*

1





Tình Yêu như Trái Phá

Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn

Tình Yêu như Trái Phá

Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn


Bài phỏng vấn có nhiều phòng trống mời gọi sự tưởng tượng của các độc giả của nhà văn Hoàng Hải Thủy … (lth)
*
“ Anh lấy bút hiệu Công Tử Hà Đông hay đấy.’
Lúc ấy có anh  bạn tôi, nói:
“ Công Tử Hà Nội” mới hay chứ.”
Anh Chu Tử nói:
“ Công Tử Hà Nội thì còn nói gì nữa.”
*
Tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn, mê chết đi được.
Lth 

Theo tôi, những người "mê chết đi được", nhạc TCS, phải là…  VC!
Đây là hiện tượng "phản ứng ngược", trong vật lý, contre-réaction, và nó đã xẩy ra với bài thơ Tẩu Khúc của Thần Chết của Paul Celan.

Hay, 1 thứ khôi hài đen, “Người Đức sẽ không bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu”!

Chúng ra mê nhạc TCS khác với VC mê nhạc TCS. Ông Chánh Tổng An Nam ở Paris, "hình như" cũng đã ngửi ra được điều này, khi phán, chỉ có ở Miền Nam, mới có thứ nhạc sĩ như TCS.
*

Nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.

Bản thân Trịnh cũng đậm nỗi đau đó, chính vì thế mà ông viết ra thứ nhạc đó! 

Tình Yêu như Trái Phá, 1 cách nào đó, còn là nỗi mong mỏi của họ Trịnh. Ông thèm được “chọn bên” [chọn VC trong cuộc chiến, và khi nó chấm dứt, chọn đi cải tạo như bạn bè Miền Nam của ông, chọn đi vượt biển, như cả Miền Nam], và bất cứ 1 chọn lựa nào, thì ông cũng không thể!

Nơi em về trời xanh không em?

TCS hỏi, đau thương như thế, chính là vì ông đếch có một nơi nào để về.
PXA chẳng đã từng than, địa ngục chật cứng, đếch có chỗ cho tớ!

NKTV

V/v Hoàng Ngọc Hiến ra đi

*

Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội,  Tháng Sáu, 2001].

Cái hình ở trên bài viết của BBC về HNH là của Tin Văn đấy nhé!

BBC còn thua cả mấy cái blog trong nước!
Họ đều ghi nguồn hình. Còn ông nội BBC, lấy của TV, cho nó 1 cái nick khác, làm như của ổng!

Lần đó, DMT chở xe gắn máy tới thăm ông. Ông đưa cái bản thảo bài viết về VHHN. GNV về lui cui đánh máy, cho đăng trên VHNT của PCL, và trên Việt Báo online. Sau này, khi talawas phỏng vấn ông, nhưng lại xin ý kiến để đăng, tất nhiên ông từ chối. Điều này chứng tỏ HNH rất khéo xử sự. Đăng thì cứ đăng, nhưng nếu xin phép, thì ông đành lắc đầu!

Chi tiết thú vị nhất, trong khi nói chuyện, bà vợ mang nước trà đãi khách, và hỏi, thế nào, ở bên Úc, họ còn nói xấu ông nhà tôi hay là hết rồi.
HNH ngượng quá, xua tay lia lịa, ngăn bà vợ, GNV bật cười, nghĩ thầm, bà tưởng GNV từ Úc về VN.
Theo NTV, HNH rất chịu Simon Leys, chuyên gia về văn học TQ, chi tiết này, không thấy đám trong nước chỉ ra, chắc không biết?
*

Miễn xong một show

Trong phim Xử Án Tại Nuremberg, những nhà trí thức Nazi, khi được hỏi về Lò Thiêu, đã trả lời, "Chúng tôi không biết". Toà nói, các ông phải biết, bắt buộc phải biết, vì các ông là những nhà trí thức của chế độ đó.
Tôi cũng tưởng tượng ra một vụ Xử Án Lò Cải Tạo, và một ông HNH đã được gọi ra để làm nhân chứng.
Thay vì nói, "Tôi Không Biết",
Ông nói: "Tôi Xin Lỗi".
Đó là tinh thần bài viết của ông, theo tôi. 

GNV nhớ là, NTV đọc đoạn trên, viết về bài viết của HNH về văn học hải ngoại, thú quá, phán, ông chơi cái đòn này đúng là tuyệt cú mèo. Cứ nhét vào miệng mấy ông này những câu như trên, đành phải nuốt, không làm sao nhả ra được!

Bài viết của Gấu, là nhân nhận xét của PNH và của THT, về bài viết của HNH:

Cảm giác của tôi sau khi đọc chuyên luận được tài trợ bởi trung tâm William Joiner của Hoàng Ngọc Hiến là rất hụt hẫng. Tôi tự hỏi: kết quả của một công trình nghiên cứu gây vô số tranh luận, kiện tụng hàng năm trời, rốt cuộc chỉ là một bài viết sơ sài vậy sao?
[Trích bài viết của Phan Nhiên Hạo, trên talawas].

