*
Ghi

1

















Phúc phương phì
Câu cuối không hề có!

*

*

V/v Kundera: Tờ L'Express cử phóng viên tới tận ổ điều tra


Có một chiều tháng năm
Đỗ Trung Quân

"Thầy còn nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra
người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy gò
ngồi sau tủ thuốc ven đường.

"Thầy còn nhớ con không...?"
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng.
Hoa phượng tháng năm rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai người thầy học cũ.

"Không... xin lỗi... ông lầm... tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn..."

Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.

Còn biết nói gì hơn
Đứa học trò tâm sự
Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.

Và hôm nay...
Bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách
Trước đứa học trò quần áo bảnh bao ?

Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay ?

NGUYEN (1)
Chuyển tiếp đến Qúi Vị một bài thơ mang nỗi niềm tâm sự man mác, với tình cảnh Thầy Trò trong xã hội VN ngày nay.
Tủ thuốc : một tủ hay thùng kính nhỏ bày bán đủ loại thuốc lá có ở khắp ven đường góc phố
TV
*
Note: Ông thầy này, theo Gấu, là từ hồi VNCH, sau phải đi cải tạo, không nhìn một đứa học trò, có thể đã từng là VC nằm vùng, hoặc sau 30 Tháng Tư bắt buộc phải tình nguyện đi TNXP, như những đấng Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Nhật Ánh....
Ông thầy thất thế, không nhìn một ông học trò thành đạt, là chuyện thường.
ĐTQ, theo Gấu, đang bắt chước Gunter Grass!
Ông thi sĩ đã từng phều phào, câu thơ đó đếch phải của tớ. Xin xem Phúc Phương Phì
Nhưng, như vậy quá bảnh. Phải có tí cứt mang theo, khi từ giã thế kỷ quá bửn.
Không lẽ sạch bong như những anh Lạc Đường?
NQT
(1) Nhận qua mail, của bạn học cũ. NQT
*
Gấu đã từng tiên đoán và mong mỏi như vậy!
*
Chuyện của Grass làm Gấu nhớ một câu chuyện ngụ ngôn đọc khi còn nhỏ, về một anh chàng cứ mỗi lần phục vụ Quỉ Sứ là bèn đóng một cái đinh lên "thập tự thơ". [Chữ này Gấu chôm của thi sĩ NĐT khi ông vinh danh một nhà thơ đang còn sống và hiện đang sống ở trong nước]. Sau này, khi đã buông dao đồ tể, mỗi lần làm được một việc phúc đức, thì lại nhổ một cây đinh ra khỏi thập tự ác. Thế rồi, cây thập tự sạch đinh. Anh ta mừng quá, ngồi... khóc.
Hỏi tại sao. Vưỡn còn những dấu đinh!
Ôi chao còn dấu đinh, là một điều quá tuyệt vời, chứ sao lại khóc?
Một cái thập tự không có dấu đóng đinh, thì ai thèm!
Mong sao nhà thơ ở trong nước vào lúc này đang hì hục nhổ những cái đinh ra khỏi thập tự thơ, cùng với cả thế hệ nhà văn nhà thơ của ông ta! NQT.
*

*

Bức "Tự họa & Hành", chính tay Grass vẽ, cho cuốn sách của ông. Báo Người Quan Sát Mới, số 24-30 Tháng Tám.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn Daniel Cohn-Bendi, một nghị viên Âu Châu, của tờ Người Quan sát Mới, nhân cú Tự Thú Trước Bình Minh của Grass.
Tại sao lại phải để bằng đó năm tháng, mới dám xì ra, chỉ một cú bốc đồng của tuổi trẻ, nhất là đây lại là một nhà văn lớn, một ông luật sư của sự thực?
Cái đầu đề bài phỏng vấn, mới thật là ngộ: "tache", vết chàm, "lâcheté", sự hèn nhát, hai từ đọc lên na ná, lại còn kéo thêm từ "tâche", bổn phận, nhiệm vụ.
*
-Ông nghĩ sao về cái cú tự thú của Grass?
Daniel Cohn-Bendi: Tôi nghĩ đến cuốn tiểu thuyết Vết Chàm của Philip Roth. Sau cùng vậy là ai cũng có một vết chàm trong cuộc đời của mình, ngay cả những ông tổ sư đạo đức của thời đại chúng ta. Gunter Grass như vậy là cũng có vết chàm của ông ta trong đời. Thật buồn cho ông ta, và những lời giải thích của ông ta thì thật là thảm hại. Nhưng như vậy làm cho ông càng thêm người hơn. Theo một nghĩa nào đó, điều này còn làm cho chúng ta an tâm.
-An tâm, khi tiếng tăm của ông ta trở thành tăm [tai] tiếng? Một người như Grass?
Tôi nghĩ như vậy. Điều này làm cho chúng ta an tâm, về chính cuộc đời đáng thương của chúng ta! Nó cho thấy, ngay cả trong văn chương, cũng đếch có siêu nhân!
...
-Nhưng còn giải thưởng Nobel văn chương thì sao? Chẳng lẽ Grass phải trả lại?
Hỏi gì ngu thế. Nếu phải trả lại, thì Garcia Marquez cũng phải trả. Nobel văn chương, cho ông nhà văn, chứ đâu cho ông thánh!
Nguồn
*

