Notes
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
|
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Gấu có
ba truyện ngắn đầu
tay, đúng như vậy. Mỗi truyện là một ảnh hưởng khác nhau, nhưng chỉ đến
truyện
ngắn thứ ba, thì Gấu mới tìm ra đúng ông Thầy, cùng lúc, tìm ra được
giọng văn
của Gấu, và cùng lúc, Gấu hiểu ra một điều: mình sẽ thành nhà văn! Và
sướng điên
người lên được!
Cái
truyện ngắn đầu tiên của đầu
tiên, Gấu không còn giữ được, vì xuất hiện trên phụ trang văn học của
một tờ nhật
báo, tờ Mã Thượng, do “Huỳnh Phan Anh và bạn hữu” chủ trương. Có Dương
Văn Ba, sau
làm dân biểu. Có một tay ở tận lục tỉnh, lâu lâu lên Sài Gòn, rất mê Krishnamurti. Anh tuyên bố, Gấu vẫn còn
nhớ, đại khái, tao chỉ đọc độc nhất ông này, không đọc thêm bất cứ ai
nữa, theo đúng cái nghĩa: Yêu [đọc] ai, yêu [đọc] chỉ một người! Một tay thi sĩ. Toàn bạn HPA và DVB, toàn dân
Nam Kỳ, ngoại trừ Gấu,
Bắc Kít. Cái
tay thi sĩ, có làm một bài thơ, DVB mê lắm, ư ử tối ngày, Gấu còn nhớ
một câu:
Đã hẹn
với em rồi, đêm chưa mở cửa.
Câu thứ nhì nói
đến vú,
nhờ đêm mở cửa, mở ra luôn… !
Năm nhà văn nữ dưới mắt họa
sĩ Chóe
Đúng rồi, số báo này có bài của
Gấu. Bạn quí, thư ký tòa soạn order. Bài đăng lên, bị thiến mất mấy
chữ, Gấu cằn
nhằn, bạn quí sorry, nói, tao mà không thiến mấy dòng đó, mấy bà đó đi
gặp mày,
thiến luôn của quí của mày!
Thời gian
này, Gấu
có báo riêng. Tờ Tập San Văn Chương.
Nguyễn Tường Giang bác sĩ, ông chủ
lo tiền
bạc, quản lý báo, nghe, bực quá, ra lệnh post lại trên báo nhà, nguyên
con.
Gấu vốn tính cả nể, “chẳng
dám
đụng ai”, bèn nói, thôi, bỏ đi.
Cũng rét chứ bộ.
Còn nhớ một ý, hách lắm,
nhân
Tuý Hồng mới cho ra lò “Tôi nhìn tôi trên vách”, đại khái:
Mấy bà viết văn, thì thường
là
viết tiểu thuyết xã hội, [ý nói, đái không qua ngọn cỏ!], và lấy ngay
cuộc sống gia đình làm đề tài.
Đàn ông viết
truyện, đàn bà viết tự truyện.
Đàn ông đẻ ra nhân vật, mấy
bà chẳng cần đẻ, bệ
ngay ông chồng của mình vô.
Mấy ông đi từ cái bếp lên tủ
sách [ý nói, ăn uống
xong xuôi, bèn viết], mấy bà bê mẹ tủ sách xuống bếp, vừa viết văn vừa
thổi cơm.
Đang nhặt sạn gạo,
bèn lấy mẹ
một hột sạn thay cho dấu chấm trên chữ i!
*
Gấu nhớ là, bài viết
của Gấu
có chôm mấy ý trong một bài viết của Virginia Woolf.
Cái hình ảnh, lấy hột
gạo/hạt sạn thay cho dấu chấm trên chữ i, là của Woolf ?
Hẳn thế.
Gấu, sức mấy mà nghĩ ra một
hình
ảnh, lấy ra từ "tam giác bếp núc", của Levi-Strauss, đẹp đến như thế!
(1)
Bạn có liên tưởng ra,
hình ảnh
một cái hột… khác, không?
(1) Văn minh nhân loại, theo C.
