*
Ghi

2

















Phúc phương phì
Nhà thơ Đỗ Trung Quân:

Câu cuối của bài Quê Hương không có trong nguyên bản

Ui chao, trễ quá rùi!
“Tốt nhất là thôi cứ để nó có số phận của nó”: Trong số phận của nó, có cả sự tủi hổ [trễ quá rùi] này!
Bất giác Gấu lại nhớ câu chuyện Xì Ta Lìn “mất cà táp”, bèn phôn cho Beria. Đâu mấy tiếng sau, kiếm thấy, bèn phôn tiếp, Beria báo cáo: Thưa đồng chí, trễ quá, có chục tên nhận tội rùi!
Làm sao biết, con số bao nhiêu người, thiếu,  mất, hoặc không có quê hương, và "không lớn nổi thành người"?
Nhưng nếu coi đây là phút sự thực, trước khi đi tầu suốt, thì Gấu lại nhớ ra câu chuyện tếu khác, về một cặp vợ chồng già hỳ hục làm chuyện ấy. Xong, chồng hỏi:
Phó phướng phông?
Phướng phì phó phướng phông phằng phức phương phì!
[Do mất hết cả răng, nên nói phều phào: Có sướng không. Sướng thì có sướng, không sướng bằng lúc đương thì].
Ui chao, giá “lúc đương thì” Đỗ quân khui ra chuyện này, thì đúng là giai thoại. Bi giờ, chẳng biết gọi là gì!
*
Gấu quen Đỗ thi sĩ qua Nguyễn Mai, khi anh làm nghề sửa mo rát cho nhà xuất bản Văn Học phiá Nam, gần cầu Trương Minh Giảng, chợ Phú Nhuận. Đỗ thi sĩ làm chân “loong toong” cho nhà xuất bản, [Cách Mạng gọi là giao liên, chắc thế!]. Khi đó, anh đã nổi tiếng với bài Quê Hương rồi. Có lần Nguyễn Mai mời anh và Gấu tới nhà nhậu. Gấu tới vì lịch sự, thời gian đó, Gấu không nhậu được, và cả hai, NM và DTQ đều rành lý do tại sao.
Đó là quãng đời thật thê lương của Gấu, tận cùng thê lương, nhờ vậy mà bỏ chạy được quê hương, và thoát, sau đó.
*
Hãy dành riêng mi, những vết thương tình mà mi vụng trộm với Sài Gòn! (1)
Quả thế thật.
Sau này, khi phải nhớ lại, quãng đời thật là tuyệt vời. Cứ muốn giữ riêng cho mình [dành riêng cho mi], nhưng sắp đi rồi, giữ làm cái quái gì nữa!
*
Nguyễn Mai. Cũng là một nhân vật ân oán giang hồ, nhưng anh quả là rất tốt với Gấu, những ngày trước và sau 1975. Gấu trở thành dịch giả là nhờ anh giới thiệu với ông Nhàn, trước làm chủ sự phòng kiểm duyệt, sau ra làm báo thiếu nhi, và làm nhà xuất bản. Khi đó ông Nhàn cần một tay giỏi ngoại ngữ, vừa lo bài vở cho tờ Thiếu Nhi, chủ bút là Từ Kế Tường, vừa lo dịch cho nhà xb Vàng Son của ông. Ông Nhàn thuê nhà in của linh mục Cao Văn Luận, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn, ngay cạnh cây xăng NBK, gần ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm & Phan Đình Phùng. Đài Phát Thanh Sài Gòn, số 3 PDP, Đài VTD nơi Gấu làm việc, và gửi hình cho UPI, số 5 PDP, nhà Gấu số 29 NBK, thế là cùng một lúc, Gấu cầy ba "job", chuyên viên Bưu Điện [trưởng ca], chuyên viên gửi hình Radiophoto cho UPI, và dịch giả.
Vậy mà cũng không đủ sở hụi.
Khủng khiếp thật!
*
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác.
Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận. Tất cả những cái đó thì đó là số phận riêng. Tốt nhất là thôi cứ để nó có số phận của nó.
DTQ
Gấu bỗng nhớ trường hợp Paul Celan. Quê hương của ông, mẹ của ông, kẻ thù giết mẹ ông, tất cả là một. Thơ của ông, làm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của ông, cũng là ngôn ngữ của kẻ thù.
Trường hợp bài Quê Hương, bị lợi dụng, thì có hơi giống trường hợp Kim Phúc, cô gái bị ăn bom napan. Kim Phúc đã phản ứng ra sao, cả thế giới đều biết.
Nên nhớ, chỉ đến khi nhà nước đổi cách gọi, phản quốc thành Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm, thì bài thơ mới bắt đầu vào vai. Và thi sĩ lúc đó mới thực sự nổi tiếng, làm sao mà nói nằm ngoài ý muốn của tác giả được?
Nếu đúng vào thời điểm đó, thi sĩ lên tiếng, câu chót đếch phải của tớ, thì mới bảnh, đằng này lập lờ, để đến lúc hết cả răng rồi, mới phều phào, thì chán quá!
Về cái chuyện "nằm ngoài ý muốn", áp dụng vào bài thơ "Tẩu Khúc của Thần Chết", của Celan mới ghê!
Bởi thế Auden mới phán, thi sĩ đâu có trách nhiệm khi thơ của mình bị người đời đem ra làm trò phù thuỷ.

