ sĩ gốc gác Do Thái,  mê văn chương, [không biết có say mê Pessoa hay không], chúng ta làm quen anh ngay ở đầu truyện, qua cái xen anh ta khăng khăng bỏ cô vợ của mình, vì nghĩ tại vợ mà anh ta không thể viết văn được. Bà vợ, trước khi bỏ đi, khuyên anh chồng cũ, nếu mê văn chương, thì hãy cố bỏ thói quen mỗi lần làm tình là khóc lóc như một đứa con nít, miệng mếu máo, mẹ ơi, mẹ ơi. Khóc như thế, mẹ ơi, mẹ ơi như thế thì mô tả được cái chó gì nữa.
Cách Hemingway mô tả nhân vật này là một phần khiến giới phê bình đặt vấn đề, ông bài Do Thái.
Nhân vật trên còn cho rằng, mình không viết văn được, là do không ‘đi’ như Nguyễn Tuân, và nhân vật chính, tay kể chuyện ở trong truyện, mới phán, mi đi đâu với cái đầu như vậy thì cũng vứt đi.
Người yêu của tay kể chuyện là phu nhân Ahsley, nhưng do mất mẹ nó chim trong cuộc chiến, chàng đành cứ phải vờ, khi phu nhân cần đến chim, đành phải kiếm một thằng khác thay thế cho người yêu lý tưởng.
Trong số đó, có anh chàng võ sĩ nhà văn gốc Do Thái, một lần được ơn trên ngó xuống, là như trở về Đất Hứa.
Khi cả bọn chán Paris, qua Madrid coi đấu bò, phu nhân mê anh chàng đấu bò, anh ta ghen, tìm tay đấu bò, nện cho một trận. Đây là một trong những xen tuyệt vời nhất ở trong truyện, ‘hoành dương’ triết lý ‘người hùng Lê Văn Trương Yankee mũi lõ Hemingway’, qua câu phán thần sầu, trong Ngư Ông Và Biển Cả: Con người có thể bị hủy diệt nhưng không bị khuất phục. Man can be destroyed but not defeated.

Vì là võ sĩ, nên anh ta đấm một cú là tay đấu bò gục ngã [không phải ‘vấp ngã’] một cú, và lại nhỏm dậy một cú, cứ thế, cứ thế, không biết bao nhiêu lần, cuối cùng anh chàng võ sĩ lạy van tay đấu bò, tao chịu thua mày, tao không đấm được nữa!
Tới lúc đó, anh chàng đấu bò mới thều thào ra lệnh, nội đêm nay, mi phải rời Madrid, nếu không, sáng mai, ta sẽ cho đàn em làm thịt mi.
Và vị bá tước [?], ông chồng trên danh nghĩa của phu nhân Ashley bèn phán một câu, thằng đó chắc chẳng bao giờ còn dám đấm ai nữa.

Hy vọng ông cớm Mít của chúng ta học được bài học này.
Theo Gấu, ông ta chẳng cần làm cớm nữa, vì tên của ông ta thể nào cũng được lưu danh hậu thế, qua cái cú tố cáo một nữ thi sĩ đạo văn, trong khi ‘em’ tìm cách đưa nhà thơ Ngụy, sĩ quan cải tạo, kẻ có 'nợ máu với nhân dân','đứa con tư sinh của một miền đất', trở về quê nhà của ông, ngồi vào ngôi của ông, ở Điện Chư Thần Panthéon, là Văn Miếu Hà Nội.

Trường hợp này đã xẩy ra trong lịch sử nhân loại, qua nhân vật đốt đền thiêng Delphi, hay cái tay giết ca sĩ John Lennon trong Beatles, để được lưu danh hậu thế.

Cái tay NTL, ông Nghè, như nhà biên khảo gọi, Gấu biết danh, lần qua thăm Paris vào cuối thiên niên kỷ, tiện dịp ông bạn cũ HPA, được Tây mũi lõ ban cho cái học bổng. Tặng bạn cuốn Lần Cuối Sài Gòn. Mấy bữa sau gặp, bạn nói, tao chưa đọc, nhưng cho một tay sinh viên trẻ từ Việt Nam qua, đọc trước, hắn nói, mi có nhắc đến ta ở trong đó, không chỉ một lần. Bạn có vẻ khoái trí vì thằng bạn cũ chưa quên bạn ta!

