Hồi Ký

GNV tính thu gom ba bài viết có tính kỷ niệm, hồi ký, chuyện nghề... vô đây, thong thả sẽ edit, thành 1 cuốn kiểu như của mấy tay VC Nguyễn Khải, Tô Hoài... “Đi tìm cái ác đã mất”!
Bài mới viết thì để vô chỗ này. Mấy bài cũ thì ở cột kế bên.
NQT

 
*




Mémoirs


*

Nghệ sĩ Tây dưới thời bị trị.

Số này còn 1 bài về khẩu AK-47, dịch từ tờ Ðiểm Sách Luân Ðôn, rất thú vị. Tuy nhiên, bài viết không nói tới sự khủng khiếp của tiếng súng AK-47. Người dân Sài Gòn những ngày Mậu Thân đã từng được hưởng kinh nghiệm này, và GNV từng lèm bèm về nó, và tin rằng, thứ âm thanh quay vòng tròn, surrounded, là được mặc khải từ tiếng AK. Và cùng với nó là vấn nạn thật căng:
Bạn phải trải qua cái “khủng” rồi mới hiểu được sự chuyển hóa, từ “khủng” qua “tuyệt” được.
Vì lý do này mà đám bỏ chạy bợ đít VC mới không làm sao phân biệt được, giữa “pháo kích” và “oanh kích”.  Chúng tra từ điển, rồi phán, như nhau!
Một tên Tây mũi tẹt dịch “tình yêu như trái phá” ra tiếng Tẩy là “cú sét đánh”, ra tiếng Anh là “yêu từ cái nhìn đầu tiên”!
Và trên tất cả, chúng chẳng biết cái hay của, chỉ một bản nhạc sến, hay chỉ một lời nhạc, thí dụ như câu này, trong bản Kẻ ở miền xa:

Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen tầm đạn thay tiếng em!
GNV có một viết thật là tuyệt [nhưng vẫn chưa viết ra được !], về kinh nghiệm khủng khiếp này, lần đầu tiên nghe bản nhạc After the Sunrise, của Yanni.
Như thể, bạn nghe bản nhạc, và cùng lúc sống lại tất cả cuộc chiến, cứ mỗi nỗi đau của bạn, là được đền bù bằng 1 nốt nhạc!
Một bài viết thần sầu [chưa viết nhe], liên quan tới cô bạn, và tới cái mail của một em, một nữ thi sĩ ở trong nước:
Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?

Liên quan tới vấn đề này, còn là câu phán hiển hách của Gấu Cà Chớn, văn chương Miền Nam cuối cùng chỉ đọng lại trong mấy bản nhạc sến!

Ðể hiểu câu này, bạn phải đã có lần đi tù VC, và hành lý mang theo chỉ là mấy bản nhạc sến trong ký ức, và mỗi bản nhạc, nó giống như 1 cái lỗ đen, nén cả một cuộc đời của bạn, và có dịp, là nó nổ bùng ra, như 1 cú nổ của mặt trời!

Simone Weil, to whose writings I am profoundly indebted, says: "Distance is the soul of beauty." Yet sometimes keeping distance is nearly impossible. I am A Child of Europe, as the title of one of the my poems admits, but that is a bitter, sarcastic admission. I am also the author of an autobiographical book which in the French translation bears the title Une autre Europe. Undoubtedly, there exist two Europes and it happens that we, inhabitants of the second one, were destined to descend into "the heart of darkness of the Twentieth Century." I wouldn't know how to speak about poetry in general. I must speak of poetry in its encounter with peculiar circumstances of time and place. Today, from a perspective, we are able to distinguish outlines of the events which by their death-bearing range surpassed all natural disasters known to us, but poetry, mine and my contemporaries', whether of inherited or avant-garde style, was not prepared to cope with those catastrophes. Like blind men we groped our way and were exposed to all the temptations the mind deluded itself with in our time.

Czeslaw Milosz: Nobel lecture [Diễn từ Nobel văn chương] Cái gọi là "Distance is the soul of beauty", “Khoảng cách là linh hồn của cái đẹp”, chính là cái khoảng cách giữa 1 bản nhạc sến bạn nghe trước 1975, và cũng nó, khi bạn nghe ở trong tù VC!


Khi TTT đọc truyện đầu tay của Gấu, Những con dã tràng, gửi thẳng xuống tòa soạn Sáng Tạo, ông về nói với bà cụ, thằng Trụ nó sẽ đi xa hơn DNM. Ông không hề nói Gấu viết hay hơn DNM. Điều gì làm ông phán như thế. Hẳn là ông tin vào cái sự biết tí ti ngoại ngữ, cái sự học xong Trung Học…

Nói rõ hơn, với ông, không có thứ nhà văn tự phát hoài hoài, cái mầm văn học ở trong bạn phải được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm sống, bằng sức đọc, sức xâm nhập vào thời của bạn.

Truyện ngắn không được đăng, vì Sáng Tạo chết liền sau đó. Sau Gấu thấy tên của Gấu, khi đó ký Sơ Dạ Hương, ở trong mục hộp thư của tờ Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong, và "băng" của ông. Không đăng. Tuy nhiên, Gấu chẳng hề để ý đến nữa. vì còn lo học. Chỉ mãi đến khi ăn mìn VC, nằm nhà thương Grall, đọc 1 bài thơ của CTC đăng trên báo Nghệ Thuật, thì Gấu mới có lại cái hứng viết. Và đó là cái truyện ngắn Những ngày ở Sài Gòn.

