*
Ghi

Phần I

















Thời Chúa Sẩy Thai (1)
“Đặt tên cho cuốn sách, còn hơn cả tên khai sinh cho con mình, cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”
Cái tên hay nhất cho nó là: Chúa Sẩy Thai. Hoặc Anus Mundi.

Chúa Sẩy Thai: Đây là một từ do Gấu này phịa ra, để dịch cụm từ "the Passion of an abortive Christ figure", và đây là nguồn:
Weinberg khai triển biểu tượng tôn giáo ngầm chứa trong câu chuyện, (Hoá Thân, của Kafka) đã coi  đây là một chuyển hoá tiêu cực, a negative transfiguration, một nghịch đảo hiện tượng Chuá nhập thân làm người phàm, một Khổ nạn Giê-xu Sẩy thai [the Passion of an abortive Christ figure]
[Hoá Thân của Kafka, bản tiếng Anh, Bantam Books; phần phụ lục, Explanatory Notes To The Text]. Tính từ "abortive" ở đây có thể hiểu như là [một dự án] không thành công, bị sa sẩy, không thực hiện được, [một kế hoạch] bị bể từ trong trứng nước. NQT
*
Từ "Chúa Sẩy Thai" nghe rất chướng, nhưng biết làm sao được, không lẽ phải dùng cả một cụm từ như sau đây:
Hóa Thân kể câu chuyện Chúa Giáng Sinh lần thứ nhì, làm người, để cứu nhân loại, nhưng cuộc sinh nở không xuông xẻ và thay vì làm người thì thành một con bọ, và gia đình sau cùng phải giết bỏ.
Áp dụng vào Mít:
Nước Mít đúng ra là sau 30 Tháng Tư có được Đức Phật nhập thế, Chúa Giáng Sinh, cứu giúp dân Mít, xây cái nhà Mít to lớn bằng 100 lần trước, đưa dân Mít lên đến đại đồng, nhưng thay vì vậy, chỉ có con bọ VC, và sau cùng dân Mít đành phải giết bỏ. NQT
*

Nhưng tại sao tham luận của ông không là nghiên cứu trí thức Việt Nam mà lại là trí thức Trung Quốc?

Đây cũng là một trường hợp áo gấm về làng đây!
Đúng là có tài phỏng vấn, ngửi ra ngay ‘nhược điểm” của đối phương, để mà chọc lưỡi dao vô!
Câu trên, chẳng tuyệt sao?
Mi cũng là một thằng nhát. Bộ VN không có gì để ‘tham luận’?
Câu nhắc tới tướng Givral, mà chẳng thú sao?
Hóa ra ông chủ cũng có thời gian là bạn của bạn của Gấu, tức Cao Bồi PXA.
Cuốn viết về PXA của bà này, cũng tuyệt: Người không mặt! Nó làm Gấu nhớ tới Akhmatova, và câu thơ của bà, về thời không mặt:
The human face disappeared and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, 'faceless';
litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ
không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong không mặt.]
Nói cho cùng, đó là thời không mặt. Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna Akhmatova, về Cách Mạng:
As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
Nhớ tới những chuyến đi của đám VC nằm vùng, vô bưng gặp Cách Mạng, cũng bị bịt kín mặt, cứ là như đi gặp Bố Già Corleone!
Ông chủ khều nhẹ đám hải ngoại cứ chê Việt Nam thiếu dân chủ, đếch chịu làm một điều gì cho đất nước, như ông ta, nhưng khi được hỏi, ông làm được gì, thì lại đổ cho cơ chế. Cơ chế như vậy, là do thiếu dân chủ mà ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ.
Chuyện khủng khiếp, là đằng sau tất cả, là Cái Ác Bắc Kít, và cái này thì thật vô phương!