Lần sau, gặp NTL tại Hà Nội, ‘Trở lại nơi một thời vang bóng’
Quá thất vọng, thú thực.
Gặp lần đầu, trong một bữa ăn sáng, hình như NTL đi cùng PHT. Xong, anh từ giã trước, và đưa cho Gấu địa chỉ cơ quan mời ghé chơi.
Còn lại, cả đám kéo ra quán cà phê, gặp tay đạo diễn nổi tiếng DNM, chắc cũng chỉ là tình cờ.
Hôm sau, nghĩ tình ‘Paris có gì lạ không em’, Gấu ghé cơ quan. Hóa ra anh ta là một ông Trùm lớn của một cơ quan lớn. Khệ nệ lôi cả một lô tác phẩm của anh, đưa cho Gấu, qua cung cách thì như muốn ra lệnh, hãy đọc ta, rồi viết về ta!
Đó là cái cảm giác của Gấu, khi nhìn dáng điệu quan cách của anh ta.
Đúng ra, ông Trùm tuổi trẻ tài cao (1) phải mừng rỡ cởi ngay cái 'áo quan' ra, và kéo Gấu ra một cái quán cóc xiêu xiêu nào đó, ở một góc Bờ Hồ, thí dụ.

Nhưng thôi, cỡ đó sao đòi được, thứ đó!

(1) Đây là ấn tượng của ông Trùm Sáng Tạo, Mai Thảo khi gặp nhà phê bình, qua đích thân NHQ viết, trong bài tưởng niệm MT, mà Gấu nhớ, đại khái:
"Cuốc đó hả? Trẻ nhỉ? Vậy mà đã viết phê bình nổi tiếng rồi!”

Bèn quên luôn. Cho tới khi anh ta viết về bạn của anh ta.
Gấu bèn đi một đường hỏi thăm sức khoẻ. Được cái, anh ta không giận, còn mail chúc tết!
Thái độ ứng xử trong vụ đụng anh cớm cũng có vẻ 'tốt nhịn'. 


Về cái vụ anh cớm hải ngoại tố nữ thi sĩ trong nước đạo văn, còn có sự toa rập của khá nhiều người, trong lẫn ngoài nước, cớm nội cớm ngoại, tất cả, theo Gấu, đều đo đố kỵ, ngay chính đương sự cũng nghĩ, mình đạo văn, và vội vàng lên tiếng xin lỗi mọi người. Mãi sau này, Gấu mới ngộ ra ‘máy trời’, trong vụ này: Phải như thế thì cái việc tầy trời kia mới có cơ may thực hiện. Cái đám VC nằm vùng làm thơ đốt lửa nơi sân trường, đâu có bao giờ tưởng tượng ra được đốm lửa của chúng đốt chết 3 triệu sinh linh hai miền, chúng còn có chút an ủi, dù sao cũng có tí công lao của chúng trong cái việc đưa được nhà thơ Ngụy trở về với quê hương Bắc Kít của ông, như là một biểu tượng hàn gắn vết thương của cả hai miền.
Đây là cái lý do Gấu nhắc tới đám tang của thi sĩ Pasternak, trong bài tưởng niệm 5 năm thi sĩ từ biệt chúng ta. (1)

(1)
"The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history": Sự bùng nổ của nỗi đau [về sự ra đi của nhà thơ], và của ngợi ca [thơ ca của ông], tại đám tang Paternak vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Liên Xô.

Đây là một cách rất Nga, để nói lời giã biệt với một thi sĩ lớn. Có vẻ như, một sự tưởng nhớ như thế chỉ có thể xẩy ra ở một xã hội mà sự đàn áp quá dữ dằn, khốc liệt; tuy nhiên điều này cũng không phải tuyệt đối. Dưới chế độ Stalin, không thể xẩy ra một trường hợp như thế. Trong những chế độ dân chủ tiêu thụ êm ả của Tây Phương, dân chúng chắc là chẳng muốn như thế, và cũng chẳng cần như thế, và cũng chẳng cảm thấy cực kỳ cần thiết như thế.
Đâu phải tự nhiên khi TCS mất đi, cả thành phố Sài Gòn [lập lại, thành phố Sài Gòn] đổ xô ra đường tiễn đưa ông.
5 năm

Đừng bao giờ coi đây là một vụ đạo văn. Faulkner đã từng tiên liệu có những tên đố kỵ trước thiên tài, trước tác phẩm, trước thành công của người khác, như vậy. Ông phán, khi cần hoàn tất tác phẩm, ở những khúc ngặt nghèo nhất, nếu cần, tôi trấn lột luôn cả mẹ đẻ ra tôi! Ba cái bài viết có tính thông tin với những sự kiện có tính lịch sử như vậy, bản thân chúng cũng hãnh diện được góp phần của chúng trong đại tác phẩm kể trên, mà ý nghĩa lớn lao, chỉ sau này dân Mít mới thấm.