Và mẹ có đau khổ không, mẹ ơi,
như mẹ đã từng đau khổ, ôi chao, một lần ở quê nhà,
Sự dịu dàng, tiếng nói Đức, điệu ru đau buồn đó.

Bạch Dương lá trắng trong đêm
Tóc mẹ tôi chẳng bao giờ bạc...
Vòng sao, cây cuộn vòng vàng
Trái tim mẹ tôi bị cắt bằng dây chì.
Cửa sồi kia, ai ép mi kẽo kẹt
Mẹ dịu hiền của tôi chẳng thể trở về.
Gấy này sợ rằng, bà mẹ Việt cũng khốn khổ chẳng thua gì bà mẹ [Đức] của Paul Celan.
Có thể vì lý do này là Đỗ thi sĩ đành phải lên tiếng, "câu thơ đó không phải của tao", chăng?
*
"Đôi khi thiên tài này trở nên âm u, và chìm vào cái giếng chua cay là trái tim của mình."
Trong những năm tháng muộn màng cuối đời, Celan rất cô đơn, và suy sụp. Khi được trao tặng giải thưởng Bremen Prize cho thơ của ông vào năm 1958, ông tỏ ra thực tình biết ơn, nhưng bài cảm tạ của ông cho thính giả thấy Denken và Danken- suy nghĩ và cám ơn, vốn từ cùng một nguồn - hai tiếng này nhắc nhở chúng ta tới "những kẻ khác" cũng nói cùng "ngôn ngữ của chúng ta", một mỉa mai cay đắng của một người Do thái thời kỳ hậu-chiến tại Đức.
*
Mít chúng ta cũng có 'những kẻ khác': Những tên Yankee mũi tẹt!

Phúc phương phì
Câu cuối không hề có!

Ui chao, trễ quá rùi

Một độc giả Tin Văn, chắc là nữ độc giả, sau khi đọc bài viết về nỗi thiếu quê hương, không thể lớn thành người, đã viết mail, trách nhẹ Gấu, không thể so sánh Đỗ thi sĩ với Kim Phúc được, vì một lý do rất giản dị, không một người phụ nữ nào muốn cái chuyện, thân thể của mình bị mang ra làm trò, bất cứ trò gì, đừng nói trò tuyên truyền khốn nạn. For Your Eyes Only, không nhớ sao, Chú/Bác Gấu?

Bà/Cô nhắc tuồng Gấu: Phải so sánh với trường hợp Grass, và cái chân lý về thế kỷ bửn, thế kỷ Lò Thiêu, Lò Cải Tạo: Không ai muốn từ giã nó mà trên người không có tí… cứt!

Quả có thế: Đỗ Thi Sĩ chẳng có tí gì dơ dáy, sau một cuộc chiến nhơ bẩn như vậy!
PXA than địa ngục hết chỗ, ông không biết đi đâu, không phải vì ông nghĩ ông sạch, mà là vì cỡ như ông, phải có một nơi nào khác, thí dụ, Lò Luyện Ngục. Nhưng nếu nói huỵch tẹt ra thì cao ngạo quá. Nên nhớ, chỉ những thứ long trời lở đất, khi còn sống, thì chết, mới được đưa xuống Lò Luyện Ngục, Purgatoire, thí dụ Sartre, Aragon, chẳng hạn.
*
Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu «hù» Mĩ vậy thôi.
Diễn đàn Forum
Đọc câu trên, là Gấu nhớ ngay ra me-xừ cán bộ lớp học tập cải tạo ngắn hạn 3 ngày tại Bưu Điện. Mặt anh ta đỏ gay, cố kìm cơm giận: Bác Hồ sao lại là bạn của tên Việt gian NĐD!
Trong hai ông trên, liệu có ông nào mặt đỏ gay?
Hay cả hai đều... đỏ gay?
Như mọi cán bộ trung-cao, ông được triệu ra Hà Nội học trường Đảng : không ít nhà báo Mĩ tưởng rằng ông bị đi « học tập cải tạo » như những sĩ quan VNCH. Họ lại càng thắc mắc khi nghe lối giải thích rất « Phạm Xuân Ẩn » của ông : « Hà Nội lạnh quá, nên sau 10 tháng, tôi xin về », « Họ không biết đối xử với tôi ra sao, tôi thì hay giỡn mà họ thì quá nghiêm túc ». Nếu dùng tiếng Pháp, có lẽ ông Ẩn không dùng chữ « sérieux » (nghiêm túc) mà « constipé » (táo bón)
*
Mĩ tưởng rằng...

