*




















I grew up bent over
a chessboard.

I loved the word endgame.

All my cousins looked worried.

It was a small house
near a Roman graveyard.
Planes and tanks
shook its windowpanes.

A retired professor of astronomy
taught me how to play.

That must have been in 1944.

In the set we were using,
the paint had almost chipped off
the black pieces.

The white King was missing
and had to be substituted for.

I'm told but do not believe
that that summer I witnessed men
hung from telephone poles.

I remember my mother
blindfolding me a lot.
She had a way of tucking my head
suddenly under her overcoat.

In chess, too, the professor told me,
the masters play blindfolded,
the great ones on several boards
at the same time.
 
Người Phi Thường

 

Tôi lớn lên, trên
một cái bàn cờ

Tôi mê cái từ tàn cuộc

Tất cả bà con họ hàng đều tỏ ra buồn lòng.

Ðó là 1 căn nhà nhỏ
ở gần một nghĩa địa La Mã
Máy bay và xe tăng
lắc lắc mấy khung cửa sổ của nó

Một vị giáo sư thiên văn về hưu
dạy tôi chơi cờ

Hẳn là năm 1944

Bộ cờ của chúng tôi
Quân đen tróc sơn gần hết

Tướng trắng, mất
Phải thay bằng một mẩu gỗ

Tôi nghe kể nhưng không tin
rằng mùa hè năm đó, tôi chứng kiến những người đàn ông
treo trên những cột điện thoại

Tôi nhớ mẹ tôi đã bịt mắt tôi khá nhiều lần
Bà luôn luôn có cái cách của bà
bất thình lình cuốn đầu tôi
trong chiếc áo khoác của bà
Trong cờ tướng, thì cũng vậy, vị giáo sư biểu tôi
những bậc thầy chơi cờ mắt bịt kín,
những bậc đại sư phụ thường chơi,
cùng một lúc vài cuộc cờ.

Fiction
Fischer vs. Spassky
by Lara Vapnyar
October 8, 2012

“Bobby Fischer died today,” Elijah said. “Look.” And he pointed toward the TV. There was a closeup of Fischer in 1972. An enormous, warty face, twitching with anxiety. “Do you know who he was?”
“Oh, yes,” Marina said. “I was following that match in Russia.”

In 1972, all Marina’s friends had rooted for Fischer.
All the Russian Jews who considered themselves liberal had wanted Fischer to win. For them, the Soviet Union stood for everything that was vile and deceitful, while the United States held the promise of everything that was good. And Fischer was the face of that good. The enormous, warty face of democracy.

Chàng bèn vểnh ngựa

Nguyễn Quốc Trụ

Cờ tướng là một trong những thú vui được rất nhiều người say mê. Và nó đi vào văn chương qua nhiều tác giả, qua nhiều tình huống. Cái cảnh Hồ Xuân Hương mô tả, vừa “nhập cuộc,” chàng đã “vểnh”… và thiếp “đành” “vén phứa”… cho thấy, đây là một trận cờ…người. Cuộc đấu trí trên bàn cờ, giữa hai đối thủ từ đó được suy rộng ra, trở thành cuộc đấu giữa thiện và ác, xấu và tốt, có và không, sống và chết…

George Steiner, một trong những người đại diện đích thực của hệ tư tưởng Âu Châu hiện đại, rất mê môn chơi cờ (đây là cờ chess, không phải cờ tướng của Trung Hoa). Qua bài phỏng vấn trên Tạp Chí Paris (The Paris Review), ông cho biết “tôi có thể là tay chơi cờ dở nhất, nhưng lại là một tay chơi đam mê.” Ông cũng đã từng viết cả một cuốn sách về trận đấu giữa hai kỳ thủ Spassky (người Nga) và Fisher (người Mỹ, ông này cũng là một huyền thoại của xứ Cờ Hoa, sau khi nổi tiếng bèn biệt tích giang hồ). Ông thú nhận, đã ở trong tình trạng sa sút tinh thần, do cái chuyện máy điện toán đánh bại kỳ vương Kasparov. Ông chơi lại trận đấu bốn lần, và không thấy một lỗi lầm nào, về phía con người (Kasparov). “Thật là một trận đấu tuyệt vời, và nó cho thấy, bộ máy – không thể suy nghĩ – đã nhìn sâu hơn một cái đầu mãnh liệt nhất.” Thế là, ông ngửa mặt lên trời, than: Ôi, Trời đã sinh Du (kỳ vương Kasparov) sao còn sinh Lượng (máy điện toán)!

Đây là người viết “cường điệu.” Thật sự, ông nói: Cầu Trời tôi không phải chứng kiến trận đấu “thê thảm” đó.

