Jul 31 at 1:52 AM
“August Beauty" Gardenia
Dear GNV,
Wishing you a Happy Birthday and many many more...
Enjoy "August Beauty" Gardenia photos, enjoy writing and reading...
Seagull
Tks
Take Care
NQT
Đúng hơn, dịch Faulkner, nhưng, do viết văn, cho
nên bị ảnh hưởng. Trong “Tại sao đọc cổ điển” của Italo Calvino
có 1 bài thần sầu về ông. Gấu tính dịch hoài,
quên hoài.
Tay Pavese này bảnh hơn Gấu nhiều lắm, ổng dám
đi luôn, còn Gấu, xin làm đệ tử Cô Ba, mấy
lần năn nỉ, xin cho theo hầu luôn, cổ lắc đầu, mi còn phải
trả nợ nhiều lắm, chưa đi được.
“Trăng & Lửa” có lẽ là cuốn tiểu thuyết “Mẽo
ơi là Mẽo”, the most American novel, đã được viết bởi
một ngôn ngữ nước ngoài.
Mẽo nhất, Mẽo ơi là Mẽo, 1 phần là nhờ Faulkner.
TV sẽ đi bài của Italo Calvino. Tuyệt.
Hé tí, sơ sơ, theo kiểu sex appeal:
Mỗi cuốn tiểu thuyết của Pavese thì lòng dòng
[resolve] quanh 1 đề tài ẩn [hidden theme], một điều gì
không nói ra, và đúng là điều ông
muốn nói, và điều này chỉ có thể diễn tả bằng
cách đừng nhắc đến [… which can be expressed only by not mentioning
it]
Nơi
chốn không làm sao sống nổi là nơi chốn con người
cảm thấy hạnh phúc!
Một lý do tốt lành để tự tử thì không
hiếm hoi ở bất cứ một con người
Nỗi buồn lớn lao nhất một con người cảm thấy, đó là
khi những lý tưởng thất bại của người đó, biến thành
hiện thực!
Những
nhà văn trở thành huyền hoặc thì ít khi
hạnh phúc. Vào năm 1950, khi đợp giải Strega nhờ "Trăng
& Lửa", và xb cuốn tự thuật, Nghề sống, Cesare Pavese bèn
tự làm thịt chính mình…. Điều mà Nhật Ký của Kafka giáng
lên văn hóa Đức, thì cũng là điều Pavese
mang tới cho văn hóa Ý.
Dịch giả: Trương Văn Dân
Nhà
văn và Dịch giả rất quan trọng của nền văn học Ý trong thế
kỷ XX.
Vũ Khí Mùa Thu
CCRD
đi đến cực điểm
Khẩu hiệu CCRD đi đến cực độ
Dao ăn đá chém địa chủ đi đến cực điểm
Tôi nghe không gian vỡ vụn, sụp đổ
Điều
đó quá hợp với VC chúng tớ
Trong mùa thu cũ,
Cái gì gì,
Một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra….
Một người chết
Triệu triệu người chết
Nuốt nỗi buồn
Và những con hổ giấy
Dân Mít kéo xệch miệng ra khỏi tai
Bữa
nay, tôi muốn khởi đầu, làm mới
Nghiên cứu mọi kiểu hy sinh
Mặt trời chân lý chiếu qua tim, sáng
ngời ngời
Những cái xương nhọn hoắt của cách mạng
Ngay
lúc này ở Chengdu
Mọi người xông lên
Đưa xe cho tôi
Cho tôi cực điểm
Cho tôi bạo lực và quảng trường
Winter 1986
Bá
Hoa: Gió Nói
Đấu
tranh đi tới cực đoan
Khẩu hiệu đi tới cực đoan
Cây kéo ăn đá đi tới cực đoan
Tôi nghe không khí đang rụng rơi
Điều
này hoàn toàn thích hợp với mi
Trong mùa thu đời xưa
Một người chết vì điều này
Nuốt vào chán mứa
Nuốt cả hổ giấy
Mà miệng nhân dân không ngoác
đến tai
Hôm
nay tôi lại bắt đầu
Nghiên cứu các kiểu hi sinh
Thứ ánh sáng cao ngất trời
Xương cốt cách mạng sắc nhọn
Lúc
này, ở Thành Đô
Mọi người ùa tới
Đưa xe hơi cho tôi
Đưa cực đoan cho tôi
Đưa bạo lực và quảng trường cho tôi.
http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/29.html
AUGUST 16 [1998]
In Memoriam: Zbigniew Herbert
Zbigniew Herbert
died a few weeks ago in Warsaw at the age of seventy-three. He is
one of the most influential European poets of the last half century,
and perhaps-even more than his great contemporaries Czeslaw Milosz
and Wladislawa Szymborska-the defining Polish poet of the post-war
years.
It's hard to know how to talk about him,
because he requires superlatives and he despised superlatives. He
was born in Lvov in 1924. At fifteen, after the German invasion of Poland,
he joined an underground military unit. For the ten years after the
war when control of literature in the Polish Stalinist regime was
most intense, he wrote his poems, as he said, "for the drawer." His
first book appeared in 1956. His tactic, as Joseph Brodsky has said,
was to turn down the temperature of language until it burned like an
iron fence in winter. His verse is spare, supple, clear, ironic. At a
time when the imagination was, as he wrote, "like stretcher bearers lost
in the fog," this voice seemed especially sane, skeptical, and adamant.
He was also a master of the prose poem.