Lévi-Strauss, chỉ
luẩn
quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như
thú vật.
Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử
nước, trong
sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân
của C.
Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi
nướng, thui... con người bỗng mê
"khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ
mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới
khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
*
Gấu nhớ ra cái tít của bài
viết
rồi, nhà văn nữ và tiểu thuyết xã hội. Được “lạng lách” [được gợi
hứng], từ một
bài của Woolf, qua đó, bà cho rằng, tiểu thuyết là thứ mạt hạng trong
các thể
loại văn học, và tiểu thuyết xã hội là "mạt hạng của mạt hạng", và
nhà văn nữ,
do tạng của họ, chỉ hợp với thứ này!
Hà, hà!
Đúng là "danh bất hư truyền": Một tên 'sa đích văn nghệ'!
Gấu
cũng nhớ ra mấy câu ông
bạn quí delete rồi, đại ý:
Những nhà văn nữ Việt nam đi từ thành công tới
thất bại, biến tiểu thuyết thành tự truyện, biến những nhân vật tiểu
thuyết
thành những người thân trong gia đình!
Đi từ
thành công tới thất bại!
Đểu thật!
Nhưng, so với cái tít cuốn tiểu thuyết của Tuý Hồng, thì cũng chẳng
thấm vào đâu.
Như muối bỏ bể!
*
TTT rất quí Tuý Hồng, ông rất
phục, đúng hơn, cái tài sử dụng chữ Mít của Tuý Hồng. Ông có nói điều
này với Gấu,
trong một
lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới Thanh Nam, và những ngày làm tờ Nghệ Thuật.
“Tôi
nhìn tôi trên vách” quá tuyệt.
Chắc là cái tít bật ra khi nhìn
bản mặt ông chồng, thấy chán như cơm nếp nát, hẳn thế?
Gấu gặp
Tuý Hồng, độc nhất một
lần, khi còn ở building Cửu Long [?], sau khi ông bê bà về đây ít lâu.
Khi ông còn độc thân, có ghé
vài lần, có lần xách theo ông anh vợ hụt [ông anh BHD] cùng chai Remy,
của một
anh lính Mẽo già, mua cho một cô nữ điện thoại viên ở trên Đài, từ PX
của Mẽo.
Anh già này mua nhiều thứ lắm, toàn Gấu được hưởng, như Pall Mall, Remy.
Cô nữ điện thoại viên mà anh
lính già mê, Gấu cũng mê!
Ông trưởng đài lại càng mê.
Hai người bồ bịch với nhau, chẳng ai biết, chỉ đến khi ông trưởng đài
bị mìn VC
cùng với Gấu, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cô thương quá, sợ ông chết, bật
khóc nức
nở, thế là bể chuyện.
Ui chao chuyện về em này cũng
tuyệt lắm. Bữa nào rảnh kể tiếp. Gấu gọi em là Dì Tám, bởi vì mê cháu
của bà, là
cái cô Mai, trong
Những
ngày ở Sài
Gòn:
Mai, Mai, để anh kể cho em
nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng
đời của
anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng
vương vãi,
tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng
Tiền.
Mai,
Mai… để anh kể cho em
nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…
Mai
thôi làm việc. Khi chúng
tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên
nàng nói:
"Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa
thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp
chữa trị
cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall:
Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt
đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
*
Năm nhà văn nữ, mỗi bà có một,
hoặc hai thương hiệu. Thuỵ Vũ, “lao và lửa”, Trùng Dương, ‘mưa không
ướt đất’,
‘em lên anh nhé’, Tuý Hồng, ‘vết thương dậy thì’, Nguyễn Thị Hoàng,
‘vòng tay học
trò’. Ngoài ra, còn Nhã Ca, Trần thị NGH, Lệ Hằng, Ngọc Minh, nhiều lắm.
Trong Văn Học Tổng Quan Võ
Phiến giải thích hiện tượng âm tính của cõi văn Mít Miền Nam, giọng văn
trước,
‘ồm ồm’, sau, ‘eo eó’, là do đàn ông đi lính hết!
