*
Notes
















TMT

Sáng nay tôi ra vườn sau đứng ngắm những con chim sẻ nhỏ ríu rít ca hát trong vườn. Chúng nhảy chuyền từ cành này qua bụi nọ, vừa nhảy vừa kêu chim chíp. Tiếng chim nghe thân mật quá! Thân đến nỗi tôi tin chúng là những con chim của tháng Năm năm ngoái. Chúng dọn đi đâu mấy tháng lạnh, qua thu, đông, rồi quay về vườn cũ ở hết xuân qua hè. Tôi nhìn con chim nào cũng tưởng là đúng con chim năm ngoái, vì âm thanh của nó phát ra thân mật quá nên chính nó bỗng như đã ở đó tự lâu rồi. Con có cái mào nâu nhạt, con có hai cánh nâu đậm, con có cái mình thon thon hay cái mình tròn vo, đều là những con chim cũ trở về. Với tôi chúng chưa từng chết đi hay thất lạc một con nào. Chúng sống và trở về trong vườn nhà tôi vì cái âm thanh đó không phải đàn sẻ nào cũng có. Tôi đã thân quen, đã thuộc lòng những tiếng chim chíp đó, những tiếng động đơn sơ đánh thức dậy cả một khu vườn, làm rung những giọt nắng đầu ngày vừa rơi xuống.

….

Chao ôi! Còn tiếng dội của bom đạn nữa. Một người lính già có thể nghe được tiếng dội của bom đạn khi chạm tay vào bộ quân phục cũ của mình trong đáy tủ, hay khi treo lá cờ quốc gia trong một buổi lễ vào lúc thanh bình. Phải ngưng tại đây thôi, nói bao nhiêu cũng không hết được điều này, vì những tiếng dội của đạn bom sẽ kéo dài vô tận.

Nhưng tiếng dội lại thân yêu nhất của âm thanh vẫn là tiếng nói của con người.

Tiếng nói của người yêu dội lại trong tâm trí theo ta đến góc biển chân trời, theo suốt một kiếp người; tiếng khóc con thơ, tiếng nói mẹ già, tiếng chị cười, tiếng em gọi và tiếng thủ thỉ tâm sự của những người bạn thân thiết. Khi họ đã mất đi, ta không nắm bắt được tiếng nói của họ, nhưng âm thanh dội lại trong tiếng nói của những người này vẫn luôn nắm chặt lấy chúng ta.

*

TO THE MEMORY OF A POET

Like a bird, echo will answer me.
B.P. (Boris Pasternak)
[Như một con chim, tiếng dội sẽ trả lời tôi]

1.
That singular voice has stopped: silence is complete,
And the one who spoke with forests has left us behind.
He turned himself into a life-giving stalk of wheat
Or the fine rain his songs can call to mind.
And all the flowers that hold this world in debt
Have come into bloom, come forward to meet this death.
But everything stood still on the planet
Which bears the unassuming name ... the Earth.
2.
Like the daughter of Oedipus the blind,
Toward death the Muse was leading the seer.
And one linden tree, out of its mind,
Was blooming that mournful May, near
The window where he told me one time
That before him rose a golden hill,
With a winged road that he would climb,
Protected by the highest will.
1960
Akhmatova 

Boris Pasternak: 1890-1960, renowned Russian poet and novelist.

*

It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova 

Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc

Note: Bạn có thể đọc, cùng lúc ba bài trên.
Đây là cách Gấu tính viết về nhạc lính, nhạc vàng, nhạc sến: Tìm cho mỗi bài, một thế chân vạc của nó. Thế chân vạc của thơ, nhạc và thời gian. Thời gian ở đây, như là chốn đồng vọng của thơ và nhạc. Thời để yêu, để hát, và để chết (1)

(1)
Chim thiêng

Bạn chỉ sống hai phùa.[fois: lần]
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.
You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice

Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ cái quyền giáo dục và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!

Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
*
Bài viết thời để yêu, để hát, và để chết!, không hiểu có phải vì  biến cố 30 Tháng Tư mà đứng đầu liền tù tì hai tháng,  trong số những bài được đọc nhiều nhất.
Thừa thắng xông lên, Gấu bèn viết, về một thời để yêu, để hát, và - vì không chết - để đi tù... VC!

