*
Ghi



















Xuất bản 'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam

Khi dịch The Great Gastby, là Đại gia Gatsby, thú thực, không hiểu dịch giả hiểu từ ‘đại gia’ theo nghĩa nào, ‘tốt’ [theo cái nghĩa trong "Những đại gia trong dòng văn chương tiểu thuyết lịch sử"], hay xấu [theo nghĩa mà cái tay Osin xúi người đẹp đá đít nhà phê bình, anh ta sẽ giới thiệu cho cả một tá đại gia, tha hồ mà chọn] ? [Xin coi Hồng Ánh lấy chồng]

Vả chăng, dù tốt, dù xấu, đều quá coi thường nguyên tác. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Mẽo, mà nỡ lòng nào dịch kiểu bình dân, “bần cố nông” như thế!
Chỉ có thể dịch là Gatsby Vĩ Đại.

May quá còn cuốn kia, cũng bảnh chẳng thua gì Gatsby Vĩ Đại, tức cuốn Tender Is The Night, được một tên nhà văn Ngụy, là Mặc Đỗ, dịch là Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tuyệt cú mèo!
Tay dịch giả này, TL, không phải dân pro, chắc thế ? Rành tiếng Anh tiếng U, do sống ở nước ngoài ?
Vì sống ở nước ngoài, mù tịt lịch sử Mít, nên chẳng biết "làm giặc" nghĩa là gì ?
Đọc bài viết của ông ta, về Đại gia Gatsby mới hỡi ơi. Đúng là mù tịt về văn học, nhưng rành tiếng Mẽo!
Y chang mấy ông mấy bà mù tịt về phê bình, nhưng rành tiếng Tây!
*

Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.
Độc giả Tin Văn.
Gatsby Vĩ Đại  là như vậy. Chỉ có tình là vĩ đại thôi!

Gấu không mê “đại gia” Gatsby bằng "tiểu gia" Dịu Dàng Như Đêm, hay Cuộc Tình Bỏ Đi, đúng như những dòng của chính tác giả, khi tặng sách cho một người bạn: Nếu bạn thích The Great Gatsby, Trời hỡi, phải đọc cuốn này. Gatsby là một tour de force, còn cuốn này, là một lới thú tội của niềm tin, a confession of faith.
Nên nhớ, The Great Gatsby  không phải nói về đại gia, về Giấc Mơ Mẽo. Nó là một câu chuyện tình về Giấc Mơ Mẽo. Tác giả của nó luôn luôn căn dặn người đọc, tiểu thuyết của tôi là romance, và The Great Gatsby là một Romance of the American Dream.
Và, bạn đã đọc, một giấc mơ Mẽo của Vila-Maltas rồi đấy. (1)
Đó là tuổi thơ của chúng ta, theo nghĩa, l'enfance est un rêve qui s'ignore.
(1)

Carnets de lecture
par Enrique Vila-Matas
LE RÊVE AMÉRICAIN
l'enfance est un rêve qui s'ignore

