Ghi
1
|
Không
phải "niềm vui lớn"
Đọc NCRĐ tôi thấy bàng bạc
khắp nơi một cảm giác về sự “giằng xé” giữa lý tưởng và hiện thực của
một thanh
niên ở miền Nam đi vào chiến khu sau sự biến Mậu Thân 1968. Anh có thể
nói rõ
hơn về những tác nhân cụ thể gây nên sự “giằng xé” ấy?
Để
trả lời câu hỏi này tôi
xin khẳng định với chị rằng suốt trong thời gian ở trong chiến khu và
cả cho
đến bây giờ, tôi chưa bao giờ ân hận về những ngày “ra đi” ấy cả. Tôi
không
bao giờ có thể coi là “đồng minh” hay “ân nhân” sự kiện người Mỹ hồi đó
đã đem
nửa triệu quân cùng với bộ máy chiến tranh khổng lồ vào tàn phá đất
nước chúng
ta. Đó là lý do tại sao cho đến nay tôi vẫn không thể quay lại
phủ định
sự chọn lựa lúc đó để đồng ý với những người kêu gọi tôi phải “phản
tỉnh” coi
Đảng cộng sản Việt Nam
là thù địch với dân tộc. Với tôi, trong suốt thể kỷ 20 đã qua, cộng
sản là
một lực lượng chống thực dân và đế quốc cực kỳ quan trọng. Điều rạn nứt
với tôi
là tính chất văn hoá mà chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã bộc lộ ngay
trong quá
trình lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Mỹ mà tôi có trực tiếp tham gia:
đó là
tính chất độc tôn, hẹp hòi của cái ý thức hệ mệnh danh là mácxít mà sau
này tôi
mới dần dần nhận ra thực chất của nó là stalinít và maoít.
Nguồn
*
Mấy anh VC nằm vùng
thường
rất tự hào về bầu nhiệt huyết của chúng, khi nhìn thấy cảnh đồng bào
ruột thịt
bị giầy xéo bởi Mỹ và đồng minh của Mẽo.
Nhưng, không bao giờ
mấy anh
này đặt câu hỏi, tại sao Mẽo vô Miền Nam?
Gấu này thực sự tin
là chính
VC đã cố tình dụ Mẽo vô Miền Nam!
Cái khẩu hiệu thực sự đầy đủ
của họ, là đánh Mỹ cứu nước, tại Miền Nam, và đánh Mỹ, làm nghĩa vụ
quốc tế,
làm ngọn cờ đầu của chủ nghĩa CS trên toàn thế giới! Nhưng ẩn tàng đằng
sau
nghĩa cả, là lòng thèm khát miếng đất mầu mỡ Đàng Trong.
Có thể đây là số mệnh
Mít,
[của Yankee mũi tẹt đúng hơn], như số mệnh Do Thái, một, phải làm thịt
thằng em
máu mủ, một, lưu vong, Diaspora!
Cái sự không khi nào ân hận
của tay này, đâu có khác gì thái độ tao không lạc đường của Đào Hiếu?
Giả như bây giờ, có
tài liệu
lịch sử cho thấy, đúng như Gấu phán “ẩu”, VC Miền Bắc tìm đủ mọi cách
dụ Mẽo vô
Miền Nam, mấy tên này cũng lắc đầu, không tin!
Như thế, "giai
thoại" Ngô Đình Nhu cho người ra gặp Bác Hồ năn nỉ đừng đánh Miền Nam,
vì
Mẽo có cớ nhẩy vô, và nếu cần sẽ gửi mấy đứa con của ông, vượt Truờng
Sơn ra Hà
Lội làm con tin, có thể là sự kiện có thực!
PXA vào lúc chót đời,
đi
không được, có thể là do đã ngộ ra điều trên chăng?
Cái mầm cuộc chiến,
có từ
thuở nào, đâu phải đợi đến khi có Đảng CS?
Ngay cả chiến thắng
Miền Nam,
đỉnh cao
thời đại, là cũng do Mẽo thí cho, khi chúng đi đêm được với Trung Cộng!
