*





Albert Camus vs Kamel Daoud


Albert Camus vs Kamel Daoud

Thời gian của người

Đây là lúc để thừa nhận -
để rú lên, hay để gào khóc -
Ta đã sống đời ta như một con chó...
Ilya Ehrenburg

*

Cùng số báo trên, có bài Một người Algerian ở Paris, Edward Hughes đọc Camus: Une Vie, của Olivier Todd, trong có nhắc tới câu nói trứ danh của Camus, Tôi tin vào công lý, nhưng tôi chọn mẹ tôi thay vì công lý [Je crois à la justice, mais je défendrai ma mère avant la justice: Tôi tin vào công lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công lý]. Phải nhìn lại cái thời của Camus vào lúc đó, thì mới thấy ông chơi một quái chiêu, khi đưa ra hai từ thật ngược ngạo, thật chỏi nhau: là mère/la justice. Và độc giả của ông sau này, đọc ông, là cũng trong tinh thần đó: Thảm kịch của những chọn lựa bất khả, the drama of impossible choices is something that readers of Camus’s fiction are very familiar with: Rambert trong Dịch Hạch bị bắt buộc phải chọn lựa giữa tình yêu riêng tư của ông, và những đòi hỏi của xã hội của một thành phố bị vây hãm bởi dịch hạch, anh giáo làng bắt buộc phải làm ‘quản giáo’ trong Người Khách, trong cuốn Lưu Đầy và Quê Nhà...

Đây là lúc để thừa nhận -
để rú lên, hay để gào khóc -
Ta đã sống đời ta như một con chó...
Ilya Ehrenburg

*

Cùng số báo trên, có bài Một người Algerian ở Paris, Edward Hughes đọc Camus: Une Vie, của Olivier Todd, trong có nhắc tới câu nói trứ danh của Camus, Tôi tin vào công lý, nhưng tôi chọn mẹ tôi thay vì công lý [Je crois à la justice, mais je défendrai ma mère avant la justice: Tôi tin vào công lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công lý]. Phải nhìn lại cái thời của Camus vào lúc đó, thì mới thấy ông chơi một quái chiêu, khi đưa ra hai từ thật ngược ngạo, thật chỏi nhau: là mère/la justice. Và độc giả của ông sau này, đọc ông, là cũng trong tinh thần đó: Thảm kịch của những chọn lựa bất khả, the drama of impossible choices is something that readers of Camus’s fiction are very familiar with: Rambert trong Dịch Hạch bị bắt buộc phải chọn lựa giữa tình yêu riêng tư của ông, và những đòi hỏi của xã hội của một thành phố bị vây hãm bởi dịch hạch, anh giáo làng bắt buộc phải làm ‘quản giáo’ trong Người Khách, trong cuốn Lưu Đầy và Quê Nhà...
Thời gian của người

Camus, nổi loạn, và mùa xuân Á Rập: Camus, rebellion and the Arab spring (FT 29-5-15)  -- Fan của Camus nên đọc bài này của Kamel Daoud (Camus: "Je crois à la justice, mais je défendrai ma mère avant la justice"  WHOA!) (2)

Camus n’a jamais dit «Entre la justice et ma mère, je choisis ma mère ».

« Lors d’une rencontre avec des étudiants suédois, un étudiant arabe lui reproche, à lui le natif d’Algérie, son silence sur ce qui s’y déroule. Camus, en vérité, s’est beaucoup exprimé. (...). A l’étudiant, il répond : «En ce moment, on lance des bombes dans les tramways d’Alger. Ma mère peut se trouver dans un de ces tramways. Si c’est cela la justice, je préfère ma mère.»

Dans le compte rendu du Monde, cette phrase devient : «Je crois à la Justice, mais je défendrai ma mère avant la Justice.» Puis la rumeur en fait ce qu’on n’a plus jamais cessé d’entendre : «Entre la justice et ma mère, je choisis ma mère.» Belle histoire de téléphone arabe à propos d’une phrase jamais dite, et dont la signification est tout autre : Camus n’opposait pas la justice à sa terre natale, mais dénonçait, en situation, le terrorisme. » (Philippe Lançon).

Vào lúc này, tên VC nằm vùng DH chạy xe Honda tà tà thẩy bom vô bót Cảnh Sát Ngụy. Nếu đó là chân ní, công ní, Gấu chọn...  Ngụy!

Dịch nhảm. Nguyên văn : Vào lúc này chúng quăng lựu đạn tại trạm xe điện ở Alger. Mẹ tôi có thể có mặt trong đám đông. Nếu đó là công lý, tôi chọn mẹ tôi.

Prince of the absurd
Ông Hoàng của SPhi Lý

Khi Camus bị tử nạn xe cộ cách đây 50 năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ông 46 tuổi, đã được Nobel văn chương và cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông, Kẻ Xa Lạ, giới thiệu tới độc giả trên toàn thế giới một thứ triết học về sự phi lý. Tuy nhiên, vào thời điểm ông mất, Camus thấy mình là một tên bị xã hội ruồng bỏ, tứ cố vô thân tại Paris, bị nhạo báng bởi Jean-Paul Sartre và những trí thức tả phái khác, họ tố cáo thứ suy tư tự do của ông, là từ chối không chịu hò theo những quan điểm chính trị đang ăn khách. Như cô con gái của ông nói: “Bố tôi thì cu ki, chỉ có mình bố tôi” [“Papa was alone.”]

Lịch sử nhận ra Camus ở về phía của rất nhiều giải pháp đạo đức của thế kỷ 20. Ông gia nhập Kháng chiến Pháp chiến đấu chống Nazi, biên tập nhật báo chui Chiến đấu. Hô hào bãi bỏ án tử hình. Một thời đã từng theo CS, tác phẩm chống chế độ toàn trị Con người phản kháng, xb năm 1951, có trong nó những cảm nhận đáng kể về những cái ác của chủ nghĩa Stalin, và đưa đến cú đoạn tuyệt với Sartre, vào lúc đó vẫn bảo vệ Liên Xô và từ chối kết án hệ thống nhà tù Gulag.

Camus bỏ Algeria về đất liền Pháp quốc, nhưng Algeria không hề bỏ ông.