Tuy nhiên, giữa lúc talawas đăng hàng loạt bài khảo luận như của Hoàng Ngọc Hiến dạy đời về cách làm văn chương hay dạy hải ngoại về văn học hải ngoại, mà khi đọc xong, thấy tức giùm cho talawas. Không hiểu talawas nể trọng cái bằng cấp giáo sư tiến sĩ hay tài năng mà hết đăng tin Hoàng Ngọc Hiến thăm đại học Mỹ, hết phỏng vấn tốn công tốn sức để rồi lại khổ công đính chánh, xin lỗi.
[Trích bài viết của Trần Hoài Thư, trên talawas].

Dạy ở Lương Ngọc Quyến ít lâu, anh được gọi về trường Đại học Hà Nội. Thầy Nguyễn Lương Ngọc cho Hiến có hiểu biết về triết học, bố trí làm trợ lý cho Trần ĐứcThảo. Trần Đức Thảo thấy Hiến là đảng viên, không nhận. Vì thế Hiến phải chuyển sang làm trợ lý cho Hoàng Xuân Nhị dạy văn học Nga Xô viết.
Hồi Ký NDM

Chi tiết trên thú vị thiệt!

*

Cái hình ở trên bài viết của BBC về HNH là của Tin Văn đấy nhé!

Câu này được ‘gợi hứng’ từ 1 câu chuyện tiếu lâm, do HHT kể, trên báo Ngôn Luận, chắc thế, GNV không đọc, nhưng lại nghe một em kể cho nghe, lần đến nhà em trồng cây si, ở ngay phòng khách, dòng dã cả một thời đi học, cùng với cả đám Thất Hiền.
Hai chị em, nghe nói đã từng học CVA, thế mới lạ, quen biết nhạc sĩ CT, rất nổi danh tài sắc. GNV mê cô em, nhưng dưới mắt em, thì Gấu quá cù lần, thành ra cũng chỉ yêu theo cái kiểu "chiêm ngưỡng và kính trọng."!
Cả đám mê hai em, tối nào rảnh là cũng kéo đến nhà. Em nào nhảy đầm cũng giỏi, và rất mê, Gấu nhà văn đành phải nhờ bạn C. đứng đầu Thất Hiền, về cái môn này, dạy cho vài đường, tango thì 4 bước nhé, hay là valse chậm, nhưng Gấu mê nhất là điệu boléro, điệu này thì chẳng học cũng biết, hình như còn có tên là ‘bà già đi chợ’, hay ‘bà già đạp xế đạp’!


Câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", hình như Gấu cũng đã từng lèm bèm rồi, nhưng nhân cái vụ BBC chôm hình của TV bèn lôi ra kể lại, cũng là 1 cách cảnh báo mấy đấng Bắc Kít làm cho Đài này, chớ có nghĩ là ăn cướp được Miền Nam, thì cái gì cũng được phép ăn cướp.
Gấu vì quá nhớ Đất Bắc mà mò về, có thể mất mạng với VC, nhờ vậy mà có được tấm hình kỷ niệm với nhà văn hóa số 1 Bắc Kít, ‘cái nước mình nó vốn vậy’, vậy mà mấy anh bồi Hồng Mao cứ làm như đồ chùa, đâu có được!

Trên TV đã ghi rõ: Bản quyền Tin Văn, nhưng tha hồ xài, nếu dùng cho cá nhân, for personal use. BBC ban tiếng Việt, tốt nhất, nên rút tấm hình xuống, như thủ tướng VC ra lệnh dẹp [?] mấy cái bài “bốc thuý” ông, dịch từ báo chí quốc tế, mà anh cớm chính trị khui ra.
Nếu không, thì GNV đành… chịu thua, cái sự lì lợm của… Bắc Kít!
Hà, hà!

Bài vở trên TV đa số là đồ chôm, "biệt kích văn nghệ" mà, thành thử gặp cái thằng nó ‘bựa’ hơn mình, thì đành "đi hàng đầu"!

Note: Nhân tiện, đề nghị BBC sửa từ ‘dành’ dưới đây, trong 1 bản tin.
Viết sai chính tả như thế này, nhột lắm!

Wozniacki nói: "Đôi khi trong các trận đấu hoặc trong quần vợt, một trái bóng có thể thay đổi tất cả. Tôi đã không thắng ở trái bóng quyết định thắng thua của trận đấu. Và từ đó cô ấy đã thi đấu tốt hơn ở các điểm quan trọng nhất. Cô ấy dành được điểm quan trọng nhất, điểm cuối cung, quyết định trận đấu."