Khi viết Những con dã tràng, truyện ngắn hay nhất của Gấu, đúng theo nghĩa truyện ngắn, tuy được TTT khen, nhưng bản thân, Gấu biết, đây không phải là dòng văn chương của mình! Cái thứ nhân vật hục hặc với đời sống, không phải týp của Gấu. Chỉ đến khi nhận ra điều này, thì Gấu mới hiểu “sẽ đi xa hơn DNM”, có nghĩa là gì.

Chỉ đến khi viết được Những ngày ở Sài Gòn, thì Gấu mới tin được, mình sẽ trở thành nhà văn!

Khi đó, Gấu đã kiếm ra Thầy của mình.

Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó! 

Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em "miệt vườn" làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!

Cuộc tình chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng ra 1 em Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và, tại sao không lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà, nhất là đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói, ta yêu Em, và chắc chắn em sẽ tin.

Nói tiếng Vịt, tất nhiên:
Anh "thươn" EM!
[Em gốc “rau muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]

Ui chao, Em tin thiệt!

Gấu nhận được cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:

Tui bận lắm, đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng, nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng ráng viết vài dòng… 

Ui chao GNV lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu có tí dư, thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!

Tks. Take Care. Plse Take Care.

NQT

James Joyce có lần nói, tất cả các tiểu thuyết gia chỉ có mỗi một chuyện, và họ nói đi nói lại hoài, mỗi chuyện đó.
Gấu cũng đã từng bị mấy đấng độc giả quen biết phán, chỉ có mỗi chuyện Mậu Thân, đứa em trai tử trận, và BHD, kể đi kể lại hoài!

Tuy nhiên, quái đản nhất, là chuyện BHD: mọi cuộc tình của Gấu, đều chỉ để lập lại chuyện tình BHD!

Trừ cô bạn, cô phù dâu ngày nào.

Khủng khiếp quá.

Đúng là sự trả thù ngọt ngào, bi thương, và cũng dã man, tàn nhẫn, của xứ Bắc Kít!

*

*

COMMENT J'ÉCRIS

Écrire, c'est passer deux ans sur vingt pages, être absent à son entourage et à soi-même. Puis, une fois posé le point final, déboucher un bon sancerre et le boire en pleurant. C'est aussi le dégoût de se relire et une certaine satisfaction d'être soi.

ZADlE SMITH. Prospect.

Viết, là mất mẹ hai năm trời, với đâu chục trang giấy, là vắng mặt, với bạn bè, với môi trường chung quanh, và với chính mình.
Và khi chơi được cái dấu chấm hết to tổ bố, thì bèn mở một chai vang thượng hảo hạng, chơi một ngụm, và khóc òa.
Viết cũng còn là nỗi ghê tởm đọc lại, và 1 tí ti hài lòng, tất nhiên, về mình!

Con Đầm Pích

Đọc số báo đặc biệt về Đứa bé & Nhà văn, [Le Monde, Phụ trang Văn học] Gấu thấy Gấu, ở trong thằng bé chưa thành nhà văn Camus: cũng có một ông bố bỏ đi mất tiêu. Số phận ông bố của Camus thì quá rõ ràng, ông tử trận. Còn ông bố của Gấu thì bị một đấng học trò thủ tiêu, nhưng thực sự ra sao, thì chẳng ai hay.

Thế rồi Gấu lại thấy tuổi thơ của mình sao giống của ‘em’ Nathalie Sarraute, bị một miền đất chôm mất!

Đọc, bồi hồi nhận ra, hình dáng trong trí tưởng tượng về một BHD, là từ cái tuổi thơ bị Miền Bắc giam cầm đó.
Một cách nào đó, có thể nói, BHD bước ra từ cái bóng của… Lolita.

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần Cuối Sài Gòn
*

Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó! 

Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em "miệt vườn" làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!

Cuộc tình chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng ra 1 em Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và, tại sao không lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà, nhất là đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói, ta yêu Em, và chắc chắn em sẽ tin.

Nói tiếng Vịt, tất nhiên:
Anh "thươn" EM!
[Em gốc “rau muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]

Ui chao, Em tin thiệt!

Gấu nhận được cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:

Tui bận lắm, đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng, nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng ráng viết vài dòng… 

Ui chao GNV lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu có tí dư, thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!

Tks. Take Care. Plse Take Care.

NQT

James Joyce có lần nói, tất cả các tiểu thuyết gia chỉ có mỗi một chuyện, và họ nói đi nói lại hoài, mỗi chuyện đó.
Gấu cũng đã từng bị mấy đấng độc giả quen biết phán, chỉ có mỗi chuyện Mậu Thân, đứa em trai tử trận, và BHD, kể đi kể lại hoài!

Tuy nhiên, quái đản nhất, là chuyện BHD: mọi cuộc tình của Gấu, đều chỉ để lập chuyện tình BHD!

Khủng khiếp quá.

Đúng là sự trả thù ngọt ngào, bi thương, và cũng dã man, tàn nhẫn, của xứ Bắc Kít!


*

Đàn anh Tolstoy phán:
Nè, Chekhov, mi viết truyện ngắn bảnh lắm đó. Nhưng mà mi viết kịch, ẹ quá.
Tại sao mi viết kịch, chúng thật khủng.
Mi viết kịch còn ẹ hơn cả Shakespeare!