A TALE
The poet imitates the voices
of birds
he cranes his long neck
his protruding Adam's apple
is like a clumsy finger on a wing of melody
when singing he deeply believes
that he advances the sunrise
the warmth of his song depends on this
as does the purity of his high notes
the poet imitates the sleep
of stones
his head withdrawn into his shoulders
he is like a piece of sculpture
breathing rarely and painfully
when asleep he believes that
he alone
will penetrate the mystery of existence
and take without the help of theologians
eternity into his avid mouth
what would the world be
were it not filled with
the incessant bustling of the poet
among the birds and stones
Zbigniew Herbert
Một câu chuyện
Thi sĩ bắt chước tiếng chim
anh ta dướn cái cổ dài
trái táo Adam lồi hẳn lên
như 1 ngón tay vụng về trên cánh giai
điệu
khi hát, anh thực tin
anh đi trước mặt trời mọc
bài ca ấm áp là nhờ vậy
cũng nhờ vậy, sự tinh khiết của những nốt nhạc cao
thi sĩ bắt chước giấc ngủ của
những hòn đá
cái đầu của anh ta tụt vô vai
trông anh chẳng khác chi một mẩu điêu
khắc
thở, hiếm hoi và đau đớn làm sao
khi ngủ, anh ta nghĩ chỉ mình
anh ta
nhập vô được sự bí mật của hiện hữu
và đợp được vĩnh cửu vào trong
cái miệng thèm thuồng của mình
đếch cần sự trợ giúp của mấy đấng thần học
Từ khi tôi biết mình sẽ trở thành một nhà văn, tôi cũng biết rằng tôi sẽ viết về Lò Thiêu. Càng lớn, tôi càng vững tin rằng tôi sẽ không thể hiểu được cuộc đời mình ở Israel, như một con người, một người cha, một nhà văn, một công dân Israel, một người Do thái, cho đến khi nào tôi can dự vào được đời sống trong Thời Gian của Lò Thiêu, trong không gian của Lò Thiêu. Tôi muốn tìm biết tôi sẽ ứng xử, lợi dụng hết khả năng mình có như thế nào để chống lại nỗ lực của Đức Quốc Xã trong việc tẩy xóa người Do Thái. Làm thế nào tôi có thể duy trì được ngọn lửa nhân tính trong một thực tế đã được thiết kế một cách toàn diện để dập tắt nó?
Hôm nay, tôi có
thể nói rằng tác phẩm của Schulz đã hướng dẫn
cho tôi một cách để viết về Lò Thiêu, và
trong một nghĩa nào đó cũng là một cách
để sống thời Hậu Lò Thiêu. Thỉnh thoảng cũng có
những khoảnh khắc ân sủng như thế: bạn mở một quyển sách
của một tác giả bạn không biết, và đột nhiên
bạn cảm thấy như đang băng ngang qua một từ trường dẫn đưa bạn theo
một chiều hướng mới, dậy lên những cơn lốc bạn gần như chưa
từng cảm nhận trước đây và cũng không biết tên
chúng là gì. Tôi đã đọc những truyện
Schulz viết và cảm nhận được đời sống cuồn cuộn. Trên
từng trang viết, cuộc đời chảy xiết, bứt phá linh động, thật
xứng đáng với danh tiếng của nó; Nó bày
ra ở mọi tầng ý thức cũng như tiềm thức, trong giấc mơ, trong
ảo tưởng, và trong ác mộng. Tôi cảm thấy các
câu truyện kể có khả năng đưa tôi vượt ra khỏi
sự tê liệt và tuyệt vọng đã từng ghìm lấy tôi
bất cứ khi nào tôi suy nghĩ tới Holocaust hoặc khi chạm
đến những khía cạnh của bản chất con người đã rốt cuộc
cho phép chuyện ấy xảy ra .
David Grossman, đã
viết văn, và trở thành nhà văn rồi, ông
mới đọc Schulz, khi nghe 1 vị quen biết phán, ông viết
có mùi Schulz!
Thoạt nghe, bực lắm, nhưng khi đọc Schulz 1 phát,
thì bèn quỳ xuống tạ ơn ông Trời, và phán,
đây là Thầy của ta!
Bài viết này, Gấu đọc 1 phát thì
bèn mê quá, dịch, dịch được 1 đoạn, rồi lu bu quên
luôn, cho tới khi đưọc K lôi ra dịch tiếp.
Số phận bài viết như thế, cũng có gì
giống như là 1 truyền thuyết!
Hà, hà!
Schulz với Grossman, như thế, có gì tương
tự với trường hợp Steiner với Gấu.
Ông trao cho Gấu gánh nặng Lò Thiêu,
như Gấu đã từng viết.
Lần đầu, được bạn Chất đưa về nhà bạn, thấy TTT ngồi
chồm hỗm ở 1 góc nhà, viết, thì bèn nhìn
ra hình ảnh của Gấu sau này.
Rồi khám phá ra Faulkner, dậy cách viết,
nhưng phải đến khi ra được hải ngoại, thì mới ngộ ra Cái
Độc Bắc Kít, nhờ nếm mùi Cái Độc Nazi, qua Steiner,
đại khái đời văn của Gấu là như thế!
Phải đọc Tin Văn trong tinh thần chờ đợi, tự mình khám
phá ra, một định luật văn học, định luật này chẳng
thua gì định luật “vạn vật hấp dẫn” ở trong vật lý
học, của Newton!
Ấy là Gấu mô phỏng Koestler,
khi ông coi Newton như là một ông nhạc trưởng
của một dàn nhạc đại hoà tấu. Theo nghĩa:
Những hiện tượng vật lý, thí
dụ như thuỷ triều, làm sao anh qua nổi con trăng này?,
trái sầu riêng rớt trúng đầu… chúng
có vẻ như chẳng ăn nhập gì với nhau, cho đến khi Newton
xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, thế là
mọi thứ y khuôn một phép, ai vào vị trí
đó, cùng tấu bản đại hoà tấu “vạn vật hấp dẫn”!
Những trang Tin Văn tản mạn, không đầu
không đuôi, làm xàm, bá láp…
cũng đang chờ một độc giả xuất hiện, và giơ cao cây
đũa thần, và thế là bản “Diệt Cái Ác
Bắc Kít” được tấu lên!
*
Ui chao, vừa vừa thôi cha nội!
Sắp chết - chết đến đít rồi, sắp gì
nữa - hiền đi là vừa rồi!
*
Nếu vậy, thì lấy câu dưới đây,
làm "blast" cho Tin Văn:
"These fragments I have shored against my
ruins”
[Những mảnh miểng này, tôi vun
vén nhằm chống lại nỗi điêu tàn của tôi:
Ôi, ôm Em trong tay mà
đã nhớ Em những ngày sắp tới].
Đây là câu thơ – These
fragments… - kết thúc Hoang Địa, The Waste Land,
của Eliot.
Câu thơ đưa chúng ta trở về với
Xuân Sách, khi ông hỏi Chế Lan Viên:
Điêu Tàn ư,
Đâu chỉ có Điêu Tàn?