Ôi chao giá mà ông Ẩn được tí tì vết, stain, theo nghĩa của Grass, thì cũng đỡ đau đi một tí. (1)
Vả chăng, Gấu này còn nhớ "bạn mình" rất hơi bị ưa mặc đồ lính VNCH, áo quần bó chặt lấy người... Và nếu như thế, giá mà ông Ẩn được cái vinh dự "cùng hội cùng thuyền" (2) vài ngày, trong số 10 ngày, thì cũng là một kỷ niệm đẹp đấy chứ?
Gấu nhớ một tay viết văn, rất nổi tiếng, khởi nghiệp với những tờ báo thiếu nhi tại Sài Gòn. Tay này trốn lính, chuyên mặc đồ sĩ quan VNCH. Sau 30 Tháng Tư, lẽ dĩ nhiên anh đếch đi trình diện học tập cải tạo. Bị nhân dân trong xóm tố, bị Cách Mạng bắt, sau thả. Anh sau làm cho báo CA, đệ tử ruột của HBT, nghe nói bây giờ khá lắm.
Thú vị nhất, là sau 1975, có thời gian đói quá, anh đóng vai cán bộ, đi buôn lậu, bị bắt, đập bàn đập ghế gắt um lên, tụi mi phôn về Sài Gòn hỏi anh Sáu Dân [?], ảnh biết rất rành về tao!
*
Nếu dùng tiếng Pháp...
Gấu này lại nhớ đến... Hegel, khi hấp hối than, chẳng có thằng đệ tử nào hiểu được Thầy, nhưng có một đứa...
Anh đệ tử ruột mừng quá, khi thấy Thầy nhìn mình, và phán:
Tội thay, thằng đó lại hiểu sai!
Nhưng học trường Đảng mà sao còn than: "Họ không ưa tôi chút nào hết," Ẩn nói đến những cán bộ cải tạo chính trị. "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào đến nỗi phải bị đem ra bắn."
The Spy Who Loved Us
(1) Grass, who was born in 1927, never pretended to have escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
. Grass và SS
(2) Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không...
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù
Muốn đưa ông Ẩn tới một vị trí lâu bền và có thể thu nhận được những tin tức tình báo, họ thấy ông không nên ở lại quân đội (giỏi lắm có thể lên tới cấp đại tá) hay nhảy vào chính trường (quá nhiều bất trắc), nên đã quyết định ông nên làm báo...
ĐD forum
Ôi chao, chưa bao giờ nghề làm báo lại bị sỉ nhục đến mức như thế này!
Thảo nào Hegel lắc đầu than, không phải 'táo bón'!
NQT
*

Nhân vật Quân trong Thời Gian Của Người, là từ PXA mà ra.
Đọc, làm nhớ tới Dũng của Nhất Linh, nhưng thực hơn, sống động hơn. Hình ảnh đẹp nhất của Dũng là đứng ở Bến Đò Gió, tóc xõa tung, mơ tưởng ra đi làm cách mạng. Quân trong Thời Gian Của Người chính là Dũng, với giấc mộng làm cách mạng đã trở thành hiện thực. Hình ảnh đẹp nhất, là những lúc đi gặp cách mạng, và phải bịt mắt bịt mặt, sợ mình bị lộ, các đồng chí bị lộ. Vào những lúc tuyệt đẹp như thế, chữ "Ẩn" mới lộ ra hết ý nghĩa của nó. "Ẩn" để làm người không mặt, thực hiện nhiệm vụ hai ba mang, nhằm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Đó là lịch sử Việt Nam ở đỉnh cao của nó, trước khi Con Bọ xuất hiện: Thời đại không mặt. Con người không mặt, rồi biến mất, nhường chỗ cho Con Bọ.
Giấc mộng của Dũng - Chúng ta luôn luôn có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi [Camus] - trở thành thực, với Quân, và biến thành hiện thực cho cả nước, với cuộc giải phóng Miền Nam, và liền sau đó, bị Con Bọ chôm mất!
Đám Bọ còn tính khử luôn cả Ẩn, như chính ông xác nhận:
"Họ không ưa tôi chút nào hết," Ẩn nói đến những cán bộ cải tạo chính trị. "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào đến nỗi phải bị đem ra bắn."
*