Russian Portraits

The portraits that follow are from a large number of photographs recently recovered from sealed archives in Moscow, some-rumor has it-from a cache in the bottom of an elevator shaft. Five of those that follow, Akhmatova, Chekhov (with dog), Nabokov, Pasternak (with book), and Tolstoy (on horseback) are from a volume entitled The Russian Century, published early last year by Random House. Seven photographs from that research, which were not incorporated in The Russian Century, are published here for the first time: Bulgakov, Bunin, Eisenstein (in a group with Pasternak and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov (with mother and sister), Tolstoy (with Chekhov), and Yesenin. The photographs of Andreyev, Babel, and Kharms were supplied by the writers who did the texts on them. The photograph of Dostoyevsky is from the Bettmann archives. Writers who were thought to have an especial affinity with particular Russian authors were asked to provide the accompanying texts. We are immensely in their debt for their cooperation.

The Paris Review Winter 1995

Chân Dung Nga

Những bức hình sau đây là từ một lố mới kiếm thấy, từ những hồ sơ có đóng mộc ở Moscow, một vài bức có giai thoại riêng, thí dụ, đã được giấu kỹ trong ống thông hơi ở tận đáy thang máy! Năm trong số, Akhmatova, Chekhov [với con chó], Nabokov, Pasternak (với sách), và Tolstoy (cưỡi ngựa), từ một cuốn có tên là Thế Kỷ Nga, xb cuối năm ngoái [1997], bởi Random House. Bẩy trong cuộc tìm kiếm đó không được đưa vô cuốn Thế Kỷ Nga, và được in ở đây, lần thứ nhất: Bulgakov, Bunin, Eisenstein (trong một nhóm với Pasternak and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov (với mẹ và chị/em) Tolstoy (với Chekhov), and Yesenin. Hình Andreyev, Babel, và Kharms, do những nhà văn kiếm ra cung cấp, kèm bài viết của họ về chúng. Hình Dostoyevsky, từ hồ sơ Bettmann. Những nhà văn nghe nói có giai thoại, hay mối thân quen kỳ tuyệt về những tác giả Nga, thì bèn được chúng tôi yêu cầu, viết đi, viết đi, và chúng tôi thực sự cám ơn họ về mối thịnh tình, và món nợ lớn này.

Và đây là 1 giai thoại, và cũng là 1 mối thân quen kỳ tuyệt:

-Ta đếch phải là con gái của Mayakovski!
-Có thể passport giả?
-Ở Mẽo người ta không làm passport giả!

*


Thế nào là đương thời, thế nào là cổ điển? 

-Là một nhà văn đương thời, có nghĩa là, sẽ có hai nhà phê bình, nếu ngồi cùng bàn, một khen hết lời, một chê chẳng kém, cuốn sách bạn vừa mới xuất bản, trong khi cả hai đều mê Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay gần hơn, tuỳ bút Nguyễn Tuân. 

[Tôi không dám nghĩ tới trường hợp, cả hai ông đều chửi um lên!]

-Cổ điển, có nghĩa là sống sót được cả hai thằng cha phê bình đó! 

Ý trên, mô phỏng Virginia Woolf, trong How it strikes a contemporary. Riêng về cụm từ "chê chẳng kém", bà nữ sĩ Anh này cay độc hơn nhiều: cái thứ đó chỉ đáng giấy chùi đít (waste paper), và nếu lửa đốt không cháy, thì phải dí vào tận đáy lò.
 

Ý dưới, từ Coetzee, trong What is a Classic? Nhà văn Nam Phi này nhắc tới một bài diễn thuyết cùng tên, của T.S. Elliot, vào tháng Mười 1944, tại London, khi Đồng Minh đang quần nhau với Nazi tại đất liền (Âu Châu). Về cuộc chiến, ông chỉ nhắc tới, bằng cách xin lỗi thính giả, rằng chỉ là tai nạn của hiện tại (accidents of the present time), một cái hắt hơi, xỉ mũi, đối với cuộc sống của Âu Châu, và nó làm ông không thể sửa soạn chu đáo cho bài nói chuyện. "Nhà là nơi một người bắt đầu" [Home is where one starts from], "Trong cái bắt đầu là cái chấm dứt của tôi" [In my beginning is my end], nhà thơ cho rằng, để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải trở lại với nhà thơ lớn lao nhất, của  "cổ điển của chính thời đại của chúng ta" (the great poet of the classic of our own times), tức nhà thơ Ba Lan, Zbigniew Herbert. Với Herbert, đối nghịch Cổ Điển không phải Lãng Mạn, mà là Man Rợ. Với nhà thơ Ba Lan, viết từ mảnh đất văn hóa Tây Phương không ngừng quần thảo với những láng giềng man rợ, không phải cứ có được một vài tính cách quí báu nào đó, là làm cho cổ điển sống sót man rợ. Nhưng đúng hơn là như thế này: Cái sống sót những xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa man rợ, và cứ thế sống sót, đời này qua đời khác, bởi những con người nhất quyết không chịu buông xuôi, nhất quyết bám chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất, (at all costs), cái mà con người quyết giữ đó, được gọi là Cổ Điển.