Pendant des années et des années, le plus récurrent de mes rêves me transportait dans l'immense cour de l'enntresol de la rue Rosellon de Barcelone où, enfant, je jouais seul au football quand, après la lonngue journée scolaire, je retournais chez mes parents et, histoire de m'occuper avant le dîner, j'inventais des matchs. La cour était entourée d'immeubles gris, tristes constructions caractéristiques de l'époque, ces dures années de la sinistre Espagne d'après-guerre. Dans mon imagination, j'étais les vingt-deux joueurs à la fois, si bien qu'une partie de moi-même- composée de onze joueurs - passait son temps à attaquer comme si elle était le Brésil au Mondial de Suède, tandis que l'autre attendait, tapie, la contre-attaque. Je n'avais pas de préférence et chaque équipe - chaque partie de moi - pouvait gagner indistinctement; tout dépendait du génie dont chacune faisait preuve. Aidé par mon génie d'enfant, j'inventais des coups de rêve, des coups qui faisaient se dresser le stade imaginaire constitué, il est vrai, uniquement par les spectateurs sporadiques des maisons voisines qui, de temps en temps, montraient leur tête, observant sûrement avec tristesse ce qui devait leur sembler un enfant terriblement seul jouant avec un pauvre ballon de chiffon.
Dans mon rêve récurrent, tout était toujours pareil (je jouais au football seul, la cour était la même, la désolation générale d'après-guerre aussi). Une seule chose changeait: dans mon rêve, les immeubles qui m'entouraient étaient de splendides gratte-ciel de New York, ce qui me donnait l'impression d'être au centre du monde et étrangement - une sensation d'une placidité et d'une plénitude surnaturelles - heureux, extraordinairement heureux.
Quand il devint très clair pour moi que le rêve me signalait que je souhaitais vivre à New York, je me dis que le jour où j'irais dans cette ville dans laquelle je n'étais jamais allé et me retrouverais parmi ses gratte-ciel, je serais, dans la vie réelle, au cenntre même de mon grand rêve. Une sensation peut-être extraordinaire.
Un jour, alors que j'avais déjà 41 ans, on m'invita à prononcer une conférence à New York et je me rendis enfin dans cette ville. Un taxi me déposa à l'hôtel et, dans la chambre de Manhattan, après avoir vidé ma valise, je décidai de regarder par la fenêtre. Elle était entourée de splendides gratte-ciel. Je téléphonai aux professeurs qui m'avaient invité et fixai un rendez-vous avec eux pour le lendemain. Puis je me penchai de nouveau à la fenêtre. Je suis au centre même de mon rêve, pensai -je. Mais je vis que tout était touujours pareil, qu'il ne se passait rien de différent. J'étais à l'intérieur de mon rêve et, en même temps, celui-ci était réel. Mais rien de plus. Je passai un bon moment à regarder les gratte-ciel, essayant de me sentir heureux entouré de gratte-ciel, mais il ne se passait rien, je ne ressentais rien de particulier. J'étais penché à une fenêtre, je voyais des gratte-ciel de Manhattan ... et c'était tout.
Comme j'étais fatigué, je décidai d'attendre le lendemain, me couchai et ne tardai pas à m'endormir. Je rêvai alors que j'étais un enfant de Barcelone jouant au football dans une cour de New York. Je n'hésite pas à dire que ce fut le plus beau rêve de ma vie, d'une plénitude et d'une intennsité absolues. Je découvris que le sortilège ou génie du rêve n'était pas New York. Le sortilège ou génie du rêve avait toujours été l'enfant qui jouait seul en se laissant guider par son imagination débridée. Et je me souvins de Giorgio Agamben expliquant que, pour chacun d'entre nous, arrive le jour où il doit se séparer de Genius. « Aussi bien tout à coup en pleine nuit, quand, à cause du bruit que fait une bande qui passe sous votre fenêtre, vous sentez, sans savoir pourquoi, votre dieu vous abandonner », écrit Agamben.
Il m'a toujours semblé que j'avais dû aller à New York pour retrouver brièvement mon dieu personnel, l'esprit de l'enfant qui jouait, le vrai sortilège du rêve •
Traduit de l'espagnol par André Gabastou
Le Magazine Littéraire, số Tháng Bẩy & Tám, 2006: Le Désir
*
Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby?
“Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Như thế, phải coi Gatsby là chuyện tình, của thời đại thần kỳ, là Thời Đại Jazz, the magic of Jazz Age mà tên tuổi của Fitzgerald dính liền với nó.
*
Cuộc tình bỏ đi thật là tuyệt, và mới hoằnh dương, xiển dương, vinh danh chân lý đời đời mà bạn đọc Tin Văn chỉ ra: Chỉ có tình mới vĩ đại, như Gatsby vĩ đại!
Tay Beigbeder đọc Anh Môn, của Alain-Fournier, cuốn đứng hàng thứ 9 trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng, đã nhắc tới Gatsby của Fitz, và tự hỏi, liệu Fitz đã từng đọc Le Grand Meaulnes (1913) trước khi viết Gatsby, bởi sự giống nhau của hai tác phẩm: đều là hai người kể chuyện, ở bên ngoài, kể về một mối tình bất khả của một kẻ thứ ba, và hơn thế nữa, xuyên qua những bữa tiệc đốt đuốc chơi đêm, những hội hè đình đám của thế giới ‘đại gia’.
Đọc Một Chủ Nhật Khác của TTT thì Gấu lại nhớ tới Dịu Dàng Như Đêm, tức Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender Is The Night của Fitz. Kết cục của Một Chủ Nhật Khác thê lương hơn nhiều, và cái danh hiệu đỉnh cao chói lọi mà nhân loại ban cho Fiz, một Orpheus hiện đại, “a modern Orpheus” đúng ra là phải thuộc về Trung Uý Kiệt của Quân Lực VNCH, bởi vì Kiệt đã từng xuống địa ngục, [hay thiên đường] khi đưa Hiền tới đó.