Đọc những lời thuyết minh của "Người của chúng ta ở Paris", về trường hợp qua Mẽo học báo chí của PXA, là Gấu hiểu ngay ra lý do thất sủng của tay này: Không hiểu một tí gì về nguyên tắc 'không mặt' trong suốt chiều dài của lịch sử làm thịt người của phe ta: chỉ có nạn nhân mà không bao giờ có thủ phạm.
Không mặt: Ai cho phép mi thay mặt nhà nước để mà giải thích giải thiếc?
Có nhớ Bùi Tín không? Chỉ vì dám thay mặt nhà nước chấp nhận cho DVM đầu hàng mà phải bỏ của chạy lấy người, mày chưa sợ hả?
Ông này hình như còn rành hơn cả nhà nước về vị đại ca, hay thủ lĩnh, của ông!
Còn mấy sự lạ nữa. Báo chí nhà nước, thường là cắt, thiến những gì không hợp ý, vậy mà trong một số bài liên quan tới PXA đã để xì ra những tin tức không lợi như sau:
1. Trong bài viết
"Những giây phút cuối cùng của PXA" để lộ cái cảnh ông bị những bóng ma của quá khứ hành hạ, đến nỗi đi không nổi!
2. Trong bài mới trên Tuổi Trẻ, nhắc lại những lời chửi rủa của đồng nghiệp Mẽo của PXA, về cái sự phản bội họ của ông.
*
Theo Gấu, lời trách móc nhẹ nhàng nhất, nhưng lại nặng nề nhất về Ẩn, là của chủ cũ, khi để trong ngoặc hai từ "honest reporter."
Để trong ngoặc như thế, là, Time không những trách đầy tớ cũ phản chủ, mà còn tất cả những ai lăm le sử dụng báo chí vào những mục đích ô nhục, như PXA đã làm, qua cách giải thích tại sao tổ chức lại chọn nghề báo cho PXA, như "Người của chúng ta ở Paris" trả lời một độc giả của tờ báo của nhóm mấy ông ta.
Nên nhớ, rất nhiều nhà báo làm tình báo, nhưng cas của PXA là độc nhất, khi dùng chính một tờ báo của Mỹ để làm vỏ bọc cho ông.
PXA có thể là người đệ tử chân truyền của Mộ Dung Phục, với đòn "Gậy Ông Đập Lưng Ông" lừng danh giang hồ!
Chính vì thế mà Time là đau nhất. Họ không hề nhắc tới Ẩn, cho tới khi ông chết. Khi ông chết, họ đọc lời ai điếu, vinh danh ông, là một "honest reporter" [trong ngọăc!].
Hơn ai hết, Time hiểu rõ, khi họ bị qua mặt như vậy, là biến tờ Time thành cơ quan của tổ chức, vô tình trở thành màng lưới điệp viên của VC, và của Cộng Sản trên toàn thế giới. Khi họ trả lương cho PXA, là trả lương cho kẻ đã giết hại không biết bao nhiêu lính Mỹ, bởi vì chính PXA thông báo cho VC đường đi nước bước của họ. Đây là những điều một đồng nghiệp của Ẩn đã viết thẳng ra, trên tờ Người Nữu Ước.
*

Vẫn là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên!
Kundera  nói không, cái vụ làm chỉ điểm, nhưng vào lúc này, nói dối còn khốn nạn hơn là phản bội!

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay
trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác. Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...

… bài thơ này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi.
Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác. Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận.
*
Bài thơ, như tác giả cho chúng ta biết, làm cho một đứa con nít. Chúng ta tự hỏi, tại làm sao mà lại có một số phận đặc biệt, loan đi rất xa được nhiều người biết đến, được yêu được ghét, gây ngộ nhận, bị người đời sử dụng làm trò phù thuỷ?..
Ấy là vì nhà thơ viết cho một đứa bé là mỗi chúng ta ngày nào đã từng sống ở trong cái thiên đường đó, và nó đã mất. Cái cô bé QA chưa từng nhìn thấy quê hương đó, ngay từ khi còn bé, làm sao lớn lên nhìn thấy nó, nào chùm khế ngọt, nào chiếc cầu tre, cầu khỉ, nào nón mẹ nghiêng che…?
Sở dĩ bài thơ có một sức mạnh khủng khiếp đó ấy là vì tác giả, như Celan, khi làm bài thơ, đau nỗi đau "đào mồ trên không" (1), và tụi khốn kiếp, như Nazi, sử dụng bài thơ, để vui với nỗi đau đó, và lợi dụng nó: Người Đức sẽ không bao giờ tha thứ cho người Do Thái vì vụ Lò Thiêu. Bài thơ Quê Hương mang trong nó một cú cười đểu giả, kiểu khôi hài đen, y chang bài Tẩu Khúc Của Thần Chết!
*
(1)
Sữa đen hừng đông chúng ta uống buổi chiều
chúng ta uống trưa, sáng, chúng ta uống đêm
chúng ta uống và chúng ta uống
chúng ta đào huyệt trên không như vậy bạn sẽ không bị nhồi nhét
Một người đàn ông sống trong căn nhà anh ta chơi với rắn anh ta viết
anh ta viết
anh ta viết khi bóng tối tới Đức, tóc vàng của bạn Margareta
anh ta viết nó và ra ngoài cửa
và muôn sao lấp lánh
anh ta huýt chó săn tới gần
anh ta huýt đám Do thái đứng thành hàng đào huyệt dưới đất
anh ra lệnh chúng ta hãy cố mà vui chơi nhẩy nhót
Sữa đen hừng đông chúng ta uống bạn lúc đêm
chúng ta uống bạn lúc sáng, trưa, chúng ta uống bạn lúc chiều
chúng ta uống và chúng ta uống
Một người đàn ông sống trong căn nhà anh ta chơi với rắn anh ta viết
Anh ta viết khi bóng tối tới Deutschland tóc vàng của bạn Margareta
Tóc tro của bạn Shulamith chúng ta đào huyệt trên không bạn sẽ không bị nhồi
 nhét...) -
cho đến khúc cuối, như điện giật. Khúc này đã xuất hiện trong bài thơ ở những nốt khác nhau, khi được lập lại. Tác giả cuốn sách đã không chuyển ngữ (trong những đoạn lập lại, ông đã cho thấy nghĩa của nó, Death is a Master from Germany / Your golden hair Margareta / Your ashen Shulamith), cho nên, những từ tiếng Đức xuất hiện giống như sự trở về của những hồn ma trong bản dịch của ông:
...der Tod ist ein Meister aus Deustchland
dein goldenes Haar Margarete
dein aschenes Haar Shulamith