*

Nữ Hoàng Trinh Thám & Hitler

Diễn văn của Bác H[itler] thì vũ như cẩn:
Nước Mít là 1 [C’est un UN] chỉ có, khi có hy sinh và sức mạnh quân sự. Nhân dân thì phải chết cho xứ Mít, nếu không nhân dân không đáng sống vì nước Mít. Miền Nam dân chủ trong sự hèn nhát của nó, sợ chiến tranh, chẳng đáng sống sót...
[Le discours commença comme d'habitude. Le salut viendrait du sacrifice et de la force des armes. Les hommes avaient le devoir de mourir pour leur pays, sinon ils étaient indignes de vivre pour lui. Les nations démocratiques, dans leur lâcheté, avaient peur de la guerre et ne méritaient pas de survivre. Qu'elles soient donc défaites, balayées par la force glorieuse de la Jeunesse! Battez-vous - battez-vous, encore et encore - pour obtenir la Victoire et hériter de la terre!]



**


Whoever wishes to remember must trust to oblivion, to the risk entailed in forgetting absolutely, and to this wonderful accident that memory then becomes.
-Maurice Blanchot

Người nào mong mỏi hoài nhớ chắc hẳn đã tin rằng có lãng quên, tin rằng có sự rủi ro tiếp đó là sẽ quên tuốt tuột, và chính từ sự ngẫu nhiên tuyệt vời này mà kỷ niệm được hình thành.

Người ta biết rằng sẽ quên, không chừng quên tuốt, nên biến những gì đáng nhớ thành ký ức, để sau này khỏi quên đó mà .

K


I seek the crucial region of the soul where absolute Evil and fraternity clash.
-Andre Malraux

Tôi tìm vùng chủ yếu của linh hồn, nơi Cái Ác tuyệt đối và tình anh em đụng độ

Gấu mua cuốn trên lâu lắm rồi, từ cái hồi còn cái tiệm Britnell nổi tiếng nhất, lâu đời nhất, của Toronto, kế bên thư viện hách nhất thành phố, Toronto Reference Library, cũng là thư viện đầu tiên Gấu tới thăm, liền sau khi tái định cư một, hai bữa, khi còn ở trung tâm tiếp nhận người tị nạn, nơi gặp lại cô bạn lần đầu tiên, sau bao ngày xa cách, kể từ khi cô lấy chồng, thì cứ nói như thế cho tiện việc sổ sách.

Văn chương hay Cuộc đời. Bị cái tít, như “tường lửa ngăn chặn”, Gấu cứ nghĩ đây là 1 cuốn tiểu luận, cho đến bữa nay, tình cờ vớ được nó, trong đống sách ngổn ngang do dọn nhà, giở ra đọc, quá tuyệt, vì được viết theo cái kiểu hồi tưởng, giai thoại, về những ngày ở Lò Thiêu.

Chương 9, "Ô Saisons, Ô Châtaux.." viết về Milena, và Thư gửi Milena, của Kafka, đọc thật cảm động. Có thể nói, chương nào cũng như thế. Cứ như thể, đây là món quà của 30 Tháng Tư năm nay, của bao nhiêu người đã chết, gửi nhắn lại.

Sự run rủi tuyệt vời từ đó phát sinh kỷ niệm.

Tks. NQT

Cũng vớ được số Granta, Bad Company, Summer 2002, trong có bài của Kundera, Cuộc Trở Về Vĩ Ðại. Bài này mà có thì giờ dịch tặng nhà văn Mít lưu vong, “vĩ đại trở về”, khóc rưng rức khi nhìn hai lỗ đạn Tây mũi lõ để lại trên thân thể Hà Nội, thì thật tuyệt!

*

*

1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và Cao Bồi, PXA, bạn GNV, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng Givral, coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!

Bây giờ là đầu tháng Tư. Người Việt nào ở hải ngoại cũng như đang lên cơn sốt, một cơn sốt lây lan ra từ bang nọ đến bang kia, từ quốc gia này sang quốc gia khác, không có thuốc chủng nào ngăn được.
Những cánh rừng

Nhà văn lớn là người kết hôn với đất nước của họ.
Và câu này, cũng đã được tôi sử dụng, khi đọc Nhất Linh. Mối tình lớn của Nhất Linh với Miền Bắc, bật ra, khi ông, trong nhân vật thế thân của mình, là Dũng, buổi trưa hè "ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung" đó, đó, vô tình nhìn thấy cái áo cánh trắng bên vườn hàng xóm, tự hỏi, của ai đấy nhỉ, và chợt nhớ ra là nghỉ hè, và Loan đi học ở tỉnh trở về nhà.

Nhưng với TMT, còn hơn thế nữa. Bà chỉ có thể kết hôn với ngôn ngữ, bởi vì quê hương của bà không còn.

Đây cũng là điều Brodsky nói ra, khi được hỏi, và ông trả lời, tôi hết còn tin vào cái xứ sở đó.

Nhưng, khác Brodsky, những người như TMT, họ chứng kiến cái giây phút hấp hối của xứ sở, khi ngoái nhìn lại, những ngày 30 Tháng Tư 1975. Kinh nghiệm này, Kundera cũng đã từng sống vào năm 1968, khi Liên Xô xâm lăng xứ sở của ông, và ông bảo, nó đau như là một trận cháy nhà. [Trong Le Rideau, Bức Màn]

 
Nhà văn người Nhật Kawabata, Nobel văn chương 1968, trong bài mở đầu tập truyện "Những truyện ngắn ở trong lòng bàn tay", viết: Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay.... Tinh thần thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống mãi ở trong chúng".

  Biển, của Miêng cũng thuộc loại truyện lòng tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, còn có những giọt nước cam lồ nhỏ xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương một người đàn ông mất trí nằm trong bệnh viện và trong những giờ phút cuối cùng, người đàn ông lầm vị nữ bồ tát với người vợ đã chết, cùng với con cái, trong lần vượt biển.

