Notes
Trang NNT 1
2
|
Vai diễn cuộc đời
Mình có
ý nghĩ rất kỳ quặc là
có hai dạng bà mẹ, một bẩm sinh đã tràn đầy bản năng làm mẹ, một chỉ
đóng vai…
mẹ. Mình dạng thứ hai. Bạn bè vài lần buột miệng, “con nhỏ này mà làm
mẹ gì
trời ?”, mình thú nhận, mình là bà mẹ nửa mùa.
Những khi bên võng con nằm,
mình cố không cầm cuốn sách, tờ báo, không mở máy tính, không gõ những
con chữ
trên bàn phím đã chớm sờn. Mình chỉ muốn ngồi đó, và ngắm giấc ngủ của
con, với
trọn tấm lòng, giống những bà mẹ mà mình ngưỡng mộ. Họ không bao giờ
rời bỏ con
mình để đi tới một thế giới khác, của những trang sách, của những câu
chuyện xa
xôi, dù là một chút thôi. Bên nôi, họ sẽ ngồi đan những cái áo len, sẽ
khâu lại
nút áo vừa sút chỉ, họ luôn nhìn thấy giấc mơ của con qua cái nhoẻn
cười hay
tiếng khóc ré thảng thốt trong giấc ngủ.
Những bà mẹ đó có cuộc đời
hết sức bình thường, quẩn quanh dưới mái nhà, sống giản dị và ước mơ
giản dị,
trọn lòng với chồng, con. Ngay cả khi đôi chân đưa họ rời đi, đến chợ,
đến cửa
hàng bách hóa, đến tiệm cắt tóc… thì tâm trí họ cũng để lại nhà, bên
con đau
đáu. Họ nhận biết ngay khi trên má con mình vừa xuất hiện thêm vài mạch
máu li
ti, móng tay con dài, gót chân có vết xước nhỏ… Chưa bao giờ mình thôi
ngưỡng
vọng, học hỏi họ. Học cái cách ôm con vào lòng và chỉ nghĩ về con thôi,
về
những sợi lông măng trên trán, về mùi sữa thoảng trên da thịt, bước
chân chập
chững đầu đời… Con chỉ mới mọc mấy cây răng sữa, họ đã mơ mộng đến đám
cưới con
mình, cô gái nó yêu, ngôi trường nó học…
Mình muốn trở thành một bà mẹ
như vậy, rồi bỗng dưng trong đầu mình chập chờn những tiếng nói lạ.
Bỗng dưng
xuất hiện những con người, họ nói cười, họ yêu và oán hận nhau. Những
câu
chuyện miên man bất tận. Bỗng dưng tờ báo sáng lật từng trang từng
trang trong
đầu mình như thể có một cơn gió vô tình, những đứa trẻ bị bắt cóc bán
bên kia
biên giới, biểu tình bạo loạn ở một nước
châu Âu xa xôi, một nghệ sỹ qua đời, ca
ghép
mặt đầu tiên trên thế giới thành công... Hay vụ tai nạn ô tô thương tâm
trên
đèo, ở khúc đường mình đã từng qua, nên cái hồi ức mưa phùn hiu hắt dài
ba
phút. Ba phút lãng đãng là tối thiểu cho mỗi sự kiện, bởi tính mình lẩn
thẩn
trời đã trót cho. Những lần tâm mình đi lạc, da thịt con vẫn nóng hổi
trên tay
mình, mùi phấn rôm lẫn trong mùi sữa phảng phất lên mũi mình, mình cười
và gọi
này cưng của mẹ ơi, nhưng trong đầu mình co một mình tình vừa giãy chết
ở trang
247 của cuốn sách nằm trên giá.
Con vẫn đang nhìn mình mỉm
cười, ánh nhìn làm mình ứa nước mắt. Lớn lên, khi con có yêu đơn phương
một cô
gái nào thì cũng gần giống con với mẹ phút giây này, phút giây xao lãng.
Có điều gì hình như là tội
lỗi, khi mình đeo mang quá nhiều mối quan tâm, khiến bà-mẹ-mình bị cắt
làm năm
ba mảnh. Chúng không chịu buông mình ra như đôi giày nằm lại sau bậc
cửa. Và
mình yêu con trong khi chung quanh vẫn lao xao kẻ đứng người ngồi, kẻ
cười
người khóc, kẻ săm soi người châm chọc, đâu đó tiếng nhắc tuồng rất
mỏng. Hãy nói,
mẹ nhớ con quá. Hãy nói, mẹ thương con lắm, sẽ hy sinh cho con cả đời
này.