Lý Na trở thành cầu thủ Trung Quốc đầu tiên lọt vào chung kết giải Úc mở rộng đơn nữ, Grand [Slam], sau khi thắng cây vợt số một thế giới Caroline Wozniacki tại Melbourne

Cái tít chữ bự, trên, cũng thiếu 1 chữ [‘slam’nghĩa là gì nhỉ?]


 

*

Cột Đồng Mã Viện

Lần đầu tiên Gấu nhìn thấy nó, là khoảng 1949-50, khi, sau khi thi xong cái bằng tiểu học tại khu kháng chiến tức Phú Thọ, chẳng chờ coi đậu hay rớt, Gấu trở về Tề, gặp bà cụ của Gấu, và bà chị và hai đứa em. Về, bà nội cho biết mẹ mày và mấy đứa ở dưới Vân, quê ngoại của Gấu, mày ở nhà mấy ngày, chờ có người đi thì tao gửi đi cùng. Làng chẳng còn một mống đàn ông, con trai. Ông giáo Dực sợ Tây đi càn bắt Gấu lên đồn, chi bằng mang nó đi lên đồn trước, cho ông Tây trưởng đồn nhìn mặt. Ông là thông ngôn, đại diện cho cả làng, để giao thiệp với Tây, vào ban ngày, tối có du kích lo.

Cái đồn lúc đó không trơ trụi chỉ 1 cái lô cốt như trên. Chung quanh là trại lính, lính Tây, lính Ta, tức lính Ngụy, tức Việt Gian, tức Bảo Chính Đoàn. Xa chút nữa, là những thửa vườn, ruộng của vợ con lính. Cả 1 khu bề thế.
Chỉ đến khi trở về, hơn 1 nửa thế kỷ sau đó, nhìn cái lô cốt trơ trọi, Gấu mới ngộ ra cái thế yểm bùa của nó. Cái Ác Bắc Kít, bị phù thuỷ Cao Biền, bị tướng thiên triều Mã Viện, trấn áp, bao nhiêu đời, [cái này là hiện thực huyền ảo nhe, đừng chửi Gấu, Tây mới cai trị sau này, sao mi dám lần tới thời kỳ lập nước], phải đợi đến ngày 30 Tháng Tư 1975, mới thoát ra được, và gây họa cho giống Mít, đúng như nhà thơ ông anh tiên đoán: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này!

Khủng khiếp thật.

Thảo nào Thảo Trường gật gù, mi về chụp cái hình “cột đồng Mã Viện”, qua Việt Trì đốt nén hương cho ông cụ mi, xong, là đi, chẳng cần phải về nữa!
*

“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ: không có năng lực tri giác. Vô tri được dùng để chỉ tất cả những vật chất ở trong tình trạng không có khả năng tri giác, như sỏi đá… hay là những đồ vật không có linh hồn, không có khả năng nhận biết, tri giác: bàn, ghế… Vì thế ‘vô tri’ còn có từ đồng nghĩa là “vô tri vô giác”. Và vô tri được dùng như là tính từ, thường phải nói là ‘vật vô tri’, thông thường bản thân từ ‘vô tri’ không đứng một mình. Trong tiếng Pháp cũng vậy, chỉ có tính từ “inanimé”, không có danh từ tương ứng, người Pháp cũng nói ‘objet inanimé’ [vật vô tri]. Cuốn tiểu thuyết của Kundera không đề cập tới tình trạng vô tri này, mà đề cập đến tình trạng không biết của con người. Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ này. Nếu dịch từ l’ignorance của Kundera tôi sẽ chọn từ ‘sự không biết’”, TS Nguyễn Thị Từ Huy giải thích. Ngoài ra, theo chị, nếu muốn dùng cấu trúc hán ngữ để dịch từ l’ignorance thì phải dùng chữ “bất tri”.
Tiến Sĩ Từ Huy.

“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ: không có năng lực tri giác.

Từ điển nào định nghĩa? Phải cho biết rõ mới được.
Bây giờ, cứ giả thử như có 1 cuốn từ điển của ông A, định nghĩa như trên, thì cũng có từ điển của ông B, “định nghĩa rất rõ”, khác, trên. Chúng ta thường gặp chuyện này, và nó là bình thường. Vì thế mới cần đến từ điển, để tra cứu, để tìm đúng chữ, cho nội dung bản văn cần dịch. “Ignorance” mà dịch là “bất tri” thì thật là bỏ mẹ, vì bất tri, nó có nghĩa là “bất tri giác”, hết còn biết cái chó gì nữa, nghĩa là mê man, nghĩa là sắp đi tầu suốt! (1)

Vô tri, thường được hiểu theo nghĩa “non savoir”, không [có] tri thức, chứ không phải là "không có năng lực tri giác", như TS Từ Huy viết.