Vụ Án

Nhân Đại hội của Hội Nhà Văn VC, Gấu nhớ tới Kadare, một ‘NHT của Albanie’, cả hai đã từng cùng tham dự giải thưởng Man Booker, nhưng NHT, vì không có người dịch tác phẩm ra tiếng Anh, nên bị loại.

trad. de l'albanais par Tedi Papavrami Fayard, 200 p., 17,90 €

Kadaré considère qu'il a écrit une des œuvres « les plus sombres du siècle », face à un système qui avait « un arrière-goût d'enfer ». Cet aspect tragique et funèbre qui se dégage de la plupart de ses ouvrages n'exclut pas une veine comique qui affleure parfois comme dans Le Dossier H ou L’Année noire. Cette fois, le burlesque touche à un sujet d'importance: l’Histoire de l'Albanie

Tuần này, cả hai tờ La Quinzaine LittéraireLire của Tây, đều nhắc tới cuốn mới ra lò của "NHT người Albanie": Ismail Kadaré. Với Lire, là một cuộc phỏng vấn.

Tin Văn đã có vài bài về tay này, đã từng đánh bại toàn những ông khổng lồ để đoạt Man Booker 2005, danh sách có cả tên NHT, nhưng bị delete, vì không có ai biết tiếng Mít trong ban giám khảo, và vì chưa được dịch qua tiếng Anh.

Bài 'đại phỏng vấn' tay nhà văn Albania thật tuyệt. Có thể làm bài văn mẫu cho đám nhà văn Yankee mũi tẹt được!
Thí dụ những câu sau đây mà chẳng bảnh sao:
Theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, phải viết thứ văn chương "mùa xuân vĩnh viễn của nhân loại", chữ của Nguyễn Khải trong Gặp Gỡ Cuối Năm [nguyên văn, une littérature 'printanière']. Kết quả, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa rơi ngay từ trang đầu tới trang chót.

Được hỏi, khi được Tây in sách, như DTH Mít "nhà mình" ‘phó phướng phông’?, Kadaré trả lời:
Với một nhà văn từ một xứ sở chư hầu của ông Xì, Stalinien, được in sách ở Tây là sống kiếp sống thứ nhì [réincarnation: tái nhập thế].

Trả lời câu hỏi, người ta nhắc hoài đến tên ông ở hành lang Nobel, ‘ông đã làm hồ sơ, và nạp đơn chưa’? [cái này thuổng trang Ngộ độc văn chương của thi sĩ NTT], ông trả lời:
Người ta nhắc nhiều đến tôi, và người ta tiếp tục. Ngày này qua tháng nọ, tôi cũng phải quen thôi. Có vài tay hay được nhắc như vậy, thành thử cũng có bạn.
Nhật Ký Tin Văn
Tờ Le Magazine Littéraire 2/2009 phỏng vấn Kadaré
Với “Bữa ăn thừa”, Le diner de trop, Kadaré coi như mình đã viết một trong những tác phẩm ‘u tối  nhất của thế kỷ’, đối diện với một chế độ có cái ‘dư vị của địa ngục’.
Tuyệt!
Giá mà Mít cũng có một cuốn như thế, nhỉ!
Tin Văn sẽ post cả hai, một điểm sách, một phỏng vấn, thì cũng như đòn ‘cách sơn đả ngưu': Trong khi chờ Godot, thì viết về Kadaré!
*

Kadare là tay đề nghị, dùng tên đại tướng Võ cho một thứ áo mưa do nhà nước VC Albanie sản xuất, vì làm gì có cái gì dẻo dai, kiên trì, kẻ thù nào cũng đánh thắng, không bao giờ bị thủng... như là… Võ tướng quân, ngay cả khi đại tướng hết còn cầm quân, mà được Đảng cho cầm quần ‘chị em chúng ta’?