*
Đó là lý do tại sao cho đến nay tôi vẫn không thể quay lại
phủ định
sự chọn lựa lúc đó để đồng ý với những người kêu gọi tôi phải “phản
tỉnh” coi
Đảng cộng sản Việt Nam
là thù địch với dân tộc
Chỉ có mấy thằng ngu mới kêu gọi một tên Yankee mũi tẹt
phản tỉnh, hối lỗi, ân hận, khi nó đã chiếm được điều nó muốn!
Hay khi nó lầm lỗi!
*
Môt nhà
văn 76 tuổi, chỉ còn
có hai triển vọng [prospect] trước người đó: Bị quên trước khi chết,
hoặc chết
trước khi bị quên. [to be forgotten before he dies, or to die before he
is
forgotten].
Koestler
mở ra chương Nhìn Lại,
của cuốn Hồi ký, hai vợ chồng cùng viết, trước khi cùng tự tử, Kẻ lạ ở
quảng trường [Arthur & Cynthia Kostler:
Stranger
on the Square].
Ông
không hề nhắc tới, những
thằng, cả đời đòi làm chuyện cao cả, khi thất bại, về già, ở cái tuổi
như ông, tập tành viết văn, viết hồi ký, viết về những chuyến ra đi vì
nghĩa cả.
Chỉ để biện minh cho cái sự thất bại của chúng. Nào tớ đếch lạc đường,
nào tớ đếch
phản tỉnh.
Khác
hẳn “Gấu nhà văn”, lúc nào
cũng phản tỉnh, lúc nào cũng “đau đáu” vì cuộc chiến khốn kiếp. Tại sao
nó xẩy
ra? Xẩy ra rồi, tại sao không thể bị lãng quên?
Đâu
phải chuyện hận thù?
Chỉ đến
khi đọc Tolstaya, đọc
Steiner, đọc Oz, đọc Koestler, đọc Milosz, đọc, đọc…. thì mới ngộ ra là
chính Cái
Ác Bắc Kít là nguồn cơn mọi chuyện. Cái Ác Bắc Kít, miếng bùa sinh tử
phù đó, được
cấy vào trong tim trong hồn của cái linh hồn Miền Bắc, ngay từ khi đồng
bằng sông
Hồng được định hình: An Nam nhất thốn thổ, bao nhiêu người cầy, nhiều
người mãi
thêm lên, thì cũng… nhất thốn thổ!
Cái tay
viết về PXA trên tờ
Người Nữu Ước, “Tên điệp viên mê US”, tay này rất ư là nhìn ra điều
này, khi nhấn
mạnh chi tiết, PXA, gốc Hải Dương, một vùng trù phú, nhưng quá đông
dân.
Thành
thử bất cứ một tên
Yankee mũi tẹt mào cũng chỉ mong một điều, làm sao kiếm riêng cho mình,
một "nhất
thốn thổ", nằm ở bên ngoài cái tam giác đồng bằng sông Hồng Hà!
*
DTH coi
cuộc chiến vừa qua là
ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân Mít.
Nói như thế, là nhìn mặt nổi
của nó, rồi phán, hay, đây là giá trị
biểu kiến của nó. Mặt chìm, cuộc chiến là "đỉnh cao hận thù" Nam Bắc:
Cho đến 1975, tội ác lớn nhất của VC là thắng trận, như Thảo Trường
phán, là
theo nghĩa đó.
Hận thù Nam Bắc bắt đầu, khi
có cái gọi là Đàng Trong. Nói hận thù không đúng, mà phải nói, cái sự
thèm
thuồng mảnh đất Đàng Trong, của Đàng Ngoài.
Một
số
sử gia cũng phán y
chang về Cuộc Chiến Lạnh. Theo Applebaum, trong Gulag một lịch sử, năm
2002,
một tay trên báo Spectator thuộc phe
bảo thủ Anh, phán: Cuộc Chiến Lạnh là "một trong những cuộc xung đột
không
cần thiết nhất của mọi thời", là cũng theo nghĩa đó.