Nhưng bà mẹ ngang nhà, cách
một con đường – bà mẹ mà mình vẫn thường ngưỡng vọng – chị ấy hình như
không
nói những câu đơn điệu đó, đơn giản là chị chưa bao giờ rời đi. Sáng
nào bên
thềm chị cũng lắc lư hát một bài hát trẻ con trong lúc chải tóc cho đứa
con gái
nhỏ xíu. Xung quanh chị mọi thứ cứ trong veo, bất cứ gì cũng không tồn
tại, chỉ
còn lọn tóc mềm thoảng mùi dầu gội dịu dàng, còn tiếng hát theo ngọng
ngịu, còn
tiếng cười trong trẻo của con. Đã tan biến hết, chỉ chị với con trong
những
buổi sáng ngọt lành. Mình hơi ngớ ngẩn, nhưng thật sự cảnh tượng đó làm
mình
nghĩ tới thiền.
Cảnh tượng đó đôi lúc làm
mình hơi tuyệt vọng, sao tâm mình cứ chộn rộn không yên, ra đời nhớ
con, ở bên
con lại nhớ đời. Có thể sẽ không bao giờ mình có được niềm vui buông
bỏ, và vai
bà mẹ mình sẽ đóng đến tàn hơi.
Nhưng vai diễn đó mình đã hăm
hở, hân hoan nhận rồi, mình sẽ diễn hết lòng, vắt máu tim ra mà diễn,
để không
gợn chút ân hận và xấu hổ nào, khi gọi con ơi… Đó là chuyện của mai
này, còn
nằm trong cái gọi là hy vọng, giờ thì mình cắn môi, toát mồ hôi, tập
trung hết
sức lực để… cắt móng tay cho con, bởi sợ đám người nào đó lại chộn rộn
trong
đầu, mình sẽ làm con chảy máu…
Nguyễn Ngọc Tư.
Nguồn
Note: Bài này, tuyệt, làm Gấu
nhớ tới ý của Akhmatova, nói về lũ viết văn khốn kiếp, trong khi người
ta đau
khổ, có cả lũ chúng nó ở trong nỗi đau khổ đó, làm sao không ?, nhưng
bằng mọi
cách, chúng cũng vẫn cố né qua một bên, để mà nhìn, như những kẻ ngoại
cuộc!
Để mà đóng vai “vai diễn cuộc
đời”! (1)
(1)
Brodsky: Với tôi, tính kinh
điển, thực tại thực, the main thing, của Kinh Cầu [thơ Akhmatova], là
đề tài về
sự xẻ đôi, về sự bất lực của nhà thơ không có được một phản ứng toàn
vẹn [trước
thực tại]. Akhmatova mô tả những kinh hồn thất đảm, những ghê rợn của
Đại Khủng
Bố của Stalin. Nhưng cùng một lúc, bà nói hoài hoài về cái tâm trạng
mấp mé
biến thành khùng của mình....
Brodsky. No, the text of
Requiem is anything but straightforward.
Volkov. Sure, there are two
levels here: real biography—Akhmatova and the fate of her arrested son;
and the
symbolic—Mary and her son Jesus.
Brodsky. For me the main
thing in Requiem is the theme of splitting, the theme of the authors
inability
to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the
horrors of
Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly
talking about how close she is to madness. Do you remember?
Already madness dips its wing
And casts a
shade across my heart,
And pours for me a fiery wine
Luring me to
the valley dark.
I realize that to this madness
The victory
I must yield,
Listening
closely to my own
Delirium,
however strange.
Khổ thơ sau có lẽ là tuyệt
vời nhất của tất cả Kinh Cầu. Hai dòng chót nói sự thực lớn lao nhất.
Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho
bà, như
thể, bà đứng qua một bên, Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan
trọng như,
sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Anh là thằng điên
khùng. Mi
là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn
như thế
diễn ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mới gì tới mi?
Volkov: Chuyện trò với Brodsky
Tưởng niệm TTT
*
Bài này cũng quá tuyệt.
Nỗi mất và quên
Nguyễn Ngọc Tư
Mười
năm trước, bạn không bao
giờ gặp một nỗi mất mát mang tên “hư ổ cứng”.