*

To compare the Albanian Writers' Union to a whore seems extremely vulgar, like so many overused metaphors, particularly the ones that have become common since the fall of Communism:

So sánh Hội Nhà Văn Albanie với một em bướm xem ra quá tầm phào, giống như những ẩn dụ được xào đi xào lại đến trở thành toang hoác, kể từ khi chủ nghĩa CS sụp đổ...
Đây chắc là tự thuật của đích thân tác giả nhà văn Albanie, Kadaré, người đã từng được một trong những đất nước tư bản mời tham quan, và khi trở về quê hương, bị sếp kêu lên bắt làm tự kiểm, vì chót ghé thăm đám nhà văn lưu vong, đồi truỵ, bỏ chạy quê hương, và trong khi ông ta hết sức phân trần, làm gì có chuyện đó, thì sếp của ông bật cười, làm gì có chuyện đó, đúng như vậy, nhưng chúng nó báo cáo mật với tôi, là anh mò đi thăm khu nhà thổ WJC, ít lắm thì cũng trên một lần!
*
''You know, there are still a lot of people out there throwing sand in the gears, and they never give up," I continued. ''You know what I heard today? Some fool who is setting up a condom factory had the gall to propose the name of our national hero Scanderbeg for the first Albanian-made condom."

She blushed, not knowing where to look.
"I don't understand all this nonsense," she muttered. "How can they profane our national hero? Will they never learn?"
"That's exactly what I said when I heard about it. But he justified the name by saying that a condom had to be strong and resistant, and since there was no better symbol of resistance than Scanderbeg ... "

“Cô có biết không, vẫn có cả lố những đứa không chịu ngưng chống phá cách mạng,” Tôi tiếp tục. “Cô có biết bữa nay tôi nghe nói, có một tên khốn tính thành lập một cơ xưởng đầu tiên chuyên sản xuất áo mưa ở xứ sở CHXHCN của chúng ta? Và nó tính đặt tên áo mưa là gì, cô biết  không?”
Thấy em bướm nhà văn ngớ người, tôi nói luôn:
“Võ tướng quân"!
-Ui chao Ngài là vị anh hùng quốc gia….
-"Nó nói, Ngài chẳng đã từng làm công tác hạn chế sinh đẻ, 'cầm quần chúng em' là gì! Vả chăng, áo mưa cần phải dẻo, dai, và đất nước đâu có biểu tượng nào dẻo dai như Võ tướng quân đâu? Hom hem như Ngài mà còn phải xông trận bô xịt kia kìa!"
*

Thấy cái tên HNT, ‘con thò lò’, sau cú ‘NTH vs NTL’, lại xuất hiện liền tức thì, qua cuộc phỏng vấn mới nhất trên talawas, Gấu bỗng nhớ tới ông Sếp của Smiley, qua chương "Không hề tạ khách'", trong Gọi Người Đã Chết. (1)
Chán thế!

(1)
Smiley quay người định đi .
 "À, này Smiley ... " Hắn cảm thấy bàn tay Maston đặt trên cánh tay mình, và quay lại ngó lão. Maston trong nụ cười thường chỉ dành cho mấy bà trọng tuổi ở trong Sở.
 "Smiley này, anh có thể tin cậy ở nơi tôi, anh biết đấy. Anh có thể tin cậy sự hỗ trợ của tôi".
 Smiley nghĩ thầm, ông đúng là làm việc chạy theo kim đồng hồ. Quán mở cửa 24/24 , ông đúng là "Không hề tạ khách "!
 Hắn bước ra phố.
*

Sau vụ Nguyễn Tôn Hiệt thì suy ra có lắm tay làm "công tác văn hóa" trên internet, phe này hoặc băng đảng kia. Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Đăng Thường, Phạm Thị Hoài, Đỗ Kh. BBC, VOA, giống như nhận cùng một ... "mệnh lệnh". Nơi hô nơi ứng

