1994 Irish postage stamp of Samuel Beckett
Cười Vỡ Đêm Đen
Beckett một thoảng nhớ
It is true
that he drank
quite a lot and is almost certainly
truer that he needed to drink, both to vivify a spirit that had "little
talent for happiness" and to lessen the barrage of fellow imbibers.
Đúng, ông nhậu hơi nhiều,
nhưng đúng hơn nữa, ông cần nhậu, một là để
hâm nóng cái tinh thần chỉ dành 'tí tài năng cho hạnh phúc', một là để
xóa đi cái rào cản giữa những bạn nhậu.
et les ruelles où je vais
pleuvant celle
qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Edvard Munch:
The Modern Life of the
Soul
February 19–May 8, 2006
Edvard Munch at MOMA.
Munch ở Nghệ Thuật Hiện Đại
Despair
... he said later that he grew up feeling “like a boat built
of hopeless material, of old rotten wood."
... sau này, ông nói, tôi lớn lên ,'giống như một con tầu được
đóng bằng vật liệu của sự tuyệt vọng, bằng gỗ mục, nát.'
Nhật Ký Tin Văn
Đến như thế này thì hơi bị thảm, thật!
Subject: Về TCS
To:
Chào Ông,
"...cái ông nhạc sĩ
hát rong, nói "Không" với
chiến tranh đó, được cả thế giới trân trọng đó, chẳng là cái thá gì cả!"
Ông phán 1 câu như...Thánh Thán!
Tôi vẫn nghĩ từ lâu nhạc của TCS cũng xoàng như những nhạc
phổ thông khác.
Nhưng các ông gọi là Văn Nghệ Sĩ trong và ngoài nước cứ xúm
lại ca ngợi ...lời hát của TCS. Quả là buồn cho cái cách phê bình thiếu
tính
chuyên nghiệp.
Kính,
PS: Xin đừng post Email của tôi làm gì. Gây tranh luận vô
ích!
Đành phải mạn phép bạn post cái mail lên đây, coi như của một độc giả
nào đó.
Vì Hai Lúa này cũng muốn
viết thêm về TCS nhân
"vụ án" PD, và những
chấn động tiếp theo mới đây ở trong
nước, Và cũng nhận được vài cái mail về TCS.
Những ngày TCS
Đừng sợ nữa. Bạn sợ như vậy
là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng mình đều phải chết.
Nhưng bạn chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản rất tình ca của bạn,
là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu thế. Bạn đã phục vụ
chúng tớ bằng tình bạn trung thành và chân thực. Thời của lũ chúng ta
chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
[Mô phỏng Elias Canetti, khi
ông mừng sinh nhật lần thứ năm mươi nhà văn Herman Broch. Nguyên văn
tiếng Đức, bản dịch tiếng Anh của Joachim Neugroschel, trong Lương Tâm
Của Chữ, The Conscience of Words : Don' t be afraid, you have been
afraid enough for us. We have all to die; but it is still not certain
whether you too have to die. Perhaps your very words are what must
represent us to posterity. You have served us with loyalty and honesty.
The age will not release you].
Dương Thu Hương
Vào Nam tôi mới hiểu
rằng,
chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc
mù mắt
con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có
thể nghe
bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ..., nếu người ta muốn. Ðó mới là chế
độ của
nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ.
Ðó là
sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn
nhất mà
dân tộc Việt Nam phạm phải.
Nguồn
Này, đã đi thăm Lăng Lênin chưa?
-Cần gì đi? Cho tụi nó năm đô là nó mang đến tận khách sạn.
Câu chuyện talaCu trên, do Kundera kể.
Tương lai văn học hải
ngoại nó vắn số, nó không sống lâu đâu. Cho nên gần đây, gặp bạn bè tôi
cứ nói họ in sách nhanh đi. Trong vòng vài năm nữa internet phát triển
thì sách không ai in nữa.
Nguyễn Mộng Giác
Tương lai văn học hải ngoại, theo tôi, còn dai số lắm. Số phận của nó
giống như số phận của DTH ở trong nuớc. Khi nào còn toàn trị ở trong
nước là còn có văn chương hải ngoại.
Ngòi viết của văn chương hải ngoại, chính là internet.
Đúng, sách sẽ không ai in nữa, nhưng như thế đâu có nghĩa, văn học hải
ngoại ngủm củ tỏi?
Theo Hai Lúa, chưa bao giờ văn chương hải ngoại mạnh như bây giờ.
Chứng cớ?
Talawas là một bằng chứng rõ rệt nhất.
Rõ ràng là, chẳng ai thèm biết đến bài nói chuyện ở Đại Học Mẽo của NMG
nếu nó không được post trên Talawas.
Brodsky, trong
Thư Nhà, viết cho ông cụ bà cụ của
ông, đã viết bằng tiếng Anh.
"Tôi viết thư nhà này bằng
tiếng
Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do... Tôi muốn
ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được
thực tại dưới 'qui tắc ngôn ngữ ngoại về lương tâm' [a 'foreign
code of conscience'].... Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài
thêm sự giam cầm của họ..."
Theo nghĩa đó, văn chương hải ngoại, của người Việt,
tuy vẫn viết bằng tiếng Việt, nhưng đúng là một thứ tiếng Anh đối với
đồng bào ở trong nước.
"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời
sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ
cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì
trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về
thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang
thời trước."