Nhảm thế đấy.
Trong
cuộc trò chuyện giữa
Volkov và Brodsky, khi được hỏi, tại sao cả trăm năm, từ Karolina
Pavlov tới
Mira Lokhvitskaya, đàn bà chỉ đứng khép nép bên chiếu thơ, thế rồi, bất
thình
lình, cùng một lúc, chúng ta có hai tài năng khổng lồ, là Tsvetaeva và
Akhmatova, đứng ngang hàng với những nhà thơ khổng lồ trên thế giới,
Brodsky
cho rằng,
vấn đề này không liên quan tới thời
gian. Nhưng, có thể, chính là vấn đề thời gian [Then, again, maybe it
has].
Vấn
đề theo tôi [Brodsky], là, đàn bà rất mẫn cảm với trà đạp đạo
đức, với vô đạo đức, về mặt tâm lý của như về mặt tinh thần. Và vô
đạo đức thì phổ cập, tràn lan, thế kỷ khốn kiếp của chúng ta chẳng hề
thiếu!
Thành thử, sự nổi lên của
các nhà văn nữ Miền Nam vào thời kỳ đó, không phải là do đàn ông đi
lính
hết, các
bà tha hồ múa may quay cuồng, mà chính là vì sự hung bạo, tàn khốc
của cuộc chiến,
và nói quá đi một chút, có thể các bà đã ngửi ra cái mùi dã man từ
những trại cải
tạo sắp tới, cũng nên!
Comment les français vivaient
l'occupation
Les têtes contre le mur
N.
O. - C'est cicatrisé aujourd'hui?
V. Schlôndorff. - Le Mur a la vie dure dans les têtes. On peut dire que
pour
70% de la population la réunification a réussi. Mais un sondage récent
fait
apparaître que 47% des gens pensent qu'avant c'était mieux. C'est un
chiffre
alarmant. Au temps du socialisme, ils se considéraient comme les
meilleurs
élèves de l'Union soviétique, ils étaient les champions du socialisme
en termes
d'élite portive, de productivité. Ils cherchent encore aujourd'hui leur
honneur
perdu. C'est toujours la même histoire.
Propos recueillis par FRANÇOIS ARMANET et PASCAL MÉRIGEAU
Obs 22-28 OCTOBRE 2009
Nhà đạo
diễn phim Cái Trống [chuyển
thể truyện Cái
Trống của Gunter Grass] nói về Bức Tường.
Người
Quan sát Mới: Thành sẹo chưa?
Bức Tường sống dai lắm ở trong đầu
dân Đức. Có thể nói 70 % dân chúng sau khi thống nhất, khấm khá. Nhưng
con số
mới đây cho biết,
47 % dân chúng cho rằng, trước đây bảnh hơn. Đúng là một con số
đáng quan ngại. Vào thời XHCN, dân Đức coi mình là những học trò
bảnh nhất
của Liên Xô. Kẻ thù nào cũng đánh thắng, vô địch XHCN về thể thao, về
sản xuất. Bây giờ họ vẫn đang tìm kiếm những hào quang đã tắt ngấm.
Thì vẫn chuyện Vũ Như Cẩn, y chang Mít.
*
Prisonnier de guerre, le
philosophe lit Proust, Léon Bloy, et redécouvre sa judéité sous la
surveillance
des nazis.
Ces Carnets inédits sont un événement.
Levinas captif
Ouvres complètes, tome I.
Carnets
de captivité et autres inédits, par Emmanuel Levinas, sous la direction
de
Jean-Luc Marion, Grasset-lmec, 504 p., 25 euros.
"Jamais nous n'avons été plus
libres que sous l'occupation allemande”.
Levinas, triết gia Tây. Tù Nazi. Đọc Proust, Léon Bloy, và lại tìm ra
căn cước Do Thái của mình, dưới họng súng của Nazi
Nhật Ký Tù, chưa từng in ra, quả là một hiện tượng. Ông phán:
"Chưa bao giờ chúng tôi tự do bằng cái hồi bị Nazi chiếm đóng".