Trong số những trận đấu tuy thê thảm, nhưng nhẹ nhàng hơn, có trận đấu cờ của ông Thông, trong “Chiếc lư đồng mắt cua,” của Nguyễn Tuân. Ông này là một bậc tài tử. (Hầu hết những nhân vật của Nguyễn Tuân, đều là những bậc phong lưu tài tử. Nói rõ hơn, đều là từ Nguyễn Tuân mà ra. Nào là cái ông giáo cứ năm hết Tết đến là trốn học trò, nói về với gia đình vợ con lo chuyện cúng vái ông bà, nhưng thực sự là tìm một nơi hẻo lánh, trốn đời, trốn người, để đẽo gọt một giò lan! Nào là anh chàng Lãnh Út trong Chùa Đàn, giữa thanh thiên bạch nhật, bắt đàn bà con gái lỡ đi ngang qua trang trại của mình, rồi quây mùng ngay giữa trời để mà vểnh ngựa! Nếu phải so sánh Nguyễn Tuân với một nhân vật thần kỳ, có lẽ chỉ có Tôn Ngộ Không mới xứng đáng là thầy ông – Tôn Ngộ Không đã từng được Thượng Đế phong cho làm “sếp chăn ngựa”! – Như chúng ta đều biết, khi vào trận, gặp quá nhiều địch thủ, “Bác Tôn của chúng ta” bèn… nhổ một sợi lông “khỉ,” thổi phù một cái, thế là có một ông Tôn Ngộ Không y chang xuất hiện! Bạn cứ thử tưởng tượng, một đấng nam nhi, trước hằng hà những…nhan sắc, mà có được phép lạ này, thì đúng là như Triệu Tử Long trong trận Tương Dương phò “thằng nhỏ” A Đẩu!)

Trở lại với ông Thông, ông này trong một trận đấu, chỉ vì đi lỡ một nước cờ, thế là giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi bán thân bất toại, rồi á khẩu. Có thể Nguyễn Tuân, để tránh không lâm vào trường hợp “tẩu hỏa nhập ma” như nhân vật của mình, nên đã “xụi lơ,” nhờ vậy mới còn sống, như lời thú nhận của ông, “Ta còn sống đây, là nhờ còn biết…sợ!”

John Steinbeck, nhà văn xứ Cờ Hoa, Nobel văn chương 1962, tác giả những tác phẩm như “Của Chuột và Người,” “Chùm Nho Uất Hận,” “Phía Đông vườn Địa Đàng” (đã quay thành phim, với nhân vật “thần kỳ,” đại diện cho tuổi trẻ nổi loạn, thèm sống – la fureur de vivre – là James Dean), cũng đã từng viết về thú chơi cờ. Trong tập truyện ngắn “Nội Cỏ của Thiên Đường,” do Trương Bảo Sơn dịch ra Việt ngữ, có câu chuyện về một nhà vô địch, trên một chuyến xe lửa đi dự một trận đấu quốc tế, đã đấu một trận giao hữu cho qua thời giờ với một anh chàng trẻ tuổi đi cùng chuyến xe. Và nhà vô địch bị dồn vào “tử địa.” Tôi xin phép tạm ngưng ở đây, và đề nghị độc giả thử đoán coi, làm thế nào nhà vô địch “sống sót”? (“survive” là một thuật ngữ của giới thể thao, dùng để chỉ những trường hợp ngặt nghèo như thế).

Ông ta bèn đứng dậy, xốc lại mũ áo, và trịnh trọng tự giới thiệu: tôi là Mr…. đương kim kỳ vương, rất hân hạnh được hầu cờ với bạn. Đối thủ của ông không thể tưởng tượng được, anh đang đấu với nhà vô địch, và anh đang thắng thế! Thế là anh bắt đầu loạng quạng, rồi xụi lơ! Trở về toa riêng, cô bạn gái và anh chắc chắn một điều, không phải ngẫu nhiên mà nhà vô địch “vểnh” cái chức vô địch của ông ta ra, đúng vào cái lúc căng thẳng như thế. Nếu câu chuyện chấm dứt ở đây, thì… chán chết. Và thật không xứng với một nhà văn Nobel như Steinbeck.

Tới trường đua, vào trận, nhà vô địch đụng một địch thủ có nước đi giống như anh chàng trẻ tuổi. (Cũng xin mở ngoặc để nói thêm, trong cuộc đua này, hai đối thủ không được giáp mặt nhau, ai ngồi phòng người đó). Nhớ lại lần thắng chẳng vinh quang gì trên xe lửa, ông đã cố tình chịu thua, rồi bỏ ra về liền sau đó, không ở lại tới giờ phút chót để xem mặt địch thủ.

Trên đường về, ông tự hỏi, liệu có phải anh chàng trẻ tuổi đã “biết bản mặt ông từ khuya” và đã “cố tình” thua trận đầu trên xe lửa, sau khi nghe ông xưng tên xưng tuổi, để thắng trận sau, đoạt chức vô địch?