(1)
Nhân nhắc tới Xuân Sách. Theo GCC,
sở dĩ những bức chân dung nhà văn của XS, “cực” ăn
khách, đến nỗi có những vị thèm được ông
chiếu cố, để mắt tới, là do tính “tiên tri” của
chúng.
Thí dụ như “điêu tàn ư, đâu
chỉ điêu tàn”, tiên tri ở chỗ, “đâu
chỉ điêu tàn?”.
XS nhìn quá chân dung, tới cái
bóng của chúng, và trong đó, có,
của chế độ, được phóng chiếu lớn ra, rõ ra.
Sự kiện, NL chê đám trong nước không
biết gì đến Steiner, theo GCC, đáng chê trách
hơn nhiều, ở cái khiá cạnh này: S. là
chuyên gia về văn học Nga. Lũ phê bình gia ở trong
nước như Vương Đại Gia, tự hào, chúng rành văn
học Nga. Chúng chẳng biết gì về văn học Nga, như những
Steiner, hay Remnick, hay Wilson... Trong cuốn “Steiner ở tờ the New
Yorker, S. at the New Yorker” có hai bài về Liên
Xô, đúng hơn, về Solz, quá tuyệt. Do Cô Út
làm từ thiện, Gấu đành phải order, mua lần thứ nhì,
và sẽ giới thiệu mấy bài viết mà GCC quá
mê, ở trong đó, thí dụ, bài tưởng niệm Koestler,
bài viết về BB [Bertold Brecht]….
Tuy nhiên, cách Grossman đọc S. theo Gấu, bị
khoanh vùng vào Lò Thiêu. Như bài
essay của chính S. hay như AZ, hay Coetzee đọc S. thì
cách viết của S, đúng như Coetzee nhận xét, "trưởng thành trong
thơ ấu", 'mature into childhood'.
S viết, "We usually regard
the word as the shadow of reality, its symbol. The reverse of this
statement would be more correct: reality is the shadow of the word",
là thế!
Cũng nhờ thế, mà Gấu nhận ra kết nối giữa S và
Hơàng Ngọc Tuấn.
Có 1 cái gì đó làm chúng
ta nhận ra phần số của văn chương và cuộc đời của họ:
THE AGE OF GENIUS
The legend of
Bruno Schulz.
BY DAVID GROSSMAN
"Parfois il écrivait
comme Kafka, parfois comme Proust, et il a fini par atteindre des profondeurs
auxquelles ni l'un ni l'autre n'avaient accédé.”
“Đôi khi ông ta viết như Kafka, đôi khi
như Proust, và sau cùng ông đạt tới những chiều
sâu mà cả hai ông kia chẳng ai đạt tới”
Isaac B. Singer
Bruno Schulz
Le printemps
Traduit du polonais par Thérèse
Douchy
D'où
vient ce mystérieux album de timbres qui semble avoir le pouvoir
de ressusciter les grands personnages de l'Histoire ? Qui est Bianca,
cette femme au visage d'ange? Quels liens a-t-elle avec ces revenants
? Où finit le passé et où commence le présent
?
Le printemps, saison du retour à la vie, devient le théâtre
d'événements troublants, aux allures parfois fantastiques.
Écrivain secret, Bruno Schulz nous entraine dans son univers onirique
et strange transcendé par une langue poétique à
la fois riche et exceptionnelle.
Troisième
enfant d'un drapier Israélite, Bruno Schulz nait en1892 à
Drohobycz. Sa ville natale, petite bourgade de Galicie à l'est
de l’Empire austo-hongrois, est rattachée à la Pologne à
la suite des bouleversemenrs de la Première Guerre mondiale. Trop
jeune pour s'engager lors du conflit, it apprend néanmoins la peur
er la souffrance. Après des études d'architecture et de peinture
à Vienne, it revient à Drohohycz enseigner le dessin; it
ne quittera plus guère sa ville qui deviendra le décor de
la plupart de ses textes. II commence à écrire par hasard,
en correspondant avec des amis à qui it raconte sa famille, ses concitoyens,
tous les petits événements qui rythment son quoridien solitaire.
Peu à peu, ces lettres deviennent des récits, et donnent
naissance aux recueils Les boutiques de cannelle en 1934
et Le sanatorium au croquet-mort en 1937. Empreints de rêves,
parfois de fantastique, ces textes puisent leur inspiration dans les souvenirs
d'enfance et expriment une profonde angoisse tout en décrivant avec
amertume le monde moderne, à la fois pathétique et grotesque.
Bien que ces texts ne rencontrent pas de succès en librairie,
ils lui permettent de se faire remarquer par l'intelligentsia et par les
écrivains polonais qui saluent son génie, son originalité
et son talent. En 1936, it traduit Le
Procès de Franz Kafka et contribue ainsi à faire
connaitre l’écrivain praguois dans son pays. Il illustre de ses
dessins la première édition de Ferdydurke
de son contemporain Witold Gombrowicz ainsi que ses propres oeuvres.
Enfermé en 1941 dans le ghetto de Drohobycz lors de l’avancée
allemande, il commence un roman qu'il n'achevera malheureusement pas:
un SS l’abat d’une balle dans la nuque le 19 novembre 1942 et le manuscript
disparait dans les ruines du ghetto.
Malgré une oeuvre littéraire restreinte, BrunoSchulz
est considéré comme l’un des plus grands écrivains
polonais du xze siècle et influence tous les domaines artistiques.
L'écrivain Isaac B. Singer disait de lui «Parfois il écrivait
comme Kafka, parfois comme Proust, et il a fini par atteindre des profondeurs
auxquelles ni l'un ni l'autre n'avaient accédé.”
Đọc những còm của mấy
đấng độc giả, trong có nhà thơ ‘nhớn’, về một truyện ngắn của HNT đăng trên DM,
Gấu nhận ra, chẳng đấng nào là ‘tri âm’ của nhà
văn đã mệnh một!
Chán thế!
Bèn post bài giới thiệu ‘thiên tài của tuổi thiên tài’, của ‘trưởng thành vào tuổi thơ’, Bruno Schulz, trong cuốn Le Printemps, và lèm bèm thêm, như thế này:
Bạn có thể coi đây
là bài viết về HNT của Mít chúng ta, và,
nhớ là, đừng so sánh ‘mức độ’ thiên tài, giữa
hai đấng tài hoa mệnh bạc!