Chúng ta thử đọc lại đoạn TTT viết về chuyến đi sau cùng của Hiền:
Những lời của Kiệt đến chết Thùy cũng không quên. Chúng tiếp tục đào bới, xục xạo, phá phách, lan rộng mãi, chui sâu mãi ở trong nàng. Hắn đã nói những gì? Em nên hiểu, em ráng hiểu một chút… Anh có tội một cách vô tội, em vô tội một cách có tội… Lần này quả thật là người tình cũ… Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….

*
Lục Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả quần hùng tại Tụ Hiền Trang, chỉ vì muốn cứu nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô chùa chôm Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm thịt, may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán bợp cho Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều cái mạng quí báu của mình?
Một độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để sửa soạn cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn của mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió tuyết Nhạn Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời chăn dê chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...
Độc giả Một Chủ Nhật Khác sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp cuối cùng, trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với ông  thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai đố này, xin để hậu hồi phân giải]
*
Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*
Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa.
Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.
Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.
Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới.
Về Langelan. Đã có thời, Hai Lúa rất mê ông này. Ông rất được tín hữu Ky Tô mê, với truyện ngắn, cũng đã được đưa lên màn ảnh, hình như có tên là Phép Lạ Lộ Đức, câu chuyện một anh chàng đi xe lửa, xe lửa bị lật, bèn giả đò bị liệt, để ăn tiền bảo hiểm, rồi sau đó trở thành rất ư là ngoan đạo, rồi hành hương Lộ Đức, tính trong bụng, tới lúc đó, là phép lạ hiển hiện, và chàng đi lại như người bình thường!
Nhưng phép lạ đã xẩy ra, ngược hẳn lại với niềm tin của chàng: Chàng hết còn đi được nữa!
Đêm trước đó, có một cô bé thực sự què chân, thực sự tín hữu Ky Tô, đã nằm mộng được Đức Mẹ viếng thăm, và nói: Ta cho con đôi chân, của một kẻ không cần tới nữa.
Còn một truyện nữa, mà Hai Lúa chỉ còn nhớ đại khái, cũng rất ư là kinh dị, và cũng thật nghẹt thở, về một người thân của một kẻ bị án tử hình, và một con quỉ, cùng chờ đón linh hồn người chết.
Và con quỉ đã thua chí của người thân kẻ đã chết.
Cái câu chuyện về Phép Lạ Lộ Đức, nhìn một cách xiên xỏ, có thể áp dụng cho đảng... VC: Mấy ông này cũng đánh lừa người ta về một phép lạ, về một thiên đường Cộng Sản trên mảnh đất Việt Nam.
Đau một cái mà người dân Việt nam mới là nạn nhân của phép lạ dởm đó!
Đến bao giờ họ mới nghe được câu, ta cho các ngươi tự do mà những con bọ kia, vì là bọ, nên không còn cần đến nữa?