Paul Celan
*
Mình tưởng vết thương ngày nào đã thành sẹo, không ngờ vẫn mưng mủ…

Hồi Gấu còn giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG, sau khi đụng tới NHT, và Nguyễn Huệ của ông, khi ra Bắc, làm cái chuyện ấy với bà gì gì đó trong Phẩm Tiết, và làm cái chuyện gì gì đó, với đám sĩ phu Bắc Hà, tờ VH nhận được thư của một độc giả, phàn nàn, chuyện NHT đã 10 năm rồi, vết thương đã lên da non, ông Trụ này còn chọc dao vô, rồi ngoáy ngoáy, nhưng hy vọng, lần này nó sẽ thành sẹo!
Khi Văn Cao tự khui ra cái vụ làm đao phủ thủ cho Đảng, Gấu tự hỏi, tại sao, nhưng sau nghĩ ra, không khui ra là bỏ mẹ, vì đúng vào sắp sửa đi, chưa kịp chôn, mà tổ chức khui ra, như vụ Vũ Bằng thì khốn nạn nào bằng!
Truờng hợp Đỗ thi sĩ, Gấu thoạt đầu thấy hơi lạ, ông này đâu cần phải lạy ông tôi ở bụi này, và lấy trường hợp Kim Phúc để cắt nghĩa, nhưng một nữ độc giả "mắng cho", và mách nước, phải so sánh với trường hợp Grass, và cùng với nó, là thế kỷ bửn nhất trong mọi thế kỷ, và chính vì vậy, ai sắp sửa đi, là làm một cú "thú tội trước bàn thờ", để mà còn thanh thản đi đầu thai.
Quả có thế. Thí dụ trường hợp Kundera.
Ông này viết về "Đời nhẹ khôn kham", và Đời bèn đáp lễ: Lịch sử không nhẹ như cuộc đời đâu. Hòn đá Sisyphe đấy!
Milan Kundera
The unbearable weight of history
A long-buried scandal may taint a giant's reputation
MILAN KUNDERA'S poignant novels epitomised the tragic division of central Europe from the rest of the continent. Works such as "The Unbearable Lightness of Being" told of lives clouded or ruined by totalitarianism.
The story of Miroslav Dvoracek, a Czech spy for the West, would fit well into a Kundera novel. Caught by the secret police in 1950 while on an undercover mission to Prague, he was tortured and then served 14 years in a labor camp. He was lucky not to be executed. He has spent nearly six decades believing that a childhood friend called Iva Militka betrayed him; he had unwisely contacted her during his clandestine trip. Similarly, she has always blamed herself for talking too freely about her visitor to student friends. Now a police record found by Adam Hradlicek, a historian at the Institute for the Study of Totalitarian Regimes, in Prague, suggests that it was one of those friends, the young Mr Kundera, who was the informer.
Mr Kundera, a recluse for decades, insists that he had no involvement in the affair and is baffled by the document.
Communist-era records are not wholly trustworthy. But a statement from the Czech archives says it is not a fake; the incident (if it happened) could help explain why Mr Kundera, then in trouble with the authorities, was allowed to stay at university even though he had been expelled from the Communist Party.
True or not, the story echoes themes of guilt, betrayal and self-interest found in Mr Kundera's own work, such as "unbearable lightness" (dodged but burdensome responsibility). In "The Owner of the Keys", a play published in 1962, the hero kills a witness who sees him sheltering a former lover from the Gestapo.
As Mr Kundera himself has written so eloquently, "the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting." Under totalitarianism, fairy tales good and bad often trumped truth. Some heroes of the Prague Spring in 1968 had been enthusiastic backers of the Stalinist regime's murderous purges after the communist putsch of 1948.
Mr Hradlicek surmises that Mr Kundera probably acted out of self-interest, not malice or conviction. Millions faced such choices in those times. Some have owned up; many have not. Countless episodes like that linger over eastern Europe like an invisible toxic cloud +
Người Kinh Tế, 18 Oct, 2008
Những cuốn tiểu thuyết nhức nhối của Kundera kể những cuộc đời u ám hay bị tiêu tan vì chế độ toàn trị. Và câu chuyện một điệp viên chìm Tây phương gốc Czech bị mật vụ tó do có người tố cáo thật hợp với chúng. Anh chàng này cứ đinh ninh là mình bị cô bạn thời thơ ấu phản bội. Cô bạn này cũng cứ tự hành hạ mình, vì lỡ nói về chuyến đi của anh với bạn bè của cô. Nhưng hồ sơ mật mới khui cho biết, người tố cáo là một trong những người bạn của tay điệp viên, và là chàng trai trẻ Kundera.
Kundera bác bỏ lời tố cáo, nhưng đây là một tài liệu thực. Và nó giải thích được, trường hợp Kundera, tại sao gặp khó khăn với nhà nước vậy mà vẫn được tiếp tục ở Đại học, mặc dù đã bị đuổi ra khỏi Đảng.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng Nobel vừa rồi về tay Kundera, mới thấy sự việc khủng khiếp là dường nào. Chẳng lẽ vừa trao xong, là đòi lại liền?
Kundera như chúng ta được biết, rất ghét cái món tiểu sử. Và sống cũng rất ư là ẩn dật. Hay là chàng hơi bị nhột, vì vụ này?
“Sử nặng khôn kham”: Độc giả Kim Dung thì quá rành đòn “Gậy ông đập lưng ông”.
“Gieo gió gặt bão”, liệu có thể nói như vậy?