Bởi vì ‘không có năng lực tri giác”, thì lại có nghĩa là chậm hiểu biết, trì độn, hoặc quá nữa, điên.

Thú thực, GNV không thể hiểu nổi, tại làm sao mà cả đám xúm vào chơi nhau, chỉ vì một từ dịch từ 1 từ tiếng Pháp. Trong những nghĩa của từ “ignorance” còn có nghĩa thất học, do không biết, vì không được đi học. Không lẽ tất cả chúng ta đều là 1 lũ vô tri, bất tri, vô học, thất học?

cấu trúc hán ngữ: Đúng ra phải gọi là danh từ Hán Việt. Làm gì có ‘cấu trúc hán ngữ’ ở đây!

Có vẻ như bạn NL có hơi bị nhiều kẻ thù!
Thấy Hậu Vệ cũng nhảy vô ăn có, ăn ké, đánh ké!

Hà, hà!

(1)

Đây là kiểu suy luận ‘mô phỏng’ Từ Huy, ‘vô tri’ là ‘vô tri vô giác’!
Thực sự, bất tri là ‘làm sao biết’, như trong, “bất tri tam bách”, làm sao biết ba trăm năm sau, có đứa khóc GNV?
Ý này lại mô phỏng 1 độc giả TV, khi ra lệnh dẹp mục Dọn: không lẽ ba trăm năm sau, đọc GNV chỉ thấy đếch, đéo, kít… ư? 


Tình Yêu như Trái Phá

Sắp phát hành 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn

Note: ‘Bỗng dưng muốn khóc’, và bỗng nhớ đến những bức thư của Kafka gửi cho Milena!

*

LTH:  Nói về Trịnh Công Sơn, một đỉnh điểm điển hình cho một công dân sáng tác đóng góp vào việc làm mất Miền Nam vào tay Miền Bắc. Tôi nghe một cuộc phỏng vấn trên một đài truyền hình trên net, bà Đặng Tuyết Mai vợ phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ kể lại bà cho mời ông Trịnh Công Sơn vào  hát nhạc tình ca và bắt tay với nhau khen nhau này nọ trong dinh thự ông Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. Rồi chính ông Trịnh Công Sơn ra ngoài làm nhạc Phản Chiến nhiều hơn ai hết. Thời ấy mấy ai dám làm nhạc Phản Chiến đĩnh đạc và được sống sốt như ông Trịnh Cộng Sơn. Phản Chiến là phong trào Quốc Tế. Tôi nghe nói có lúc chính quyền Miền Nam đòi bắt ông Trịnh Công Sơn, nhưng Người Mỹ không cho. Rồi tôi lại nghe ông Trịnh Công Sơn theo VC với những người thân và bạn thân của Nhóm Huế của ổng theo fò VC  tối đa, đến độ VC về Sài Gòn năm 1975 là Trịnh Công Sơn nhào ra hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn, mê chết đi được. Nhưng thú thật, ở một cương vị cá nhân bị mất mát quá nhiều vì chiến tranh, tôi cũng phải nhìn lại cuộc chiến với suy tư để tự đi tìm cho mình một lời giải thích.  Tôi muốn hỏi ông một câu ông nghĩ sao về trường hợp của Trịnh Công Sơn?

HHT:  Tôi khinh anh ta.

Trích Gió –O phỏng vấn Hoàng Hải Thuỷ
 

Theo NQT tôi, nhận xét của LTH và thái độ của HHT, chỉ nói lên bề mặt của trường hợp TCS.

Với HHT, ông ở lứa tuổi không bị gọi lính, cũng đã từng sống 1 phần nào, thì cứ nói đại như vậy, cuộc đời của mình, khác hẳn với 1 người như TCS, 1 nghệ sĩ thù ghét chiến tranh, như mọi nghệ sĩ, và rất yêu cuộc đời, chưa từng biết mùi đời nó ra làm sao, vậy mà lúc nào cũng phải lo nơm nớp, mỗi khi ra đường, bị Quân Cảnh thộp cổ!
TCS chắc chắn nghiêng về phiá VC, nhưng ông không thể chọn đường lên rừng theo VC, vì ông đâu có mê cái chuyện cầm súng giết người, hay cổ võ người khác đi giết người, theo cái kiểu, đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Còn bảo nhạc của ông phản chiến ư? Có thể nói, phản chiến là ‘yếu tính’ của cả 1 miền đất, là Miền Nam Cộng Hòa. Cả 1 miền đất nói không với cuộc chiến, chưa kể cái đám khốn kiếp nằm vùng tiếp tay cho cuộc chiến. Làm sao không mất nước?
Mất nước rồi thì đổ tội tứ lung tung, sao không thấy cái tội của chính mình ở trong đó?
Trong bài viết thật ngắn, ngay khi TCS đi xa, Gấu đã viết về cái điều cả 1 miền đất nói “Không” đó.  (1)

Phản chiến quốc tế là của quốc tế, còn phản chiến của Miền Nam, là của lòng người Miền Nam, khác hẳn thứ tâm lý ăn cướp của Miền Bắc, và, ngay cả cái tâm lý ăn cướp này nó cũng có những lý do tiềm ẩn của nó! Cái tâm lý ăn cướp của Miền Bắc còn đánh lừa được cả một đế quốc CS quốc tế, làm sao mà chúng ta không bị lừa cho được?