Ui chao, thấy người sang bắt quàng làm họ, quả như thế, ấy là bởi vì,
đúng là tình trạng của Gấu, những ngày ở tù VC, nhất là thời gian ở
nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
*
L'Europe, une passion turque
L'écrivain turc publie
«D'autres couleurs», un recueil d'essais, et parle des rapports
intenses et conflictuels entre son pays et l'Europe par Orhan Pamuk
prix Nobel de littérature 2006
Âu Châu, một Đam mê Thổ
Nhà văn Nobel Pamuk viết về
mối tình Âu Châu của ông, nhân dịp ra mắt Những Mầu Sắc Khác, bản tiếng
Tây
*
Nhà
văn là một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình như có một nhà văn
mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra
trò, nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói ở nơi quê nhà có gì
không thơm, thế là bèn đi một cái mail, và được phúc đáp, thời tiết bi
giờ không được đẹp như là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái mặt mo về
mà khổ cái thân già, còn khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!
Khi thằng cu Gấu lên
tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái
rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong
đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái
đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên
đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…
Bà giữ đủ cả, chẳng
thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết
Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương
của một miền đất ở nơi Gấu.
Ui chao, chỉ nội kể
về hai chuyến trở về, cũng đủ vài trăm trang, dư dả một cuốn tiểu
thuyết, "có đầu, có đuôi", làm mọi người hài lòng, nhất là "Bác Gái"!
Mais
les circonstances m'ont aidé. Pour corriger
une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et
du
soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil
et dans
l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer
la vie,
oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans
doute,
que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec
innocence
sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr
d'atteindre le
but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas
d'art
sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit.
Préface.
Nhưng
hoàn cảnh đã giúp tôi. Để
sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn
cùng và mặt
trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới
ánh mặt trời
và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là
tất cả.
Đúng
là tâm trạng của Gấu, Bắc
Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!
Mail cũ
Kính gửi Bác Trụ,
Em chắc là có duyên
nợ chi đây nên có được địa chỉ mail của Bác nên mạo muội xin phép gửi
thư mail
này đến thăm Bác và bảo quyến. Em gửi theo mail trong web của Bác mà
sao không được
nên chuyển qua cách này may ra bác nhận được. Em chào Bác nhé.
Xin lỗi, ai đó?
Tôi không nhớ là
ai.
Xin trả lời
NQT
Bác Trụ ơi,
Em lên mạng và được đọc những tác phẩm của
Bác. Thấy có nhiều điểm giống mình nên em nhấn vô thăm Bác vậy thôi.
Em cũng sinh tại miền Bắc, học trung học Hồ
Ngọc Cẩn, cạnh Nguyễn Bá Tòng, sau trường đổi về Bá Chiểu, sau học Sư
Phạm. ra
trường về… dậy học, sau 30.4.1975 đi HTCT hai năm, phải nó thương cho
thêm một
năm nữa thì giờ này em đã ở Mỹ lâu rồi, số em không được đi Mỹ nên vượt
biên
3-4 lần đều thất bại
Đại khái có vài điểm như Bác nên em muốn làm quen trên mạng vì biết bác
học rộng
biết nhiều, nghe Bác nhắc đến PXA là em biết ngay ngày xưa Bác quen
biết nhiều,
nhất là biết được sinh hoạt chính trị của Miền Nam trước đây, nên em
muốn nghe
vì lúc đó em ngây ngô lắm, cứ tưởng rằng không bao giờ Mỹ nó bỏ được VN…
Phúc đáp: Gấu mới lục ra cái
mail này. Xin lỗi lu bu quá.
Xin cho gửi lời chúc tới toàn gia đình.
Hình như bạn ở Sài Gòn?
Nếu đọc, xin trả lời. NQT
*
Bác Gấu thông thiên bác địa quá…
Răng hồi xưa Bác không làm ‘tình báo’ cho
rồi?