Phải đọc cái này, mới càng thấm hiện tượng Chúa Sẩy Thai, Anus Mundi!
Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải

Note: Bài này đã được delete khỏi Diễn Đàn Forum
Cái tay NDM này, lần Gấu về Hà Nội, nghe ông cậu, Cậu Toàn, em của bà cụ Gấu, cho biết, là bạn học của ông, cũng viết nhiều, nhưng không phải thứ văn chương sáng tác. Gấu lần về đó, có mua mấy cuốn ông viết về Nguyễn Tuân. Cái hồi ký của tay này, về mặt văn học thì yếu, nhưng về mặt tài liệu, thì thật tuyệt, theo cái kiểu, một người giấu một cái máy ghi âm nhỏ xíu ở trong người...  thành thử mấy anh như Nguyễn Khải, vốn nhát, cứ tưởng là an toàn xa lộ, tha hồ phun ra, có thể vì vậy mà bài bị lấy xuống?
Bài viết cho biết rất nhiều chi tiết hiếm quí về những ngày đầu mấy anh này vào Nam, ngay sau 30 Tháng Tư. Đói khổ, thèm thuồng đủ thứ... Suy ra, dân Miền Nam hồi đó mới điêu linh cực khổ cỡ nào, nhất là những gia đình có chồng con đi cải tạo tại Miền Bắc.
*
Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
*
Khó hiểu thực. Tại sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng viết càng nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT
Note: Đúng ra, Víp Va Ka phải xấu hổ giùm cho Sơn Nam mới phải. Ông này, dân Nam Bộ như Víp, cũng không có miếng đất mà chôn, may nhờ một vị hảo tâm, thí cho một miếng, đâu cũng tận Củ Chi Thành Đồng!
*
Than oi!
Wednesday, September 3, 2008 6:40 PM
From:
To:
5 tuoi vao dang roi!!!
Phải có 65 năm tuổi đảng.

Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh

Note: V/v Hồi ký NDM, hình như là đã được "phát tán" không có sự đồng ý của tác giả. Tuy nhiên, Tin Văn bỏ qua sự kiện này, và chủ trương: Đây là "chiến lợi phẩm" sau 30 Tháng Tư 1975, của Miền Nam, của đám VNCH "thất trận", trong có Gấu, theo nghĩa: Tụi văn nghệ sĩ chúng mày nhơ bẩn đến như thế này, mà đòi giải phóng ai? (1)
Hơn nữa, có thể cái sự phát tán này, cũng là có tí ẩn ý của NDM chăng? Bởi vì không lẽ viết để di chúc đốt bỏ? Như... Kafka?
NQT
(1)
Tố Hữu trông người nhỏ nhắn, nhẹ nhõm như một thư sinh. Nhưng rất hách. Tôi đã nghe Hoàng Cầm nói, ông đã từng ra lệnh bắt Trần Dần, Tử Phác bằng sáu tiếng ngắn gọn: “Gọi nó về, bắt lấy nó”. Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông như thế nào, tôi ví như con cua co dúm người lại trước con ếch.
Tôi đã nghe Hoàng Ngọc Hiến thuật lại về Tố Hữu trong cuộc họp nhà văn đảng viên hồi tháng sắu năm 1979. Nguyên Ngọc trình bầy bản đề cương chống Mao-ít. Tố Hữu đã quạt cho Nguyên Ngọc một trận, cho đây là hiện tượng “ngược dòng”, ông có cách nói mỉa mai rất ác. Nhân thấy Nguyên Ngọc, người thấp, nhân làm đổ cái micro trên bàn chủ tịch đoàn, ông nói: “Cái bục này đối với tôi hơi cao, đối với anh Nguyên Ngọc thì cao quá!”. Ông còn đến vuốt râu Nguyên Hồng: “Để râu sớm quá đấy, để trốn họp chi bộ chứ gì!”. Gần đây Kim Lân còn cho tôi biết, hôm ấy, Tố Hữu đến chỗ Kim Lân, nói: “Dạo này viết ít quá đấy!”. Kim Lân buột miệng nói: “Bác lại phê bình em rồi!”. Có vậy thôi mà nghĩ sợ quá. Kim Lân nói: “Tôi nhớ trong truyện Tam quốc, có hai anh bạn thân, sau một anh làm to, anh kia đến chơi, nói suồng sã về những kỉ niệm thuở hàn vi. Sau bị tay kia cho người đuổi theo thủ tiêu – Sợ quá!”.
Tôi chắc Kim Lân sợ thì có sợ, nhưng làm gì đến nỗi thế. Bọn nhà văn là chúa hay phóng đại.
Nguyễn Khải cũng kể lại, hôm ấy anh ngồi chủ tịch đoàn. Có một cậu nói nhỏ với anh: “Ông Lành đang nói sao cậu lại cười?” Khải sợ quá, vội chối: “Không, răng tôi nó hô đấy chứ, tôi có dám cười đâu!”.


Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Chuyện hai nhà văn

Nhà văn Miền Nam có thể tạm so sánh với Nguyễn Khải, có lẽ phải là Võ Phiến, nếu chỉ xét mặt văn phong, cách viết.
Chẳng thế mà có lần Gấu này khen Nguyễn Khải trước NMG, ông chủ báo của Gấu gật gù, cho biết, VP cũng rất thích NK, và ông còn cho biết thêm, NK cũng rất nể VP. 
Đó là thời gian Gấu qua Cali chơi, lần thứ nhất, tá túc nhà NMG. Khi về NMG order, anh viết một bài cho số đặc biệt Văn Học, về Võ Phiến.
Khi NK mất, trong nước, khi vinh danh ông, có trích dẫn lời khen của VP, qua NMG nói lại.
Cái sự so sánh, là rất cần thiết, nhưng cũng rất nguy hiểm. So sánh Thảo Trường, là phải với một tay cũng dung dị như ông.
Văn của NK rất hiểm độc. Văn Võ Phiến cũng có chất đó, theo nghĩa, ông dám đánh đu với tinh, như sư phụ của ông là Zweig. Điều này Gấu nhận ra, theo kiểu "đọc trò lần ra thầy", và đã viết ra trong bài về Võ Phiến. Còn nếu so sánh sự tự do khi viết của nhà văn Miền Nam, với sự viết dưới ánh sáng của Đảng, mà vẫn giữ được lương tâm của người viết, thì phải để Thảo Trường – dù ông chẳng hề muốn - với thí dụ Nguyễn Minh Châu, hay Nguyên Ngọc, mặc dù cũng thật khập khễnh, vì hai ông này, vào lúc trai trẻ của mình, đều nghĩ về văn chương khác hẳn Thảo Trường. Còn đi
ều này nữa, cả ba đều tham dự cuộc chiến, trong khi NK, hình như không, hoặc, do nhát, cũng thực sự "không"!
*