Cả 1 đế quốc Đỏ đứng đằng sau Miền Bắc, phục vụ ý đồ ăn cướp của Miền Bắc, ngụy trang bằng chân lý nước Việt Nam là một, bằng chiến thắng thằng Mỹ là chiến thắng của CS chống lại Tư Bản bóc lột vv và vv…

Quốc tế Đỏ chẳng đã từng khuyên, thôi tha cho thằng Mẽo, sức mạnh quân sự của nó ghê gớm lắm đấy, đừng chọc giận nó, anh VC Miền Bắc phán, việc đó để tụi em lo, đàn anh chỉ cần chi viện, đủ súng, đủ đạn, đủ hoả tiễn, là OK!

[còn lèm bèm tiếp]

(1)

…  Phải tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc là quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói: hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ miền nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất.

TCS, sau 1975, bị VC đầy đọa như thế nào, thì chúng ta biết, ông "phản tỉnh" như thế nào, thì chúng ta hay, “đéo” phải là cuộc chiến giải phóng, mà là nội chiến, rồi ông “sám hối” bằng rượu, đến nỗi bị Hồ Tôn Hiến làm nhục, chúng ta cũng biết, vào gái, toàn chiêm ngưỡng gái đẹp, chiêm ngưỡng và kính trọng, contemplation et respect, tình yêu lý tưởng, amour platonique....
Chúng ta có thể “thương” ông, nhưng làm sao...  khinh ông ?

Khinh, là khinh thế nào? Ông đâu làm gì mà khinh ông? Lên Đài Phát Thanh Sài Gòn hát Nối Vòng Tay Lớn? Đó không phải là giấc mộng lớn của cả dân Mít? Nó không trở thành giấc mộng lớn, thì phải khinh, phải thù cái lũ VC khốn nạn, đánh lừa dân Mít, bằng lời hứa lèo giấc mộng
 lớn, chứ sao lại khinh người hát nó?



Ở hay Về?

… Thì ngay ở cái truyện đầu tiên, Tự truyện của kẻ đi tìm quá khứ, anh đã dẫn dắt trích đoạn khá nhiều từ tác phẩm mới nhất của MK Ignorance (TYT dịch đưa vào truyện là Bất tri, còn bản dịch của Cao Việt Dũng đã in thành sách đề là Vô tri, nhưng một dịch giả khác thì cho hai cái tên sách dịch vậy không đúng, mà phải dịch là Chẳng biết gì; biết thế để hiểu thêm MK và tìm một cách đọc TYT).

PXN đọc TYT: DM

Hóa ra là cái ông nhà văn Mít này, đã về rồi, và đã cho in ở trong nước 1 tác phẩm của ông.
Lạ, là cái tay điểm sách, PXN, thay vì đăng bài điểm ở trong 1 tờ báo ở trong nước, thì lại đăng ở 1 diễn đàn hải ngoại, nơi chẳng ai có cái may được đọc tác phẩm.
Còn cái tên dịch ra tiếng Việt tác phẩm Ignorance , thì ngay trong bài phỏng vấn K, được PXN trích dẫn, Gấu đã dịch là Sự Ngu Dốt, và đây đúng là cái ý của K, theo GNV, và cũng đúng ý của TYT, khi... về!
Có vẻ như cả hai ông PXN, và TYT đều mê K, nhưng với PXN, có thể hiểu được, còn với TYT, hơi bị lạ.
Bởi vì K đâu có về.
Ông phán, sau khi chế độ CS sụp, có thằng nhà văn nào ngu bò về đâu! (1)
Trừ ‘lũ’ nhà văn VNCH, đã từng đi tù VC, đã từng thoát hải tặc, đã từng xém làm mồi cho cá!