*
Mail mới:
Kính chú Trụ,
Cháu lạc vào rừng Tản Viên của chú mà mày mò hoài không ra nguyên nhân
ban đầu
tại sao chú ghét nhà phê bình. Cháu có thấy "Sao bác ghét
Talawas?". Tại sao chú ghét nhà phê bình? Bắt đầu là như
thế
nào? Chú có ghét mấy tay phản chiến như Đỗ KH. không?
Cám ơn chú cái link VHNT, nhờ đó cháu mới biết tin tờ báo được để lên
web trở lại.
Độc giả nhỏ tuổi,
Hàng xóm ông bác Hiếu Chân.
Hàng xóm ông bác HC?
Như vậy là dân Cổng Xe Lửa Số 6, Trương
Minh Giảng ư?
Sao mà nhớ Sài Gòn quá thể.
Nhiều
lúc cũng muốn liều về, ‘lén lút’ mà về, nhưng
lại sợ!
Take
care. NQT
*
Trương Minh
Ký chứ không
phải Trương
Minh Giảng chú Trụ ơi. Trong con hẻm đó có nhà của ca sỹ
Họa Mi
nữa, chú biết không? Mới đọc phần chú viết về phê bình
gì đó,
cũng tính đem khoe hàng xóm là email được trả lời asap trên web
thì
bây giờ mất rồi!
Đúng là rừng Tản Viên.
Giữa công việc "gõ đầu trẻ" và "xoa đầu trẻ", cháu
thấy chữ xoa nhẹ hều hà/.
Chúc chú vui/.
Phúc đáp.
Trang Tin Văn, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển
về những
bài viết liên quan.
Cái mail của bạn sẽ nằm ở hai địa chỉ:
1. Nhật
ký
2 Dọn
*
Một khi kiếm không thấy trên Nhật Ký, trang index, thì kiếm theo trang
có đánh
số.
Và đọc theo từng bài viết. Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Tin Văn không có "search" device [?], Gấu này còn chịu thua, nếu là
những bài viết đã quá lâu. Tuy nhiên sau này, nhờ Google desktop, cũng
đỡ khổ!
Thân kính
NQT
Giữa công việc "gõ đầu trẻ"
và "xoa đầu trẻ", cháu thấy chữ xoa nhẹ hều hà/.
Bạn đề nghị phải "gõ đầu"… , ư?
NQT
*
Tuesday, October
27, 2009 7:59 PM
Chao
chu Tru,
Hồi
tháng Tư,
qua Cali, có ghé nhà sách Tự Lực, tình cờ thấy "ông già”, trông quen
quen,
mà không nhớ ra. Sau khi rời khỏi tiệm, thì mới nhớ ra là đã thấy hình
của ổng
trên www.tanvien.net. Đó là
chú !
Thật tiếc, nếu không thì đã lại, để nói một lời cám ơn
rồi.
Nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.
Cám ơn chú.
H.
Xin loi chu
nhieu vi may nam qua, thay ddoi cho o, cong viec, va ca ddia chi
email,
nen khong lien lac voi chu thuong xuyen du van vao Tin Van (www.tanvien.net) dde ddoc.
Thinh thoang thay hinh cua chu, trong bung mung tham vi Gau
nam nay
cung nhu Gau cua may nam truoc. Cam
on chu dda
co long lo lang dden chau.
Hom nao ranh,
chau se dai hoi hon, vi co mot vai thac mac/cau hoi cho cac nhan xet
cua chu,
i.e. cai ac cua mien Bac Kit, etc..
Lan nua, chu yen
tam, chau van khoe manh binh thuong va van tham vieng Tin Van khi ranh.
H.
P.S. Nhu dda thay
o tren, chau co lan dung ddia chi trong Yahoo! la kiwinabanana dde lien
lac voi
chu...
Tks.
Take
care.