NMG, bài đã dẫn.
Bài nói chuyện của NMG, theo tôi, chẳng có gì mới, đều là những điều
ông đã nói đi nói lại, nhiều lần. Có vẻ như ông rất tự hào về chuyện
sách của ông được in và được tái bản một hai lần ở trong nước. Trong
khi chính cuốn đó, như ông kể, trong bài viết, tuy viết về Nguyễn Huệ,
nhưng thực ra là viết về Cộng Sản, và cuộc xâm lăng Miền Nam.
Ông phải kể thêm về chuyện lý thú này, trong lần nói chuyện với thế
hệ đàn em thì mới phải!
Bởi vì, đâu có dễ gì mà chơi được mấy ông VC một cú 'ra trò' như thế!
NQT
Bếp Lửa
4
Làn sóng điện rõ dần và
Thanh đang hát bài
Trở về mái nhà
xưa.
Minh ngồi xuống, tôi đốt thuốc lá. Minh bỗng hỏi:
“Anh Đại là bạn thân của anh?”
Tôi đáp:
“Phải. Thì sao?”
Minh nói rất rõ ràng:
“Em không ưa anh ấy. Em không ưa cái bộ mặt nghiêm trọng, cái
cử chỉ cao thượng, cái giọng nói làm như người trên… Anh ấy hay đến đây
nói chuyện
với chị Thanh, rủ em với chị Thanh đi phố nhưng em không thích đi cùng
với anh ấy.”
– Minh tắt máy thu thanh. “Có phải thế không anh?”
Tôi im lặng hít một hơi dài thuốc lá rồi bảo:
“Em xem cơm coi chừng khê thì đen anh lắm.”
Hà Nội
Trở về mái nhà. Xưa.
Đây là bản nhạc của Bếp Lửa.
Một Chủ Nhật Khác. Mỗi một em là một bản nhạc. Ly, Hòa Tấu Khúc Số 5,
lần đầu tiên gióng lên, khi Kiệt mò đến Nghiêm.
"Như đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hoà Tấu
Khúc số 5. Những hòa tấu khúc của...."
[Chương Ba]
Chúng ta lại nghe Duy, nhái lại những tiếng gằn khai mở của nó, bắt
chước Kiệt, "mỗi lần hối thúc bạn bè phát biểu hoặc quyết định một
chuyện gì, Kiệt thường hát dóng mấy âm... Chàng giải thích: Những bước
trầm hùng của Định Mệnh".
Sự thực, như độc giả khám phá ra sau đó, đây là bản nhạc Kiệt đã hát
cho Ly nghe, lần hai người đi dưới trời lạnh dưới 10 độ.
Lạ một điều, Kiệt chẳng hề nhớ về Ly, chẳng hề nhớ lần dìu Ly đi như
thế hát như thế. Cho đến khi gặp lại, tại Đà Lạt, bao nhiêu năm sau đó.
Như vậy có nghĩa, chàng không hề bao giờ tìm hiểu, tại sao chúng lại là
những bước trầm hùng của... Định Mệnh?
Duyên cớ nào nó đến và gắn chặt vào chàng?
Đó mới là tội lỗi của Kiệt.
Tội lỗi của mọi người đàn ông.
"Chàng đã choàng vai Ly đi trong đêm. Chàng đã hát những đề nhạc của
hoà tấu khúc ấy cho đỡ lạnh, bước lâng lâng, Ly thỉnh thoảng hát theo,
lắm lúc run lập cập phải núp vào người chàng. Kiệt không thấy gì khác
lạ trong đêm ấy và cả những ngày sau. Nhưng lúc này, chàng vụt rõ sự
ngu muội vô tâm của chàng."
[Chương Bẩy].
Thánh Thán gọi kỹ thuật này là "phục bút". Hay Rắn nằm trong cỏ. Đừng
đụng tới nó. Đụng tới, là nó mổ cho một cái. Là Nọc Đọc chạy vô tim. Là
chết đứ đừ.
Thế mới gọi là Những Bước Trầm Hùng Của Định Mệnh được chứ!
Ở đây, đúng ra phải gọi là "phục bút của phục bút."
Bởi vì, bình thường ra, chúng ta cứ nghĩ rằng thì là, Kiệt nhớ bản
nhạc, là vì nhớ Ly. Họăc Ly là nguồn cơn của bản nhạc ở Kiệt.
Hoá ra không phải.
Cho đến khi gặp lại Ly, thì Kiệt mới ngã ngửa ra, bằng cách nào bản
nhạc cắm sâu vào trí nhớ của chàng.
Và chàng "thù hận" sự vô tâm khốn nạn của mình.
Đà Lạt 1
Với Oanh, Câu Chuyện Tình: Cuộc tình của chúng ta thì cũng thiên thu và
làm xàm như bất cứ cuộc tình nào.
Buồn Nôn, hay
những trang nhật ký của Roquentin, chỉ là một đoạn nhạc, cứ thế lập đi
lập lại, tại một thành phố biển.
Some of these days,
You'll miss me, honey
Đêm xuống. Tầng một khách sạn Printania, ánh đèn sáng lên ở hai khung
cửa sổ. Công trường Ga Mới sực lên mùi gỗ ẩm: ngày mai trời sẽ mưa trên
thành phố Bouville.
Đồng Nai Tam Kiệt
2