Những độc giả say mê Võ Phiến, những tác phẩm đầu tay của ông như Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Thác Đổ Sau Nhà... chắc chắn là nhận ra khí hậu Zweig ở trong đó. Nhân vật của Võ Phiến, đều như bị con quỉ của sự tò mò hớp hồn, dẫn dụ, và khi đã hoàn hồn, có vẻ như nhờm tởm thế nhân: cô gái trong Thác Đổ Sau Nhà, sau gặp lại người tình của một đêm, đã ngạc nhiên không thể tưởng tượng được tại sao mình lại đã có lần ngã vào một con người thô kệch, cù lần đến như thế! (Vì không có văn bản trong tay, tôi viết lại theo trí nhớ, ở đây là những cảm giác còn giữ được, khi đọc Võ Phiến hồi học trung học. Không hiểu đọc lại, những chi tiết có đúng, và cảm nghĩ có thay đổi hay không).
Những nhân vật tiểu thuyết hiện đại đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote; ta có thể lập lại, với những nhân vật của Võ Phiến: họ đều bước ra từ Người Chơi Cờ. Tôi không hiểu, ông đã đọc nhà văn Đức, trước khi viết, nhưng khí hậu 1945, Bình Định, và một Võ Phiến bị cầm tù giữa lớp cán bộ cuồng tín, đâu có khác gì ông B. (không hiểu khi bị bắt trong vụ chống đối, Võ Phiến có ở trong tình huống đốt vội đốt vàng những giấy tờ quan trọng...). Nhân vật "cù lần" trong Thác Đổ Sau Nhà, đã có một lần được tới Thiên Thai, cùng một cô gái trong một căn lều, giữa rừng, cách biệt với thế giới loài người, có một cái gì thật quen thuộc với đối thủ của ông B., tay vô địch cờ tướng nhà quê vô học, nhưng cứ ngồi xuống bàn cờ là kẻ thù nào cũng đánh thắng, đả biến thiên hạ vô địch thủ?
"Nhưng đây là con lừa Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên thốt ra những điều đầy khôn ngoan.Bởi vì nhà vô địch là một người không thể viết một câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt", bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14 tuổi vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván cờ!
Hãy so sánh với sự thất bại của hầu hết những nhân vật của Võ Phiến, trước cuộc đời: những ông Ba Đồng Thời, Bốn Thôi...

"Vết thương không thể lành", Levi viết trong Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Thoát. Lò Thiêu địa ngục thứ nhất, hậu Lò Thiêu, địa ngục thứ nhì. Tadeusz Borowski, tác giả Quí Bà Và Quí Ông, Đường Này Tới Lò Thiêu, thoát cả hai lò thiêu Auschwitz và Dachau, năm 1951, ông chưa tới 30 tuổi, ba ngày sau khi cô con gái chào đời, ông đã trở lại nơi lò thiêu ngày xưa: tự tử. Nhà thơ Paul Celan: tự tử. Còn nhiều nữa...
Người ta nói tới không khí hiu hắt, cô đơn trong văn phong của Võ Phiến. Phải chăng đây cũng là một tình trạng "không thể lành", sau kinh nghiệm 1945? Tính cách bất toàn, luôn bám lấy một tư tưởng cố định, idée fixe, coi thường chính mình, của những nhân vật Võ Phiến? Nếu sau này, Võ Phiến có giọng viết như nói, như trò chuyện thoải mái, tôi nghĩ đó là do ảnh hưởng Miền Nam. Võ Phiến thời đầu không có giọng văn này.
*
Nguyễn Khải là một nhà văn chuyên nghiệp được quân đội miền Bắc nuôi để viết văn, còn Thảo Trường thì không. Ông không thuộc ngành tâm lý chiến, chỉ viết khi rảnh, theo ý thích, không viết lách như làm việc. Ngay năm 1969, khi viết về chiến tranh ông đã mô tả tinh vi những mâu thuẫn trong lòng một sĩ quan thấy anh lính thân cận nhất của mình ngã chết, rồi lại được nghe những tiếng khóc của người vợ lính mất chồng. Ðến bây giờ sau 40 năm chúng ta vẫn cảm động khi đọc lại. Trong một câu chuyện chiến tranh khác, Thảo Trường chỉ kể lại những đối thoại của một người lính Việt Nam Cộng Hòa với một em bé, khi em bé cứ cặm cụi, tẩn mẩn tìm cách đào một viên đạn bắn vào nhà mình, còn ghim trong tường. Thảo Trường còn viết, viên đạn Mỹ, nhưng không biết bên nào bắn. Một nhà văn miền Bắc, nhất là một nhà văn quân đội không được phép viết tự do như vậy. Ngô Nhân Dụng

Nhận định, “ông không thuộc ngành tâm lý chiến, chỉ viết khi rảnh…” khiến độc giả "suy ra", là, giả như TT thuộc về ngành tâm lý chiến, thì sẽ viết khác đi, và tất cả những nhà văn TLC Miền Nam, thì cũng giống như nhà văn Miền Bắc, được nhà nước, quân đội VNCH nuôi, để viết văn, và viết văn Chống Cộng?