 Lầm lẫn, có lẽ không phải như vậy. Hoặc đây là giá trị biểu kiến của truyện. Trong cuốn Chữ và Vật, Michel Foucault cho rằng người điên, hay Kẻ Khác (l'Autre), là một người nhìn tất cả sự vật đều giống nhau, khác với người bình thường, hay Kẻ Vẫn Thế (le Même). Cũng trong cuốn sách, ông cho rằng tự tử là phán đoán sáng suốt cuối cùng của một con người bình thường. 

  Nếu chúng ta chấp nhận hành động vượt biển như là phán đoán sáng suốt sau cùng, như vậy người đàn ông sống sót trong khi vợ con chết hết, đã thực sự tin rằng người đàn bà đang nhỏ lệ là vợ của ông. Cũng tương tự như vậy - và đây là ý nghĩa đích thực của truyện ngắn theo tôi - "sự thực" xuất hiện, khi người đàn bà gọi điện thoại cho chồng: "... Xong rồi anh ạ... trong tay em".

  Camus có truyện ngắn "Người đàn bà ngoại tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao... Đây là một đề tài lớn của dòng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn "Before the Law", của Kafka.

  Đây là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi". Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô chơi, coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây, cũng chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi.

  Trong truyện ngắn Evelyne của James Joyce, trong tập "Những người dân thành phố Dublin", người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái quyết định "ở lại".

  Truyện ngắn Biển, của Miêng, bằng những tình cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo tôi, đã đưa ra một đề nghị chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại tình. Bằng hành động "trong tay em", người đàn bà đã vượt quá "Luật Pháp", ôm cả hai cuộc đời, bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đầy và quê nhà?), nhập làm một.

Linh Hồn Của Biển

Bài đọc Biển của Miêng, Gấu đọc lại, và thấy khác hẳn, bản được in trong Lần Cuối Sài Gòn, và đoạn viết về TMT, mất tiêu luôn.
Scan lại ở đây, toàn bài viết, như được in trên giấy.

*

*

Bài đọc sách này, được đăng trên Văn Học của NMG, và ông chủ chi địa, chắc cũng ngại sau cái cú "cái tai người", bèn "hiệu đính" cụm từ “nữ bồ tát”, và thay bằng vị “nữ tu”!

Trong bài điểm có nhắc tới câu của Adorno, khiến VD, nhà văn hàng đầu hải ngoại bực, phán, tay này “vung tay quá trán”, chứng cớ sau Lò Thiêu vẫn có Ðêm Tận Thất Thanh, một đóa kỳ hoa dị thảo, của PNN! (1)

(1)

GNV là người đầu tiên giới thiệu tới độc giả Mít, "hơn một" tác giả mũi lõ, đa số họ, GNV biết tới, là nhờ đọc tờ Partisan Review. [Kundera, Gấu cũng là thằng đầu tiên giới thiệu, khi giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG: Mùa Thu những di dân].

Kỷ niệm thú vị có lẽ cũng nhiều, để nhẩn nha nhớ lại, nhưng 1 trong số đó, là, lần giới thiệu Adorno và câu nói nổi tiếng của ông: “Làm thơ sau Auschzitz thì thật là dã man”. Nhà văn hàng đầu hải ngoại Võ Đình bực lắm, phán, thằng cha Adorno này là ai mà vung tay quá tr[ch]án. Và ông chứng minh, sau Lò Thiêu vẫn có thơ, và đó là thơ của Phan Nhật Nam: Đêm tận thất thanh! (2)

Tuy nhiên, không chỉ một Võ Đình bực vì câu nói của thằng cha Adorno. Czeslaw Milosz cũng nực. Trong bài viết ngắn, viết về ‘hậu môn của thế giới’, ông cho biết, chính là vào cái năm ông ở hậu môn thế giới, ở Ba Lan, ông làm được thơ, và thơ cũng không tệ.
Cái tác phẩm của bậc thầy về Lò Thiêu vừa mới tái khám phá ra được, A lost master of the Holocaust, chính là tác phẩm được viết khi tác giả của nó ở… Lò Thiêu!

(2)
Đêm Tận Thất Thanh.

Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.

Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...
Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....
Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình

Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.


Tình Ðầu

Đám thanh thiếu niên ồn ào, náo động là lũ chúng tôi đó dần dần rã ra cùng với mùa hè kết thúc, và rồi những cơn bão lodos chợt tới với thành phố, quất túi bụi lên những bến cảng vào mỗi tháng Chín, đuổi chạy có cờ mấy chiếc thuyền buồm, ghe máy chậm chân. Trong khi mưa cứ thế trút xuống, Bông Hồng Đen, lúc này đã mười bẩy tuổi, chẳng biết làm gì cho qua thì giờ, bèn ghé thăm căn phòng mà tôi thường ngồi vẽ, vào những giờ phút trọng đại như thế, tôi ban cho nó một cái tên thật xứng đáng với nàng: xưởng họa của tôi. Tất cả những bạn bè của tôi cũng thỉnh thoảng ghé, cũng bầy đặt thử tài hội họa, này, đưa tao cây bút chì, cho tao tờ giấy vẽ, trong khi nhìn với cặp mắt đầy nghi ngờ những cuốn sách của tôi, và chuyện này thì cũng chẳng có gì là lạ, so với tai tiếng của Gấu. Như tất cả hầu hết đám chúng tôi sống ở Thổ nhĩ kỳ thời kỳ này, giầu hay nghèo, nam hay nữ, Bông Hồng Đen cũng cần chuyện vãn để cho qua ngày, và đỡ buồn.