(1)
Nửa thế kỷ thứ nhì vừa qua đã làm mọi người đều trở nên nhạy cảm với số phận của những con người bị tống ra khỏi quê hương của chính họ. Cái sự đồng cảm, thông cảm, thương cảm, nhạy cảm này đã phủ lên vấn đề lưu vong một màn sương mù đậm mùi đạo đức, và đẫm vị mặn của nước mắt, và chính cái màn sương mù mù này làm âm u bản chất đích thực, cụ thể, của cuộc sống lưu vong, mà, theo Vera, nó có cái thực chất rất ư là hướng thượng, nghĩa là, có khuynh hướng biến cái sự bị biếm, bị đầy, bị đá đít ra khỏi “quê hương mỗi người chỉ có 1”, thành 1 cú giải phóng, 1 cú nhẩy vọt về một “nơi chốn nào khác, ở đâu đó, vô danh, chưa từng biết tới, inconnu, theo như định nghĩa, mở ra mọi khả thể”.
Lẽ dĩ nhiên, rõ ràng là, bà có lý, hàng triệu lần có lý ! Nếu không, làm sao hiểu được một điều bề ngoài thật xấc xược, thật chửi bố VC trên toàn thế giới, là, sau khi chủ nghĩa CS cáo chung, hầu như không có lấy 1 mống, trong số những nghệ sĩ di dân bảnh tỏng, hách xì xằng, vội vã đóng bộ, trở về với Mẹ Hiền ?
Lạ nhỉ ? Thế là thế lào ? Không lẽ sự chấm dứt chủ nghĩa CS không xứng đáng để ăn mừng cho Cuộc Trở Về Lớn ư ?
Cứ giả như, quê hương làm mặt lạnh, ơ kìa, anh chị này, anh già kia, mụ phù thuỷ nọ, ta không quen tụi mi, thì liệu bổn phận đạo đức đối với bất cứ 1 khúc ruột ngàn dặm, có đủ để cho mi làm một bãi thật bự vào cái xứ sở ‘trăng lạnh, nước mưa chua như kít mèo’, đã từng cưu mang mi, tao đếch ở nữa, rồi… về ?
Source

Bài dịch này, Gấu thấy 1 vài đấng nhắc tới, nhưng vờ tên người dịch, còn PXN thì sử dụng cái tên Jennifer Tran, nhưng biết thừa là thằng cha Gấu!

Cũng được thôi, và có lẽ cũng phải như thế thôi, với 1 PXN!

Một tay bảnh, sẽ đi 1 đường chú thích, JP là GNV, thí dụ.

GNV mù tịt về âm nhạc, PXN chắc cũng thế, những dẫn giải về fuga, GNV không nhớ lấy từ đâu, chắc là tra từ điển, cái còm của nhà biên khảo, chắc là nhắm trả lời sự ‘ngu dốt’ của Jennifer Tran!

Trong Une Rencontre, trong bài viết về Malaparte, K cho rằng, hồi ức, chính nó, cũng ‘thay đổi mặt trận’, La mémoire changée en champ de bataille [nhân tiện nhắc PXN, condition humaine, thiếu chữ ‘e’, trong bài viết]. Ông viết:

Tại một cầu thang 1 nhà thờ lớn tại Florence, liền ngay sau khi được giải phóng, đám CS 30 Tháng Tư [un groupe de partisans communistes] đang xử tử, tên này đến tên khác, lũ Ngụy [đám phát xít, còn trẻ măng]. Một cảnh tượng báo hiệu 1 bước ngoặt vĩ đại của lịch sử làm người của Âu Châu: kẻ thắng vẽ lại biên cương, chung quyết và không thể bị thay đổi, những cuộc chém giết giữa các quốc gia kể như hết, bây giờ, khi cuộc chiến đang chết dần, thì là 1 cuộc tàn sát giữa những người Ý lẫn nhau, hận thù bây giờ lui về cố thủ ở trong nước, nhưng ngay tại đây, cuộc chiến đấu cũng thay đổi bản chất: mục đích cuộc chiến đấu, thì không phải là tương lai, một hệ thống chính trị sắp có, nhưng mà là quá khứ: chính là trên mặt trận của hồi ức sẽ xẩy ra cuộc chiến mới của Âu Châu.

Như vậy, không phải chỉ có thứ hồi ức, giữa nhớ và quên, như cái tít bài viết cho thấy, mà còn có mặt trận của hồi ức, giữa đám Mít, sau 30 Tháng Tư 1975, và chính nó, đã tạo ra cái tông rất ư là lạnh lùng của bài viết của PXN: Tớ đếch biết me xừ TYT này là ai!
chính nó đã quyết định, bài viết này, chỉ có thể đăng ở hải ngoại!
*

TYT và tôi, như vậy, chưa gặp nhau nhưng đã biết nhau. Nhờ các truyện ngắn anh viết. Nhờ MK. Nhưng biết nhau đã hiểu nhau chưa, khi ở giữa hai chúng tôi chưa (không) có ký ức.

PXN

GNV tin rằng, đây cũng là số mệnh nghiệt ngã dành cho tác phẩm của TYT, tại xứ Mít!


Nhân tiện, còn thứ hồi ức này nữa: Hồi ức chống lại sự lãng quên! (1)
Nó chính là cái hồi ức đúng ra, phải ‘có chung’, giữa PXN và TYT, nhờ MK!