Gấu này đã tính đếch thèm viết về Ông Số Hai, (1) nhưng ông viết nhảm quá, đành phải ngứa miệng sủa tiếp!
(1) Xin xem
Tự Kiểm
Theo Gấu, rất khó, và không nên, so sánh những nhà văn Miền Bắc với bất cứ một nhà văn Miền Nam, bởi vì họ khác nhau, ngay tự bản chất. Trong bài viết về Võ Phiến, Gấu đã viết về điều này, và sửa nhẹ Ông Tiên Chỉ, về cái chuyện, ông tưởng tượng ra một nhà văn Miền Nam ra Miền Bắc, rồi cũng bắc loa lên chửi nhà nước Xạo Hết Chỗ Nói, như những ông Miền Bắc giả đò làm nhà văn miệt vườn
*
Bài viết về VP, là vào năm 1998, cho một số Văn Học đặc biệt về ông, thời gian Gấu, [noi gương Bác Hồ], đang trên đường tìm kiếm một mảnh đất riêng, để tha hồ mà tự tung tự tác, sau khi NMG từ chối mấy bài dịch Steiner, và cùng với chúng, là tham vọng để kế Lò Thiêu Nazi bên cạnh Lò Cải Tạo Yankee Mũi Tẹt!

Nhưng phải đến khi đọc Cao Hành Kiện, thì Gấu mới ngộ ra được, bản chất văn học Miền Nam, thứ tiếng nói của cá nhân, không nhằm vinh danh bất cứ một chế độ, một ý thức hệ nào.
*
Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?) nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn của nó...
"Tại sao ta không thể yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là vậy. Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm Hư Vô (Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của những trại tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này đi đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam, những tác phẩm "chống Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến cũng vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha được là ông lại nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt Nam Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa bao giờ coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối. Họ không hề được trang bị bằng một thứ văn chương quyền lực.
Nhìn theo cách đó, chúng ta mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ "biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca "đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về". Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất cứ lúc nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ dậy, giữa vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự hài lòng với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng thà rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky). Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại Châu, Luân Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ ngôn ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà văn một kẻ sống sót, là vậy. (1)
(1) Khúc trên, được một nhà văn ra đi từ Miền Bắc 'nắc nỏm' khen. Nhân đây, Tks. NQT
*. Một lần nào đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. B. cũng nghĩ thế. Những tác phẩm lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu B. tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.
- B. rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay tùy tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì đúng là truyện ngắn. Hồi đầu đọc B. nể quá.
- Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.
- A. bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một điều gì đó nhưng không dạy đời.
*