Vào lúc bắt đầu, chúng tôi chia sẻ với nhau ba chuyện ngồi lê đôi mách, những câu chuyện thuộc loại rỉ tai lưu truyền trong đám bạn bè mùa hè vừa qua - đứa nào mê đứa nào, và đứa nào vì vậy mà ghen đến điên lên – tuy nhiên, tôi thực sự chẳng để ý đến mấy chuyện đó. Bởi vì nhiều khi tay tôi dính sơn, cho nên, có khi, nàng giúp tôi pha trà, hay mở một tuýp mầu, trước khi trở về chỗ của nàng hay ngồi, ở một góc phòng, và, đá văng đôi giầy ra khỏi đôi bàn chân, nàng nằm dài ra đi văng, lấy một cánh tay làm gối. Một bữa, không nói với nàng, tôi đi một đường ký họa, cảnh nàng nằm dài trên đi văng. Tôi nhận thấy, nàng có vẻ thích, và thế là lần tới, tôi chơi thêm một bức ký họa nữa.

Lần tới, khi tôi nói, tôi sẽ vẽ nàng, nàng hỏi, “Anh muốn em ngồi như thế nào?” như một kiều nữ chưa từng bao giờ đứng trước máy quay phim, hay như một ngôi sao nho nhỏ ước ao sẽ có ngày trở thành đại minh tinh, run run, không biết để tay để chân như thế nào, và ở đâu.

Khi tôi ngắm nghiá cái mũi dài của nàng, để vẽ cho thật tới, một nụ cười thấp thoáng trên miệng nàng; ôi trán nàng mới cao làm sao, dáng nàng thì cao, với đôi chân dài, mầu nắng hun, nhưng khi nàng đến thăm tôi, nàng mặc một cái váy dài, bó sát người, thật nhã, chiếc áo này là của bà nàng truyền lại, thành thử tôi chỉ nhìn thấy đôi bàn chân thon thon của nàng. Trong khi phác họa, trong khi trầm tư, chiêm ngưỡng những làn cong mềm mại của hai trái cau, hay hai trái đào, hay hai gò bồng đảo nho nhỏ, và làn da trắng một cách lạ thường ở nơi cổ cao, một cái bóng của ngượng ngùng, và tủi thẹn, bỗng nhẹ nhàng lướt qua khuôn mặt thiên thần.

Vào những lần đầu đến thăm, chúng tôi nói chuyện thật nhiều, và nàng là người hay nói. Bởi vì tôi gạn lọc ra, một chút mây mù ở trong đôi mắt, và trên đôi môi, và nói như giao hẹn, này đừng có bao giờ buồn như vậy nữa nhé, và nàng như được dịp, xổ tung ra, những trận cãi cọ giữa hai đấng sinh thành, và những trận thư hùng giữa bốn ông em trai, và sự trừng phạt của ông bố đối với chúng (những cái bạt tai, đá đít, cấm ra khỏi nhà, cấm “ra biển gọi thầm”, trên những chiếc thuyền máy) – và nỗi buồn bã, xót xa của bà mẹ khi ông bố chỉ lo săn đuổi những người đàn bà khác, nàng nói, nàng nói chuyện đó, vì nàng biết mẹ nàng và mẹ tôi là hai bạn chơi bài, và cũng đã từng than thở với nhau nhiều lần, về chuyện hai ông bố cùng mê chạy theo gái, và khi nói những chuyện đó, nàng nhìn thẳng vào mắt tôi.

Dần dần, cả hai đứa chúng tôi chìm vào im lặng. Có những lần, khi tới thăm, nàng bước thẳng tới chỗ nàng thuờng hay ngồi, hay nàng sẽ ngồi, nơi ngồi làm mẫu (những bức ký họa của tôi thời gian này ảnh hưởng nặng nề Bonnard), hay nàng sẽ mở ra coi một cuốn sách tình cờ có đó, và nằm đọc trên sô pha, lâu lâu đổi cách nằm. Những lần sau này, vẽ hay không vẽ, thì cũng thành lệ: nàng gõ cửa, và đi vô phòng, chúng tôi cũng chẳng nói chi nhiều ngoài một hai câu chào hỏi, và tới nằm tại một góc đi văng, và đọc cuốn sách của nàng mang theo, đôi khi, từ khoé mắt, nàng nhìn tôi đang vẽ nàng. Sáng nào cũng vậy, cũng thành lệ, làm việc được một chút, là tôi nghĩ tới nàng, và tự hỏi, khi nào nàng tới, và như thể nàng cũng biết như vậy, cho nên ít khi nàng bắt tôi phải chờ đợi lâu, và khi nàng tới, là tới cùng với nàng nụ cười, hơi có vẻ bẽn lẽn, và trong một dáng điệu như muốn bầy tỏ, này hãy tha lỗi cho em, nếu em có làm phiền gì đến anh, nếu em có đến muộn, và trong cái dáng điệu hãy bỏ qua cho em như thế đó, nàng tới góc đi văng quen thuộc, và trải người xuống.


Đọc "Istanbul"  bỗng dưng thấy nhớ Việt Nam, nhớ những ngày xưa kinh khủng.

Thich lam giong tra^m` tra^m`, thi` tha^`m trong "Istanbul", nhat la` "Tinh Dau", hay qua' !!!
Congrat.
I wish you will have another book...