Cũng đừng ngậm ngùi với cái chết héo mòn
của ông, như cả một thế hệ văn chương Miền Nam cùng với
ông, sau 1975, với cái chết vì một viên
đạn bắn vào ót của Schulz. Bởi vì:
HNT rất giống
Schulz, [đọc Tuổi thiên
tài], ở đời thường, khoan nói chuyện văn chương,
nghệ thuật. Cả hai đều khốn khổ khốn nạn, sinh ra đời là đã
chỉ muốn xin lỗi cuộc đời, xin lỗi, tớ tới nhầm chỗ, đúng ra
tớ không nên bò ra cõi đời này!
*
V/v Bạn của HNT: Gấu biết hai ông, rất thân với HNT,
khi sinh thời. Một, là nhà phê bình văn học
nổi tiếng của Miền Nam trước 1975, một bạn văn, bạn lính, mà
còn là bạn mê bóng đá, bóng
tròn, đá bóng… Lạ, là chẳng bao giờ hai
ông này thỏ thẻ về cái chuyện được là bạn
của thiên tài tuổi thơ cả!
Còn một
tay nữa, cũng rất thân với HNT, nhưng cũng ngại nói tên
ra ở đây….
Cái cảm giác, 'xin lỗi tớ đến lộn chỗ', của HNT,
là của Gấu, lần đầu gặp HNT, hình như tại cà phê
Bà Lê Chân thì phải.
Tuổi Thiên tài : Một truyền thuyết về
Schulz ( David Grossman / Đặng Lệ Khánh)
Tuổi thiên đường ( Nguyễn Quốc Trụ)
(1) Ui chao
bạn có nhớ cái đoạn TTT kể chuyện lần đầu
tiên đọc MT, và sau đó, mời MT tới
tòa soạn chơi, và MT tâm sự, anh mà
chê nó, là tôi bỏ cái mộng
“đành làm” nhà văn, “đành” đi buôn!
Ui chao, đọc một cái là
Gấu nhớ đến cái lần gửi bản thảo truyện ngắn đầu
tay xuống tòa soạn Sáng Tạo, và một buổi
tối, tới nhà, nghe Cụ C. nói, mày viết
truyện ngắn hả, tao nghe thằng T nói, mà nó
còn nói, mày viết được lắm....
*
Gấu có tới ba cái
truyện ngắn đầu tay. Tếu thế. Mỗi truyện là một
thời kỳ, thời đại, theo kiểu của Picasso, thời xanh, thời
hồng, thời lập thể… Thế mới ghê!
Truyện ngắn thực sự đầu tay, tính
theo dòng thời gian, Gấu bây giờ cũng chẳng
thể nhớ tên, đăng trên tuần báo Mã
Thượng, của tay Trịnh Vân Thanh, trang VHNT do Huỳnh
Phan Anh đứng đầu tầu, khoảng 1961. HPA khoái truyện này
lắm. Đúng giọng tiểu thuyết mới, đúng giọng Tel
Quel, theo nghĩa, chẳng có cái chó gì
hết ở trong đó.
Quả thế thật. Đây là
câu chuyện mà Gấu còn nhớ đại khái,
một bữa chủ nhật, Gấu mò đến nhà em chơi,
em mời ngồi bàn, ở hành lang căn nhà,
một tòa biệt thự nơi đường Trần Quang Khải. Thế rồi
em ngồi cũng gần đó, nhặt rau, Gấu ngồi nhìn em
nhặt rau mà cứ nghĩ mình là những cọng rau.
Rồi ngồi lâu quá, em cũng nhặt rau xong, thế là
về. Bữa đó trời mưa. Ra đường, đứng ngay cổng nhà,
nhìn mưa, nhìn phố xá, nhìn người
qua lại, Gấu lẩn thẩn tự hỏi:
Tại sao trời mưa?
Painting Under Coercion - The New York Times > Arts > Slide Show > Slide 1 of 10An exhibition, in Jerusalem, of works
by Bruno Schulz includes wall paintings he created under Nazi
duress short...
|
Bruno Schulz
THÁNG TÁM *
1.
Tháng Bảy, cha tôi lại xuống thuyền ra đi để
tôi cùng với mẹ và anh trai của tôi làm
mồi cho cái nóng trắng mờ cả mắt ngày hè.
Váng vất vì ánh sáng, chúng tôi
chúi đầu vào những cuốn sách to đùng nói
về những ngày lễ lạc với những trang giấy cháy bỏng
ánh nắng mặt trời và thơm lừng mùi lê
ngọt vàng chín rục.
Vào những buổi sáng chói chang như
thế thì Adela đi chợ về, cứ y như là vị thần Hoa
Quả Pomona đang nổi lên từ ngọn lửa ngày, nghiêng
giỏ chợ, đổ tràn ra vẻ đẹp rực rỡ màu sắc của mặt trời
- những quả anh đào màu hồng sáng bóng,
nước mọng thấy rõ dưới lớp vỏ trong suốt, những trái
đào morellos màu đen tuyền huyền bí có
mùi thơm ngạt ngào ngon lành cho khứu giác
hơn là vị giác, những trái mơ nhân vàng
mơn biểu hiện những buổi trưa dài. Sát cạnh bài
thơ trái cây tinh khiết ấy, chị đặt những vĩ thịt sườn với
những phím xương phồng lên đầy năng lượng và sức
mạnh, các bó rau rong biển như những con mực và bạch
tuộc chết – Chúng là nguyên liệu để tạo các
bữa ăn nhưng hương vị thì chưa xác định được. Rau,
củ tươi dùng để làm bữa ăn chiều bốc lên một mùi
hương hoang dã và mộc mạc.
Căn hộ tối tăm ở tầng hai trong căn nhà ở Quảng trường
Market ngày nào cũng bị nắng hè trần trụi
chiếu xuyên vào: sự im lặng của những tia sáng
không khí lấp lánh; Những ô vuông ánh
sáng nằm mơ những giấc mơ thật căng thẳng trên sàn
nhà; Thanh âm tiếng đàn organ nổi lên
trầm đục qua đường truyền vàng óng của ban ngày; Tiếng
đàn dương cầm ở đâu thật xa chỉ chơi đâu chừng
một hai tiết điệu lập đi lập lại mãi, chảy tan trên vệ
đường trắng toát dưới ánh mặt trời và rồi biến
mất dưới ngọn lửa trưa.