Hải Dương
Có thật “có GI hiện diện mới có Việt Nam Cộng hòa“ ?
Tôi thường đọc và cảm phục ông Trần Văn Tích về sự hiểu biết rộng và lý luận sắc bén của ông. Nhìn chung rất cận nhân tình. Nhưng trong ý kiến ngắn mới đây bàn về hai ông Phùng Nguyễn và Trần Văn Trạng, (mà tôi nghiêng về lập trường của ông Phùng) tôi cảm thấy đáng tiếc là ông Tích đã trở nên quá khích khi nói rằng “… Không có tụi GI thì đã không có 20 năm Việt Nam Cộng hòa để quí ông Lữ Phưong, Đào Hiếu, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Phủ Ngọc Tường… tiếp nhận một nền giáo dục nhân bản khai phóng làm cơ sở cho những cung cách hành xử cá nhân…”.
Theo tôi người Mỹ đã nhầm lẫn về chiến thuật khi xua quân vào Việt Nam để can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến chống cộng. Sự nhầm lẫn này đến từ bản chất tư bản, ai có tiền người ấy chỉ huy (thực tại sinh hoạt ở Mỹ) và không chịu hiểu tâm lý đầy mặc cảm của dân tộc ta trước các cường quốc. Tôi đồng ý rằng vì có sự giúp đỡ của Mỹ nên Việt Nam Cộng hòa mau lớn mạnh, nhưng khi GI đổ bộ vào Việt Nam chính là lúc chính nghĩa dân tộc của chúng ta bị mất, nếu không có GI thì Việt Nam Cộng hoà đã có thể tồn tại hơn 20 năm (như Đại Hàn bây giờ) và biết đâu với viện trợ chân thành không có ẩn ý gì khác của Mỹ thì Việt Nam Cộng hoà đã không mất về tay cộng sản miền Bắc. Hiển nhiên là cuộc đối kháng Quốc - Cộng còn kéo dài vì miền Nam không có khả năng thắng được cộng sản miền Bắc (vì tuy có chính nghĩa nhưng khủng hoảng lãnh đạo) nhưng chắc chắn là không thua mau như thế, hay có thể nói là sẽ chẳng thua vì chúng ta có chính nghĩa. Chính vì sự hiện diện của GI mà cái khối trí thức có lòng của miền Nam đã phân hoá, như Đào Hiếu đã đắng cay nhìn ra rằng một số nuốt phải dây thun “cách mạng giải phóng”, một số trong đó có tôi nuốt phải dây thun “Việt Nam là tiền đồn chống cộng”. Tôi chống cộng vì lập trường dân tộc của tôi và cũng do kinh nghiệm thực tế tôi đã trải qua trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tôi tin tưởng rằng con người không phải vì một chủ nghĩa, một học thuyết mà sinh ra nhưng trái lại các chủ nghĩa học thuyết đều do con người và vì con người mà sinh ra để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Chủ nghĩa cộng sản không đáp ứng được mục đích đó mà trái lại còn mang lại bao nhiêu tang tóc, thống khổ cho nhân loại. Vì thế lúc đó tôi rất tin tưởng vào viện trợ Mỹ cho công cuộc chống cộng này.
Nhưng khi thành lập Việt Nam Cộng hoà, gia đình ông Diệm đã phản bội lý tưởng dân chủ để đi đến chế độ gia đình trị, tạo cơ hội cho GI hiện diện ở miền Nam thì cái mầm mất nước đã bắt đầu rồi. Cuộc tranh luận của hai ông Phùng và Trạng tuy có phần quá đáng về ngôn ngữ đối với nhau trong những bài sau này, nhưng tôi nghĩ cũng rất cần thiết để những con gà nuốt dây thun từ từ hoá giải (hoá có dấu sắc!) để biết đâu chẳng có thể bắt đầu một cuộc vận động mới cho cách mạng dân tộc mà những tấm lòng đầy nhiệt huyết của một thế hệ thanh niên trí thức ở miền Nam thuở nào đã từng tin tưởng. Cuộc cách mạng vô sản không phải bị bỏ quên trong tủ áo một cô bồ nhí nào đó mà chính là đã bị vất vào sọt rác rồi, vì nó bất khả thi. Cuộc cách mạng dân tộc sẽ được phục hồi đúng nghĩa của nó.
Talawas
Theo Gấu, và, như đã lèm bèm đòi phen trên Tin Văn, cái sự GI vô Việt Nam là do Miền Bắc nhử vô, sau khi tạo cú đầu độc tù Phú Lợi. Và tại sao lại làm như vậy, ấy là vì cái miếng An Nam nhất thốn thổ của đồng bằng sông Hồng không còn đủ để nuôi bao nhiêu miệng ăn.
Và bởi thế, không thể nào so sánh Việt Nam với những quốc gia khác được. Nguồn gốc cuộc chiến có cùng với nguồn gốc lập nước, 50 người con lên núi, đói quá, mò xuống đồng bằng phía nam kiếm mồi, thì là chuyện tất nhiên, nếu không, chết đói sao, và làm sao giải được lời nguyền Tiên Rồng?
Cái cú Mẽo vô Việt Nam có gì tương tự với cái cú Nga nhảy vô Georgia vừa rồi, theo nghĩa, chính chúng ta hiện nay cũng chưa biết, ai lừa ai. Phe Nga, hay phe Âu châu, đằng sau có Mẽo. Vừa đụng vô một cái là bao nhiêu nước ngày trước là chư hầu của Liên Xô, cùng đứng đằng sau Âu châu, chống lại Nga.
Thành thử khó nói lắm. Theo Gấu, đúng là Mẽo bị VC xúi vô Việt Nam, và đây là cơ may ngàn đời của MB để thống nhất đất nước, với cái đầu là Hà Nội. Vụ thống nhất lần trước, là do Gia Long, và ông này lấy Huế là kinh đô.
*
Con người là con vật kinh tế, châm ngôn của Marx áp dụng vô Việt Nam đúng ngay chóc. Những cuộc nam tiến trong lịch sử Việt Nam cho thấy, đây là con đường tất yếu, biện chứng, và khi có mảnh đất Đàng Trong, giấc mộng bị tắc, thì phải xẻ dọc Trường Sơn thôi. Đào Hiếu không hiểu chiến hữu của ông ăn phải thứ gì mà gen bị đột biến, biến thành ruồi, cái sự biến thành ruồi, là do cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước kéo dài lâu quá! Cái đám ở rừng về thành, đói lâu quá, thấy gì cũng thèm, ngoài ra, lại vỡ mộng, vì những lý tưởng toàn là láo khoét, ta bị lừa ta bị lừa! DTH kêu lên. Thành ra, DTH, quá ngoại lệ, bà tiếp tục cuộc chiến thần thánh Chống Đảng cứu nước, tất cả đám còn lại, thằng nào con đó, cố đớp, thật nhanh, thật nhiều. Cái sự nói dối, để chiếm Miền Nam, khi bị bể ra, thì cái họa của nó không thể lường được. Không chỉ Miền Nam là nạn nhân, mà cả thế giới cũng đều là nạn nhân của giấc mộng sáng ngủ dậy biến thành Mít!
Giá mà cuộc chiến chấm dứt mau chóng, bầu nhiệt huyết còn dư, cơn đói cũng chưa khủng khiếp, thì may ra…