NKTV
*
Bài viết của TMT thật tuyệt, làm Gấu nhớ đến Hemingway. Ông khi đó, bị báo chí Mẽo coi là hết thời rồi, bèn lùi lũi chuồn về một xó ở Cu Ba, đối diện biển, và khi trở về, là cuốn Ngư ông và Biển cả. TMT bị độc giả VOA chê ỏng chê eo bài viết về Quán Chùa, về những đền thiêng VNCH bị tụi VC ngu dốt phá huỷ hết trơn hết trọi để xây Siêu Thị, bèn diện bích, nhập thất, và khi xuất hiện trình làng ‘tiếng dội về những tiếng dội’:

Cánh hồng rơi xuống vực
Tiếng dội vào nơi đâu
Người về nơi thăm thẳm
Tiếng dội trong hồn nhau.
TMT

Hai câu thơ đầu, chắc là từ ý sau đây:
Writing a book of poetry is like dropping a rose petal down the Grand Canyon and waiting for an echo.
Viết một cuốn thơ thì cũng giống như thả một cánh hồng xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng dội của nó.
DON MARQUIS

Cụm từ ‘tiếng dội về những tiếng dội”, Gấu thuổng của Akhmatova. Bà trước tác một chùm thơ, đặt tên chung là “Bài hát về những bài hát”, "Song about Songs" phải nói là thần sầu, trên TV đã post một số bài.
Nay nhân viết về Hoàng Cầm, tưởng cũng là một cách tưởng niệm ông, khi ông hoàng của thơ và của tình yêu, để cứu thơ và tình yêu, đành phải đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, TV sẽ post toàn bộ, và cố gắng dịch.

Ý tưởng viết về nhạc sến của Gấu, là do đọc Akhmatova mà có, có thể nói như vậy.
Đúng ra là từ ý của Brodsky, trong bài giới thiệu tập thơ của Bà:

At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova - which explain her popularity and which, more importantly enable her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of humanities: cherished, strained, severed. She showed these solutions first through the prism of the individual heart then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics any way.

Ở một vài giai đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh tỏng, bởi vì chỉ có nó mới dám đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một cái gì được ôm gọn vào trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu chịu thua không làm sao cất giữ được.

Điều Brodsky nói về thơ, Gấu lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội, [Củ Chi], Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền Nam là ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến! 

Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen tầm đạn thay tiếng em!
Tuyệt, tuyệt! 

Khi Gấu viết được những dòng sau đây, nhờ những ngày Mậu Thân và những trái hoả tiễn của VC, đã nghĩ là "tuyệt bút", nhưng thua xa câu nhạc sến trên, vì cách viết của Gấu rõ ra là, "dụng công" quá, "cực" quá [tour de force], trong khi lời nhạc mới đơn giản làm sao.

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh thiện, nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
Cõi Khác

NKTV
*
We must therefore listen attentively to every whisper of the world, trying to detect the images that have never made their way into poetry, the phantasms that have never reached a waking state. No doubt this is an impossible task in two senses: first because it would force us to reconstitute the dust of those actual sufferings and foolish words that nothing preserves in time; second, and above all, because those sufferings and words exist only in the act of separation.
Michel Foucault, Madness and Civilization.
W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết Strangeness, Integration and Crisis: On Peter Handke's play Kaspar, trong CAMPO SANTO

[Chúng ta do đó phải chăm chú nghe mọi tiếng thì thầm của thế giới, cố nhận ra những hình ảnh chẳng tìm ra con đường của chúng để đến với thơ ca, những hồn ma bóng quế không làm sao thức giấc. Hiển nhiên đây là một nhiệm vụ bất khả, theo hai nghĩa: thứ nhất nó sẽ ép chúng ta phải tái tạo lớp tro than bụi bặm của những khổ đau và những từ ngữ điên khùng mà chẳng có gì gìn giữ chúng với thời gian; thứ nhì, và trên tất cả, bởi vì những khổ đau và những từ ngữ này chỉ hiện hữu trong hành động chia lìa, cách trở: Từ lúc đưa em về là ngàn trùng xa cách!]
Michel Foucault, Madness and Civilization. Khùng điên và Văn minh
W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết Strangeness, Integration and Crisis: On Peter Handke's play Kaspar, trong CAMPO SANTO

Tiếng dội của gió trong cây có khác nhau không? Làm gì có tiếng dội của gió trong cây, mà nghe. Có chứ, nhưng chắc phải còn tùy người nghe. Người nghe có lắng tai, có để cả tâm mình trong tiếng dội lại của gió hay không? Khi trận gió lớn đi qua, cái âm dội lại trong hàng thông có khác với âm dội lại trong những cây phong? Thật ra không phải cái tai nào cũng nghe được, ta phải để cả cái tâm của mình khi gió đến và khi gió bỏ đi thì ta mới thấy được âm thanh của gió dội lại khác nhau thế nào. Vì có người nói, họ có thể nghe tiếng dội của cánh hoa hồng rơi xuống lòng vực. Người này chắc phải là một thi sĩ!
TMT