Những năm đó, thỉnh thoảng
bạn cũng buồn, mớ ảnh gia đình bị ố vàng đã làm lem luốc vài gương mặt
người
thân mà bạn không bao giờ còn gặp lại họ nữa, cuộn phim chụp ảnh đám
cưới bạn
bị cái nóng ẩm nhiệt đới làm cho mốc meo, quyển nhật ký bị chuột gặm
nham nhở,
hay những bài hát, bộ phim bạn yêu thích chảy nhão, trầy xước theo mớ
băng dĩa
cũ.
Hồi đó bạn biết trước sau gì
chúng cũng mất, dù chậm hay nhanh, bằng cách này hay cách khác. Giống
như bạn
biết rồi mình sẽ già đi, nên thêm một tuổi bạn có buồn một tí hay nhiều
tí
nhưng cũng chấp nhận nó. Còn “thằng ổ cứng” (bạn xấu tính lắm, nghĩ cái
gì liên
quan tới cứng thì thuộc về… thằng), bạn tin rằng nó sẽ cất giữ kỷ niệm
của bạn,
hồi ức của bạn, phần đời của bạn, vài thứ bạn yêu thích… bền vững, lâu
dài. Máy
tính nhiều lần không thể khởi động, hệ điều hành nhiều lần bị lỗi phải
cài đặt
lại, nhưng ổ cứng có hề gì đâu.
Bỗng một ngày nó chết ngắt,
cái chết như nụ cười mỉa vào những lời xưng tụng muôn năm muôn năm.
Muôn năm là
bao lâu, mãi mãi là bao lâu? Cái chết của nó mang theo bao nhiêu là
hình ảnh,
bài hát, ghi chép… Những tuồng cải lương hương xưa. Những bài thơ với
giọng
ngâm ngọt ngào, nức nở của Hoàng Oanh, Hồ Điệp… Bạn te tái xách ổ cứng
đi tìm
những anh chàng được mệnh danh là phù thủy phục hồi, khắc khoải giống
như người
yêu ôm người yêu đi tìm thầy thuốc. Và khi mấy phù thủy trong thành phố
thở hắt
lắc đầu, bạn mới tràn ngập cảm giác mất mát.
Những
chuyến đi không còn dấu
vết, khi không còn gương mặt người đã từng gặp, cảnh vật đã từng qua.
Bạn nhận
ra lâu nay, bạn nhờ máy ảnh nhìn, nhờ máy tính nhớ. Đi đến đâu lăng
xăng chụp
ảnh đến đó, về tuôn vào máy tính, lâu lâu giở ra coi lại, ờ bạn đã tới
chỗ này
chỗ này. Nó đẹp như vầy như vầy. Người ta lem luốc hồn nhiên vậy đó vậy
đó.
Chúng tồn tại để sẵn sàng khơi gợi lại cho bạn một ký ức. Bạn tưởng
thời gian
đã ngưng đọng trong những tấm ảnh đó, và bạn muốn quay lại những khoảnh
khắc đã
qua lúc nào cũng được. Không vội vàng, thiết tha chi cho lắm. Nhưng giờ
bạn
không còn manh mối, chỉ còn nhớ mơ hồ, ví dụ cỏ trên những ngọn đồi,
nhưng bạn
không biết chúng mượt và xanh như thế nào; những đứa trẻ chơi trên cát,
bạn
không nhớ nụ cười chúng ra sao, có bao nhiêu cái răng bị sún…
Hôm đó, bạn gọi mấy đứa nhỏ
đó chỉ để chúng cười cho bạn chụp ảnh. Bạn không trực tiếp nhận nụ cười
của
chúng. Nếu bạn đừng bận bịu, chỉ chạy chơi với bầy trẻ thôi bạn được
sống lại
buổi chiều thiên đường ấy, bất cứ khi nào gió cũng lại thổi trên những
triền
cát nóng.
Giống như cách bạn nhớ chuyến
đi Đà Lạt năm bạn mười hai tuổi. Hồi ấy bạn nghĩ, quá xa xôi để tới
đây, và sau
này không biết có thêm lần nữa. Bạn tận hưởng Đà Lạt bằng tất cả giác
quan trẻ
nít của mình, hít thở và ôm ngấu cảnh vật trong lòng. Hai mươi năm sau,
bạn vẫn
còn nhớ mùi nước đái ngựa trên cỏ, khói sóng vương vất dưới chân thác
nước,
tiếng những trái thông khô rơi, cái lạnh buốt của bàn tay người
đàn ông
lạ mà
bạn nắm lấy giữa chợ vì tưởng tay ba bạn.