Khi cuộc nổi dậy chống thực dân thuộc địa nổ ra vào những năm 1950, sự từ chối gia nhập vào lời kêu gọi hợp lề luật, bien-pensante, cho một nền độc lập đã bị coi là một hành vi phản quốc bởi đám tả phái người Pháp. Ngay cả khi khủng bố tấn công những người Algiers, Camus vẫn đòi hỏi một cách vô ích một giải pháp liên bang, cùng với một nơi chốn cho người định cư. Khi ông tuyên bố thật lẫy lừng, “Tôi tin tưởng ở công lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công lý”, ông bị tố cáo là một kẻ biện hộ cho chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Gần 40 năm sau, Mr Lenzini kiếm ra tông tích người cựu sinh viên Algerian đã gây hấn vì lời tuyên bố trên tại một cuộc họp báo, anh ta thú nhận, vào lúc đó, anh ta chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của Camus, và sau đó, đã bị ‘sốc’ và cảm thấy mình chẳng là gì khi đọc Camus viết về sự nghèo khổ của những người Ả Rập. (1)

Quan điểm của Camus trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh giải phóng Algeria hồi những năm 1950 còn làm người ta hận ông hơn nữa. Tác giả cuốn của Con người nổi loạn (L’homme révolté) đã không lên tiếng khi người Algeria chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp, cho đến khi ông đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng – ý nghĩa của nó đã bị người ta bóp méo – ở Stockholm vào năm 1957, khi ông nhận giải Nobel văn chương: “Giữa công lý và mẹ tôi, tôi chọn mẹ”.
Camus, khởi nghĩa và mùa xuân Ả Rập
Kamel Daoud 

Phạm Nguyên Trường dịch

Đọc bài viết, của chính tác giả cuốn Meursault Phản Điều Tra, thì có vẻ như ông cay cú trước thái độ của Camus trước cuộc chiến Algerie.

Theo GCC, Pamuk nhận xét, ôn hòa, và đúng hơn nhiều:

Nhưng cú ‘bức tử’ Camus, chính là Cuộc Chiến Algérie. Là một anh Tây mũi lõ ở thuộc địa, [an Algerian Frenchman], ông bị sức ép của tình yêu của ông dành cho thế giới Địa Trung Hải này, và sự dâng hiến mình cho nước Pháp. Một khi ông nhìn ra sự giận dữ, Tây mũi lõ hãy cút về nước, và cuộc nổi dậy hung bạo từ đó mà ra, ông không thể chọn thái độ chống đối nhà nước của Sartre, bởi vì những bè bạn của ông bị giết bởi những người Ả rập - những tên "khủng bố", như báo chí Pháp gọi – trong cuộc chiến giành độc lập. Ông đành chọn thái độ im lặng. Trong bài ai điếu thật cảm động về người bạn cũ của mình, khi Camus mất, Sartre đã khai triển những chiều sâu nhức nhối mà Camus giấu kín chúng bằng sự im lặng đầy cao ngạo, đầy phẩm giá của mình.

Bị ép buộc phải chọn bên, Camus thay vì chọn, thì khai triển ‘địa ngục tâm lý’, trong Người Khách, The Guest. Truyện ngắn tuyệt hảo mang tính chính trị này diễn tả chính trị, không như là một điều mà chúng ta hăm hở vồ lấy nó, theo cái kiểu đường ra trận mùa này đẹp lắm, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng tí chó nào, mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận.

Thật khó mà 'phản biện' ông, về điều này, nhất là Mít chúng ta!

Pamuk: Albert Camus

Camus viết về Kẻ Xa Lạ.

Vào năm 1954, một người Đức đã gửi thư cho Camus, đề nghị và xin phép đưa Kẻ Xa Lạ lên sân khấu. Sau đây là lá thư trả lời của Camus (lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc trưng bầy "Những câu chuyện về một cuốn sách: ‘Kẻ Xa Lạ’ của Albert Camus". 1990).

Paris, ngày 8 tháng Chín, 1954

"Ông thân mến,

... Ông hẳn cũng đoán ra được, dự án của ông làm tôi phân vân. Đã hai mươi năm tôi quan tâm tới kịch nghệ, từ đủ thứ khía cạnh của nó (tôi đã từng là diễn viên, và là nhà đạo diễn), và tôi biết rằng, thứ ánh sáng còn sống, còn tươi (cru) là ánh đèn chói lòa ở sàn quay, thật khác xa cái thứ ánh sáng được tính toán thật chi ly mà người ta đưa vào trong một cuốn tiểu thuyết. Trước ánh sáng chói chang đó, một nhân vật, cho dù đứng thẳng ở trong một câu chuyện kể, có thể ngã lăn đùng ra. Nhưng lá thư của ông, và của M. Deblue làm cho tôi thật muốn lao vào cuộc phiêu lưu này. Và do kinh nghiệm, tôi biết rằng, chỉ sự tương kính giữa hai cá nhân mới là đảm bảo số một, khi quyết định cộng tác. Và tôi đồng ý để ông thực hiện dự án đưa tiểu thuyết Kẻ Xa Lạ thành kịch trình diễn...

Được đấy, ông bạn ạ, cái dự án của ông. Chỉ có hai điểm xuyết nho nhỏ:

1. [Khán giả mà] không được coi cái xen giết người thì thật là bực mình lắm đấy. Bởi vì đây là trái tim [centre: trung tâm] của câu chuyện. Đây là một cú giết người có mặt trời ở trong đó. Mặt trời ở đây là trung tâm mà thảm kịch xoay quanh. Và thảm kịch sáng chói lên nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào nó. Theo tôi, đây là điều làm cho nó khác với một câu chuyện u tối, và thoát tục [désincarné: mất xác phàm; có xác phàm thì mới có chuyện giết người], theo kiểu của Kafka. Ông sẽ nói, khó lắm đấy, nếu trình diễn được như thế. Tôi trả lời: Đúng như vậy. Khó lắm đấy. Hãy cố mà tìm tòi, và một khi vớ được, vở kịch của ông mới nguyên xi biết bao; ấy là tôi muốn nói, cái chất sáng tạo của kẻ đạo diễn.

2. Cái xen độc thoại kết thúc màn thứ sáu, theo tôi, là bất khả thực hiện. Trên sân khấu độc thoại chỉ đi được với những cử chỉ, động tác (ấy là với những diễn viên số một). Thực hiện theo cách của ông, như ở xen đó, sẽ trở thành "lên lớp, giảng mo-ran", nghĩa là rất kịch cợm, tôi muốn nói, giả tạo.

