Rain
WHAT
IS THE BEST SMELL?
Nhạc Trịnh,
Remarque, chiếc áo dài đầu tiên, và mưa…
Ảnh: Ảnh: Trần
Việt Đức
SGTT.VN - Những
ngày tháng tư, giữa nóng bức và ngột ngạt, tôi bỗng nhớ da diết một Sài
Gòn xa
lắc xa lơ thời tuổi trẻ, một chân trời mới ngỡ ngàng giữa những cơn đói
và những
giấc mộng…
Tốt nghiệp lớp
10 ở Hà Nội, tôi theo cha vào TP.HCM năm 1976. Khi ấy chưa có tàu hoả,
cha con
tôi đã trải qua một “chuyến đi bão táp” kéo dài cả tuần lễ. Thành phố
đón tôi bằng
những cơn mưa chiều tháng sáu. Những cơn mưa xối xả như bị ức chế lâu
ngày, cứ
giội xuống mái tôn nhà chị họ tôi như thác đổ, hết ngày này sang ngày
khác như
không bao giờ có thể dứt. Cha đi gặp bạn bè, để mặc tôi trong căn gác
nhỏ, với
một tủ sách mà chị họ tôi may mắn còn giấu lại được sau những đợt tiêu
huỷ sách
cũ ngày mới giải phóng. Và thế là tôi, với một nỗi trống trải đến kinh
hoàng
trong tim và nỗi nhớ Hà Nội quay quắt, đã tự lấp đầy mình bằng một nỗi
cô đơn
khác, sâu thẳm hơn, cùng cực hơn trong Một thời để yêu và một thời để
chết, Bản
du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống…
Erich Maria
Remarque và những tiểu thuyết về tình yêu đẫm nước mắt của ông đã mở ra
cho tôi
một khoảng trời mới lạ. Từ cái bìa sách đến từng con chữ, tôi ngấu
nghiến, mê mải,
khóc ròng, và như bừng tỉnh trong một niềm hoan lạc. Lần đầu tiên được
mở mắt với
những dòng văn học, những tác phẩm không ngần ngại khi nói đến tình
yêu, đến
chiến tranh, sự bi thảm, dồn đuổi tới cùng của thân phận… Rồi sau đó là
Henry
Miller, Rimbaud, rồi đến Alexis Zorba – con người hoan lạc (Nikos
Kazantzaki)…
Không thể diễn tả hết nỗi u sầu của tôi ngày đó trên căn gác nhỏ Sài
Gòn, nỗi u
sầu có thể dẫn tôi đến những vùng tối, những vùng cấm, để lần đầu tiên
khám phá
bản thân mình, lắng nghe tiếng nói bên trong của mình. Remarque, Henry
Miller,
Nikos Kazantzaki… và những cơn mưa tháng sáu ấy dường như còn rả rích
trong tôi
đến tận bây giờ…
Sài Gòn còn
làm tôi ngạc nhiên bởi những thứ không đâu trên trái đất này có được.
Lần đầu
tiên nghe Khánh Ly hát nhạc phản chiến, trái tim tôi muốn vỡ. Những
mảnh vỡ lạnh
và sắc, ủ ê, xiêu đổ, tan hoang. Một thiếu nữ Hà Nội chẳng hề biết mùi
đời lại ập
ngay vào chất giọng “ma tuý” đó thì làm sao chống đỡ nổi. Tôi cứ ủ ê
suốt một
mùa hè với pho sách, mưa, và Khánh Ly của Trịnh Công Sơn, để rồi biết
vượt qua
nỗi nhớ Hà Nội quắt quay, để rồi phải lòng Sài Gòn, phải lòng con trai
Sài Gòn
lúc nào không biết nữa…
Ngày đầu
tiên bước chân vào giảng đường đại học Văn khoa, chị họ tôi đã dẫn tôi
đến tủ
quần áo của chị, và nói tôi muốn chọn bộ nào cũng được. Với cô gái Hà
Nội nghèo
chỉ có vài bộ quần áo thay đổi, sang nhất là chiếc sơmi màu xanh hoà
bình và
chiếc quần đen, thì tủ quần áo của chị tôi là một “thiên đường”! Lần
đầu tiên
tôi thấy lạ lẫm vô cùng, vì sao một người đàn bà lại có thể sở hữu
nhiều đến thế
những chiếc áo dài lộng lẫy mà có nằm mơ tôi cũng không hình dung nổi.
Ấp úng
mãi, tôi mới dám xin chị chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng cũng chẳng
dám mặc
ngay. Để dành đúng ngày hội khoa, tôi đã mặc chiếc áo dài đầu tiên để
đọc bài
thơ Con gái khoa văn do chính mình viết. Không biết chiếc áo hay những
vần thơ
đã làm các chàng run rẩy, mà sau đó tôi đã nhận được… mấy lời tỏ tình!
Thành phố
này đã biến tôi thành một con người khác, cởi mở, tự tin, năng động
hơn, hay
chính tôi đã được sinh ra một lần nữa nhờ vùng đất hào sảng mà chân
tình này,
tôi cũng không biết nữa. Nhưng bây giờ, nửa đời nhìn lại, tôi hiểu rất
rõ rằng
nếu không có mùa hè đầu tiên và những cơn mưa tháng sáu ấy, không có
nhạc phản
chiến và Remarque, hẳn đời tôi đã rẽ sang một hướng khác.
Kim Yến