Đây là một loại chuyện thai đố, giống như chuyện “giai nhân hay mãnh hổ” mà nhiều người chắc đã từng nghe qua. Tôi cũng xin được tóm tắt ở đây: một viên dũng tướng được một công chúa thương, nhưng sau đó anh ta lại thương một giai nhân khác. Ông vua bèn ra lệnh nhốt viên dũng tướng. Nhà tù mở ra một đấu trường. Đấu trường có hai cửa, một sinh, một tử. Nếu mở đúng cửa sinh, sẽ gặp giai nhân, là người yêu của anh. Nếu mở nhầm cửa tử, sẽ gặp mãnh hổ. Viên dũng tướng đã được công chúa chỉ cho biết cửa nào là cửa sinh, cửa nào là cửa tử. Anh bình tĩnh bước tới… nhưng thưa các bạn, có đúng đó là cửa sinh hay không?

Mỗi một cuộc cờ như vậy là một cuộc đấu trí. Viên dũng tướng sẽ nát óc suy nghĩ, liệu có nên tin vào nàng công chúa hay không. Trong câu chuyện của Steinbeck, độc giả sẽ nhức đầu vì không thể nào luận ra, ai là người cao tay ấn hơn, nhà vô địch, hay là anh chàng trẻ tuổi?

Trong một câu chuyện khác liên quan tới một ông vua khác, ông vua này bị viên dũng tướng của mình cắm cho một cái sừng to tổ chảng. Nếu là thường dân như chúng ta, giận quá thêm…khôn, cứ thế lôi viên tướng ra chặt đầu. Nhưng vì là vua, nên “đểu” hơn, “thâm” hơn, ông bèn phán: Ta “vưỡn” cho mi một cửa sinh. Trong cái lọ này có hai lá thăm, một sinh, một tử. Ngày mai, trước văn võ bá quan, nếu mi rút được lá sinh, mi sẽ được quyền sống với…bà vợ của ta, tức hoàng hậu của mi! Đêm hôm đó, viên dũng tướng suy nghĩ nát óc, làm sao “sống sót,” bởi vì làm gì có…lá sinh. Biết rõ ông vua thâm độc, đểu giả, và như vậy, hai lá thăm đều ghi chữ tử, phải làm sao đây, thưa các bạn thân mến?

Cái mánh của ông vua kể trên, Khổng Minh đã từng áp dụng khi phái tướng công đồn. Người viết không nhớ rõ đồn nào tướng nào, nhưng đại khái, nếu ông muốn Trương Phi đánh đồn “Trương Phì,” ông sẽ để viên tướng mặt đen này rút thăm trước, và may rủi kiểu nào thì cũng lòi ra, chỉ một lá thăm “Trương Phì.”

Sáng hôm sau, trước văn võ bá quan, viên dũng tướng vừa rút lá thăm ra, đã nhanh như cắt, bỏ vào miệng nuốt cái ực…

Cá nhân tôi cũng đã từng “mê quá là mê” môn chơi cờ tướng. Nhớ thời còn đi học, đi thi tú tài, vào đến phòng thi mà đầu óc còn luẩn quẩn phải vểnh con ngựa, hay nên vén con tượng, hay là cứ thế “lù dzù dzú dzí dzô” cung…

Và cũng đã từng bị cho vào xiếc nhiều lần, nhờ vậy mà lòng háo thắng cũng bớt được nhiều…

Lần đó, đụng một tay, trận nào cũng “xém chút là thắng.” Nghĩa là, tay này tài nghệ chỉ hơn mình có một tí một tị. Hơn một tí một tị là nói khiêm tốn đấy! Ăn kiểu này là ăn may, chưa chắc đã hơn ta! Cho tới một hôm, vô Chợ Lớn, tình cờ thấy ông bạn cờ tài nghệ chỉ nhỉnh hơn mình một tí đó, đang đụng với một tay thuộc hàng đại cao thủ. Mới vỡ ra bài học: đừng bao giờ tỏ ra cao cờ hơn tất cả mọi người. Và nhất là, đừng bao giờ tỏ ra cao hơn người đang đối diện với mình.

Note: Bài này mò Google Desktop, đã đăng trên Viet Mercury, 14.7.2000. NQT

*

Giao lưu hội luận như kỳ vương này mới bảnh chứ!

Bobby Fischer, an unsettling chess-player, died on January 17th aged 64
Người hùng Chiến Tranh Lạnh, kẻ đã từng cho kỳ vương Nga đo ván, đã mất.
Người đã từng yêu nước Mẽo, và bị Xịa và FBI săn đuổi!