Sau khi dọn dẹp gọn gàng, Adela kéo mấy tấm
mành bằng vải xuống cho mấy căn phòng chìm
vào ánh sáng mờ mờ. Tất cả các sắc màu
ngay lập tức rơi thấp xuống một quãng tám, căn phòng
bỗng tràn ngập những bóng đen như thể nó vừa
rơi chìm xuống đáy biển với ánh sáng được
phản chiếu từ những tấm gương nước xanh lục - và hơi nóng
ban ngày bắt đầu phà hơi thở lên mấy tấm mành
mành những lúc chúng cựa mình trong những
giấc mơ ngày.
Vào những buổi chiều thứ bảy, tôi thường đi
dạo với mẹ tôi, Từ ánh hoàng hôn của
cái hành lang, chúng tôi bước ngay vào
ánh sáng trắng rực của ban ngày. Những người
qua đường, tắm trong dòng hoàng kim nóng chảy,
mắt nheo lại vì ánh sáng chói lòa,
trông như thể họ bị đẫm mật ong. Môi trên của họ
hở ra, phơi cả hàm răng. Trong cái ngày vàng
óng này, ai ai cũng đều mang vẻ mặt nhăn nhó như
thế cả - cứ như là mặt trời đã buộc những tín
đồ của mình phải mang cùng loại mặt nạ vàng kim
giống nhau. Già trẻ, phụ nữ và trẻ em chào nhau
qua những mặt nạ được vẽ lên những lớp sơn vàng dày
cùi cụi ; Những khuôn mặt tà đạo ấy mỉm cười
chào nhau, những nụ cười rất chi là man rợ .
Quảng trường Market trống rỗng, nắng bạc, bị những làn
gió nóng quét qua giống y như những sa mạc
trong kinh thánh. Những cây keo đầy gai, lớn lên
ở nơi trống trải này, với những chiếc lá xanh tươi, trông
giống như những cây cối trên những tấm thảm cũ kỷ.
Mặc dù không một hơi gió, đám lá
xanh vẫn xào xạc uốn éo điệu đàng kiểu như đang
ở trên sân khấu, có ý muốn khoe vẻ sang
trọng của lớp bạc viền quanh lá, trông chẳng khác
gì lớp viền bằng lông chồn trên chiếc áo khoác
của một nhà quý tộc. Các ngôi nhà
cũ mà gió đã bào mòn nhẵn ngày
này qua ngày khác đang đùa nghịch với
những phản xạ ánh sáng của bầu khí quyển, cọng
với tiếng vọng và ký ức của sắc màu trải ra rải
rác đó đây tùy theo độ sâu của bầu
trời không một vẩn mây. Có vẻ như toàn thể thế
hệ của những ngày hè, giống như những người thợ xây
nhà kiên nhẫn đang chùi sạch vữa trát trên
các mặt tiền đã cũ, đã cạo bỏ lớp sơn phết lừa
dối bên ngoài để càng lúc càng phơi rõ
ràng hơn bộ mặt thật của ngôi nhà, những nét
đặc trưng mà số phận đã trao cho chúng và
cuộc đời đã định hình cho chúng từ bên trong.
Bây giờ thì các cửa sổ, quáng mắt bởi cái
nắng của quảng trường trống rỗng, đã chìm vào cơn
ngủ; Những cái ban công báo cho Trời biết mình
đang trống trơn. Những hành lang bỏ ngỏ bốc lên mùi
rượu mát dịu.
Một nhóm vô gia cư, trốn cái nóng
như lửa bằng cách rút vào một góc của
quảng trường, tụ tập trước một mảng tường, liên tục ném
nút áo và đồng xu lên đó, như thể
cố đọc cho được trong bản tử vi của những miếng đĩa kim loại đó
cái bí mật thực sự được viết bằng chữ tượng hình
từ các vết nứt và những đường rạch. Ngoài họ ra,
quảng trường vắng ngắt. Người ta có cảm giác rằng, một
lúc nào đó thế nào cũng sẽ có một
con lừa của một người làm phúc được dây cương dẫn
lối, sẽ dừng lại trước ngưỡng cửa vòm cong của người chủ quán
rượu, và hai người hầu sẽ ra giúp khiêng một
người bệnh ra khỏi cái yên ngựa nóng đỏ và
đưa người ấy từ từ theo những bậc thang mát rượi lên tầng
trên phảng phất mùi hương của ngày lễ Sa-bát.
Vậy thì, mẹ tôi và tôi thong thả
đi giữa hai lối đường bị chói nắng của Quảng trường Market,
dẫn dắt hai chiếc bóng của chúng tôi đi dọc theo
các ngôi nhà như đi trên những phím
đàn. Dưới những bước nhẹ nhàng của chúng tôi,
các ô vuông của những tấm đá lát đường
từ từ lướt qua – có tấm có màu hồng nhạt như màu
da người, có tấm vàng màu hoàng kim, có
tấm màu xám xanh, tất cả đều phẳng, ấm áp và
mịn như nhung dưới ánh mặt trời, giống như những cái đồng
hồ mặt trời bị giẫm lên nhiều đến nỗi bị xóa sạch, tan
vào hư vô.
Và cuối cùng tại góc phố Stryjska Street,
chúng tôi đi ngang qua bóng râm của một
hiệu thuốc. Trên cái cửa sổ lớn vẽ một bình nước
quả dâu rasberry tượng trưng cho sự mát dịu của những loại
thuốc bôi nhờn có thể làm giảm đau mọi thứ. Sau
khi chúng tôi đi qua một vài ngôi nhà
nữa thì con phố ngừng, không còn giả vờ là mình
thuộc vào đô thị nữa, giống y như một người đàn
ông khi trở về ngôi làng nhỏ của mình, cởi
bộ áo quần đẹp nhất mặc dành cho ngày Chủ Nhật ra,
và từ từ khoác lại bộ áo nông dân khi
càng lúc càng về tới gần nhà.