... Nói ngắn gọn, tôi muốn làm sao tránh xa khỏi kiểu đua đòi Kafka, và chủ nghĩa biểu hiện (expressionnisme). "Kẻ Xa Lạ" không hiện thực mà cũng không kỳ quái (fantastique). Với tôi, đây là một thứ huyền thoại nhập thể (incarné: nhập xác phàm), không lơ mơ mà bám cứng lấy cõi người ta, tới tận da, tận xương, tận tủy. Và tới tận cùng của hơi nóng ngày ngày. Người ta muốn coi đấy là một kiểu cọ mới của vô đạo đức (immoraliste). Vậy là lầm to. Cái đập vào mặt chúng ta ở đây, không phải là đạo đức, mà là thế giới của vụ án, nó trưởng giả, nó quốc xã, nó cộng sản, nói tóm gọn, đây chính là vết lở lói đương thời.

Riêng với anh chàng Meursault, có chút hướng thượng ở anh ta, và đó là từ chối, tới chết: nói dối.... Meursault không ở phía những ông tòa, lề luật xã hội, những tình cảm ước lệ, đóng hộp. Anh ta có đó, như hòn sỏi, như ngọn gió, như biển cả, dưới mặt trời. Và cũng như sỏi đá, chúng có thể biết đau, nhưng không thể nói dối, chẳng bao giờ nói dối.... Nếu ông đọc cuốn sách theo kiểu tôi vừa đề nghị, ông sẽ nhận ra một thứ đạo đức của sự chân thành, và một niềm vui, vừa tiếu lâm vừa bi thảm, về cõi đời. Chính những điều này làm nó thoát ra khỏi vẻ u tối, biểu hiện, hay là thứ ánh sáng của sự tuyệt vọng....

Thân ái...

Albert Camus.

Nó quốc xã, nó cộng sản, nó...  Bắc Kít!
Nói tóm gọn, đây là vết lở lói đương thời!

Tuyệt cú mèo!

V/v Said:

Tay này không đọc nổi Camus, và cái gọi là "vô thức thực dân thuộc địa", (1) mà ông ta gán cho Camus, qua nhân vật Meursault, khi làm thịt tên Ả Rập không tên, bắn 1 phát, rồi bắn ba bốn phát vào cái Tây người chết, theo Gấu, áp dụng cho Bắc Kít, đúng hơn.
Chúng thèm Miền Nam, như là 1 tên ăn cướp - những sự đối xử tàn ác sau 30 Tháng Tư chứng tỏ điều này – nhưng cứ ra rả, Miền Nam bị nô lệ Mỹ Ngụy, phải giải phóng!

(1) The late scholar Edward Said referred to Meursault as a “sign of the colonial unconscious”.

*

Camus trên đường đi Stockholm lãnh Nobel.
Faulkner gửi cho‘bạn quí’một cái mail:
‘Chúc mừng một tâm hồn luôn tìm kiếm và tra hỏi’
*
Albert Camus
penser la révolte

Que reste-t-il aujourd'hui de la pensée d'Albert Camus?
Deux récents volumes de la Pléiade, qui présentent ses écrits en suivant l'ordre chronologique, nous font redécouvrir pas à pas l'itinéraire d'un intellectuel engagé à qui l'Histoire a donné raison, tant dans son combat contre les totalitarismes que dans sa querelle avec Sartre. La vérité, qu'elle soit de droite ou de gauche, voilà tout ce qui comptait pour ce « Français d'Algérie» né dans la misère, cet amouureux du soleil qui avait à cœur de célébrer la beauté du monde sans jamais en négliger la part d'ombre. Loin des étiquettes habituelles et souvent réductrices (l'écrivain de l'absurde, le moraliste bien-pensant, le « philosophe pour classes terminales »), Albert Camus, en choisissant l'homme plutôt que son concept et en liant révolte et mesure pour dénoncer la tentation nihiliste de la révoluution pure, a fait montre d'une audace inégalée. Entre exigence d'équilibre et sentiment du tragique, combativité et scepticisme, Albert Camus n'a jamais perdu le sens de la nuance, quelles que soient les tempêtes politiques qui l'environnaient. Son combat contre toute forme d'extrémisme, qui trouve une de ses plus belles expressions dans sa réflexion sur le terrorisme, nous invite plus que jamais à relire une œuvre placée sous le signe de « la gratitude au monde ».
Dossier coordonné par Minh Tran Huy

Bây giờ, tư tưởng Camus còn tí gì? Hai cuốn mới ra lò, tủ sách Pléiade, trình bầy suy nghĩ của ông theo dòng biên niên, làm chúng ta lại khám phá từng bước đi, hành trình của một nhà trí thức nhập cuộc, và Lịch Sử, đã cho thấy là ông ta có lý, trong cuộc chiến của ông, chống lại những chế độ toàn trị, cũng như trong vụ lèm bèm với Sartre. Sự thực, cho dù tả hay hữu, đó là tất cả những gì mà ông quan tâm, cái ông 'Tây gốc thuộc địa Algérie' sinh ra từ nghèo đói, khốn cùng, kẻ mê mẩn ánh nắng, ‘mặt trời chân lý chói qua tim’, nhưng chẳng bao giờ quên phần bóng tối của nó.
Hãy vất mẹ mọi cái nón mà đám người thiển cận thường chụp cho ông, (nhà văn của phi lý, nhà đạo đức lẩm cẩm, triết gia của học sinh trung học, những năm chót), Albert Camus, trong khi chọn con người thay vì cái quan niệm về nó, và trong khi nối kết sự phản kháng và chừng mực, để tố cáo sự cám dỗ hư vô của cách mạng thuần tuý, đã cho thấy một sự can đảm cùng mình.
Giữa đòi hỏi, về một sự cân bằng và cảm tính bi đát, chiến đấu và bi quan, Albert Camus chưa bao giờ để mất đi bản lĩnh, sắc thái của mình, mặc dù bão tố chính trị vây quanh ông.
Cuộc chiến đấu của ông chống lại mọi hình thức cực đoan, đã tìm thấy những biểu hiện tuyệt vời, ở trong sự suy nghĩ của ông về chủ nghĩa khủng bố, và, hơn lúc nào hết, vào lúc này, nó mời gọi chúng ta đọc lại một tác phẩm, đặt dưới dấu hiệu của ‘la gratitude au monde’ [biết ơn thế giới]


Trần Minh Huy, người điều nghiên, bố trí, phân bổ công tác viết lách cho số đặc biệt về Camus,
Le Magazine Littéraire Mai 2006