NQT
Hồi Gấu mới lớn,
thì Mác Xít kể như cũng đã qua rồi, nhưng ảnh hưởng còn nặng nề ở một
số tác
giả, ngay cả ở TTT, với cuốn Bếp Lửa. Gấu đọc hiện sinh, và
viết truyện
ngắn đầu tay của mình Những
Con Dã Tràng,
là từ nó, bây giờ đọc lại sửng sốt kêu lên, sao anh chàng Gấu ở trong
đó giống
y chang Meursault, cả ở những cơn ho húng hắng vào buổi chiều!
Bãi biển Điạ Trung Hải?
Bãi biển Nha Trang thì cũng rứa!
Khi viết nó, Gấu chưa từng đọc Camus. Quái đến thế.
Một trang nhật ký từ thuở còn ở
nước Lèo, chờ qua sông Mekong, vô
trại tị nạn
Tham vọng của tôi: Sài Gòn.
Một tham vọng bình thường như London
của Dickens, St. Petersburg
của Dos, với một chút khác biệt. Sài Gòn của tôi sẽ là một thứ tiểu
thuyết kép.
Một cuốn tiểu thuyết bậc hai cũng được.
Một cuốn tiểu thuyết giống như một bức hình với phần âm bản. Một bên
là đời sống chưa bị tiểu thuyết hóa, tưởng tượng bị cấm đoán, và tu từ
pháp bị gạch
bỏ.
Một bên tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó, ở đó, tất cả đều được
phép, ngay cả đời sống cũng chỉ là tưởng tượng.
*
Một tham vọng 'bình thường' như... của Dickens! Của Dos!
Thảo nào chúng ghét!
Bạn quí lại càng ghét!
"Many
writers, in their
youth, write poetry: I, instead of poetry, wrote the palm-of-the-hand
stories.
Among them are unreasonably fabricated pieces, but there are more than
a few
good ones that flowed from my pen naturally, of their own accord… [T]he
poetic
spirit of my young days lives on in them."
Kawabata
*
Cuốn “Những truyện ngắn trong
lòng bàn tay”, trên, Gấu đọc khi mới ra ngoài này, qua bản của NTV cho
mượn. Đúng lúc
đó, đọc truyện Biển của
Miêng, và bèn 'mượn' câu trên của Kawabata, để
viết về vị nữ
bồ tát trong truyện.
Khi bài
đăng trên mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách, NMG, ông
chủ báo Văn Học Cali, chắc là sau cái cú cái "tai người", "Người" cũng
rét, bèn thiến bỏ cụm từ 'nữ bồ tát', thay bằng 'người đàn bà', đại
khái như thế, Gấu không nhớ rõ.
*
Nhà văn người Nhật Kawabata, Nobel văn chương
1968, trong bài mở đầu tập truyện "Những truyện ngắn ở trong lòng bàn
tay", viết: Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay vì
làm
thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay.... Tinh thần thi ca những
ngày trẻ
thơ của tôi sống mãi ở trong chúng". (1)
Biển, của Miêng
cũng thuộc
loại
truyện lòng tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, còn có những
giọt
nước cam lồ nhỏ xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương
một người
đàn ông mất trí nằm trong bệnh viện và trong những giờ phút cuối cùng,
người
đàn ông lầm vị nữ bồ tát với người vợ đã chết, cùng với con cái,
trong
lần vượt biển.
Linh
hồn của Biển
Ui
chao, Gấu lầm một nữ
đại ma đầu với một... nữ bồ tát!
Còn NMG thì sợ sẽ ‘khốn khổ khốn nạn’, vì một vị nữ bồ tát!
Viết
phê bình, điểm sách, nó khốn nạn như vậy đó, vậy mà có kẻ cứ muốn
vung đao
tự thiến để được người đời coi là một ngự sử văn đàn, chuyên nghề nâng
bi, đội dĩa,
hoặc xoa đầu thiên hạ!
Quái thật!
(1) Câu
trên, bây giờ coi lại, trong "Ghi chú của người biên tập".
Gấu mới tậu cuốn sách, là
cũng có ý thuổng cách viết của ông nhà văn Nobel, đi
vài đường ngăn ngắn, có đầu có đuôi, làm
hài lòng bà ngoại Tin Văn!