(1)

"La lutte de l'homme contre le pouvoir est la lutte de la mémoire contre l'oubli."  MK
Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại lãng quên.

Note: Nhân đây, post bài điểm cuốn tiểu thuyết mới ra lò của Trần Dần, của NCH, cũng 1 cuốn sách, chỉ độc giả trong nước, được đọc. Nếu cuốn tiểu thuyết này làm NCH nhớ tới Maiacốpki, thì, với độc giả Miền Nam trước 1975, nó làm nhớ Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, 1 cách nào đó, cũng được viết cùng 1 thời gian với của TD, và cả hai cuốn, đều có chung cái nền, là tác phẩm của Dos.

Những ngã tư & Những cột đèn

Do chưa được đọc cuốn tiểu thuyết, nên không dám phán ẩu, tuy nhiên, thật khó mà hiểu được, tại sao NCH lại nhớ đến Maia, khi đọc hồi ký của 1 ngụy binh, được Trần Dần chuyển thành tiểu thuyết.

Trong cuốn Chuyện Kể Năm 2000, cũng vẫn là những dòng thơ 'bóp lấy yết hầu' này, là hồi ức của 1 tên tù, vốn là đảng viên, nhà văn, [do tranh ăn lẫn nhau mà phải vô tù, vì người viết nó, bị bắt trong 1 vụ chống Đảng].

*

**

1

L'éternel retour est une idée mystérieuse et, avec elle, Nietzsche a mis bien des philosophes dans l'embarras: penser qu'un jour tout se répétera comme nous l'avons déjà vécu et que même cette répétition se répétera encore indéfiniment! Que veut dire ce mythe loufoque?
    Le mythe de l'éternel retour affirme, par la négation, que la vie qui disparaît une fois pour toutes, qui ne revient pas, est semblable à une ombre, est sans poids, est morte d'avance, et fût-elle atroce, belle, splendide, cette atrocité, cette beauté, cette splendeur ne signifient rien. Il ne faut pas en tenir compte, pas plus que d'une guerre entre deux royaumes africains du XIVe siècle, qui n'a rien changé à la face du monde, bien que trois cent mille Noirs y aient trouvé la mort dans d'indescriptibles supplices.
    Cela changera-t-il quelque chose à la guerre entre deux royaumes africains du XIVe siècle si elle se répète un nombre incalculable de fois dans l'éternel retour?
    Oui: elle deviendra un bloc qui se dresse et perdure, et sa stupidité sera sans rémission.
    Si la Révolution française devait éternellement se répéter, l'historiographie française serait moins fière de Robespierre. Mais comme elle parle d'une chose qui ne reviendra pas, les années sanglantes ne sont plus que des mots, des théories, des discussions, elles sont plus légères qu'un duvet, elles ne font pas peur. Il y a une infmie différence entre un Robespierre qui n'est apparu qu'une seule fois dans l'histoire et un Robespierre qui reviendrait éternellement couper la tête aux Français.
    Disons donc que l'idée de l'éternel retour désigne une perspective où les choses ne nous semblent pas telles que nous les connaissons : elles nous apparaisssent sans la circonstance atténuante de leur fugacité. Cette circonstance atténuante nous empêche en effet de prononcer un quelconque verdict. Peut-on condamner ce qui est éphémère? Les nuages orangés du couchant éclairent toute chose du charme de la nostalgie; même la guillotine.
   Il n'y a pas longtemps, je me suis surpris dans une sensation incroyable: en feuilletant un livre sur Hitler, j'étais ému devant certaines de ses photos; elles me rappelaient le temps de mon enfance; je l'ai vécu pendant la guerre; plusieurs membres de ma famille ont trouvé la mort dans des camps de concenntration nazis; mais qu'était leur mort auprès de cette photographie d'Hitler qui me rappelait un temps révolu de ma vie, un temps qui ne reviendrait pas?
    Cette réconciliation avec Hitler trahit la profonde perversion morale inhérente à un monde fondé essenntiellement sur l'inexistence du retour, car dans ce monde-là tout est d'avance pardonné et tout y est donc cyniquement permis.

Cái tít, Đời nhẹ khôn kham, theo như GNV được biết, là của NTV. TYT mượn đỡ, và khi xb, có gửi cho NTV 10 cuốn, anh đưa lại GNV mấy cuốn, hiện còn hai, ý muốn nói, thấy ai thích MK thì tặng giùm.
 
Nguyên tác, tiếng Tiệp. Trên đây, là bản dịch ra tiếng Tây, của đoạn mở ra cuốn tiểu thuyết.
*

"L’éternel retour", trước đã có người dịch là ‘quy hồi vĩnh cửu’. Thà dùng hai tiếng Hớn như vậy, nghe lọt lỗ nhĩ hơn là nửa nạc nửa mỡ, 'trở về vĩnh cữu'. Còn nếu không, dịch mẹ nó là 'trở về hoài hoài', cho chắc ăn.