Mình tưởng vết thương ngày nào đã thành sẹo, không ngờ vẫn mưng mủ…
Hồi Gấu còn giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG, sau khi đụng tới NHT, và Nguyễn Huệ của ông, khi ra Bắc, làm cái chuyện ấy với bà gì gì đó trong Phẩm Tiết, và làm cái chuyện gì gì đó, với đám sĩ phu Bắc Hà, tờ VH nhận được thư của một độc giả, phàn nàn, chuyện NHT đã 10 năm rồi, vết thương đã lên da non, ông Trụ này còn chọc dao vô, rồi ngoáy ngoáy, nhưng hy vọng, lần này nó sẽ thành sẹo!
Khi Văn Cao tự khui ra cái vụ làm đao phủ thủ cho Đảng, Gấu tự hỏi, tại sao, nhưng sau nghĩ ra, không khui ra là bỏ mẹ, vì đúng vào sắp sửa đi, chưa kịp chôn, mà tổ chức khui ra, như vụ Vũ Bằng thì khốn nạn nào bằng!
Truờng hợp Đỗ thi sĩ, Gấu thoạt đầu thấy hơi lạ, ông này đâu cần phải lạy ông tôi ở bụi này, và lấy trường hợp Kim Phúc để cắt nghĩa, nhưng một nữ độc giả "mắng cho", và mách nước, phải so sánh với trường hợp Grass, và cùng với nó, là thế kỷ bửn nhất trong mọi thế kỷ, và chính vì vậy, ai sắp sửa đi, là làm một cú "thú tội trước bàn thờ", để mà còn thanh thản đi đầu thai.
Quả có thế. Thí dụ trường hợp Kundera.
Ông này viết về "Đời nhẹ khôn kham", và Đời bèn đáp lễ: Lịch sử không nhẹ như cuộc đời đâu. Hòn đá Sisyphe đấy!
As Mr Kundera himself has written so eloquently, "the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting." Under totalitarianism, fairy tales good and bad often trumped truth. Some heroes of the Prague Spring in 1968 had been enthusiastic backers of the Stalinist regime's murderous purges after the communist putsch of 1948.
Mr Hradlicek surmises that Mr Kundera probably acted out of self-interest, not malice or conviction. Millions faced such choices in those times. Some have owned up; many have not. Countless episodes like that linger over eastern Europe like an invisible toxic cloud +
*
Như Kundera hùng hồn phán, cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên. Dưới chế độ toàn trị những câu chuyện thần tiên, hay hay dở đều chửi bố sự thực, và chiến thắng nó. Một số những anh hùng Mùa Xuân Prague 1968 đã từng là những người ủng hộ chính quyền Stalinist sau cú nổi dậy của những người CS vào năm 1948
Cái tay vô tình khui ra vết thương của Kundera phán, có thể ông hành động do quyền lợi cá nhân, chứ không phải là do hiểm độc, hay vì niềm tin. Hàng triệu người phải đối diện với những sự chọn lựa  như vậy vào thời gian đó. Một vài người nói ra, như Grass chẳng hạn. Những câu chuyện như vậy, chúng giống như một đám mây mù tẩm chất độc vần vũ trên bầu trời Đông Âu.
*
Kundera đã từng nhắc tới Faulkner và ước muốn của ông, được lịch sử gạch tên, có thể vì ông lương tâm của ông có vết chàm?
Bác Hồ cũng từng mong được lịch sử gạch tên, khi di chúc, hãy thiêu xác của tôi?
Nhưng thê thảm là những nhà văn CS có thời được coi như là lương tâm của con người CS [hơn lương tâm của con người bình thường]. Khi chính họ nhận ra họ đã lầm, thì đám độc giả của họ vẫn khăng khăng, không, ông không lầm, ông không có vết chàm, ngửi văn của ông vẫn dũng cảm, vẫn trung thực, chẳng có mùi cứt!
Thí dụ
Ilya Ehrenburg.
Ngay cả khi ông tự thú trước bàn thờ:
Đây là lúc để thừa nhận -
để rú lên, hay để gào khóc -
Ta đã sống đời ta như một con chó...
Nhưng fan của ông đâu có tin!