Tôi viết hồi ký chủ yếu là do nhu cầu giải toả cho bản thân, thế thôi. Con người ta có một khoái thú là được décharger khỏi bản thân mình một « gánh nặng » nào đấy về trải nghiệm, về tâm tư v.v... Vì thế tôi viết hồi ký chủ yếu cho mình và một số người thân, không hề có ý định công bố bằng bất cứ phương tiện thông tin nào. Vả lại, tập hồi ký chưa hoàn chỉnh, còn đang trên quá trình chỉnh lý, sửa chữa (kể cả bài về Nguyễn Khải).
NDM
Giải toả cái kiểu này ư:
Nguyễn Khải cũng kể lại, hôm ấy anh ngồi chủ tịch đoàn. Có một cậu nói nhỏ với anh: “Ông Lành đang nói sao cậu lại cười?” Khải sợ quá, vội chối: “Không, răng tôi nó hô đấy chứ, tôi có dám cười đâu!”?

Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông - Tố Hữu - như thế nào, tôi ví như con cua co dúm người lại trước con ếch?
Thảo nào,
D. H. Lawrence khuyên: "Đừng bao giờ tin tưởng nghệ sĩ. Hãy tin câu chuyện kể". Chức năng chính hiệu của một phê bình gia, đó là cứu vớt (save) câu chuyện, ra khỏi nghệ sĩ, kẻ tạo ra nó.
Bạn đã đọc Don Quixote chưa?
Đừng tin nhà văn.
NQL phán: “Ngu gì lấy văn để chỉ trích người khác”.
Nhưng, trong truyện, ông lôi tên cúng cơm của bạn ra để chửi, không phải bạn ông, mà là nhà nước