Và không còn phải nghe Gấu Cái cằn nhằn, mi viết cái gì ta không làm
sao đọc
được!
Chỉ sợ bà lại điên thêm, vì thêm những cái ngăn ngắn về... cô bạn!
Gấu
nhớ, lần bà đọc đến câu: Anh yêu em,
như
một người thân thương ruột thịt, mỗi lần anh trở về; bởi vì, ngoài em
ra, đâu
còn nơi nào để mà trở về, bà lắc đầu than, ta ngu quá, sao lại
lấy mi cho khổ một đời!
Gấu,
chính Gấu, viết xong câu đó, mà còn thấy xấu hổ, không dám nhìn mặt cả
hai,
cả cô bạn lẫn Gấu Cái!
Hà, hà!
Xạo tổ cha!
*
"Many
writers, in their youth, write poetry: I, instead of poetry, wrote the
palm-of-the-hand stories. Among them are unreasonably fabricated
pieces, but
there are more than a few good ones that flowed from my pen naturally,
of their
own accord… [T] he poetic spirit of my young days lives on in them."
Nhiều nhà văn,
khi còn trẻ, làm thơ: Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện ngắn
trong lòng bàn
tay. Trong số đó, có những mẩu được xây dựng một cách vô lý không làm
sao giải
thích được, nhưng có một số kha khá, chúng bảnh đấy, và cứ ùa ra khỏi
cây viết,
tự ý chúng, đếch thèm biết đến tôi là ai… Tinh thần thi ca những ngày
còn trẻ của
tôi đọng ở trong chúng.
Cái mẩu Cầm Dương
Xanh của Gấu đó, cũng thật bảnh, vì có sự tham dự của con quỉ chiến
tranh, đúng
như câu phán của Gide, về Dos: Những tác phẩm lớn có sự tham dự của Quỉ.
Bi giờ đọc lại,
sống lại những ngày Mậu Thân, và nhận ra sự thực, quả là có một con quỉ
chiến tranh rình mò từng động tác, chưa nói, mà từng
ý nghĩ,
từng nhớ nhung của Gấu, về cô bạn.
Khủng khiếp thật.
Câu này, mà chẳng
'khủng' sao:
Sự thực, riêng
với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố.
Như
thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ,
cuộc chiến
lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn
tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa.
Như
thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện, nghĩa là bình thường,
giản dị
chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.
Một mình Gấu, làm sao viết nổi,
nếu không có những trái hoả tiễn của VC
hỗ trợ!
Những
ngày Mậu Thân căng
thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt
thay cho
cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố
cùng với
tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng
mình run
rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc
cảm thấy
còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình
thường,
giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
F.
Kafka, Everyman
Zadie Smith
The Tremendous World I Have
Inside My Head:
Franz Kafka: A Biographical
Essay by Louis Begley.
Atlas and Co., 221 pp.,
$22.00
1.
How
to describe Kafka, the
man? Like this, perhaps:
It
is as if he had spent his
entire life wondering what he looked like, without ever discovering
there are
such things as mirrors.
A
naked man among a
multitude
who are dressed.
A
mind living in sin with
the
soul of Abraham.
Franz
was a
saint.
Kafka: Một
người như mọi người
Zadie Smith đọc
Franz Kafka: Một tiểu luận mang tính tiểu sử, tác giả Louis Begley.
Một bài tuyệt vời về Kafka, “với riêng Gấu”!
Có vẻ
như Gấu mê Kafka, vì
ông rất thù ông bố "Bắc Kít" của ông!
Cái tay Begley tả cuộc tình của Kafka với Felice mới thú vị làm sao, và
làm Gấu
ngộ ra, về tất cả những mối tình của Gấu với Đất Bắc, qua Cô Hồng Con,
BHD, và
chừng vài em nữa….!