Ai điếu Bobby Fischer

Đứa nào cũng muốn làm thịt kỳ vương, "Đả biến thiên hạ vô địch thủ, Kim Diện Phật, Miêu Nhân Phượng" [Đánh khắp thiên hạ, chẳng kiếm ra địch thủ, ông Phật mặt vàng, Miêu Nhân Phượng]. Và kỳ vương thì lúc nào cũng sẵn sàng chờ đám khốn kiếp. Trong chiếc cà tạp có khóa, là đủ thứ kỳ hoa dị thảo, được Độc Thủ Dược Vương, sư phụ Trình Linh Tố ban cho, dùng để trị độc, phòng khi tụi khốn bỏ vô đồ ăn. Riêng về bộ cẩm nang kỳ, thư từ, hình ảnh, trong có cả của Tổng Thống Nixon, được cất giữ trong một cái két sắt hai lần khoá, tại California.
Và ngay cả khi kỳ vương toan tính xuất hiện, trong những chương trình radio, tại Hungary, hay tại Phi Luật Tân, vô ích, chẳng có gì đem lại an toàn cho kỳ vương, đối với đám Nga xô, hay Do Thái, hay "chuột Xịa làm việc cho Do Thái".
Nhưng, kỳ vương vẫn cố thử thời vận của mình.
Chúng cố phá hoại luôn cả cuộc chơi. Và trong lần tranh chức vô địch, với địch thủ Nga xô, Boris Spassky, tại cuộc Hoa Sơn luận kỳ, 1972, tại Reykjavik, chúng kiếm đủ mọi cách làm nhiễu, chia trí kỳ vương, nào camera TV để ngay kế bên vai, nào bàn chơi sáng quá, nào trò phản chiếu ánh sáng, nào ho, nào hắng, khiến ông phải yêu cầu bỏ trống 7 hàng ghế đầu, khán thính giả. Và trong khi địch thủ Nga phải cầu cứu tới 35 đại sư phụ, trong lịch sử cờ vua của nước này, ông vẫn chỉ trông cậy, vào cái đầu độc nhất của mình, một cái đầu thê thảm và thông minh [his own long, lugubrious, clever head], và cuốn sổ ghi.
Và ông thắng.
Đúng như thế đấy. Anh hùng Cuộc Chiến Lạnh. Một anh chàng kỳ kỳ, the quirky individual, cho cả một guồng máy nhà nước, đi chỗ khác chơi. Mẽo làm thịt [thrash: nện] Liên Xô, ngay trong trò chơi "quốc hồn quốc túy", niềm tự hào, của nó!

Nhưng Mr. Fischer, trong những bộ đồ lịch sự, và thiên tài trẻ thơ của mình, đả biến thiên hạ vô địch thủ, quán quân cờ từ khi 15 tuổi, và trận thắng kinh thiên động địa, 20-game, đợt 1968-71, vẫn luôn chỉ là một cậu bé ngờ ngệch, do dự, chẳng có gì là dứt khoát, trên tấm biển quảng cáo, an unsettling poster-boy.
Mục đích của tôi, ông nói với mọi người, không chỉ là, thắng, nhưng mà là, quần cho cái đầu của địch thủ mê tơi, rồi, "em" đã biết tay anh chưa? [It was to crush the other man's mind until he squirned].
Và, trong cái phong cách hơi bị tư bản hoá, trở thành giầu có. Chính ông đã nài nỉ, đòi cho bằng được, và thế là giải thưởng vô địch được tăng lên, từ $1,400 thành $250,000. Tuyệt! Và, trong trận tái đấu với me-xừ Nga xô, Mr. Spassky, vào năm 1992, ông bỏ túi $3.5m.
 Tuyệt!
*

Kỳ vương Nga tưởng niệm kỳ vương Mẽo
The Chessman

At Fischer's peak, even his adversaries had to admire his game.
Khi mà Fischer ở trên đỉnh, thì địch thủ cũng phải cúi đầu ngưỡng mộ ngón đòn của ông!
[Time, 4 Tháng Hai 2008]

Hình như Steiner đi cả một cuốn sách về kỳ vương Fischer và cuộc Hoa Sơn luận cờ giữa hai phe Đông Tà - Tây Độc? (1)
*

(1)
FIELDS OF FORCE [Những trường của lực], by GEORGE STEINER 86 pages. Viking Press. $8.95.
Time
có bài điểm:
Critic's Gambit

To be sure, Steiner admits, Bobby inoculated the world with chess fever singlehanded. Piling demands upon tantrums, he elevated the first prize from $3,000 to $2 million and transformed a board game into a blood sport. But Steiner, a literary critic first and a chess patzer second, is appalled by Fischer's xenophobic rancor, his avarice and below all, his literary taste (Fu Manchu, Tarzan and Playboy). (2)