Nhưng cái câu tiếng Tây mở ra tác phẩm thì khác hẳn, nghĩa là, thật là rõ ràng, đọc là hiểu liền, chứ thú thật, đọc câu tiếng Việt của TYT, đúng là từ thua đến thua, từ chết đến bị thương!

GNV thử dịch, nhe!

Quy hồi vĩnh cửu là 1 tư tưởng bí hiểm, và, với nó, Nietzsche đã gây phiền cho khá nhiều triết gia. Cứ thử nghĩ xem mà coi, một ngày nào đó mọi chuyện lập lại như chúng ta đã từng sống, và, sự lập lại này, thì không chỉ một lần, mà hoài hoài cho đến thiên thu bất tận!
Cái huyền thoại khùng điên, cà chớn này tính nói cái gì vậy?
Huyền thoại qui hồi vĩnh cửu khẳng định, bằng phủ định, rằng, cuộc đời, biến mất 1 lần cho tất cả, không trở lại, thì giống như một cái bóng, thì không có trọng lượng, thì chết từ trước đó, và, mặc dù nó ghê rợn, đẹp đẽ, tuyệt vời, thì cái sự ghê rợn đó, cái đẹp đó, cái tuyệt vời đó, chẳng có nghĩa gì hết. Cuộc chiến giữa hai vương quốc Phi Châu vào thế kỷ 14, với ba trăm ngàn người da đen chết, trong những nỗi thống khổ không làm sao diễn tả nổi, là cái quái gì, nó có làm thay đổi chi đâu, bộ mặt thế giới?
Nhưng, liệu có thay đổi chi đâu, nếu cuộc chiến đó được lập đi lập lại hoài hoài, trong cái gọi là qui hồi vĩnh cửu?
Có đấy: nó sẽ trở thành 1 khối sừng sững, hằng hằng, và sự ngu si của nó thì vô phương miễn xá.
Nếu cuộc Cách Mạng Pháp cứ lập đi lập lại đến vô tận thì giới lịch sử-địa dư Pháp hẳn là sẽ bớt hãnh diện về Robespierre. Nhưng vì đây là một chuyện chỉ xẩy ra một lần rồi thôi, và những năm tháng đẫm máu đó chỉ còn là những từ, những lý thuyết, những bàn luận, chúng thì nhẹ hều, nhẹ hơn cả một sợi lông tơ, đâu còn gây sợ hãi, khiếp đảm. Có một thiên thu khác biệt, giữa một Robespierre chỉ xuất hiện 1 lần trong lịch sử và một Robespierre cứ lầm lì trở lại hoài hoài để chặt đầu dân Pháp!
Ý niệm Qui hồi vĩnh cửu, như thế, đề ra một viễn tượng, theo đó, những sự vật thì không hẳn như là chúng ta biết về chúng: chúng xuất hiện trước chúng ta, như thế, như thế, không tiết giảm độ phù du. Chính tình huống tiết giảm này, nó ngăn cản chúng ta đưa ra phán quyết. Liệu chúng ta phán quyết về một điều phù du? Nếu những áng mây vàng sáng rực lên trong chúng niềm hoài nhớ về 1 ngày sắp sửa qua đi, thì cũng thế, là cái máy chém!

[Ui chao, lại nghe ra cái giọng của HH, ‘thằng cha Gấu’ này ai dịch cũng chê! Biết làm sao giờ. Gấu thì hay đùa, và cũng muốn có 1 bản dịch ngon lành hơn!]

Thấy trên DM, cái còm của PXN, có thêm cái tên NQT sau Jennifer Tran. Cũng được thôi, có còn hơn không, muộn càng hơn không!
Lạ, là ông cớm văn học & chính trị đi thêm 1 cái còm, cho biết nguồn bài phỏng vấn, trong khi GNV đâu có thèm giấu!
Hóa ra là ông không đọc ra cái ý của PXN. Ông PXN biết nguồn, nhưng ông sử dụng bản dịch, và vì người dịch, do không hiểu gì về âm nhạc, nên lúng túng với mấy từ chuyên môn, chính vì thế mà ông PXN mới cám ơn nhà ghi ta vĩ đại, vì nghĩ rằng, thằng cha Gấu không làm được việc này!

Làm thì được, nhưng mắc mớ gì tới GNV?
Nên nhớ, bài dịch này có cách đây cũng cả chục năm là ít. Đợi đến bây giờ mới ngứa thì hơi bị trễ rồi.

PXN, đã từng bị SCN và đồng bọn đánh tơi bời, vậy mà giờ này leo lên đến Chủ Tịt HNV, đâu phải thứ thường!