Không có tấm ảnh nào còn lại
sau chuyến đi đó, bạn toàn tự nhớ thôi. Cả bài hát trên xe. Giọng nói
của người
tài xế. Chúng rồi cũng phai trước khi mất đi, lúc bạn đã già, nhưng nó
kịp làm
bạn rung cảm và xao xuyến cả một thời gian dài nên
không gây hụt hẫng và tiếc nuối.
Nó không đột ngột biến mất
như ‘thằng” ổ cứng vừa mang theo một vùng ký ức ra đi. Những bài hát
bạn sẽ tìm
lại ở tiệm bán băng đĩa, hay trên mạng, nhưng sẽ mất một thời gian để
bạn nhớ
ra, mình đã từng thích bài hát nào, giọng hát nào, tại sao. Đôi lúc bài
hát
cũng gợi nhớ một người nào đó, một đoạn đời nào đó. Chúng ít nhiều miêu
tả cuộc
đời bạn. Tại sao những bài ca ngô nghê, ngớ ngẩn đó năm mười lăm tuổi
bạn lại
thích mê mẩn? Tại sao có những bản nhạc hồi hai mươi bạn không thể nghe
nổi,
thì năm năm sau, bạn không dứt ra được những “một ngày như mọi ngày /
em trả
lại tình tôi / một ngày như mọi ngày / ta nhận lời tình cuối / một ngày
như mọi
ngày/đời nhẹ như mây khói…”? Tại sao một bài sến chảy nước “Đừng nói xa
nhau,
cho tâm hồn đau khổ…” bạn lại giữ gìn cẩn thận, không phải vì một người
dưng
nào đó rưng rưng hát hôm hội tan bạn ra về? Giờ người đã xa, chuyến đi
quá
vãng, bài hát bị mất. Giờ ngang qua quán cà phê, hay xe kẹo kéo, bạn
chắt chiu
nhặt lại từng chút một, cho cái hồi ức đã bị rơi đi để trả giá cho sự
làm
biếng.
Làm biếng cảm thụ cuộc sống,
làm biếng thương, thậm chí làm biếng nhớ. Nên cứ bắt máy móc nhắc nhớ
giùm. Nên
máy móc một hôm trăn trối, sẽ không giữ được gì nếu bạn không tha thiết.
Tình yêu cũng vậy. Cuộc sống
cũng vậy. Bạn sực nhớ tới những thứ lớn lao này…
[Cùng nguồn trên].
*
Đọc cái câu gạch đít ở trên, là Gấu rùng mình vì lạnh, và bèn nhớ ra
cái cảnh Gấu nắm tay BHD, giữa những bạt ngàn rừng thông một cõi Lost
Domain Đà Lạt, và cái cảm giác lạnh đó, theo về tận Sài Gòn, sau đó:
Khi
đứng dậy sửa soạn đi ra,
đột nhiên chàng nói, "Tay
em đến bây giờ vẫn còn lạnh".
Lạnh, lạnh, chợt tôi rùng mình, có phải chàng định nói... Chàng nói đùa
như để
tôi quên, khỏi nghĩ ngợi, "Cô giáo chắc sẽ bắt em chép phạt một ngàn
lần
câu: "Em yêu anh, và cố gắng đi học đúng giờ". Đối với chàng, tôi vẫn
chỉ là một cô bé con, chàng vẫn muốn sự vật đừng thay đổi, đời sống
đừng thay đổi,
chàng muốn tất cả vẫn như xưa, như cũ... "Em biết không, Ngọc chỉ chê
anh
một điều là anh hay cười." Ngọc là em trai một người bạn gái của tôi.
Ngọc
khoảng tuổi tôi, nghĩa là kém chàng khoảng chín, mười tuổi.... "Không
hiểu
Ngọc có nhìn thấy như anh không? Không hiểu Ngọc định tìm gì ở nơi
em?";
tìm gì, tìm gì, tôi chỉ là một món đồ kỳ lạ, khác thường, nên mọi người
muốn
tìm tòi, khám phá, một món đồ làm gợi lại trí nhớ, làm sống lại tuổi
thơ của
chàng, hay là tôi là một cái cớ để giải thích tại sao chàng sống, tại
sao chàng
sẽ chết, anh, Ngọc, Quang, và cả Tuấn nữa, tại sao nhiều người yêu tôi
vậy?...