Ấy là vì ông đã từng là thần tượng của họ, vào cái thời đẹp nhất của họ, thuở mới lớn, mê Cách Mạng như điên.
Hay Yevtushenko.
Ông này, đi ra nước ngoài bị người Nga lưu vong ném cứt vào mặt, bị phú lít Mẽo bỏ bóp, tịch thu passport, phải năn nỉ Brodsky tới can thiệp, trong khi đã từng liên can đến vụ tống xuất Brodsky. Nhưng những fan của ông như Nguyên Đầu Bạc chẳng hạn, đâu có tin!
Còn biện minh cho thần tượng của mình, lớn lên rồi, thì con sói Đảng CS Liên Xô đã già rồi, cắn không đau, cho nên ông không đến nỗi khổ như Mandelstam, thí dụ.
Làm sao mà so được với Mandelstam. Mà đây đâu có phải chuyện chó sói già hay trẻ. Chó sói Liên Xô sao già bằng cho sói VC? Chứng cớ, chó sói Liên Xô chết từ đời nào rồi, trong khi chó sói VC vẫn hung hăng con bọ xít!
Yevtushenko làm nổi những bài thơ "phản động" như Mandelstam?
BNT bị Đảng cho đi tù, mà đâu có quên nổi những vần thơ
Mayakovsky, trong khi chính tác giả của những vần thơ xúi dại, cũng cẩm như "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", phải tự tử để xin nhân loại tha thứ cho lỗi lầm của mình. (1)
Không phải tự nhiên mà Đỗ thi sĩ, dù chẳng có ai khảo, vẫn xưng tội trước bàn thờ!
(1)
On the evening of April 14, 1930, Mayakovsky shot himself. The unfinished poem in his suicide note read, in part:
The love boat has crashed against the daily routine. You and I, we are quits, and there is no point in listing mutual pains, sorrows, and hurts. Wikipedia

Tiếng Cười và Sự Quên Lãng

Đọc lại những cuốn hồi ký tù “của chúng ta”, cái thiếu sót lớn của chúng, có lẽ là tiếng cười, theo kiểu câu chuyện cuời của Kundera, mà người viết trích dẫn ở trên.
Nên nhớ, trước 1975, dù “thù trong”, [tạm gọi những người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản], “giặc ngoài”, nhưng trên hàng chục, hàng trăm tờ báo của miền nam, không tờ nào thiếu mục “tếu”, nào đàn ngang cung, thơ chua, thơ đen, nào Ao Thả Vịt, nào Nói Chuyện Với Đầu Gối… Nếu có Anh Tám Sạc Ne, thì phải có anh Choé, anh Tuýt…  Hình như chúng ta chỉ quên tiếng cười, từ những ngày sau 1975.
Chúng ta tự hỏi, liệu những người tù của miền nam đã quên tiếng cười, và chỉ biết tố cáo cái ác, trong những ngày dài cải tạo?

Tôi nghĩ là không. Thí dụ, trong Đá Mục, của Thảo Trường, nhân vật sĩ quan ở trong đó, đã sống sót trại tù, nhờ cái tinh thần tếu tếu của mình, và cũng nhờ những hoàn cảnh tếu tếu mà anh gặp ở trong đó. Anh gặp một đệ tử, là binh sĩ dưới quyền, và nhờ anh này xoay sở, anh có được một chỗ làm dễ thở, dưới quyền một bộ đội nữ, lo trông nom con heo nọc của trại. Bữa đó, anh đã lầm lẫn, vừa về tình cảm, lẫn về thành quả lao động tốt cải tạo tốt của bản thân, khi xơi “quả trứng” mà anh tưởng là nữ quản giáo tình tứ ban cho anh, nhưng sự thực là để bồi dưỡng cho con heo nọc!
Cũng trong cuốn sách trên, Kundera, dẫn lời một nhân vật của mình, cho rằng: Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực chính là cuộc chiến đấu của con người chống lại sự lãng quên. Nhưng nhân vật chính trong Đá Mục lại tuyên bố ngược lại: Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả.  Như vậy ‘hãy quên đi tất cả” nghĩa là gì? Bản danh sách tố cộng kể trên? Hoặc cái cách mà bạn tố cáo cộng sản như thế đó, nghĩa là bằng những từ đao to búa lớn như là Đáy Địa Ngục, Đại Học Máu, thí dụ vậy?  Cũng có thể, vào những ngày tháng cay đắng độc địa đó, chúng ta đã quên mất tiếng cười, nhưng đã tới lúc, phải khôi phục lại tiếng cười, trong văn học của chúng ta.