Không có cuộc chiến Nam Bắc
Lần Thứ Hai, thì mới lạ! Mới quái dị!
Bước ngoặt vĩ đại, hay nói
theo Milosz, 1975: Anus Mundi của Mít!
*
Nhưng để có cuộc chiến Nam Bắc thứ nhì này, sau cú Trịnh Nguyễn mà mấy
anh Yankee mũi tẹt phải ôm đầu máu chạy về, là phải làm sao tạo ra được
một cơ hội ngàn năm một thuở [chữ của NMG], và đó là sự hiện diện của
Mẽo ở Miền Nam! Thành thử Gấu mới phán, trận đói năm Ất Dậu là cứu tinh
của Vẹm ở Miền Bắc, nhờ nó mà Cách Mạng Tháng Tám ra đời, và thành
công, sau khi làm thịt tất cả các đảng phái khác. Và Mẽo là ân nhân thứ
nhì của Yankee mũi tẹt, nhờ Mẽo mà thực hiện được dã tâm ăn cướp Miền
Nam.
Nhưng cũng phải nhờ những tên Yankee mũi tẹt nằm vùng như LP, PXA.
Mấy anh VC nằm vùng lúc nào
cũng ôm lấy chân lý, nghĩa cả riêng cho mấy anh, khi nói đến nửa triệu
GI dầy xéo Miền Nam, vì lý do đó mà các anh "ra đi", "ba năm mẹ già
cũng
đừng trông", nhưng trước đó, đâu có Mẽo, trừ một dúm cố vấn. Trước đó,
là trước khi có MTGP. Mà MTGP được thành lập là do cú ngụy tạo đầu độc
tù Phú Lợi.
Trận đói năm Ất Dậu, là do mấy anh lùn Nhựt gây ra. Như vậy, đế quốc
Nhật là ân nhân thứ nhất của Vẹm.
Về mặt lịch sử, nó tương tự trận đói của Lenin, do chính Lenin gây ra,
để hoàn thành Cách Mạng Nga.
Cái cú làm thịt Miền Nam, một mặt nào đó, nó giống như cú Lưu Bị lấy
Thục: Phải kiếm cách cho nó mời mình vô, thì sau đó, mới chiếm được.
Làm sao cho nó mời mình vô: Nhử cho thằng Mẽo vô Miền Nam, rồi sau đó,
phát động cuộc chiến thống nhất đất nước.
Cũng tội nghiệp cho anh Thứ Trưởng Văn Hoá, ngồi làm kiểng đâu cũng
được
mấy tháng [?], và sau đó, là dzề nhà đuổi gà cho dzợ!
Cũng làm được vài việc: Thực hiện cuộc phần thư văn hóa Ngụy, kêu thằng
đệ tử đưa Gấu vô danh sách đen!
Lại nói danh sách đen: Khi ở trại tị nạn Thái Lan, chờ thanh lọc, Gấu
mới thèm làm sao, có được một tờ copy cái danh sách 12 tên nhà văn phản
động đồi trụy mà Gấu đứng hàng thứ Bẩy! Có cái đó, mà dí vô mặt đám
nhân viên Cao Uỷ Tị Nạn, thì được tái định cư nước người lá cái chắc!
*
Trong
bài viết của tay VC nằm
vùng, hắn chỉ nhớ tới những chuyến ra đi, thí dụ của mấy tay mài mã tấu
dưới
trăng, lên đường chống Pháp, từ thưở trước 1945, hay của chính lớp
người như
anh ta, ra đi, lên rừng, vào bưng, theo Cách Mạng, tức MTGPMN. Không
hề có lấy một chuyến đi
nào, sau 1975, của không biết bao nhiêu con người, ở cả Miền Nam lẫn
Miền Bắc,
trong số đó, có cả những bạn bè của hắn, những chiến hữu của hắn, bị
Cách Mạng
coi là những kẻ phản bội, thí dụ như Bùi Tín, chẳng hạn? Tại sao
vậy?