"Không phải đâu, em mang dáng điệu của một người đàn bà ngay khi còn bé
con,
và suốt đời em sẽ phải tập làm một đứa trẻ...".
Tứ Tấu Khúc
Nhưng tuyệt nhất, là cái
cảm giác sến, của những bản nhạc sến, cái hồn
của văn chương Miền Nam, được NNT lôi ra, "chắt chiu
nhặt lại từng chút một, cho cái hồi ức đã bị rơi đi để trả giá cho sự
làm
biếng."
Một
thế
gian thênh thang
Nguyễn
Ngọc Tư
Cái hộp
thư tôi đang xài có
một kiểu gửi thư rất buồn cười: gởi cho chính mình. Những gì cho là
quan trọng,
tôi đính kèm vào thư, gởi đến… tôi. Lúc nào cần, dù đang ở bất cứ đâu,
vào mạng
internet được là lấy tư liệu xuống được. Bởi có quá nhiều thứ có thể
trao thân
gởi phận theo kiểu đó nên tôi cũng siêng viết thư cho tôi. Cũng có khi
thư
không kèm theo tệp tin nào, nội dung gọn lỏn chỉ vài chữ, “Cố lên, đừng
chán”,
“Buồn làm chi tui ơi…”, “mùa mưa đi ngang qua cửa sổ…”, “người thấy vậy
mà
xa…”. Chúng thảng hoặc vu vơ, bất chợt, ngớ ngẩn, như thể không có ý
nghĩa gì.
Nhiều
bữa kiểm tra hộp thư
chỉ thấy chỏn lỏn thư mình, chữ cười trong “buồn cười” rơi đi mất. Việc
đọc của
chính mình có chút nào xốn xang có chút nào cay đắng, nhất là những thư
không
kèm theo tư liệu. Nó nói lên một sự thật là ta đã mất niềm tin và khả
năng chia
sẻ vui buồn với người khác. Sống rúc vào chính mình, tựa vào chính mình
để đứng
dậy, vịn những lời nhắn ngẩn ngơ của mình để đi qua miền ưu phiền.
Nghĩ,
cái anh lập trình ra
cái vụ thư gởi cho mình này hoặc quá chu đáo, hiểu đến tơ tóc nhu cầu
của người
dùng hoặc đã từng cô đơn, thấu đến tơ tóc của cô đơn. Nên anh ta biết
được vào
những lúc nhân gian vắng rợn, có người ngồi chờ không thấy ai viết thơ
cho
mình, mà mình thì cũng không biết viết cho ai, bởi có những chuyện
không tìm
được người, không tin được người, không chờ được người để san sẻ, cô ta
bèn
viết gởi chính mình.
Như có
người mua hoa bằng tay
này rồi tặng tay kia.
Như có
người đứng giữa núi
kêu lên để nghe tiếng mình vọng lại.
Như có
người lang thang ngoài
vườn vắng để thủ thỉ những bí mật, những nỗi đau mà ôm kín trong lòng
họ sẽ vỡ
tung ra mất.
Dù là
kiểu cổ điển như đào hố
chui xuống tâm tình với đất hay hiện đại như cái hộp thư điện tử tôi
đang xài
thì cũng giống nhau, rằng những bờ vai, những bàn tay, những ánh mắt
cảm thông
trìu mến đôi khi không có giá trị. Và càng ngày càng mất giá trị. Không
cần
thiết. Con người đã thừa mạnh mẽ (hay thừa u uất?) để sống mà không tha
thiết
bầy đàn.
Chỉ là
một bữa nào đó, khi
tự điền tên tôi vào chỗ “người nhận”,
thấy mình như đang uống một ly chua xót đầy, ủa, sống sao mà tới nông
nổi này,
thế gian thênh thang vậy mà không có ai tri âm hết? Nói theo kiểu dân
gian là
kiếm không ra một người bạn để… làm thuốc.
Quá
tệ!
*
Như có
người mua hoa bằng tay
này rồi tặng tay kia.
Như có
người đứng giữa núi
kêu lên để nghe tiếng mình vọng lại.
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ!
|
|