Cái thái độ không khoái Camus, như của TTT, thí dụ, là rất phổ biến trong giới trí thức, dân viết lách, trên toàn thế giới, quái thế!
Nhưng dần dà, người ta càng thấm đòn của Camus, nhất là sau cú 911.
Olivier Todd, vốn được coi là ‘đứa con trai nổi loạn’ của Sartre, rất thân cận với đám ‘sartriens’ [những người của Sartre], những năm 1950, 1960, vào lúc đó, Camus chưa tỏa ra 'mùi thánh' [en odeur de la sainteté]. Dần dần ông tò tò theo Camus, và tới năm 1997, cho ra lò “Camus, một đời người”, một cuốn tiểu sử thật đẹp, dưới dạng tưởng niệm mang tính phê bình, được coi là một cuốn từ điển, une référence, về Camus.
Trong số báo đặc biệt biệt về Camus, đã dẫn, có cuộc trò chuyện, Một sự đọc lại Albert Camus, giữa Todd và Alain Finkielkraut [tiểu luận gia, đệ tử Levinas, tác giả Sự thất bại của tư tưởng, 1987, một cuốn sách nổi cộm, gây rất nhiều tiếng ồn, người tìm thấy ở Camus rất nhiều đồng điệu…]

Lý do nào hai ông đếch chịu được Kẻ Xa Lạ?
Olivier Todd: Hãy hỏi đám sinh viên nước ngoài. Đánh chết, thì anh nào cô nấy đều chọn Kẻ Xa Lạ, cuốn sách gối đầu giường! Vì những lý do tốt, và.. xấu.
Tốt: Một cuốn sách rất uyên nguyên, original, bí ẩn, mystérieux, thật khó cắt nghĩa.
Xấu: Nó ngắn quá, cụt thun lủn!
Alain Finkielkraut có cái may là chỉ biết Camus qua tác phẩm: tôi nghĩ, tôi bị Camus mà mắt, là do vụ chủ nghĩa CS và Bắc Phi, và do ảnh hưởng của đám sartriens. Nhưng tôi không bao giờ mê nổi La Peste, Dịch Hạch, mặc dù lần đầu đọc, thấy ‘sáng và mạnh’ [lumineux et fort]: Rổn rảng quá, những kẻ tốt, những người xấu…
Tôi cũng không chịu được cách giải thích của Edward Said, ông ta cho rằng, Camus chẳng bao giờ đưa được một anh Ả Rập nào ra hồn [crédible] vào trong cuốn sách đó: ông ta có biết thằng chó nào đâu! [il ne les connaissait pas!]
*
Le Magazine Littéraire:
Albert Camus là một khuôn mặt trí thức nổi cộm trong đời sống tinh thần của nước Tẩy… Ngoài ra còn là một nhân vật, một huyền tượng…
Olivier Todd: Tôi mất năm năm với thằng chả, để viết cuốn tiểu sử về hắn ta. Trong đời thường, cũng cay đắng ngọt bùi lắm [sucrées-salées: đường ngọt, muối mặn]. Một bữa, vào những năm 1950, tôi đang ngồi Cà phê Marie, chỗ quảng trường Saint-Sulpice, với bà vợ tuyệt trẻ của tôi [avec ma très jeune femme]. Camus tới, ngồi ở quầy, và nhìn bả như muốn lột trần truồng bả ra, [qui n’arrête pas de la déshabiller des yeux.] Tôi tức điên lên…
Alain Finkielkraut: Tức điên, hay sướng điên lên? [Furieux ou flatté?]

*

Đếch khoái trừu tượng và cực đoan, Camus bèn kiếm ra một cách, của riêng ông, để viết về chính trị:
thoáng, nhã, cao thượng, và hơi buồn buồn