*
"... Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa".
Nghiêm không ưa vẻ cuống rối, kỳ dị của bạn. Chúng là điềm báo cái chết.
Liền sau đó.
*
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein thường sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay này mắng thằng nhóc. Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị thương tổn đến không còn hoạt động được nữa.
Ấy là Hai Lúa phịa ra, sự thực bà nói:
-Các người là như vậy. Cả đám các người. Một đám trẻ, tham dự cuộc chiến, và là một thế hệ vứt đi.
-Thật thế sao? Tôi [Hemingway] nói.
-Thật chứ sao, bà nhấn mạnh. Mấy ông có kính trọng cái chi đâu, mấy ông uống như hũ chìm.
-Tay thợ trẻ có uống không?
-Đâu có.
-Bà có thấy tôi xỉn lần nào không?
-Ông thì không, nhưng bạn ông cả đống.
-Tôi cũng xỉn dài dài, nhưng không hề bao giờ tới đây khi đã uống đã đời.
-Thì chắc chắn như vậy. Tôi đâu có nói thế.
-Cái tay chủ gara chắc là xỉn từ lúc vừa mở mắt, chậm lắm thì cũng cỡ 11 giờ sáng. Nếu không, làm sao phán một câu hay như thế!
*
... một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng hôm sinh nhật, với những dòng chữ, giống như một nữ tốc ký ghi lại một cuộc nói chuyện, nàng ghi lại những lời chàng nói bữa đó, "Buồn, dễ giận, kiêu ngạo, yêu anh không, kìa anh hỏi H. mà. Em là cái máy magnétophone. Không nghĩ (được vậy, H. đã mừng).... ", chàng giành lấy cây viết ghi thêm: "Em là ma vie... quà tặng của H. (nhân dịp H. giận).
*
Cuốn của Durrell, bản tiếng Pháp, hình như tên là Cefalu  thì phải. Nếu đúng như vậy, thì tên tiếng Anh của nó là The Dark Labyrinth: Mê Cung Âm U.
Như vậy, Bông Hồng Đen tặng Gấu, lần đang nằm nhà thương Grall, cuốn Một buổi sáng đẹp mùa hè, của Chase, và tại Đài Liên Lạc VTĐ sau đó, nhân ngày sinh nhật của Gấu, cuốn của Durrell. Và một câu tiếng Tây.
....vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
Thời gian

Lời điểm tuyệt vời nhất, chiếu sáng nhất, dành cho Cuộc Tình Bỏ Đi, thú vị thay, lại là của chính tác giả của nó, F. Scott Fitzgerald, tự tay viết ra, ở trong cuốn của một người bạn:
"Nếu bạn thích The Great Gatsby, thì xin hãy đọc cuốn này, nhân danh Thượng Đế. Gatsby là một "tour de force', nhưng cuốn này mới chính là lời thú nhận của niềm tin, a confession of faith."
Liệu độc giả của Thanh Tâm Tuyền, cũng có cùng một ý nghĩ như vậy, khi phải so sánh Bếp Lửa với Một Chủ Nhật Khác?
Trời Ơi, Đất Ơi! Scott... Bạn đúng là nhà văn thật tuyệt. Hãy tin điều đó. Không cần tin tôi.

(1) Tour de force: một công cuộc cần nhiều nghị lực... cụm từ dùng để chỉ một tác phẩm mà tác giả phải đánh vật với nó, phải trần ai khoai của mới hoàn thành được.
"a modern Orpheus", Mabel Dodge Luhan ca ngợi F. Scott Fitzgerald, qua cuốn Cuộc Tình Bỏ Đi. Một Orpheus hiện đại.
Và Archibald Macleish thì la lên: "Great God, Scott... You are a fine writer. Believe it - not me" . Chua Choa, Chúa ơi, Scott, bạn là một nhà văn tuyệt vời. Hãy tin điều đó - không cần tin tôi.