Note: Sorry, but I Miss Your Mail So Much. NQT

 

 


&

NQT & Kiệt Tấn, Paris 1999

*

Nguyễn Nhật Duật [đeo kính, thứ nhì, phía bên trái, phía cửa]

Tưởng nhớ Nguyễn Nhật Duật


&

GNV & HPA @ Paris, 1999

*

Roberto Bolaño

Ai Dám

The books that I remember best are the ones I stole in Mexico City, between the ages of sixteen and nineteen....

Ðọc, là GNV nhớ những lần chôm sách ở 1 tiệm cho thuê truyện ở Chợ Hôm, Hà Nội....

Tính dịch bài này, nhân tiện đi một đường thú tội trước bàn thờ nhưng bạn NL đã nhanh tay lẹ chân hơn. Thế là lại cất cái vụ thú tội đi, để khi nào rảnh vậy!





*

Gặp lại Thảo Trường lần đầu, ở hải ngoại, 1990, đúng thời gian xẩy ra vụ Trần Trường, tại Car Wash của ông con trai của anh.
Gấu khi đó còn không biết sử dụng máy chụp hình!

Nguyễn Đình Toàn kể, trong một buổi họp đầu thập niên (19)60 ở nhà xuất bản Cơ Sở Xuất Bản Tự Do, đường Võ Tánh, Saigon, cũ, cùng với nhà văn Thảo Trưởng, ông được mời tham dự, cùng nhiều nhân vật thuộc hàng “lão làng” thời đó.
Một trong những nhân vật “lão làng” này là nhà văn Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt). Ông hỏi một nhân vật “lão làng” ngồi cạnh:
“Hai thằng nhóc nào vậy?”
Ông này đáp:
“Đó là tác giả “Chị em Hải” và “Thử lửa.” (1)
Tác giả “Tỵ Bái” thản nhiên bảo:
“Mang cho chúng nó hai ly sữa!”

DTL

(1) Hai tác phẩm trên, do Tự Do xb. NQT

Cái kỷ niệm này, phải để vào đúng cái thời của nó, thì mới hiểu được.
Gấu cũng đã bị, chính ông thầy của mình, là nhà văn Doãn Quốc Sĩ phán như trên, có thể nói như thế.
Bởi vì cái món giải khát thịnh hành nhất vào những năm đó, là 1 ly sữa, sữa tươi, chứ không phải 1 ly cà phê.

Lần đó, Gấu nhớ là Gấu vô quán giải khát trên đường Lê Lợi vì có hẹn với BHD. Quán Kim Sơn, nằm phía bên trái tiệm sách Khai Trí. Thấy Mai Thảo đang ngồi với Doãn Quốc Sĩ, Gấu đành kéo ghế ké né ngồi, và khi bồi tới, Gấu nói, cho ly sữa tươi. Ông thầy cũ ngạc nhiên quá, vẫn uống thứ đó hả, là nhà văn rồi mà!

Gấu ngồi với BHD, chuyên môn kêu hai ly sữa, suốt cả 1 cuộc tình!
Buổi sáng, thì khác. Hai ly cà phê sữa, thứ cà phê túi, ở 1 tiệm hủ tíu Tầu, trên đường tới trường Gia Long, Gấu đã kể trong
Tứ tấu khúc