Các ngôi nhà ở ngoại ô, cùng
với các cửa sổ và mọi thứ, đang chìm lẫn vào
trong đám hoa chen chúc ngang dọc trong khu vườn nhỏ
của họ. Do ban ngày chẳng ai ngó ngàng, cỏ
dại và hoa dại các loại đã um tùm mọc
lên lặng lẽ, trong từng cách khoảng thời gian, chúng
lại hạnh phúc được mơ những giấc mơ vượt khỏi giới hạn của
thời gian, trên đường biên của một ngày vô
tận. Một bông hoa to lớn, được nâng lên bằng cuống
hoa mạnh mẽ, đã nở phì ra, phủ màu vàng úa
để tang cho những ngày cuối đời buồn thảm, uốn cong người dưới
sức nặng khổng lồ của chính mình. Nhưng những cây
chuông xanh ngu ngơ và những bông hoa nhỏ nhắn
thật thà ỏ kế bên thì vẫn đứng, bất lực, cứng nhắc,
cái trắng chen cái hồng, thờ ơ với thảm kịch của cây
hướng dương.
2.
Những đám cỏ mọc dầy rối mù, những cây
dại và cây táo gai nứt nẻ trong lửa chiều. Khu
vườn ngái ngủ hòa điệu vo ve với ruồi. Cánh đồng
rạ vàng rạp dưới ánh mặt trời như một đám mây
cào cào nâu vàng; Trong đám mưa
lửa dày kín những con dế gào khóc; Hạt giống
bung nhè nhẹ như những con châu chấu.
Vượt lên khỏi hàng rào, từng đám
bông cỏ như da cừu vươn lên chập chờn, như thể khu
vườn đang trở mình trong giấc ngủ, tấm lưng to rộng quê
mùa của nó phồng lên xẹp xuống mỗi lúc nó
thở vào sự tĩnh lặng của trái đất. Ở đó, cái
lộn xộn mất trật tự đầy nữ tính của tháng 8 đã
lan rộng với những đám cỏ ngưu to lớn, khó xuyên qua
được, dang rộng những tàn lá màu bạc, thè
cái lưỡi rậm màu xanh tươi. Ở đó, những đám
cỏ gai sum sê tự lan ra, trông giống như những phụ nữ nông
dân đang nghỉ ngơi, váy quấn hờ hững quanh người. Ở đó,
khu vườn cung cấp miễn phí những quả lilac hoang rẻ tiền nhất,
những cây rau húng quế tươi xanh và mọi thứ hà
rầm khác của tháng Tám. Nhưng ở phía bên
kia của hàng rào, đằng sau khu rừng nhiệt đới của mùa
hè, nơi sự ngu dốt của đám cỏ dại không ai kiểm
soát được đang chiếm ưu thế, trên cái gò
rác cao, bụi cây táo gai mọc rậm rạp hoang toàng.
Không ai biết rằng ở đó, trên bãi rác
đó, tháng Tám đã chọn để tổ chức cho cuộc
ăn mừng lễ rượu trong năm của mình. Ở đó, dựa sát vào
cái hàng rào và được che chắn bởi những
cây cơm cháy, là cái giường của một cô
gái nửa khôn nửa dại Touya, ai cũng gọi cô ta như thế.
Trên cái đống toàn đồ đáng vứt đi, những
cái chảo cũ, những chiếc giày lạc lỏng, và những
mảnh sành, là cái giường, sơn màu xanh lá
cây, cái chân giường gãy thì được kê
lên bằng hai viên gạch.
Không khí bên trên đống rác,
cuồng dại với sức nóng, bị những con ruồi trâu sáng
loáng nổi điên lên vì cái nắng mặt trời,
bay như cắt ngang qua, kêu tanh tách như đang có
vô số rắn rung chuông vô hình làm cho
người ta cũng nổi khùng.
Touya ngồi khom người giữa đống chăn giường vàng
khè và giẻ rách kì quái, cái
đầu to lớn che phủ bởi một mái tóc đen rối mù . Mặt
cô ta thun dãn như cái thùng của một chiếc
đàn phong cầm. Thỉnh thoảng, một cái nhăn mặt buồn
bã làm gấp lại hàng ngàn nếp theo chiều dọc,
nhưng rồi sự ngạc nhiên lại nhanh chóng làm cho
nó căng ra, làm dãn hết các nếp gấp,
lộ ra đôi mắt nhỏ và cái lợi với những chiếc răng
vàng khè dưới đôi môi dày chu ra.
Nhiều giờ trôi qua, nóng và chán, Touya
kể lể với một giọng đều đều, buồn ngủ, lầm bầm nho nhỏ trong miệng
và ho lục khục. Cái thân bất động của cô bao
phủ bởi một lớp ruồi đậu dày đặc như cái áo khoác
ngoài. Rồi thình lình cái đống giẻ dơ
bẩn ấy bắt đầu di chuyển, như thể nó bị một lứa chuột con mới sinh
quậy lên. Những con ruồi thức dậy sợ hãi bay lên như
một đám mây vù vù giận dữ khổng lồ tràn
đầy ánh màu phản chiếu từ ánh mặt trời. Và
trong khi mấy miếng giẻ rách trượt rơi xuống đất phủ lên
trên đống rác, giống như những con chuột sợ hãi,
thì một dáng hình cũng hiển lộ: một cô gái
khùng khùng nửa trần truồng chầm chậm trồi lên,
đứng như một bức tượng dị kỳ trên đôi chân ngắn ngủn
trẻ con ; Cổ cô phồng lên vì giận dữ, và
trên khuôn mặt đỏ bừng vì giận, những đường nét
kỳ dị của các tĩnh mạch trương lên như trong một bức tranh
thời sơ khai, một tiếng kêu khàn đặc như của một con thú
gào lên từ đáy phổi được giấu sau bộ ngực nửa thú
nửa thần. Mấy cây táo gai khô khốc la lên,
mấy cây chuối lá phồng người khoe da thịt chẳng xấu hổ, cỏ
dại sủi nước bọt với chất độc lấp lánh, và cô gái
khùng giọng khàn đặc vì la hét, co giật
điên cuồng, ép sát cái bụng đầy đặn của mình
vào thân cây cơm cháy đang rên rỉ khe khẽ
dưới sức ấn, đẩy, đầy cuồng nhiệt liên tục, bị kích động
do sự hòa điệu ghê khiếp của dục tính một cách
bất thường .