Một trong những cái bảnh [merit] của Kẻ Xa Lạ là tính kinh tế [the economy] của văn xuôi. Khi cuốn sách xuất hiện, người ta nói, nó thuổng sự tinh ròng và ngắn gọn của Hemingway [it was said that it emulated Hemingway’s purity and brevity]. Nhưng ngôn ngữ của anh Tẩy [the Frenchman’s language] thì nhiều dụng tâm, và trí thức hơn của anh Mẽo, much more premeditated and intellectual than the American’s.Nó sáng sủa và chính xác, clear and precise, đến nỗi hình như không phải viết, mà là nói, hay bảnh hơn nữa, nghe, heard. Cái cách thức tuyệt đối - qua đó, văn phong được vặt sạch mọi hoa hoè hoa sói, và cấm không được buông thả, xả láng, self-indulgence - là cái điều góp phần làm nên “y như thiệt”, rất ư là thiệt, verisimilitude, của câu chuyện thật khó mà thiệt được, rất ư là đáng ngờ, implausible story.
Và tới đây thì những tính cách của “viết” và của “nhân vật” trộn vào nhau: Meursault, chính anh ta, thì cũng như “ông vua cởi chuồng”, nhìn thấy hết, transparent, trực tiếp, direct, và nguyên tố, cơ bản, elemental.
Điều khủng khiếp nhất về anh ta, là, anh ta đếch thèm để ý đến những người khác [cái ý nghĩa “người dưng”, dửng dưng, là do vậy, thành thử Dương Tường mới khư khư giữ lấy cách dịch của ông]. Những từ lớn, kêu như chuông, tư tưởng lớn, tôn giáo, công lý, cái chết, tự do – anh ta làm mặt lạnh với tất cả, và anh ta làm mặt lạnh luôn cả với những đau khổ của người khác. Khi anh hàng xóm Raymond Sintes đánh cô bồ người Ả Rập, “Kẻ Tà Đạo” Meursault bèn biếu anh ta 1 cái “alibi”, [ngoại phạm, đếch có mặt tại hiện trường], để trình với cảnh sát, điều này không có nghĩa anh có cảm tình với người hàng xóm, mà chỉ là do… bất cẩn, bất cần, negligence. Ngược lại, có những chi tiết nhỏ nhặt, hay một vài khúc phim nhảm nhí, chuyện thường ngày ở huyện, certain daily episodes, lại làm anh quan tâm, thí dụ, mối liên hệ giữa anh già Salmadano với con chó. Có vẻ như anh ta rất có cảm tình với những trò lẩm cẩm này. Nhưng những gì làm anh cảm động thì không liên quan đến đàn ông hay là đàn bà, mà là với cảnh quan con người, human landscapes, nhưng, anh ta tước đi hết mọi tính người, chỉ giữ lại những thực tại cảm giác, sensorial realities, nóng thì bảo là nóng, lạnh thì bảo là lạnh: sự xô đẩy, chen lấn, tiếng ồn ào nơi lối xóm, những mùi của mùa hè, những bãi biển cát nóng bỏng.
Anh ta là 1 kẻ xa lạ theo đúng nghĩa cơ bản, radical sense, bởi vì anh ta giao tiếp tốt với những sự vật hơn là với con người. Và để giữ mối liên lạc với con người, anh ta bèn biến con người thành con vật, hoặc thành đối tượng, tức là những đồ vật. [Câu này khủng thật: in order to maintain a relationship with humans, he must animalize them or objectify them.]
Anh ta ứng xử thật tới, he gets on so well, với cô bồ Marie, là theo kiểu đó: quần áo cô mặc, đôi dép cô đi, cái cơ thể cô “nhịp nhàng, réo rắt” ở nơi anh [strike a chord in him]. Cô gái không đánh thức tình cảm ở nơi anh, mà 1 cái gì dài, durable, hơn: cô đánh thức cả một chuỗi ham muốn, Meursault chỉ quan tâm tới cái bản năng, thú vật ở nơi cô. Thế giới của Meursault không phải là thế giới tà đạo, pagan, nó là 1 thế giới mất tính người, dehumanized.
Kỳ cục là, mặc dù bài xã hội, antisocial, M. không phải là 1 kẻ nổi loạn, a rebel, bởi vì anh ta không có ý niệm gì về “nonconformity” [không phù hợp, không thuận theo]. Điều anh ta làm không mắc mớ [tied] với nguyên lý, hay niềm tin, khiến anh thách đố trật tự xã hội: cách sống của anh là như thế. Anh ta từ chối khế ước xã hội, the social pact, vượt nghi lễ, tập tục mang dấu ấn cuộc sống tập thể, theo kiểu tự nhiên như người Hà Lội, và cũng chẳng thèm để ý tới điều anh ta làm nữa (ít ra là như vậy, cho đến khi anh ta bị kết án). Với những người kết án anh, những điều trên mới tệ hại hơn nhiều so với tội ác của anh. Nếu anh ta có những ý nghĩ, những giá trị để biện minh cho hành động của mình, có thể họ sẽ khoan dung hơn. Họ sẽ đưa anh đi học tập cải tạo, phục hồi nhân phẩm. Nhưng anh ta là như vậy, bất trị, incorrigible, hết xài về mặt xã hội (cannot be reclaimed for society) Khi công tố viện phán, M hết thuốc chữa, anh ta chẳng có gì nói về mặt luật pháp mà anh ta đếch thèm để ý đến, Meursault has nothing to do with “a society whose laws he is unaware of”, ông ta hoàn toàn có lý, từ phía quan tòa. Meursault là 1 thứ quỉ, a kind of monster. Nhưng trường hợp của anh ta cũng làm bật ra những khía cạnh quỉ ma, giới hạn của xã hội, theo nghĩa, mọi xã hội, dù cởi mở tới cỡ nào, thì cũng luôn đặt ra những chướng ngại vật, và trừng phạt, trên con đường mà 1 cá nhân, mỗi cá nhân, trong thâm sâu của nó, luôn đòi hỏi, 1 tự do tuyệt đối.
Ở bên trong cái chủ nghĩa bi quan của Kẻ Xa Lạ, tuy nhiên, vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hy vọng. Nhất là đoạn cuối khép lại cuốn truyện, ở đó, không phải cam phận, resignation, nhưng mà là sự sáng suốt ngự trị. M. đá cho anh thầy tu 1 phát, ra khỏi sự giận dữ của anh, [đi chỗ khác chơi, ta đếch có thì giờ với mi, thì giờ của ta quí lắm, đâu có còn bao nhiêu, hà, hà! [Nhà thơ TTT, một lần ngồi Quán Chùa, chê đoạn này thua xa đoạn tương tự trong Đỏ và Đen]. Anh thầy tu cố ôm lấy M, cố thuần phục anh ta, bằng cách dụ khị, ta sẽ cầu nguyện cho con, sẽ ôm lấy số mệnh của con, như là 1 thằng đàn ông mở lòng ra trước sự “dửng dưng dịu dàng của cõi đời” [the chaplain who had tried to domesticate him, by offering to pray for him, and embraces, with serene confidence, his destiny as a man open to ‘the tender indifference of the world’]. (1)


Viết lại/Đợp Lại "Kẻ Xa Lạ" của Camus/Chủ nghĩa Thực Dân Thuộc Địa của Tẩy. Phản điều tra Meursault

New Algerian fiction
Stranger and stranger
An biting Algerian response to French colonialism

Camus vs Meursault, Phản Điều Tra

*

FOREWORD

Albert Camus-Political Journalist: Democracy in an Age of Terror

Our twentieth century is the century of fear.... We live in terror.

-ALBERT CAMUS,

"The Century of Fear" (Combat, November 19, 1946)

I have always believed that if people who placed their hopes in the human condition were mad, those who despaired of events were cowards. Henceforth there will be only one honorable choice: to wager everything on the belief that in the end words will prove stronger than bullets.

Tôi luôn luôn tin rằng, nếu những kẻ đặt hy vọng vào phận người -  khùng, thì những kẻ quá chán sự kiện, hèn.
Từ đó, chỉ có 1 chọn lựa cực bảnh: Húc đầu vô mọi chuyện, với niềm tin, sau cùng chữ mạnh hơn đạn.

-ALBERT CAMUS,

"Toward Dialogue" (Combat, November 30, 1946)

Nadine Gordimer chọn Sách Trong Năm 2007: Camus @ Combat:

Non-fiction - Camus at "Combat": Writing  1944-1947 by Albert Camus, edited by Jacqueline Levi-Valensi (Princeton): editorials and other texts, letters, published at high personal risk by Camus in what began as an underground newspaper during the German of Occupation of France. Every line totally charged with extraordinary synthesis of passionate conviction and objectivity in intellectual force that distinguishes Camus's creative talent in his novels, The Plague and The Outtsider. As editor and journalist, he writes on the premiss, good for during the Occupation and prescient for our present he did not live to see: " ... the end of ideologies is upon us, that is, the end of absolute utopias that destroy themselves owing to the heavy price they eventually exact when they seek to become part of historical reality". After the war, he wrote on Algeria what held good for other colonial empires as well: "The failure to peacefully put an end to colonialism in the aftermath of World War II ... a serious, if not the most serious, failure of French democracy itself'.
… Loại không giả tưởng, tôi chọn cuốn “Camus tại báo Combat", gồm những bài bình luận, và những bài viết khác, xuất hiện vào lúc thật nguy hiểm cho người viết, trên tờ nhật báo chui tại một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng. Mỗi dòng viết, chứa trong nó, sự tổng hợp kỳ tuyệt, của niềm tin say mê và của tính khách quan, trong một sức mạnh trí tuệ, chính nó làm rạch ròi ra cái tài năng sáng tạo của Camus, ở trong những cuốn tiểu thuyết, Dịch Hạch Kẻ Xa Lạ.  Vừa là chủ bút vừa là ký giả, ông viết, về tiền đề, tốt cho thời kỳ [nước Pháp bị] Chiếm Đóng, và còn là một dự báo cho thời hiện tại của chúng ta mà ông chẳng còn sống để chứng nghiệm: “… sự cáo chung của những ý thức hệ đè lên chúng ta, nói rõ hơn, sự cáo chung của những không tưởng tuyệt đối, chúng tự huỷ chúng, và trong khi tự huỷ, chúng còn đòi cái giá nặng nề khi muốn có phần trong thực tại lịch sử”. Sau chiến tranh, ông viết về Algeria, điều được coi là tốt, không chỉ cho cựu xứ sở thực dân thuộc địa này mà còn cho những đế quốc thực dân thuộc địa khác: “Sự thất bại không kết thúc một cách hoà bình chủ nghĩa thực dân thuộc địa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt… là một thất bại nghiêm trọng, nếu không muốn nói, tối nghiêm trọng, cho chính nền dân chủ của nước Pháp”.
*
Cuộc chiến chống Mẽo, có rất nhiều “uẩn khúc”, và sau đây là những gợi ý của "Gấu nhà văn", liên quan tới cuộc thánh chiến thứ nhì này.
Thứ nhất, tụi mũi lõ không rành lịch sử dân Mít.
Cuộc chiến thứ nhì liên quan tới gốc gác của giống dân Mít, và, có thể nói, dân Mít không làm sao tránh khỏi cuộc chiến này. Có dân Mít, là để thực hiện cuộc chiến đó!
Về cái vụ liên can đến gốc gác, thì em Rose, Bông Hồng, trong Y Sĩ đồng quê của Kafka, có đưa ra một lời giải thích. Em người làm nói với ông chủ của em, khi ông chủ cần cặp ngựa để thắng cái xe, để đi một lèo vượt Trường Sơn, cứu con bịnh thập tử nhất sinh Miền Nam, và trong cơn mệt mỏi giận dữ tìm hoài không ra cặp ngựa, lối xóm cũng chẳng ai cho mượn, bèn đạp cái cánh cửa chuồng lợn đánh rầm một cái, cửa mở tung, và con quỉ chuồng lợn xuất hiện, cùng cặp ngựa:
-Ông chủ mà cũng không biết trong nhà của mình có gì!
Dân Miền Bắc không hề nghĩ đến, chẳng bao giờ thắc mắc về một con quỉ nằm ở trong đáy sâu, trong xương, trong hồn, trong tủy họ, cho đến khi đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, thì nó mới nhe nanh múa vuốt xuất hiện, hà, hà, ăn cướp mà dám nói giải phóng hử, hử!
*
Viên y sĩ đá cánh cửa bật tung, và "giải thoát" (deliver: sinh nở, giải thoát) - trước sự sững sờ của ông - người chăn và hai con ngựa, từ nơi chuồng heo. Như sự xuất hiện của cái mũi, từ ổ bánh mì, trong chuyện của Gogol, sự xuất hiện của người chăn và hai con ngựa trong "Y sĩ Đồng quê" đã được miêu tả hầu như là một cơn đẻ (as a birth): người chăn ngựa bò ra "bằng bốn chân", hai con ngựa, "con nọ tiếp con kia, bốn chân lẳn vào mình..." Cắn vào má Rose là hành động đầu tiên của người chăn ngựa, vì vậy mà viên y sĩ gọi anh là "đồ súc vật". Tính dâm tà của anh, và vụ xâm phạm cô gái thực sự mang tính thú vật. Viên y sĩ có thể nghe "cánh cửa nhà tôi long ra từng mảnh dưới những cú đập của tên chăn ngựa". Cùng lúc, tên chăn ngựa đóng vai quen thuộc của quỉ dữ, trong chuyện dân gian, đề nghị một chuyện trao đổi ma quái. Tên giữ ngựa/con quỉ như từ dưng không trồi lên, dụ khị (offering) thân chủ của nó: mày muốn được cái đó hả, thì đây này; nhưng, cái mà con quỉ lấy đi còn quí giá, còn ý nghĩa hơn nhiều. Viên y sĩ nói: ta sẽ không đổi chuyến đi với cái giá cô gái. Nhưng một khi ông chấp nhận đôi ngựa, "định mệnh đã an bài"!
Tchekhov và Kafka

Bạn cũng có thể hình dung ra con quỉ, là anh láng giềng độc địa, mày cần cặp ngựa ư, OK, và cung cấp cho anh bộ đội Cụ Hồ đủ thứ trên đời, luôn cả mấy sợi lông chim mà cũng ‘made in China’, và đến khi làm thịt được thằng em Nam Bộ, mới hà, hà, nào đảo đâu, núi đâu, gái đâu, Bô Xịt đâu…. ?

Camus, rebellion and the Arab spring
Kamel Daoud

Camus, rebellion and the Arab spring

During the Arab uprisings and afterwards, Camus was somehow planted among the crowds 

On January 4 1960, the Algerian-born French novelist and philosopher Albert Camus died in a car accident in France. He left a grave in that country, his books to the world, and a curious legacy in the Arab world.

His best-known novel, L’Etranger, first published in 1942, focuses on the story of Meursault, a French Algerian who, after attending his mother’s funeral, kills an unnamed Arab. The Arab political left has long held the murder of that unnamed man, casually killed on a beach, against Camus. (The late scholar Edward Said referred to Meursault as a “sign of the colonial unconscious”.) It’s a symbolic murder, of course, for Arabs in the novels of Camus are mere shadows, anonymous people, reaching an apogee of invisibility in La Peste and L’Etranger. Only in Le premier homme, Camus’s final — posthumous — novel does the reader finally come across a flesh-and-blood Arab with a first name of his own.