Đây là
một vấn đề khá nổi
cộm, khá căng, khó giải thích. Mãi tới… hôm qua, Gấu mua số báo Văn Học
Tây, Le
Magazine Littéraire, Tháng Bẩy & Tám, 2008, vớ được một bài viết
gãi đúng
chỗ ngứa. Một cuộc tranh luận [débat] giữa hai tay trùm, Pierre Nora và
Élie
Barnavi: Lịch sử, nạn nhân của hồi ức? [L’Histoire, victime de la
mémoire?]
Một
cuộc tranh luận thú vị, liên quan tới những chuyến đi, [được hồi ức lọc
ra], của những anh
VC nằm
vùng như LP, DH, HPNT…
*
Cái vụ khăng khăng không phản tỉnh, tớ đếch có lạc đường... của mấy tay
VC nằm vùng, theo Gấu, có lẽ là do ít đọc, và do cái đầu bướng bỉnh,
bởi vì, bất cứ ai cũng phải phản tỉnh, theo cái nghĩa, nhìn lại quá khứ
bằng cái kinh nghiệm đã qua, cộng với những hiểu biết mới mẻ về thời
của mình.
Gấu lấy thí dụ, vụ Vịnh Bắc Bộ, bây giờ, nhờ khui hồ sơ mật ra, thì cái
sự hồ nghi ngày nào đã được sáng tỏ: Mẽo phịa ra để ném bom Miền Bắc.
Nhưng trước đây, ném bom BV, nghĩ là leo thang chiến tranh, nhưng hóa
ra là để ép Miền Bắc vô bàn hội nghị, để chấm dứt cuộc chiến, để Mỹ
chạy làng, phần còn lại để cho Trung Quốc lo, tức là thí Miền Nam cho
Miền Bắc.
Tất cả cuộc chiến Việt Nam phát sinh từ vụ đầu độc tù Phú Lợi, mà không
bao giờ chúng ta biết được là ngụy tạo, hay thực sự xẩy ra, và thực sự
xẩy ra, thì là do Diệm, hay do chính VC thí người của họ?
*
Có những tác phẩm văn học, mà Gấu nghĩ mấy anh VC nằm vùng nên đọc, để
đối chiếu với hoàn cảnh, tình trạng của họ. Thí dụ Đêm giữa ban ngày, Trường hợp đồng chí Tulayev, của
Victor Serge. Đều lấy sự kiện thực, là những vụ án xẩy ra tại Moscow,
làm nền cho giả tưởng. Lạ làm sao, cuốn sau, có những chương, như tiên
tri ra được tình cảnh của Lữ Phương, Đào Hiếu. Thí dụ: Lưỡi gươm thì
mù. Xây dựng là huỷ diệt. Mỗi người có một cái chết chìm của riêng
người đó. Hãy để trong trắng là phản bội [Let Purity Be Treason].
Ngay cả bi giờ, giả như mấy anh VC nằm vùng bị Đảng cho ra rìa, thì
cuốn sách cũng đã trù tính ra được phản ứng của họ. Thế mới ghê!
*
Bảnh hơn chúng ta
Là tên
bài viết của James
Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển tập tiểu
thuyết của
ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929, gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong
Bụi, Âm
thanh và Cuồng nộ. 1,180 trang, Nhà xb Library of America.
Cờ
trong Bụi, Flags in the
Dust , là cuốn thứ ba sau hai cuốn Luơng Lính và
Muỗi. Bị chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái
tên Sartoris. Cuốn
này Sartre cũng chê lên chê xuống, sau khi khen lấy khen để cuốn Âm
Thanh và
Cuồng Nộ, coi đây [Satoris] là nghệ thuật “mà” con mắt người đọc.
Nhưng chúng ta mắc nợ
Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo cả cái
nghĩa
"lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê Sartoris, và chỉ
thời gian mới trả lời, và quyết định số phận cho nó: một đại tác phẩm.