Mẹ của cô, Maria, làm việc bằng cách
chùi sàn nhà cho các bà nội trợ.
Bà là một phụ nữ nhỏ con màu vàng nghệ,
và dùng nghệ, bà đã chùi sàn,
chùi bàn đánh bài, chùi băng ghế,
và cọ rửa lan can mấy căn nhà cho mấy người nghèo.
Có lần Adela dắt tôi đến nhà của bà.
Lúc đó là vào sáng sớm khi chúng
tôi bước vào căn phòng nhỏ tường màu xanh,
sàn đất, nằm trong một vạt nắng vàng sáng rực
trong cái yên tĩnh của buổi sáng chỉ bị tiếng
tích tắc lớn khiếp của chiếc đồng hồ trên tường khuấy động.
Trên cái rương trải rơm dày, bà Maria tội
nghiệp, trắng bệch như một cái bánh kẹp và bất
động như một chiếc găng tay rút ra khỏi bàn tay. Và,
như thể tận dụng lúc bà đang ngủ, sự im lặng cất tiếng nói,
cái im lặng vàng vọt, sáng rực, quỉ quái
vừa độc thoại, vừa tranh luận, lớn tiếng lèm bèm những
câu thô bỉ. Cái thời của Maria – cái thời từng
bị giam giữ trong linh hồn bà – đã rời khỏi bà, và
thật ghê, tràn lan ra chiếm hết cả căn phòng,
rộn ràng, quỉ quyệt, trong cái im lặng sáng sủa
của buổi ban mai, từ hệ thống máy móc quay bên trong
cái đồng hồ, trào dâng lên cao như một đám
mây bột xấu, loại bột mì mịn, loại bột ngu ngốc của những
kẻ khùng.
3.
Một trong những căn nhà gỗ có lan can màu
nâu bao quanh, nằm chìm trong khu vườn xanh tươi, là
nhà của dì Agatha. Lách qua khu vườn để tới
thăm dì, chúng tôi đã thấy rất nhiều quả
bóng thủy tinh đủ màu mắc lên trên những
cây sào cực mỏng. Trong những quả bóng màu
hồng, xanh lá cây và tím này chứa
những thế giới tươi sáng rực rỡ, giống như những tấm ảnh hạnh
phúc thật lý tưởng được đặt vào trong những bong
bóng xà phòng tuyệt hảo.
Trong ánh sáng mờ mờ của căn phòng,
với những bản in cũ, hư hỏng vì lên mốc và mờ
câm vì năm tháng, chúng tôi lại ngửi
ra được một mùi rất quen thuộc. Cái mùi quen
thuộc cũ ấy là một kết hợp đơn giản mà tuyệt vời giữa
cuộc đời những con người ở đó, sự tinh tuyền của chủng tộc họ,
phẩm chất trong dòng máu họ, và bí mật của
số phận họ, trộn lẫn lộn với nhau, dần dần, ngày này sang
ngày khác trong suốt thời gian họ sống cùng nhau.
Cánh cửa cũ kỷ, chắc chắn, từng thầm lặng chứng kiến những bước
vào ra của các bà mẹ, con gái, con trai, từng
thở dài tăm tối mỗi lúc họ đến, họ đi , bây giờ mở ra
một cách êm ru như cánh cửa tủ áo, và
chúng tôi bước vào cuộc đời họ. Họ ngồi như thể
đang ở trong bóng tối của số phận, chẳng chống chỏi; Bằng những
cử chỉ vụng về đầu tiên đó của họ, họ đã tiết lộ bí
mật của họ cho chúng tôi. Ngoài ra, chẳng phải chúng
tôi cũng có liên hệ máu mủ và số phận
với họ đó sao?
Căn phòng tối nhạt nhòa vì màu
tường xanh biếc viền hoa văn màu vàng kim, nhưng ngay
ở đấy cũng đã là âm vang những ngày vàng
son lấp lánh qua những khung hình, trên nắm
đấm cửa và những đường viền mạ vàng dù nó
đã được lọc qua đám cây dày xanh của khu vườn.
Từ chiếc ghế kê dựa vào tường, dì Agatha đứng dậy
đón chào chúng tôi, khổ người cao to, da
trắng tròn lấm tấm tàn nhang. Chúng tôi ngồi
xuống bên cạnh họ, như thể ngồi trên bờ vực cuộc sống
của họ, hơi thẹn vì cách họ đối xử tử tế chẳng chút
phòng thủ gì, Và chúng tôi uống nước
đường pha mùi hoa hồng, một thức uống tuyệt vời, trong đó
tôi đã cảm ra được cái tinh chất sâu đậm nhất
của ngày thứ bảy hôm đó.
Dì tôi đang than phiền. Than phiền là
điệp khúc chính yếu của dì khi nói
chuyện. Giọng nói của khối thịt trắng nhễ nhại ấy nổi bồng bềnh
như thể nó nằm ngoài ranh giới của thân người,
chỉ được giữ thật lỏng lẻo bằng những sợi xích có hình
dáng khác nhau, và dù có xích,
nó sẵn sàng sinh sôi nẩy nở, bung vãi ra,
vươn nhánh và chia nhỏ ra thành một gia đình.
Nó hầu như có khả năng sinh sản bằng cách tự nhân
giống, một nữ tính chẳng bị ai kiểm soát, triển khai một
cách bệnh hoạn.
Có vẻ như thể mỗi một khơi dậy của nam tính,
mùi khói thuốc lá, hay một trò đùa
của một gã độc thân, cũng sẽ làm cho cái nữ
tính sốt bỏng này phát lửa và sẽ dẫn
dụ nó vào một trò sinh nở rậm rật trinh nguyên.
Thật ra, tất cả những lời phàn nàn của dì về chồng
dì, hay về những người tớ gái, những lo lắng của dì
về mấy đứa trẻ chỉ là một phản ứng hơi quá do việc sinh
sản không được hài lòng lắm của dì, một
lối nói quá lố, thô lỗ, giận dữ, rầu rĩ mà dì
đổ lên người chồng, chẳng vì mục đích gì
cả. Bác Mark, nhỏ con và gù, với một khuôn mặt
chẳng chút gợi tình, ngồi lặng lẽ trong màu xám
xịt, hòa giải với số phận của mình, cảm thấy thư giản
trong bóng tối của sự khinh miệt vô giới hạn. Đôi
mắt màu xám của ông phản chiếu ánh sáng
của khu vườn xa xa, tỏa ra qua cửa sổ.