Cuộc Tình Bỏ Đi  kết thúc không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em phải quên anh ấy?
Dick, của Scott, thực sự không giống Kiệt của Một Chủ Nhật Khác. Số mệnh anh ta không đến nỗi bi thảm như vậy.
So sánh gượng, ép, nhưng không hiểu sao, đọc cuốn này, là nghĩ tới cuốn kia.
Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất trong những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại Gatsby Vĩ Đại!
*
Anh có biết tại sao em đến tìm anh không? Oanh chậm rãi.
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em đến để từ biệt anh. Oanh ngừng, đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn....
-Về già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào. Oanh nói khi họ bắt buộc phải rẽ, không thể đi thẳng mãi bởi con đường sẽ dẫn họ ra ngoài thành phố.
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng. Hơi rượu như được châm đốt bùng cháy.
-Anh không chịu nghĩ như vậy sao? Giọng Oanh châm biếm, cười cợt.
-Anh nghỉ dở lắm.

Về "cú sét đánh ngược" này, tức, "kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ lại", Gấu cũng đã từng gặp.
Về già nghĩ lại, thấy còn đau hơn cái lần đầu tiên nghe Em nói, nhiều, nhiều lắm.
Nhưng giả sử có lập lại được, thì chắc cũng...  y chang.
Gấu "vụng về" lắm!
Nghĩ cũng vụng, mà làm cũng vụng!
Lần độc nhất, kha khá, thì đành đem cả cuộc đời ra để trả... nợ!
*
"Kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ lại".
Bỗng dưng, Gấu nhớ đến một em của nhà văn Durrell. Em này mê viết văn, mê quá là mê, mà viết chẳng ra gì, em mới đi coi bói, hỏi cõi âm, coi mình có thành nữ văn sĩ được không. Cõi Âm phán, tại rằng là vì em còn nguyên, chưa có "vết thương dậy thì" [tên tác phẩm đầu tay của nữ văn sĩ miền nam trước 1975]. Thế là em đi gặp một ông trùm văn nghệ, năn nỉ, anh giúp giùm em, để em làm nhà văn!
Bố lếu bố láo thiệt!
Đà Lạt

Gấu ngờ rằng nơi mà Kiệt đưa Hiền tới, rồi trở về, để chết, cùng với cuộc chiến, là Lost Domain, ở trong Le Grand Meaulnes.
Bài Giáng cũng có một cõi Lost Domain của ông, là thời gian 15 năm chăn dê, vui đùa với chuồn chuồn, châu chấu, trước khi trở về đời, làm Ông Khùng giữa cõi Bọ.
Hậu thế sau này, có thể sẽ coi Một Chủ Nhật Khác, là tác phẩm số 1 của thời đại hoàng kim Miền Nam VHCH, hẳn thế!
*
Le Grand Meaulnes (1913)

Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả của nó, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông.
Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:
"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].

Fowler viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn)  là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.
Đúng là ao ước về một độc giả lý tưởng, người yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ rằng, “sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm thánh! Một cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải để sàm sỡ!
Tuy nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ, muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn  “Anh Môn” của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng Pháp, của nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.
*
Le Dur Désir De Durer: Ao ước cương cứng được trường tồn.

Frédéric Beigbeder truy tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác giả của nó, đã viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].
 Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội!
*

Cái tít The Great Gatsby được dịch qua tiếng Tây là Gatsby Thần Sầu, Gatsby le magnifique
Tây ngu thật. Thua xa Mít!
Hay là Tây đếch có... "đại gia"? NQT
Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất trong những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại Gatsby Vĩ Đại
Chắc chắn TTT phải đã từng đọc Fitzgerald, và có trong đầu cuốn Cuộc Tình Bỏ đi, trong khi viết Một Chủ Nhật Khác.