Ra lò vào năm 1929, cuốn sách
đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài sai sót', 'thiên tài mà con mắt
người
đọc", và là cuốn thứ nhất được đặt để khung cảnh trong thiên đàng hoang
dại, hoang đường, là miền Yoknapatawpha County. Nó còn tạo dấu ấn thật
đậm đà
về cái hơi thở dài thòng, là dòng văn 'bè rau muống' (1) của Faulkner:
câu dài
lê thê, câu nọ cuốn lấy câu kia, [long, flexible sentences constructed
on a
backbone of declarative phrases, often punctuated insistently by family
names -
three Bayard Sartoris crop up on one page without any warning that they
are
three separate people - and frequently wrestling with paradox]. Cái
thói quen
sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo với nghịch ký,
ở lại
suốt đời, trong nghiệp văn của ông.
(1) 'Bè rau muống', là lời
chê của một độc giả khi cuốn Những Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI, lo việc
văn phòng.
*
Faulkner stated many times
that The Sound and the Fury was his favourite among his novels, and
that Caddy
was the dearest to him of his characters: "I who had three brothers and
no
sisters and was destined to lose my first daughter in infancy, began to
write
about a little girl...". As the story begins with the tender image of
Caddy climbing a pear tree to look in the window of the family house at
the
grown-ups attending her grandmother's funeral, so it comes round to
Caddy's
delinquent daughter Quentin climbing down a rain pipe from the same
house, to
abscond with a man from a travelling street show and with money her
uncle Jason has been stealing from her. "I
seed de beginnin, en now I sees de endin."
Faulkner
nói đi nói lại nhiều
lần, cuốn ruột của ông, là Âm Thanh
và Cuồng Nộ, và cô bé Caddy là nhân vật
đáng yêu nhất của ông. "Tôi, kẻ có ba anh em trai, không có chị em gái,
số
mệnh bắt phải mất đứa con gái đầu lòng, trong khi mẹ cháu sinh cháu,
bắt đầu viết
về một cô bé con..."
Chúng
ta mắc nợ sáng kiến lạ
lùng, làm ra cái mới, của Faulkner, nở rộ từ 1928 tới 1936, theo cái
nghĩa thật
bảnh, mà trên một chục nhà xb đã quẳng cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông
vô thùng
rác.
*
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner,
rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập
viết, mỗi
khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một
ý tưởng
làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông
Tây
Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu,
phán, cái
chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc
rối hơn
nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt
muốn ăn
cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc
Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng của Gấu, của tất cả những con
người
đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không thể nào nói tốt được cho nó.
Sebald, chẳng làm điều gì xấu
cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể
như vậy,
và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước Đức,
khi, không
những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó một cái chức ông
Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng
như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi
bị lột
mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.
Sebald tởm những gì người dân
Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da vàng làm thịt da vàng, thì sao?
Đó là lý
do người dân Mít thù VC, chứ không phải thù trong nước. Có một sự lập
lờ ở đây.
Làm gì có bất đồng chính kiến?
Chỉ có sự thù hận cái xấu,
cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu nhân dân trong nuớc.
*
Lại nói về lừa đảo.
Le Carré suốt đời tởm ông
già, vì ông này, là một tên lừa đảo. Và nếu coi ông già là 'father
land', thì
cũng vưỡn đúng, đối với ông!
Cái tay chuyên viết chuyện
gián điệp chiến tranh lạnh này, khi được Liên Xô cấp visa, và khi tới
Moscow,
được đề nghị gặp Philby, tay điệp viên Hồng Mao phản thùng, đã bực rọc
thốt
lên: Hôm qua, các ông đón tiếp tôi như là người đại diện nữ hoàng Anh,
vậy mà
bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp đó, kẻ thù của nữ
hoàng?
Sự thực, Le Carré luôn tỏ ra
ưu ái với những người Cộng Sản, thế mới lạ. Mấu chốt, cái mầm đẻ ra Gián điệp
từ miền lạnh, là từ niềm tin của ông vào những người CS thứ
thiệt này.
Nguồn
|
|