Cái nửa giống chòi nửa giống nhà chỉ có hai tấm vách. Cột cặm vào đất, cây to cây nhỏ cây thì cong queo. Cái bàn nhổ mạ được trưng dụng làm bàn thờ, thứ duy nhất còn đứng vững, những thứ còn lại liêu xiêu. Lại gần thì thấy bàn thờ cũng bị mọt ăn rách ván. Ngồi dưới vỏ lãi ngó lên nghĩ nhà ông Cà Bi này nghèo quá xá, càng tới gần càng nhận ra chẳng những nghèo mà là nghèo thứ thiệt, nghèo tận mạng, tới cái võng ông nằm ngủ trưa cũng te tua.
Cả đoàn thiện nguyện ai nấy đều xót xa. Năm nào cũng rủ nhau đi làm từ thiện, cảnh nghèo gì cũng thấy qua nhưng nghèo kiểu ông Cà Bi thì lâu lâu mới gặp. Trong nhà không thấy món đồ nào đáng giá chừng hai mươi ngàn, đến mùng ngủ mà chỉ có nửa cái. Có người mò vô bếp thấy cơm cháy trong cái nồi móp méo với hai con cá sặt kho khô quắt. Ông già Cà Bi dửng dưng ngó khách lục lọi nhà mình, ngồi uống trà khà khà. Chẳng nhận ra ở ông chút tủi buồn nào. Hỏi ông sống bằng gì, ông nói “cắm câu, mần mướn, ai kêu gì cũng mần”. Hỏi sao nhà chỉ có hai vách, ông nói “mùa này nắng nôi, qua để trống vách cho mát, chừng nào mưa tính tiếp”. Ai đó rưng rưng chỉ cái nóc nhà thưa ngó trời lồng lộng, ông già cười, “chỗ ngủ với bàn thờ vợ qua có che nilông rồi, chỉ cần không ướt hai chỗ đó…”. Hỏi có tiền không, ông nói tiền để rải rác trong xóm. Anh thanh niên địa phương dẫn đường sợ khách xa không hiểu, giải thích: “Ý ổng là ổng sẽ có tiền khi người ta mướn sên đất, dọn dừa, hay đắp bờ lên liếp…”.
Lúc ngồi dưới vỏ thì anh thanh niên tả sơ sơ chân dung ông Cà Bi. Anh nói ông này làm buổi sáng đủ tiền nhậu thì chiều không làm nữa. Có khi làm suốt tuần bỗng nghỉ ngang, ăn xài hết phần tiền đó rồi lại lang thang kiếm việc. Một năm nhà ông Cà Bi ăn tới bốn cái tết, mỗi tết ít nhất cũng mười ngày. Có tiền trong túi đồng nghĩa với hội hè, ông Cà Bi ta sẽ đủng đỉnh rong chơi. “Chơi kiểu đó ổng nghèo là phải…”, anh thanh niên dường như giận.
Giận là phải. Khách cũng thấy hơi giận. Ông già có vẻ tự hào về việc ham chơi dẫn đến “vô sản” của mình. Thay vì ne nép trước nhà giàu, ông già ngồi trên bộ vạt cau cũng rách mà điệu bộ khoan thai khoái chí như đang tiếp khách ở… dinh Thống Nhất. Vợ chết, ba đứa con đã dựng vợ gả chồng làm ăn xứ khác, ông già kiếm sống một mình. Ông treo võng trên mấy cái cây trồng quanh nhà, nắng sớm nằm đòng đưa bên vách tây, chiều ngủ khò bên vách đông tránh mặt trời. Quởn thì cuốc bộ đi chùa, cách đây chừng mười cây số. Nhà không điện, nước sạch, không tivi, radio cũng không và tất nhiên là không cửa (đâu có cần thiết).
Vậy mà lúc anh giám đốc ngân hàng thay mặt đoàn thiện nguyện tặng ông già phần tiền an ủi đời nghèo, ông già chỉ giữ lấy một tờ giấy bạc năm mươi ngàn, còn bao nhiêu đưa trả lại. “Nhiêu đây đủ cho qua rồi. Mua gạo ăn tới ngày mốt, dư ra chút đỉnh đong rượu nhâm nhi chơi. Ít bữa nữa đi sên đìa cho bên xóm là qua có tiền. Phần còn lại này chú em đem cho thằng Tám bên sông giùm, con nó bệnh nặng dữ lắm – nói rồi ông Cà Bi lỏn lẻn nhét tiền vô túi cười phô ra ba cái răng xếu xáo, mặt tỉnh rụi – Có tiền nhiều giống như có con vợ đẹp, mắc công giữ…”
Anh chủ nhà máy gạch bất mãn, anh có tiền tỉ còn chưa thấy đủ, sá gì ít chục ngàn… Anh nói “cũng phải để dành tiền phòng khi đau bệnh chớ chú, mà không lẽ chú ăn cơm không, phải có thịt thà cá mắm…”. Ông già Cà Bi vận cái quần cộc nhuộm mủ chuối lem luốc, chờ qua cơn nghẹn nước trà mới khề khà bảo đau yếu sơ sơ thì uống thuốc nam, cây cỏ ở đất Xẻo Quao này nhiều thứ nên thuốc lắm. Đau nặng nữa thì bất quá chết, có tiền cũng chết mà. “Còn cá mắm hả, chậc, cần thì chống xuồng qua Trảng Sen thiếu cha gì. Mà, mấy chú có qua Trảng Sen chơi chưa?” – ông già bất ngờ hỏi.
Chưa. Sáng nay họ tính đi tặng quà cho bà con nghèo xong sẽ ra Trảng Sen chơi, nghe khen chỗ đó còn hoang sơ lắm, nhưng ai cũng sợ chiều không về kịp, mà một số người còn phải đi suốt đêm nay để về lại Sài Gòn, nhiều công việc, nhiều tiệc tùng, hò hẹn, nhiều hợp đồng làm ăn quan trọng đang đợi. Ông Cà Bi nghe qua lắc đầu chua xót nói, “tội nghiệp không!”.
Ngữ điệu của ông già làm khách giận lắm, xuống vỏ chạy đi xa rồi mà còn giận. Chúng tôi đây không lười biếng ham chơi, đầu tắt mặt tối làm ăn kiếm tiền để cuối năm đi thơm thảo với người nghèo như vầy là quá tốt, ông già nói tội nghiệp là tội nghiệp gì?! Anh thanh niên địa phương xoa dịu nói ông già đó tưởng đâu ai cũng ham chơi như ổng.
Nhưng khách còn giận ông Cà Bi, tới mức quyết định ra… Trảng Sen chơi. Cái ông già nghèo xác xơ đó có gì mà lại thương hại cho tụi ta chớ…
*

No one really knows whether or not grass did grow again where Genghis Khan had passed; there is no one left to look.”
Steiner: De Profundis [viết về Solz và Quần đảo Gulag]
[Dịch kiểu phóng bút của... anh cu Gấu: Chẳng ai biết cỏ mọc lại hay là không nơi -Cánh Đồng Bất Tận - vó ngựa “Thành Cát Tư Hãn” tràn qua bởi vì đâu còn ai để mà nhìn thấy]

Nhưng chưa khủng bằng câu sau đây:
“Anthropology”, says Lévi-Strauss in concluding Tristes Tropiques, can now be seen as “entropology”: the study of man has become the study of disintegration and certain extinction.
Steiner trích dẫn, trong bài viết về Lévi-Strauss: The Lost Garden
[Việc nghiên cứu ông Cà Bi và những hậu duệ của ông trở thành việc nghiên cứu một sự phân huỷ từ người biến thành bọ…]
Nguồn