Resentment against Camus in Algeria was reinforced by his stand during the Algerian war of liberation of the 1950s. The author of L’homme révolté was silent while the Algerians were fighting French colonialism, until he made his famous, much-distorted statement in Stockholm in 1957, on receiving the Nobel Prize for literature: “Between justice and my mother, I choose my mother.”

The Absurdism Camus described, the hymn to courage in the face of what cannot be explained, the challenge to totalitarianism, will not be perpetuated by the Arab intelligentsia of the generation that witnessed decolonisation. The Arab revolutionary is not Camus’s homme révolté and Camus is largely absent from our school handbooks.

Today, Islamism thrives as a philosophy of life and death in the Arab world, a way of thinking born of the crash of independences, the collapse of the progressives and the failure of an alternative philosophy to religious revival. In the early 1990s, at an Islamist students’ meeting in an Algerian university, voices were heard clamouring for Camus’s death, despite the fact that he was already long dead.

What blame is now levelled at the philosopher? No longer the Arab’s murder in L’Etranger, but God’s murder in L’homme révolté and Le mythe de Sisyphe. Absurdism is an attack on God. Algerian Islamists, the first to have made an attempt at restoring the caliphate and planning a coup in the name of Allah, have developed a strange obsession with Camus, the colonial born under Allah’s sun, on Algerian land, whose philosophy is imbued with the strange sincerity of a godless saint. They have a dim perception that Camus, through Absurdism, is laying bare what is tentatively being hidden under the cover of preaching and prayer. It’s a strange reversal. In the sun of the desert, the jihadist kills Meursault, who has become a tourist lying in the shade under the rocks, by the seaside or the swimming pools.

Since the Tunisian spring of 2011, the revolutionary has also been Arab. During the uprisings and afterwards, Camus was somehow planted among the crowds. At least his books were, or a phrase, or a turn of mind, or a way of facing up to the political absurdity of dictatorships. Or at least L’homme révolté was. The concept of revolt that the writer held up high as a destiny is now going through political revival.

Camus, however, is not the father of the Arab spring. He may just offer a way out of the dilemma that revolutionaries have been locked in for generations: if I rebel, Islamists will take power; if I don’t, dictators will stay in power. This is an absurd trap indeed for what stands clearly out of Camus’s work is the need to engage in an all-out, in-depth struggle: toppling both dictators and gods. It is no use cutting off the president’s head if the religious facet goes unreformed, if there is no confrontation with it. Revolution will not be complete in the Arab world unless it involves both heaven and earth — that is, political power and Islamist or religious dictatorship.

Kamel Daoud is author of ‘The Meursault Investigation’, shortlisted for the 2014 Prix Goncourt, which is published in English on July 2 by Oneworld. This piece was translated by Yamina Hellal

Bản tiếng Việt

Bài viết, đề ngày May 29, 2015 5:38 pm, của chính tác giả cuốn sách.
Và cuốn sách, như chúng ta biết, được Goncourt năm sau [Le journaliste et romancier algérien Kamel Daoud a reçu ce mardi 5 mai le prix Goncourt du Premier roman pour «Meursault, contre-enquête» (Actes Sud).]
Như vậy, tờ báo đăng bài này cũng không biết điều này, sau khi cho đăng, nếu chúng ta đọc dòng chót:

Kamel Daoud is author of ‘The Meursault Investigation’, shortlisted for the 2014 Prix Goncourt, which is published in English on July 2 by Oneworld. This piece was translated by Yamina Hellal.

Theo GCC, đọc bài điểm trên Người Kinh Tế, thú hơn bài này!

New Algerian fiction

Stranger and stranger

An biting Algerian response to French colonialism

WHEN Albert Camus first published his best known work, “L’Étranger” in 1942, Algeria was still a colony of France, and “the Arab” killed by the book’s anti-hero, Meursault, had no name. Seventy years on, that omission is rectified in a scorching debut novel that is sure to become an essential companion to Camus’s masterpiece. He was called Musa.

“The Meursault Investigation” by Kamel Daoud, an Algerian journalist, is a biting, profound response to French colonialism. It is also a lamentation for a modern Algeria gripped by pious fundamentalism. And it has earned the author both the 2015 Prix Goncourt for best first novel and a Facebook fatwa from a minor Muslim cleric calling for his death.

The book starts as a caustic, rambling monologue told by an old man in a bar to an appropriately nameless French expat. The narrator is Musa’s younger brother, Harun; he says he and his mother are “the only genuine heroes of that famous story”. Night by night he unwinds his version of the tale Camus told, seeking justice for Musa, condemning the “insulting brevity” of a scene in which the victim did not even merit a name.

To Musa’s brother, the murderer and the famous writer are one and the same; in his telling, reality and fiction slip and collide. The book’s brilliance lies in the gradual way Mr Daoud reveals Harun to be a perfect mirror: the tragic double of Meursault/Camus. The plot of his story is similarly twinned with that of Camus’s work. Harun’s own crime and the consequent condemnation set off reverberating echoes. “Maman died today,” Camus’s original opening line, becomes “Mama’s still alive today.”

The reader begins to grasp that Harun is as much a stranger in his liberated country as Meursault once was. Both men are consumed by the violence of colonialism and its legacy. Harun has no use for the imams of his neighbourhood. “Religion”, he quips, “is public transportation I never use.” In Mr Daoud’s story Harun is duly hounded, not by the priest who harangues Meursault, but by “a whole pack of religious fanatics”. When the ghost of Camus sidles up from the back of the bar, the old man wryly notes: “Ha, ha, I’m his Arab. Or maybe he’s mine.”

If Camus’s writing is “capable of giving air facets like diamonds”, as Harun says, Mr Daoud’s prose is propulsive and charged. The pages glitter with memorable phrases. This brave book is a vertiginous response to a century of trauma. But read the Frenchman’s version first.

Correction: We got our opening lines muddled. Camus started “L’Étranger” with “Maman died today”, not “Maman died yesterday” which was our original suggestion. Sorry about that. This was changed on May 29th 2015.


Bản tiếng Việt

Camus, khởi nghĩa và mùa xuân Ả Rập

Kamel Daoud

Phạm Nguyên Trường dịch

Trong các cuộc nổi dậy của Mùa Xuân Ả Rập và sau đó, Camus dường như đang lẩn khuất giữa đám đông.

Ngày 04 tháng 1 năm 1960, Albert Camus, nhà văn và triết gia người Pháp sinh ở Algeria đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Pháp. Ông để lại một ngôi mộ ở đất nước này, còn những cuốn sách thì dành cho thế giới, và ông cũng để lại một di sản kỳ lạ trong thế giới Ả Rập.