Đôi khi bằng một cử chỉ yếu ớt, ông cũng ráng
phản đối, cãi lại, nhưng ngọn sóng nữ tính
mạnh mẽ đã đẩy dạt cái cử chỉ vô tích sự ấy
sang một bên, đắc thắng vượt qua nó, và dìm
chết hết thảy những khuấy động yếu ớt nào có tính
quyết đoán đàn ông dưới cơn lũ tràn của
mình.
Có một cái gì đó thật bi thảm
trong chuyện sinh sản này; Nỗi khổ đau của một sinh vật
đang tìm cách chống chỏi trên biên giới giữa
hư vô và cái chết, thái độ anh hùng
của giới phụ nữ khi tỏ ra đắc thắng trong việc truyền giống hơn là
thắng những thiệt thòi tự nhiên của mình hay
sự thiếu sót của nam giới. Con cái của họ sẽ biện hộ giùm
cho họ nỗi hoang mang sợ hãi của họ về tình mẫu tử,
về lòng ước ao được mang nặng đẻ đau đã trở nên
cạn kiệt sau những lần thai nghén không được thiên
phúc, trong một thế hệ phù du của những bóng ma
chẳng có máu đỏ mà cũng không có
mặt mày.
Lucy, người con lớn thứ hai, bây giờ bước vào
phòng, đầu của cô to quá khổ so với thân
hình bụ bẫm như của trẻ con với làn da trắng mịn. Cô
đưa bàn tay nhỏ nhắn như của một con búp bê, một
bàn tay như chồi non, mặt đỏ bừng lên như một cánh
hoa mẫu đơn. Bối rối vì mình đỏ mặt, một sự tố cáo
xấu hổ mình đang có kinh, cô nhắm mắt lại và
mặt lại càng đỏ thêm hơn ngay cả khi chỉ bị chạm bởi một
câu hỏi vô tình nhất, bởi vì cô cho
rằng chúng bí mật ám chỉ về thời điểm đàn bà
nhạy cảm nhất của cô.
Emil, người lớn nhất trong nhóm anh em họ, với một
bộ ria mép tỉa đẹp đẽ trên một khuôn mặt mà
cuộc đời dường như đã cuốn đi hết những biểu cảm, đang đi
lên đi xuống trong phòng, thọc hai bàn tay vào
trong túi cái quần rộng thênh.
Bộ quần áo thanh lịch, đắt tiền của anh ta gợi đậm
nét những quốc gia kỳ lạ mà anh từng thăm thú.
Khuôn mặt nhẽo nhẹt nhợt nhạt của anh dường như ngày
từng ngày bị mất dần nét phác thảo để trở thành
một bức tường trắng trống trơn với một mạng lưới tĩnh mạch xanh
xao, giống như những đường nét trên một bản đồ cũ,
thỉnh thoảng lại bị khuấy động bởi những ký ức nhạt nhòa
của một cuộc đời đầy bão táp và lãng phí.
Anh là một bậc thầy về các thủ thuật với bài
tây, anh hút thuốc bằng những cái tẫu dài
quý phái, và anh có cái mùi
lạ lùng của những vùng đất xa xôi. Gợi lại những
kỷ niệm cũ, anh kể cho nghe những câu chuyện kỳ thú, đôi
lúc tự nhiên anh ngưng lại, trở nên xa xôi, và
mơ màng.
Mắt tôi lưu luyến theo dõi anh và ước
chi anh nhận ra tôi và cứu tôi khỏi sự tra tấn
của nhàm chán. Và quả thực, có vẻ như anh
nháy mắt với tôi trước khi anh rời phòng đi qua
phòng bên và tôi theo chân anh qua
đó. Anh đang ngồi trên một chiếc ghế sofa nhỏ, thấp, đầu
gối bắt chéo co lên cao ngang với đầu, cái đầu
hói như một trái banh bi-da. Dường như quần áo
của anh đã bị ném nhàu lên hết một chiếc ghế
dựa. Khuôn mặt anh giống như là hơi thở, như một vết bẩn
mà một người qua đường không quen vừa ném lên
không trung. Đôi tay trắng xanh màu men sứ của anh
đang cầm một chiếc ví và anh đang nhìn một vật gì
trong đó.
Từ màn sương trên khuôn mặt anh, lòng
trắng lồi ra từ con mắt màu xanh nhạt khó khăn hiện
ra, dụ dỗ tôi bằng một cái nháy mắt. Tôi cảm
thấy một sự thông cảm khó cưỡng lại đối với Emil.
Anh kéo tôi vào giữa hai đầu gối, tay
xáo mấy bức ảnh trước mặt tôi như thể chúng
là bộ bài tây, cho tôi xem hình những
phụ nữ và những chàng trai trần truồng ở những vị thế
lạ lùng. Tôi đứng dựa sát vào anh, nhìn
lơ là vào những thân thể mềm mại ấy mà chẳng
thấy gì cho tới khi đột nhiên một chất lỏng do một sự
phấn khích mơ hồ như được không khí nạp điện chạy
tới tôi, đâm suốt qua tôi kèm theo một cơn run
rẩy bứt rứt, và một cơn sóng thình lình cho
tôi hiểu hết. Nhưng đồng thời, cái bóng ma quái
của một nụ cười cũng xuất hiện dưới bộ ria mép mềm mại và
tươi đẹp của Emil. Hạt giống ham muốn trước đó hiện rõ
trong mạch máu đập rộn ràng trên thái dương,
sự căng thẳng mà trong một khoảnh khắc trước đã giữ cho
mọi nét trên khuôn mặt anh được tập trung lại, bỗng
rơi đâu mất và mặt anh lại rút về cái vẻ lãnh
đạm, xa vắng và cuối cùng đã nhòa nhạt hoàn
toàn.
Đặng Lệ Khánh dịch
từ * August của Bruno Schulz trong
tập The Street of Crocodiles