Mấy đấng Đỗ thi sĩ, Nguyễn Thanh Trịnh, tức Đoàn Thạch Biền sau này, đều rất quí Gấu. Hay nói rộng ra, những mầm non văn chương cách mạng được ‘trồng’ bởi thức ăn Miền Nam, bởi bầu khí VNCH! Họ khác hẳn đám nhà văn Miền Bắc, khi trở về Miền Bắc, là Gấu nhận ra liền sự khác biệt. Tuy cả hai đều quí Gấu, thế mới lạ!
Đoàn Thạch Biền đã từng in cho Gấu một cuốn sách dịch, Khiêu vũ với Thần Chết, On achève bien les cheveaux.
Chuyện này xẩy ra sau Cách Mạng. Lúc Gấu đói lắm. Tks.
Cái cú in sách này cũng ly kỳ lắm. Sắp đi rồi, khui ra cũng dzui!
*
Những đứa con của trí tưởng

Tôi vẫn còn nhớ thái độ thân thiện, cởi mở của những người tôi đã từng trò chuyện, tôi vẫn còn nhớ những khuôn mặt trong sáng đầy tin tưởng của những người bạn trẻ như Đoàn Thạch Biền, Đỗ Trung Quân, và nhất là dáng ân cần khi đưa ra đề nghị cộng tác, của anh phụ trách tờ Tuổi Trẻ (hình như tên Thức, không phải Nguyễn Đông Thức. Đó là thời gian còn Kim Hạnh)...
Những người viết Miền Nam trước 1975, ở lại, hình như đều viết trở lại. Tôi có lẽ là người đầu tiên được nhà xuất bản Văn Học đề nghị tái bản bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc.
*
Cuốn Người ta làm thịt cả ngựa, của Horace Mac Coy, là một cuốn thuộc loại sách đen, série noire, Gấu đọc từ trước 1975, thời gian vừa đọc vừa học tiếng Tây, cùng với những tác giả như Simenon, J.H Chase..  thời kỳ ra trường Bưu Điện chừng hai năm, đã đổi qua bên VTD Quốc Tế, cầy thêm job cho UPI, đọc cùng lúc với ông Hưng, chuyên viên gửi hình VTD, radiophoto, của AP, ông Hưng thì mê những tác giả khác không giống Gấu, thí dụ Carter Brown.
Sau 1975, tay PMH nhờ Gấu dịch theo nguyên tác tiếng Anh, They Shoot Horses, Don’t They? Tay này làm cho nhà xuất bản Văn Học, bộ phận phía Nam, và còn là một lái sách. Gấu biết anh ta, khi đến VH để lo biên tập cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, theo bản dịch trước 1975 của Gấu, dưới sự giám sát của tay Nhật Tuấn, nhà văn Miền Bắc, anh ruột, hay em ruột của Nhật Tiến. Cái vụ xb lại cuốn này, là cũng nhờ Nguyễn Mai, khi đó làm thợ sửa mo rát cho VH. Để có được bản dịch cuốn MTVM, Gấu phải cầu cứu Jospeph Huỳnh Văn, có bà con làm ở Thư Viện Quốc Gia, nhờ mượn về, đưa cho nhà xb VH làm mẫu. Joseph HV tới lúc đó mới đọc văn dịch của Gấu, gật gù, mi bảnh thật, hơn cả thằng em tao, nó Tú Tài Tây, mà thua mi!
Đưa trước một mớ. Dịch xong, anh ta đếch thèm in. Thế rồi một bữa, Gấu thấy cuốn sách của mình nằm ngay trước mắt mình, vì lúc đó, Gấu đang làm thằng bán báo, tại sạp nhà, ngay trước chúng cư 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn


A CRITIC AT LARGE
WAR AND REMEMBRANCE
Shrouded by the Günter Grass controversy is an extraordinary new memoir.
by Ian Buruma

“History, or, to be more precise, the history we Germans have repeatedly mucked up, is a clogged toilet,” the narrator in Günter Grass’s most recent novel, “Crabwalk,” says. “We flush and flush, but the shit keeps rising.” Now the author, a Nobel laureate widely regarded as “the conscience of Germany”—a man who has regularly sermonized against the forces of reaction and the corruptions of power—is up to his neck in it himself.
Grass, who was born in 1927, never pretended to have escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Nguồn