Salvation or Ruin?
Trong một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Mô phỏng Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society which blindly follows the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men].
Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.

Ngón tay Người như những chú giun.

Mandelstam's poem on Stalin (November 1933)1
We live, deaf to the land beneath us,
Ten steps away no one hears our speeches,

But where there's so much as half a conversation
The Kremlins mountaineer will get his mention. 2

His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead weights, fall from his lips, 

His cockroach whiskers leer
And his boot tops gleam. 

Around him a rabble of thin-necked leaders—
fawning half-men for him to play with. 

They whinny, purr or whine
As he prates and points a finger,

One by one forging his laws, to be flung
Like horseshoes at the head, the eye or the groin.

And every killing is a treat
For the broad-chested Ossete. 3

1. This poem, which Mrs. Mandelstam mentions on page 12 and at many other points, is nowhere quoted in full in the text of her book.
2.  In the first version, which came into the hands of the secret police, these two lines read:
All we hear is the Kremlin mountaineer,
The murderer and peasant-slayer.
8. "Ossete." There were persistent stories that Stalin had Ossetian blood. Osseda is to the north of Georgia-region> in the Caucasus. The people, of Iranian stock, are quite different from the Georgians.

Mandelstam: Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]

Chúng ta sống, điếc đặc trước mặt đất bên dưới
Chỉ cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,

Nhưng ở những nơi, với câu chuyện nửa vời
Tên của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.

Những ngón tay của kẻ đó mập như những con giun
Lời nói nặng như chì rớt khỏi môi

Ánh mắt nhìn đểu giả, râu quai nón-con gián...

Bài thơ trên có nhiều bản khác nhau. Trên, là từ hồi ký "Hy Vọng Chống lại Hy Vọng", của vợ nhà thơ, Nadezhda Mandelstam
*
“Tội của chúng mình không phải là mất lòng tin mà là tin tưởng quá.”
Bùi Ngọc Tấn:
"Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá.".
NQT: Khu Rừng Trong Đêm
Nhật ký

Nói nhà thơ nhà nước Yevtushenko bị ném cứt, bị ăn phân, khi đi ra nước ngoài, thì hơi cường điệu, nhưng quả là ông bị những người Ukraina quốc gia ở Canada ném trứng thối vô mặt khi ông trên đường trở về Liên Xô. Gặp lại Brodsky ở Moscow, ông phân bua về chuyện trên, cùng chuyện bị phú lít phi trường tịch thu hành lý, và chuyện, khi ông ở Mẽo, họ đếch thèm hỏi gì hết về ông, về thơ của ông, mà là về Brodsky.
Trên blog Nguyên Đầu Bạc, có vẻ như ông vẫn tiếp tục bênh vực nhà thơ nhà nước Liên Xô, và đưa ra lập luận, “Hãy đọc thơ tôi” [Yevtsushenko]. Nhưng, ở đây không phải vấn đề thơ hay, hay dở, mà là vấn đề đạo đức của thơ, và của thi sĩ. Thơ của Maya, của Tố Hữu, của… mà không hay sao?
Từ đấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chiếu qua tim
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Những câu thơ trên, càng hay bao nhiêu, càng làm chết nhiều người bấy nhiêu.
Khốn nạn hơn nữa, những nhà thơ, khi viết ra những dòng thơ trên, được hưởng lợi nhờ nó, và biến thành những con người tầm thường, khi bổng lộc của mình có nguy cơ không còn nữa, hay chân lý mà mình theo đuổi, chỉ là đồ dởm. Thái độ của nhà thơ nhà nước trong trường hợp Brodsky bị tống xuất chẳng lẽ không phải là để bảo vệ bổng lộc của ông ta sao? Thái độ của Tố Hữu đối với nhóm Nhân Văn?
Chính là trong những trăn trở như vậy, có thể, mà Đỗ thi sĩ xì ra câu chuyện, thơ của ông bị nhà nước thêm vô!
*
Thơ ông phong phú, đa dạng và phức tạp như tính cách và cuộc đời ông. Ở Việt Nam, thơ ông đã đến qua bản dịch của Bằng Việt ở sách "Evtushenko. Lọ Lem", nxb Tác Phẩm Mới, 1982. Ở đây là một số bài thơ ông tôi chọn dịch, có cả thế sự và tình yêu, cả thơ trữ tình cá nhân và trữ tình công dân. Evtushenko là người thế nào? Sau những điều ông thú nhận, sau những điều người khác viết về ông, hãy đọc thơ ông. Nếu quả thực, "thơ là lý lịch, là mạng sống đời tôi", như nhà thơ Việt Nam Phùng Quán, đã nói.
Blog NDB
Thơ là lý lịch, những hành động hèn hạ không phải là lý lịch?

*
TTD & PXN