- Tiền Vệ, Da Màu, Gió-O… đăng tải sáng tác cuả văn nghệ sĩ hải ngoại lẫn trong nước, chứ có làm việc cho tổ chức chính trị nào đâu, nô dịch cho ai đâu, mà các bác chỉ trích? Ai dễ dãi thì được an vui, ai khó tính, bắt bẻ thì cũng có quyền khó tính chứ. Bác Nhị Linh, Tin Văn, Nguyễn Hưng Quốc, hay Nguyễn Tôn Hiệt đều rất khó tính, bắt bẻ biết bao nhiêu người, và bắt bẻ lẫn nhau, nhưng đó là vì học thuật, có khi chỉ là những cảm nghĩ cá nhân của riêng người đó. Những người làm công việc như vậy thường bị người ta ghét. Lúc trước cụ Phan Khôi chỉ vì vậy mà khổ. Tuy nhiên, chỉ có những ai có tấm lòng trong sáng vô vị lợi cho cá nhân mình, dùng sở học của mình để đóng góp cho xã hội, giúp đỡ người khác tốt hơn không nhằm mục đích xấu, thì mới đáng trọng. Con người ta nói, làm trăm chuyện cũng phải sai sót vài điều, đó mới là bình thường. Chấp nhận sự bình thường ở người khác và ở chính mình thì mọi sự sẽ khác đi nhiều, không còn quá cam go nữa.
Mong các bác cởi mở hơn, sẵn lòng chấp nhận những cái khác mình, thì làng văn lẫn làng chính trị mới "khởi sắc" lên được.
Blog NL

Gấu sẽ lèm bèm về vụ này, sau.
Tks, anyway. NQT
*

Ông chưa bao giờ là đệ tử, tín đồ đúng hơn, của cái dòng văn chương ‘hiện thực xã hội chủ nghĩa’ mà người ta giảng dậy tại thủ đô Liên Xô…
Tôi cũng không biết tại sao, ngay từ khi vừa mới đặt chân lên thiên đường là tôi đã cảm thấy mình bảnh hơn nó… Hiện thực xã hội chủ nghĩa, mọi người đều nói, nhưng chẳng ai biết nó ra làm sao. Thực sự, nó dựa vào một số qui luật mơ hồ nhưng tất cả mọi người đều vơ vào. Qui luật thứ nhất, hãy tràn đầy hy vọng và viết thứ văn chương ‘mai mãi mùa xuân'. Cái trực giác của tôi, khi còn là một thanh niên, xúi tôi làm ngược lại, nghĩa là, phải thay đổi khí hậu, phải chống lại thứ chủ nghĩa giáo điều về khí tượng học của họ [météo-dogmatisme] bằng một thứ chủ nghĩa phá ngang phá bĩnh về thời tiết [déviationisme climatique]. Kết quả là, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa dài dài từ ngay trang đầu tới trang chót. Liền lập tức, câu hỏi khó chịu đầu tiên đối với tôi, khi lần đầu tiên tôi tới Tây phương, là: “Tại sao mưa rơi không ngừng trong cuốn tiểu thuyết của ông? Trong khi đó, Albanie là một xứ sở Địa Trung Hải…”.
Qui luật thứ nhì của hiện thực xã hội chủ nghĩa, là nâng bi, hoặc đội dĩa [nếu là nữ], "nhân vật hướng thượng"; nhưng mà, như bạn biết đấy “nhân vật hướng thượng, xả thân vì đại nghĩa”, là cái chết của văn chương! Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, tôi chọn hai thằng lăng nhăng, hai tên bợm còn trẻ, và, tếu hơn nữa, cuối cùng chúng thắng thế! Qui luật thứ ba, chăm lo nuôi dưỡng, đời này qua đời khác lòng hận thù giai cấp [cultiver la haine de classe]. Nếu anh không làm sao nuôi cho được, cấy cho được hận thù giai cấp vào trong tim trong hồn, trong máu của anh, văn của anh không làm sao có sợi chỉ đỏ xuyên suốt, còn anh, anh vẫn còn một gã nhân bản, un humaniste, và, ở Albanie, khi đó, họ gọi anh là một tên nhân bản 'siêu giai cấp', un ‘humaniste surclasse’, tức là một kẻ từ chối không tin tưởng vào cuộc đấu tranh giữa các giai cấp. Ba thứ qui luật khốn kiếp này, từ trong thâm tâm tôi, tôi từ chối chúng. Nếu bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, không phải cuốn Tướng Âm Binh, mà là một cuốn ngắn nhan đề Thành phố không bảng hiệu mà tôi bắt đầu viết ở cái nôi của Cách Mạng Vô Sản, thì bạn sẽ thấy là nó chửi bố ba thứ qui luật trên, một phản bí kíp văn chương vô sản [un contre-manuel de littérature prolétarienne], ngược hẳn lại tất cả những gì mà người ta dậy ở Moscow

Le Magazine Littéraire 2/2009 phỏng vấn Kadaré