Kafka
điên cuồng chạy theo em
[ôi, lại nhớ cái xen ở cổng trường Đại Học Khoa Học, Sài Gòn], rồi cố
chạy trốn
em, Begley viết, ‘với một mục đích và đam mê thui thủi [single-minded],
của một
con chồn, cố cắn nát cái chân của chính nó, để thoát ra khỏi cái bẫy’!
Zadie
Smith viết về nỗi đau Do
Thái của Kafka:
Tính Do Thái của Kafka thì là
một thứ mộng mơ, khoảnh khắc đích thật của nó luôn ngụ trong quá khứ
hoài nhớ [Kafka’s
Jewishness was a kind of dream, whose authentic moment was located
always in
the nostalgic past.]
Không
lẽ, lại lập lại, y
chang Gấu!
Bởi vậy, chạy trời không khỏi
nắng.
Bạn đang nhìn bức hình, thì đây
là con đường băng qua vườn Bờ Rô, sau lưng bạn là đường Nguyễn Du,
Gấu đang chạy
xe solex có em BHD ngồi phía sau, tới trường Gia Long, phía trước mặt.
Hà, hà!
Bức hình này, đúng là thời gian đó, cỡ 1966-7.
Đường Trương Định (Trương
Công Định) chạy qua giữa Vườn Tao Đàn
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157622511580709/show/
*
Điếm
canh đầu làng Thanh Trì,
quê hương Bắc Kít ngày nào của Gấu.
Có thể nó vưỡn là cái điếm
canh từ ngày xửa ngày xưa chăng?
Từ đó, có lối đi xuống làng.
Còn một lối xuống nữa, ở cuối làng, hai bên đường là rừng tre xanh phủ
ngập lối
đi, đi hết rừng tre, thì tới hai căn nhà, bên phải, là cái nhà gạch của
bố mẹ Cô
Hồng Con, bên trái, là cái ao, và nhà của ông chú của Gấu, Chú Trực,
con ông giáo
Dực, ông giáo làng của cả hai bố con Gấu.
Chú Trực sau làm Việt Gian, mật
thám cho Tây, lần Gấu về có gặp lại, kể chuyện cũ, ông phân bua với mấy
người
ngồi cùng bàn, bữa tiệc đoàn tụ: Tôi đâu có nói sai đâu, hồi đó Lưu Hữu
Phước tính
nhận tôi làm đệ tử cắp cặp theo hầu ông, nhưng bố tôi không chịu.
Cái ao bên ngoài, là nơi Cô Hồng
Con bò ra rồi gục chết ngay bên bờ ao.
Khi Gấu về, cả làng chẳng còn
gì. Tre, ao gì cũng chẳng còn. Trưa nắng gắt. Gấu nhớ lại cái cảm giác,
một lần
đi chơi bời, gặp một em bạch bản, em nằm phơi trên giường, dưới ánh đèn
chói loà,
y chang cái cảnh bữa Gấu hội ngộ làng xưa.
Thảm thật!
Khủng khiếp thật, đúng hơn!
Tiểu sử
“được phép”, của nhà
thơ, do nhà thơ viết về mình, trong
Những truyện ngắn hay nhất
của quê hương chúng
ta,
[còn có tên Hai mươi năm văn học
Miền Nam] do Nguyễn Đông Ngạc
xb, trước 1975.
Cái
định nghĩa truyện ngắn của
TTT, có lẽ chỉ đúng, cho một thứ truyện ngắn nào đó. Bởi vì có rất
nhiều truyện
dài, đã từ truyện ngắn mà ra đời, y hệt như truyện ngắn là cái dạng lỗ
đen của
nó, và khi lỗ đen nổ tung, chúng ta có một Big Bang, là truyện dài.
Dẫn chứng, quá nhiều.
Âm
Thanh và Cuồng Nộ, chẳng hạn.
Faulkner, thoạt đầu viết, như là một truyện ngắn, thế rồi thì là tác
giả quá mê cái cô bé con
ở trong đó, không
đành để cho cô chết tắc nghẹn như vậy, và viết thành truyện dài.
Những truyện dài của Kafka, đều
là những truyện ngắn phóng chiếu lớn ra.
|