Tác phẩm nổi tiếng nhất, cuốn tiểu thuyết Người Dưng (L’Etranger), xuất bản lần đầu vào năm 1942, nói về Meursault, một người Algeria gốc Pháp, sau khi tham dự đám tang của mẹ mình, đã hạ sát một người Ả Rập vô danh. Trong một thời gian dài, phái Tả ở trong thế giới Ả Rập không tha thứ cho Camus vì vụ một người đàn ông vô danh tình cờ bị giết trên bãi biển đó. (Một học giả đã quá cố, ông Edward Said, từng coi Meursault là “biểu hiện của thái độ thực dân một cách vô thức”). Không nghi ngờ gì rằng đây là vụ giết người mang tính biểu tượng, vì người Ả Rập trong các tiểu thuyết của Camus chỉ đơn giản là những cái bóng, những người không hề có tên tuổi gì và đỉnh cao của sự vô danh, vô hình của họ được thể hiện rõ nhất trong hai cuốn tiểu thuyết Dịch Hạch (La Peste) và L’Etranger. Chỉ có có trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng, cuốn Con người đầu tiên (Le premier homme), được xuất bản sau khi Camus đã chết, thì độc giả mới thấy một người Ả Rập bằng xương có thịt và có tên tuổi.

Quan điểm của Camus trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh giải phóng Algeria hồi những năm 1950 còn làm người ta hận ông hơn nữa. Tác giả cuốn của Con người nổi loạn (L’homme révolté) đã không lên tiếng khi người Algeria chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp, cho đến khi ông đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng – ý nghĩa của nó đã bị người ta bóp méo – ở Stockholm vào năm 1957, khi ông nhận giải Nobel văn chương: “Giữa công lý và mẹ tôi, tôi chọn mẹ”.

Chủ nghĩa phi lý mà Camus mô tả trong các tác phẩm của mình, chính là bài tụng ca lòng can đảm khi đối mặt với những hiện tượng không thể giải thích được, là thách thức đối với chế độ toàn trị, đã không được giới trí thức Ả Rập trong giai đoạn phi thực dân hóa tiếp thu. Nhà cách mạng trong thế giới Ả Rập không phải là homme révolté (con người nổi loạn) của Camus. Và nói chung, các trường học của chúng ta người ta không dạy Camus.

Hiện nay, trong thế giới Ả Rập, người ta lao vào Hồi giáo để tìm triết lý về sống và chết, đấy là cách tư duy được sinh ra khi tinh thần độc lập bị phá hủy, khi sự tiến bộ bị đập tan và không có triết lý nào đủ sức thay thế cho sự hồi sinh của tôn giáo. Vào đầu những năm 1990, tại cuộc họp của các sinh viên Hồi giáo trong một trường đại học ở Algeria, người ta đã nghe được những lời kêu gọi tử hình Camus, mặc dù, trên thực tế ông đã chết từ lâu.

Người ta đã lên án triết gia vì tội gì? Bây giờ đã không phải còn là vụ giết người Ả Rập trong tác phẩm L’Etranger, mà là vụ giết Thượng Đế trong tác phẩm L’homme révoltéThần thoại Sisyphus (Le Mythe de Sisyphe). Chủ nghĩa phi lý là cuộc tấn công vào Thượng Đế. Những người Hồi giáo Algeria, tức là những người đầu tiên tìm cách khôi phục chế độ của các Caliphate và lập kế hoạch đảo chính nhân danh thánh Allah, không hiểu sao, đã bị Camus – một người thực dân, sinh ra dưới ánh nắng mặt trời của Allah, trên đất Algeria, người cổ động cho triết lý chứa đầy sự chân chân thành kì lạ của một vị thánh vô thần – ám ảnh. Họ hiểu rất mù mờ về Camus, thông qua chủ nghĩa phi lý, ông đã lột trần tất cả những thứ mà người ta cố tính che giấu dưới những lời rao giảng và những cuốn kinh. Thật là một bước ngoặt kỳ lạ. Dưới ánh nắng của mặt trời sa mạc, chiến binh thánh chiến (jihadist) giết Meursault, nhưng bây giờ Meursault là bất kỳ du khách nào nằm dưới bóng mát dưới những tảng đá, bên bờ biển hoặc hồ bơi.

Kể từ mùa xuân Tunisia năm 2011, người Ả Rập cũng đã trở thành các nhà cách mạng. Trong các cuộc nổi dậy và sau đó, Camus dường như đang lẩn khuất giữa đám đông. Ít nhất là những cuốn sách của ông, hoặc một câu nói, hoặc một cách tư duy, hoặc biện pháp đấu tranh với sự phi lý về mặt chính trị của chế độ độc tài. Ít nhất là cuốn L’homme révolté đã có mặt giữa những đám đông như thế. Khái niệm về khởi nghĩa mà nhà văn nâng lên thành định mệnh đang thấm vào toàn bộ quá trình hồi sinh về mặt chính trị.

Nhưng Camus không phải là cha đẻ của mùa xuân Arab. Ông chỉ trình bày một lối thoát ra khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà các nhà cách mạng đã gặp trong suốt nhiều thế hệ: nếu tôi nổi loạn, người Hồi giáo sẽ nắm quyền lực; nếu tôi không nổi loạn, các nhà độc tài sẽ tiếp tục nắm quyền. Trên thực tế, đây là một cái bẫy cực kỳ phi lý vì sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm của Camus là cần phải tham gia vào cuộc đấu tranh toàn diện và sâu sắc: lật đổ cả các nhà cai trị độc tài lẫn thánh thần. Chặt đầu tổng thống mà không tiến hành cải cách tôn giáo, không đấu tranh chống lại tôn giáo thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Cách mạng trong thế giới Ả Rập chỉ thành công khi nó động chạm đến cả đất lẫn trời – nghĩa là, động chạm đến quyền lực chính trị và quyền lực độc đoán của Hồi giáo.

Ghi chú:

Kamel Daoud là tác giả cuốn The Meursault Investigation (Cuộc điều tra Meursault), được đưa vào danh sách ngắn các tác phẩm dự giải Goncourt năm 2014. Bài báo này do Yamina Hellal dịch sang tiếng Anh.

Nguồn: http://www.ft.com/intl/cms/s/0/a5191184-051f-11e5-9627-00144feabdc0.html